Một trong những khía cạnh quantrọng nhất khi thiết kế nhà máy
mới hoặc hiệu chỉnh một nhà máy sẵn cólà phân tích xuyên suốt hệ thống vận
chuyển vật liệu. Vận chuyển vật liệu cóthể chiếm từ 30 – 75 phần trăm tổng chi
phí, và một hệ thống hoạt động hiệu quảcó thể giúp giảm chi phí vận hành của nhà
máy từ 15 – 30 phần trăm. Cách thức vậnchuyển vật liệu có thể quyết định đến yêu
cầu xây dựng nhà máy, yêu cầu sắp xếp bốtrí các phân xưởng, và thời gian cần thiết
để sản xuất một sản phẩm. Khi công nhânvận chuyển vật liệu, anh ta không làm
tăng giá trị sản phẩm nhưng làm tăng chiphí sản xuất.
42 trang |
Chia sẻ: baothanh01 | Lượt xem: 1169 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thiết kế hệ thống sản xuất - Chương 5 Hệ thống vận chuyển vật liệu: Nguyên lý và mô tả thiết bị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 5 HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU:
NGUYÊN LÝ VÀ MÔ TẢ THIẾT BỊ
ột trong những khía cạnh quan
trọng nhất khi thiết kế nhà máy
mới hoặc hiệu chỉnh một nhà máy sẵn có
là phân tích xuyên suốt hệ thống vận
chuyển vật liệu. Vận chuyển vật liệu có
thể chiếm từ 30 – 75 phần trăm tổng chi
phí, và một hệ thống hoạt động hiệu quả
có thể giúp giảm chi phí vận hành của nhà
máy từ 15 – 30 phần trăm. Cách thức vận
chuyển vật liệu có thể quyết định đến yêu
cầu xây dựng nhà máy, yêu cầu sắp xếp bố
trí các phân xưởng, và thời gian cần thiết
để sản xuất một sản phẩm. Khi công nhân
vận chuyển vật liệu, anh ta không làm
tăng giá trị sản phẩm nhưng làm tăng chi
phí sản xuất. Lập kế hoạch xử lý, lưu kho,
và vận chuyển vật liệu có liên kết với quá
trình sản xuất sẽ làm giảm chi phí vận
chuyển vật liệu đáng kể. Ví dụ, trong
một dây chuyền lắp ráp, thiết kế hợp lý
là tạo khoảng trống sản xuất dọc theo
dây chuyền lắp ráp, đưa vật liệu với tốc
độ ổn định đến công nhân và gửi chi
tiết hoặc cụm chi tiết lắp ráp đến trạm
sản xuất kế tiếp khi công nhân hoàn
thành công việc của mình.
Trong chương này chúng ta sẽ giới
thiệu về hệ thống vận chuyển vật liệu.
Mục đích của chương này là: giúp
người học hiểu mối quan hệ giữa vận
chuyển vật liệu và bố trí mặt bằng thiết
bị cũng như hiểu sự phức tạp trong việc
thiết kế hệ thống này, mô tả những thiết
bị vận chuyển vật liệu thông dụng nhất
hiện nay.
M
ĐỊNH NGHĨA HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Có nhiều định nghĩa về hệ thống vận chuyển vật liệu. Định nghĩa dễ
hiểu nhất được cung cấp bởi Học Viện Material Handling Institute (MHI):
“Hệ thống vận chuyển vật liệu bao gồm tất cả các nguyên công cơ bản liên
quan đến vận chuyển các sản phẩm rời rạc, các kiện sản phẩm, các khối lớn
sản phẩm ở trạng thái rắn hoặc bán rắn bằng các phương tiện cơ khí, và
nằm trong giới hạn của nơi sản xuất kinh doanh”.
