Bài giảng Thức ăn chăn nuôi lợn

Sau khi kết thúc chuyên đề này học viên sẽ: - Hiểu được vai trò thức ăn trong chăn nuôi lợn và các nhóm thức ăn chính; - Hiểu được nhu cầu dinh dưỡng của các loại lợn ở các giai đoạn tuổi; - Hiểu được các chất thường dùng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi; các chất không được dùng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi; - Cách bảo quản và sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn.

pdf10 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3521 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Thức ăn chăn nuôi lợn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên CHUYÊN ĐỀ 2 THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN Mục tiêu Sau khi kết thúc chuyên đề này học viên sẽ: - Hiểu đƣợc vai trò thức ăn trong chăn nuôi lợn và các nhóm thức ăn chính; - Hiểu đƣợc nhu cầu dinh dƣỡng của các loại lợn ở các giai đoạn tuổi; - Hiểu đƣợc các chất thƣờng dùng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi; các chất không đƣợc dùng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi; - Cách bảo quản và sử dụng thức ăn chăn nuôi lợn. Nội dung chính - Vai trò thức ăn trong chăn nuôi lợn - Các nhóm thức ăn cho lợn + Nhóm thức ăn giàu năng lƣợng + Nhóm thức ăn giàu đạm + Nhóm thức ăn giàu khoáng + Nhóm thức ăn giàu vitamin - Nhu cầu dinh dƣỡng của các loại lợn + Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn cái hậu bị + Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn nái chửa + Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn nái nuôi con - Một số chất thƣờng dùng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi; các chất không đƣợc dùng bổ sung vào thức ăn chăn nuôi - Bảo quản và sử dụng thức ăn Thời gian: 3,5-4 giờ Nội dung chuyên đề Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên I. VAI TRÕ THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI LỢN VÀ CÁC NHÓM THỨC ĂN CHÍNH 1.1. Vai trò thức ăn trong chăn nuôi lợn Thức ăn là nguồn cung cấp chính các chất dinh dƣỡng nhƣ năng lƣợng, protein (các axit amin), các chất khoáng, các axit béo, vitamin để lợn sinh trƣởng, phát triển và sản xuất. Việc thiếu hụt hoặc mất cân đối các chất dinh dƣỡng do cung cấp từ thức ăn sẽ dẫn đến một số ảnh hƣởng đối với lợn nói chung, lợn sinh sản nói riêng, cụ thể nhƣ sau: - Thiếu năng lƣợng: Lợn sinh trƣởng, phát triển chậm, năng suất và chất lƣợng sữa kém, lƣợng tinh dịch ít. Lợn con sơ sinh có khối lƣợng nhỏ. - Thiếu protein: Lợn sinh trƣởng, phát triển chậm, tích luỹ nạc kém; năng suất và chất lƣợng sữa, lƣợng tinh dịch ít. Lợn con sơ sinh có khối lƣợng nhỏ. - Thiếu khoáng: Lợn con xƣơng phát triển kém, dễ bị bệnh còi xƣơng. Lợn chửa, lợn nái nuôi con dễ bị bại liệt. - Thiếu vitamin: Lợn nái thụ thai kém, tỷ lệ chết phôi cao, sẩy thai; Lợn con sơ sinh giảm sức sống, dễ bị chết yểu, còi cọc, dễ mắc bệnh về thiếu máu, về mắt, về da… 1.2. Các nhóm thức ăn chính trong chăn nuôi lợn 1.2.1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lƣợng cao từ 2.500 – 3.000 Kcal/ kg nguyên liệu (tính theo vật chất khô), chủ yếu cung cấp năng lƣợng cho các hoạt động nhƣ đi lại, thở, tiêu hoá thức ăn…và góp phần tạo nên các sản phẩm (thịt, thai, sữa và tinh dịch…) Nhóm thức ăn giàu năng lƣợng gồm có: - Hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng: Ngô, thóc, tấm, cám gạo… - Các loại củ: Sắn, khoai lang, khoai tây, dong riềng, củ từ,… 1.2.2. Nhóm thức ăn giàu