Định nghĩa này cho thấy vận chuyển vật liệu liên quan đến nhiều
công việc hơn là chỉ di chuyển vật liệu bằng cách sử dụng máy móc. Thứ
nhất, vận chuyển vật liệu liên quan đến di chuyển vật liệu theo chiều ngang
(di dời) và chiều thẳng đứng (nâng), cũng như chất và dỡ hàng hóa. Thứ
hai, “trong giới hạn của nơi sản xuất kinh doanh” ngụ ý rằng sự vận chuyển
này bao gồm cả vận chuyển vật liệu thô đến trạm sản xuất, vận chuyển bán
thành phẩm giữa các trạm sản xuất và vận chuyển sản phẩm hoàn chỉnh
khỏi kho chứa. Định nghĩa này còn phân biệt giữa vận chuyển vật liệu với
vận tải; vận tải là chuyển vật liệu từ nhà cung cấp đến nơi sản xuất kinh
doanh hoặc từ nơi sản xuất kinh doanh đến khách hàng.
Thứ ba, lựa chọn trang thiết bị cũng là một phần công việc của thiết kế
hệ thống vận chuyển vật liệu. Thứ tư, khái niệm “khối lớn” ngụ ý rằng vật
liệu được vận chuyển với khối lượng lớn, không đóng kiện như cát, mùn
cưa, hay than đá. Và cuối cùng, sử dụng phương tiện cơ khí để vận chuyển
vật liệu là lựa chọn được ưa thích hơn mặc dù chi phí đầu tư có thể cao hơn.
Sử dụng nhân công vào những hoạt động vận chuyển vật liệu liên tục là
không hiệu quả và có thể tốn kém; phương tiện cơ khí sẽ sớm thể hiện tính
hiệu quả của nó, đặc biệt trong các xã hội có chi phí nhân công cao.
CÁC MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Hệ thống vận chuyển vật liệu (MHS) cần phải được nghiên cứu và lập
kế hoạch tỉ mỉ bởi hai yếu tố. Thứ nhất, chi phí cho việc vận chuyển vật
liệu chiếm một phần lớn trong chi phí sản xuất, như đã đề cập trước đó.
Thứ hai, việc vận chuyển vật liệu sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và
5.1
5.2
3 Chương 5 HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
đến thiết kế của các trang thiết bị liên quan. Những điều đó dẫn chúng ta
đến những mục tiêu chính của thiết kế hệ thống MHS, đó là giảm chi phí
sản xuất thông qua xử lý vận chuyển vật liệu hiệu quả, hay chi tiết hơn là:
Làm tăng năng suất bằng cách đảm bảo vật liệu luôn sẵn sàng vào
đúng thời điểm và tại đúng nơi cần thiết.
Làm giảm chi phí vận chuyển vật liệu
Cải thiện việc sử dụng trang thiết bị
Cải thiện độ an toàn và điều kiện làm việc
Làm đơn giản quá trình sản xuất
Làm tăng năng suất
Chương này sẽ làm rõ những mục tiêu trên có thể đạt được bằng cách
nào.
CÁC THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Xương sống của hệ thống MHS là trang thiết bị máy móc. Có nhiều
loại thiết bị, mỗi loại có những tính năng riêng và có giá thành khác nhau.
Tuy nhiên chúng ta có thể chia tất cả thiết bị ra làm ba loại: băng chuyền,
cầu trục, và xe nâng. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng. Một vài thiết bị sẽ
thích hợp cho một số nhiệm vụ nào đó hơn những thiết bị còn lại. Điều này
phụ thuộc vào tính chất của vật liệu, đặc tính tự nhiên của nơi làm việc, và
tính chất của quá trình xử lý có sử dụng thiết bị vận chuyển.
Phần này sẽ mô tả ngắn gọn ba loại thiết bị vận chuyển chính. Phần mô
tả chi tiết ở phía cuối chương.
5.3.1. BĂNG CHUYỀN
Băng chuyền được sử dụng để di chuyển vật liệu liên tục trên một
đường dẫn cố định. Có nhiều loại băng chuyền khác nhau như băng chuyền
con lăn, băng chuyền chuyền đai, và băng chuyền máng.
Ưu Điểm của Băng Chuyền
Năng suất cao của băng chuyền cho phép di chuyển một số lượng
lớn vật liệu.
5.3
Tốc độ băng chuyền có thể điều chỉnh được.
Có thể kết hợp đồng thời với những hoạt động khác như gia công xử
lý và kiểm tra sản phẩm.
Băng chuyền có tính đa năng và có thể đặt dưới đất hoặc trên cao.
Có thể đóng vai trò như một nơi lưu trữ tạm sản phẩm giữa các trạm
sản xuất.
Vận hành tự động và không đòi hỏi sự hỗ trợ của nhiều người.
Băng chuyền không yêu cầu có đường dẫn thẳng.
Dễ dàng tận dụng không gian của nơi làm việc bằng cách sử dụng
băng chuyền trên cao.
Nhược Điểm của Băng Chuyền
Băng chuyền phải theo một đường dẫn cố định, và do vậy nó chỉ
phục vụ cho một khu vực giới hạn.
Các nút thắt cổ chai có thể xuất hiện trong hệ thống.
Một bộ phận bất kỳ của dây chuyền bị trục trặc sẽ kéo theo toàn bộ
hệ thống ngừng hoạt động.
Vì các băng chuyền được đặt cố định, chúng cản trở chuyển động
của các thiết bị lưu động dưới đất.
5.3.2. CẦU TRỤC VÀ TỜI
Cầu trục và tời là những thiết bị trên cao dùng để di chuyển một cách
không liên tục các vật nặng trong một khu vực giới hạn. Chúng ta có các
loại thiết bị cơ bản như cầu trục dạng cầu, cần trục tay quay, cần trục một
ray và tời.
Ưu Điểm của Cầu Trục và Tời
Có khả năng nâng và di chuyển vật liệu.
Ít gây cản trở cho các công việc dưới đất.
Có khả năng vận chuyển các vật rất nặng.
Có thể sử dụng để chất hàng hoặc dỡ hàng.
Nhược Điểm của Cầu Trục và Tời
Chi phí đầu tư cao (đặc biệt là cầu trục dạng cầu).
Chỉ phục vụ trong một khu vực giới hạn.
5 Chương 5 HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Một số cầu trục chỉ di chuyển theo đường thẳng và như vậy không
thể đổi hướng (ví dụ rẽ ngoặt).
Hệ số khai thác có thể không cao như mong muốn vì cầu trục chỉ
được sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn trong ngày.
Một số loại cầu trục, chẳng hạn cầu trục dạng cầu, yêu cầu phải có
người điều khiển.
Chúng ta thấy cầu trục được sử dụng nhiều ở những nơi như nhà máy
đóng tàu, hoặc các nhà máy sản xuất công nghiệp nặng.
5.3.3. XE NÂNG
Chúng ta có các loại như xe nâng, xe đẩy, xe kéo, và thiết bị dẫn
hướng tự động.
Ưu Điểm của Xe Nâng
Chúng có thể được sử dụng bất cứ đâu trên nền nhà xưởng nơi
không gian cho phép.
Có thể chất hàng, dỡ hàng, nâng và chuyển vật liệu.
Hệ số sử dụng cao.
Nhược Điểm của Xe Nâng
Chúng không thể nâng những vật quá nặng.
Giới hạn sức chứa cho mỗi chuyến hàng.
Yêu cầu phải có hành lang, lối đi; nếu không xe nâng sẽ gây trở ngại
cho công việc trên nền nhà xưởng.
Hầu hết xe nâng phải có người vận hành.
Xe nâng không cho phép kết hợp song song với các hoạt động xử lý
gia công hay kiểm tra sản phẩm.
CÁC MỨC ĐỘ CƠ KHÍ HÓA
Vận chuyển vật liệu có thể được thực hiện hoàn toàn thủ công hay
hoàn toàn tự động hóa. Chúng ta có các mức độ cơ khí hóa khác nhau tồn
tại giữa hai loại hình trên. Sự phân loại mức độ cơ khí hóa của hệ thống vận
chuyển vật liệu được căn cứ vào nguồn phát lực vận chuyển và mức độ liên
5.4
quan của con người và máy tính trong vận hành thiết bị. Các mức độ cơ khí
hóa có thể phân loại như sau:
1. Thủ công và phụ thuộc vào nỗ lực cơ bắp: Mức độ này gồm các thiết
bị vận hành thủ công như xe đẩy.