protein: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lƣợng protein cao chủ yếu tổng hợp thành protein của thể. Nhóm thức ăn giàu protein gồm có: - Thức ăn có nguồn gốc thực vật: Đậu tƣơng, vừng, lạc, khô dầu (lạc, đậu tƣơng…) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Thức ăn có nguồn gốc động vật: Cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhộng tằm, giun đất, … 1.2.3. Nhóm thức ăn giàu khoáng: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lƣợng các chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xƣơng, tế bào và điều hoà sự hoạt động của các cơ quan nội tạng, đồng hoá thức ăn. Nhóm thức ăn giàu khoáng gồm có: - Các loại từ tự nhiên: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, … - Các loại từ sản phẩm chăn nuôi, giết mổ gia súc: vỏ trứng, bột xƣơng… Hàm lƣợng khoáng trong khẩu phần thức ăn cho lợn quá mức quy định sẽ gây ngộ độc cho gia súc 1.2.4. Nhóm thức ăn giàu vitamin: Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lƣợng vitamin cao, giúp tăng cƣờng quá trình trao đổi chất trong cơ thể; tăng năng suất sinh sản và phòng ngừa bệnh. Nhóm thức ăn giàu vitamin gồm có: - Các loại rau, cỏ, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, xu hào…) - Ngoài ra còn có các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin khoáng nhằm cung cấp cả chất khoáng và vitamin cho vật nuôi. Hàm lƣợng năng lƣợng, Protein và khoáng trong một số loại nguyên liệu thức ăn phổ biến sẵn có ở địa phƣơng. Tên nguyên liệu NLTĐ (Kcal/kg) Protein (%) Khoáng (%) Canxi Phốt pho Ngô 3300 9,0 0,22 0,30 Tấm 3300 8,5 0,13 0,34 Cám gạo 2500 12,0 0,17 1,65 Thóc 2680 7,0 0,22 0,27 Bột sắn khô 3100 2,9 0,25 0,16 Khô đậu tƣơng 3600 42,0 0,28 0,65 Khô dầu lạc 2700 42,0 0,48 0,53 Bột đậu tƣơng rang 3300 39,0 0,23 0,63 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Bột cá loại 1 2600 55,0 5,00 2,50 Bột cá loại 2 2450 40,0 7,30 1,70 Bột moi biển 2450 60,0 3,0 1,5 Bột tép đồng 2480 62,0 4,3 1,8 Bột ghẹ 1450 28,0 12,0 1,2 Đicanxiphốtphát (DCP) - - 24,8 17,4 Bột vỏ don - - 33,2 - Rau muống 270 2,1 0,12 0,05 Rau khoai lang 303 2,37 0,14 0,06 Bèo cái 196 1,2 0,09 0,04 Khoai nƣớc 237 1,2 0,1 0,03 II. NHU CẦU DINH DƢỠNG CỦA CÁC LOẠI LỢN Các loại lợn ở các giai đoạn tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dƣỡng rất khác nhau. Để đáp ứng nhu cầu phát triển và nâng cao năng suất sinh sản của lợn, ngƣời chăn nuôi cần nắm vững đặc điểm nhu cầu dinh dƣỡng của từng loại lợn ở các giai đoạn để cung cấp đủ dinh dƣỡng cần thiết. 2.1. Đối với lợn cái hậu bị - Lợn cái hậu bị cần đƣợc cung cấp đầy đủ chất dinh dƣỡng để chuẩn bị cho cơ thể bƣớc vào giai đoạn phối giống, mang thai và nuôi dƣỡng lợn con. - Nếu cho lợn cái hậu bị ăn quá nhiều tinh bột so với nhu cầu thì lợn sẽ béo, dẫn đến nân sổi (không động dục) hoặc động dục thất thƣờng, khó thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao dẫn đến đẻ ít con. Ngƣợc lại, nếu cho lợn cái hậu bị ăn không đầy đủ chất dinh dƣỡng lợn sẽ bị gầy, chậm hoặc không động dục, kéo dài tuổi phối giống lần đầu, không tích luỹ đủ cho cơ thể trong quá trình mang thai và nuôi con sau này. 2.2. Đối với lợn nái chửa Lợn nái chửa cần đƣợc cho ăn đầy đủ chất dinh dƣỡng để nuôi bào thai phát triển tốt. Thời gian chửa của lợn nái là 114 ngày (dao động từ 110 - 118 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ngày), đƣợc chia thành 2 giai đoạn với nhu cầu dinh dƣỡng khác nhau dựa trên mức độ phát triển của bào