2. Cơ khí hóa: Thay vì dùng cơ bắp, lực (máy) được sử dụng để điều
khiển thiết bị. Một số xe nâng, băng chuyền, và cầu trục thuộc loại
này. Nhân công được sử dụng để vận hành thiết bị chứ không phải
để cung cấp lực vận chuyển.
3. Cơ khí hóa có tích hợp máy tính: (mở rộng của chức năng số hai).
Chức năng của máy tính là ghi lại những dữ kiện về di chuyển và
vận hành.
4. Tự động hóa: Giảm thiểu sự can thiệp của con người vào điều khiển
và vận hành thiết bị, và hầu hết các chức năng được thực hiện bởi
máy tính. Chúng ta có các ví dụ như băng chuyền, thiết bị dẫn hướng
tự động, và AS/RS (automated storage/retrieval system). Thiết bị sẽ
nhận được các lệnh hướng dẫn từ bàn phím, nút bấm, băng hay máy
đọc thẻ.
5. Tự động hóa hoàn toàn: Mức độ này cũng tương tự như mức độ
bốn, nhưng máy tính thực hiện việc điều khiển trực tuyến, như vậy
loại bỏ nhu cầu can thiệp của con người.
Chi phí và độ phức tạp của thiết kế hệ thống vận chuyển sẽ tăng khi
mức độ cơ khí hóa tăng. Tuy nhiên, chúng ta có thể đạt được hiệu quả vận
hành cao đồng thời tiết kiệm chi phí nhân công.
Ưu điểm của việc cơ khí hóa còn là sự gia tăng tốc độ vận chuyển vật
liệu, từ đó giảm được thời gian sản xuất nói chung; giảm sự mệt nhọc công
việc và cải thiện an toàn sản xuất; kiểm soát tốt hơn dòng luân chuyển vật
liệu, giảm chi phí nhân công; và theo dõi tốt hơn tình trạng tồn kho của vật
liệu.
Cũng có một số nhược điểm khi chúng ta tăng mức độ cơ khí hóa. Ví
dụ, cơ khí hóa đòi hỏi chi phí đầu tư cao, phải huấn luyện nhân viên vận
hành và nhân viên bảo trì bảo dưỡng, và làm giảm độ linh hoạt sản xuất do
các thiết bị là thiết bị chuyên dùng. Như vậy chúng ta cần xem xét cẩn thận
ưu nhược điểm của từng hệ thống trước khi lựa chọn. Việc chuyển đổi loại
hình vận hành sẽ rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
7 Chương 5 HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Khái niệm “đơn vị vận chuyển” được sử dụng trong nhà máy đóng vai
trò quan trọng trong việc định nghĩa vật cần vận chuyển. Mức độ cơ khí hóa
sẽ ảnh hưởng đơn vị vận chuyển; ngược lại, đơn vị vận chuyển đã được
định nghĩa sẽ tác động đến mức độ cơ khí hóa có thể đạt được.
KHÁI NIỆM ĐƠN VỊ VẬN CHUYỂN
Khái niệm đơn vị vận chuyển phụ thuộc vào thực tế rằng việc vận
chuyển chi tiết và vật liệu theo các nhóm sẽ kinh tế hơn là vận chuyển riêng
lẻ. Đơn vị vận chuyển được định nghĩa là một số lượng chi tiết được sắp
xếp theo hình thức nào đó để chúng có thể được vận chuyển như một đối
tượng riêng lẻ. Điều này có thể đạt được bằng cách pa-lết hóa, khối hóa và
container hóa việc vận chuyển hàng hóa.
Pa-lết hóa là việc sắp xếp và cố định các chi tiết riêng lẻ lên một khay
(tấm) và vận chuyển bằng xe nâng hay cầu trục. Khối hóa cũng là sắp xếp
hàng hóa, nhưng dưới dạng một khối. Không giống như pa-lết hóa, chúng
ta cần dùng thêm vật liệu bổ sung để đóng gói, bao bọc các chi tiết lại thành
một khối (đơn vị) hoàn chỉnh. Đơn vị vận chuyển sau đó có thể được xử lý
bởi xe nâng, băng chuyền, hay cầu trục phụ thuộc vào kích cỡ và trọng
lượng. Container hóa là sắp xếp các chi tiết vào một thùng hay một hộp. Nó
rất phù hợp cho việc vận chuyển bằng băng chuyền, đặc biệt cho các chi tiết
nhỏ.
Mỗi loại đơn vị vận chuyển sẽ thích hợp nhất trong một số trường hợp
nhất định. Ví dụ, pa-lết thích hợp nhất cho việc sắp xếp các chi tiết giống
nhau và có hình dạng đều đặn. Các chi tiết với kích cỡ và hình dạng khác
nhau có thể được nhóm lại trong một container. Một cách tổng quan, những
yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn loại đơn vị vận chuyển là trọng lượng,
kích thước, và hình dạng của vật liệu; tính tương thích với thiết bị vận
chuyển vật liệu; chi phí mua sắm (pa-lết, conainer); và các tính năng bổ
sung cung cấp bởi loại đơn vị vận chuyển chẳng hạn như đóng gói và bảo
vệ vật liệu bên trong.
Sử dụng đơn vị vận chuyển có ưu và nhược điểm. Ưu điểm đó là sử
dụng đơn vị vận chuyển cho phép di chuyển một số lượng lớn vật liệu, và
như vậy giảm tần số vận chuyển và giảm chi phí. Tốc độ xếp hàng và bốc
5.5
dỡ hàng cũng tăng lên, và tương ứng là giảm thời gian xử lý. Cung cấp tính
năng bảo vệ chống lại hư hỏng vật liệu.
Nhược điểm là chi phí có thể cao nếu yêu cầu một số lượng lớn đơn vị
vận chuyển, đặc biệt nếu các container không thể tái sử dụng nhiều lần. Các
thiết bị bốc dỡ hàng hóa có thể khác loại với những thiết bị có sẵn trên thị
trường. Khi được sử dụng để vận chuyển hàng hóa đến khách hàng, chúng
ta sẽ gặp vấn đề ở việc vận chuyển trở lại các pa-lết và container trống nếu
chúng được tái sử dụng.
CÁC NGUYÊN LÝ VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
Thiết kế và vận hành một hệ thống vận chuyển vật liệu là một nhiệm
vụ phức tạp bởi vì có rất nhiều vấn đề liên quan. Không có những quy tắc
rõ ràng có thể tuân theo để đạt được một hệ thống vận chuyển hiệu quả.
Tuy nhiên, có một vài hướng dẫn giúp giảm chi phí và cải thiện năng suất
của hệ thống. Những hướng dẫn này được biết như là những nguyên lý của
vận chuyển vật liệu. Hai mươi nguyên lý vận chuyển vật liệu được liệt kê
trong Bảng 5.1. Chúng thể hiện kinh nghiệm của những người làm việc
trong lĩnh vực thiết kế và vận hành những hệ thống này.
Nguyên lý Mô Tả
1. Lập kế hoạch
2. Dòng hệ thống
3. Dòng vật liệu
4. Sự đơn giản
5. Trọng lực
Lập kế hoạch tất cả các hoạt động lưu kho và vận chuyển vật liệu để
đạt được hiệu quả vận hành cao nhất
Tích hợp càng nhiều hoạt động vận chuyển có thể được vào hệ thống
vận hành bao gồm cung cấp, nhận, lưu kho, sản xuất, kiểm tra, đóng
gói, vận chuyển, và khách hàng.
Cung cấp một trình tự vận hành và bố trí mặt bằng thiết bị tối ưu hóa
dòng vật liệu.
Đơn giản hóa quá trình vận chuyển bằng cách giảm thiểu, loại bỏ,
hay kết hợp những di chuyển và/hoặc thiết bị không cần thiết.
Sử dụng trọng lực để di chuyển vật liệu bất cứ khi nào có thể.
5.6
9 Chương 5 HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
6. Tận dụng
không gian
7. Kích thước đơn
vị vận chuyển
8. Cơ khí hóa
9. Tự động hóa
10. Lựa chọn thiết
bị
11. Tiêu chuẩn
hóa
12. Thích ứng
13. Trọng lượng
chế tạo
14. Tận dụng
15. Bảo trì
16. Lạc hậu
17. Kiểm soát
18. Năng suất
19. Hiệu quả
20. An toàn
Tối ưu hóa sử dụng không gian nhà xưởng.
Tăng số lượng, kích thước, hay khối lượng của đơn vị vận chuyển
hay nhịp vận chuyển.
Cơ khí hóa hoạt động vận chuyển vật liệu.
Tự động hóa các chức năng sản xuất, xử lý, và lưu kho.
Trong lựa chọn thiết bị, cân nhắc tất cả các khía cạnh về vật liệu cần
vận chuyển, vấn đề di chuyển, và phương pháp được sử dụng.
Tiêu chuẩn hóa phương pháp vận chuyển cũng như kích cỡ và loại
thiết bị vận chuyển.
Sử dụng các phương pháp và thiết bị có thể hoàn thành nhiều loại
nhiệm vụ và ứng dụng.
Giảm tỉ lệ giữa trọng lượng chế tạo của thiết bị vận chuyển di động
và tải trọng hàng hóa.
Lập kế hoạch tối ưu hóa sử dụng trang thiết bị và nguồn lực
Lập kế hoạch bảo trì phòng ngừa và sửa chữa tất cả thiết bị vận
chuyển.
Thay thế tất cả các phương pháp và trang thiết bị lạc hậu.
Sử dụng các hoạt động vận chuyển vật liệu để cải thiện việc kiểm
soát sản xuất, tồn kho, và đặt hàng.
Sử dụng thiết bị vận chuyển giúp đặt được năng suất sản xuất như
mong muốn.
Tính toán hiệu quả của thiết bị vận chuyển dựa trên chi phí cho một
đơn vị vận chuyển
Cung cấp những phương pháp và phương tiện thích hợp cho làm việc
an toàn
Những nguyên tắc này cũng có thể được diễn giải theo một cách khác
để mô tả cách chúng ta đạt được mục tiêu. Ví dụ, để giảm chi phí vận
chuyển, chúng ta nên cắt giảm những hoạt động vận chuyển không cần thiết
bằng cách việc lập kế hoạch vận chuyển vật liệu; bằng cách vận chuyển
chúng đến nơi yêu cầu mà không bị dừng giữa chừng; bằng cách sử dụng
các thiết bị vận chuyển thích hợp như xe nâng, pa-lết, hộp, và băng chuyền;
bằng cách thay thế các thiết bị lạc hậu bằng thiết bị mới năng suất cao hơn;
bằng cách giảm tỉ lệ giữa trọng lượng chế tạo (pa-lết, hộp) và tải trọng.
Chúng ta cũng có thể sử dụng các đơn vị vận chuyển và di chuyển càng
nhiều chi tiết trong một lần càng tốt.
Chúng ta có thể tăng năng suất bằng cách giảm thời gian chờ của
người vận hành thiết bị; bằng cách chỉ vận chuyển vật liệu thô và cụm lắp
rắp khi nào cần; và bằng cách duy trì nhịp vận chuyển vật liệu ở mức hợp lý
phù hợp với nhịp xử lý công việc của người vận hành.
Chúng ta có thể tăng hiệu suất làm việc của công nhân bằng cách loại
bỏ những hoạt động không sinh lợi; bằng cách loại những chi tiết hư hỏng
trước khi chúng đến trạm làm việc; bằng cách không sử dụng các thiết bị
không đạt tiêu chuẩn và lạ thường; và bằng cách liên kết vận chuyển vật
liệu xuyên suốt toàn nhà máy.
Chúng ta có thể tăng diện tích sử dụng của nhà xưởng bằng cách sử
dụng các thiết bị vận chuyển vật liệu và lên kế hoạch sản xuất sao cho
lượng hàng tồn kho đặt trên sàn là tối thiểu; bằng cách lưu trữ vật liệu tại
những nơi không cản trở sản xuất (ví dụ, vật liệu không nên được chất đống
gần máy móc vì nó gây cản trở quá trình làm việc của công nhân); và bằng
cách bố trí mặt bằng sản xuất cho phép vật liệu lưu chuyển nhịp nhàng giữa
các trạm sản xuất.
Tai nạn lao động có thể được giảm bằng cách sử dụng thiết bị vận
chuyển có tính năng an toàn cho việc nâng và di chuyển vật liệu nặng, và
bằng cách sử dụng trọng lực để di chuyển vật liệu bất cứ khi nào có thể.
Chúng ta áp dụng những nguyên lý này như thế nào? Có một số ứng
dụng dễ nhận biết. Ví dụ, để áp dụng nguyên lý trọng lực, chúng ta sử dụng
cầu trượt. Để áp dụng nguyên lý an toàn, chúng ta giảm thiểu hoặc loại bỏ
việc vận chuyển vật liệu bằng thủ công có thể gây thương tích. Đối với
nguyên lý tận dụng không gian nhà xưởng, chúng ta có thể đóng thùng các
11 Chương 5 HỆ THỐNG VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU
chi tiết lại và sử dụng thiết bị nâng trên cao. Với nguyên lý kích thước vận
chuyển, sử dụng container hay pa-lết để di chuyển cụm chi tiết. Để áp dụng
nguyên lý tận dụng, lựa chọn thiết bị có khả năng hoàn thành nhiều nhiệm
vụ tại nhiều khu vực khác nhau, như vậy sẽ trách được tình trạng để không
thiết bị.
5.6.1. TÍNH TƯƠNG THÍCH CỦA CÁC NGUYÊN LÝ
Các nguyên lý vận chuyển vật liệu có tính tương thích với nhau và với
những mục tiêu của vận chuyển vật liệu. Mục vài nguyên lý nếu đạt được
sẽ giúp đạt được những nguyên lý còn lại. Chẳng hạn, chúng ta nghiên cứu
ví dụ sau.
Nếu được áp dụng đúng cách, nguyên lý lựa chọn thiết bị và nguyên lý
thích ứng sẽ giúp đạt được nguyên lý tận dụng, bởi vì trong trường hợp này
chỉ những thiết bị cần thiết mới được lựa chọn, và như vậy hiếm khi chúng
ở tình trạng để không.
Nguyên lý cơ khí hóa sẽ làm giảm các công việc thủ công, và như vậy
giảm các nguy cơ thương tích và giúp đạt được nguyên lý an toàn.
Nguyên lý kích thước đơn vị vận chuyển và lựa chọn thiết bị sẽ giúp
đạt được nguyên lý tận dụng. Sử dụng đơn vị vận chuyển sẽ cho phép đóng
gói chi tiết và như vậy sẽ giúp giảm không gian chiếm dụng. Việc lựa chọn
thiết bị vận chuyển trên cao sẽ tiết kiệm không gian nhà xưởng cho những
mục đích khác.
5.6.2. NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG ỨNG DỤNG NGUYÊN LÝ
Những người thiết kế hệ thống MHS thường được khuyên phải đi theo
những nguyên lý trên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp họ không có khả
năng ứng dụng chúng một cách triệt để bởi vì một số nguyên nhân, chẳng
hạn như giới hạn về kinh phí đầu tư, về thông số vật lý của nhà xưởng, và
về công suất của thiết bị.
Sự giới hạn về mặt kinh tế có thể cản trở người kỹ sư thiết kế một hệ
thống có mức độ cơ kh