thai: - Giai đoạn chửa kỳ 1 (từ khi phối giống đến ngày chửa thứ 84): Thức ăn phải đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng để bào thai phát triển tốt và lợn mẹ tích luỹ vào cơ thể chuẩn bị cho thời kỳ nuôi con. - Giai đoạn chửa kỳ 2 (từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ): Lƣợng thức ăn cần cho lợn nái chửa kỳ 2 tăng lên khoảng 25 - 30% so với chửa kỳ 1 để cung cấp đủ dinh dƣỡng nuôi bào thai phát triển vì thời kỳ này bào thai lớn nhanh (chiếm 65 – 70% khối lƣợng lợn con sơ sinh). 2.3. Đối với lợn nái nuôi con - Lợn nái nuôi con cần đƣợc cho ăn đầy đủ chất dinh dƣỡng để duy trì thể trạng của bản thân và tiết đủ sữa nuôi con. - Thức ăn cho lợn nái nuôi con cần giàu dinh dƣỡng hơn thức ăn cho lợn cái hậu bị, lợn nái chửa. Cần tăng cả về số lƣợng và chất lƣợng thức ăn cho lợn nái. III. MỘT SỐ CHẤT THƢỜNG DÙNG BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN Hiện nay trên thị trƣờng Việt Nam có rất nhiều thức ăn bổ sung cho lợn của nhiều hãng trên thế giới, bao gồm cả các chất bổ sung dinh dƣỡng nhƣ (axit amin, vitamin, khoáng) và các chất phi dinh dƣỡng (chống mốc, chống oxi hoá, tạo mùi, tạo hƣơng vị, …). Tuy nhiên, trong chăn nuôi lợn sinh sản hƣớng nạc khi sử dụng thức ăn tự sản xuất có thể bổ sung trong thức ăn nhƣ sau: 3.1. Các axit amin công nghiệp - Các axit amin lizin, methionin, triptophan, arginin, valin, …là những axit amin cần thiết cho cơ thể lợn tổng hợp nên protein. Nếu thiếu lizin và một số axit amin nói trên trong khẩu phần ăn thì hiệu quả sử dụng thức ăn thấp, lợn sinh trƣởng và phát dục chậm, năng suất chăn nuôi và sinh sản kém. - Thông thƣờng trong protein thực vật rất thiếu các axit amin cần thiết nêu trên, vậy trong việc phối hợp khẩu phần ăn cho lợn, ngoài việc phối hợp cả protein động vật và thực vật thì cũng cần thiết bổ sung một số axit amin cần thiết từ bên ngoài. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.2. Premix khoáng - Trong cơ thể lợn có trên 20 chất khoáng gồm canxi, photpho, natri, kali, ma-nhê, lƣu huỳnh, sắt, đồng, mangan, i-ốt, selen, coban, molyp-đen, flo, crom, silic, kẽm, vanadi, thiếc, arsenic, …. Trong đó, 12 nguyên tố đầu là các chất khoáng tham gia chức năng cấu tạo cơ thể và nhiều chức năng trao đổi khác, 8 nguyên tố tiếp theo chi phối nhiều đến sinh lý của lợn. Để đảm bảo lợn sinh trƣởng, sinh sản tốt cần đáp ứng đủ chu cầu về các chất khoáng nói trên. - Thực tế để cơ thể lợn hấp thu một số chất khoáng theo tỷ lệ quy định (ví dụ để đảm bảo cơ thể lợn hấp thu caxi và photpho tốt cần tỷ lệ 1,2 canxi/1 photpho). Trong đó phần lớn các loại thức ăn của lợn trong tự nhiên thƣờng thiếu và không cân đối các chất khoáng cần thiết; hoặc trong quá trình chế biến, phối hợp thức ăn có một số thành phần của thức ăn này làm hạn chế phân giải khoáng trong cơ thể của thức ăn kia (ví dụ khô dầu đậu tƣơng có hàm lƣợng axit phitic cao nên khi phối trộn thức ăn sẽ làm hạn chế khả năng hấp thu kẽm trong khẩu phần), … Vì vậy, đầu tƣ thức ăn cho lợn cần thƣờng xuyên bổ sung một số nguyên tố khoáng quan trọng là canxi, photpho, natri, clo (nguyên tố khoáng đa lƣợng); sắt, kẽm, i-ốt, selen, đồng, man-gan (nguyên tố khoáng vi lƣợng). 3.3. Premix vitamin - Vi tamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất bình thƣờng của lợn. Cơ thể lợn có thể tự tổng hợp đƣợc một số loại vitamin đủ đáp ứng nhu cầu, một số vitamin khác phải lấy từ nguồn thức ăn. - Nguồn thức ăn rau, cỏ, củ quả ngoài tự nhiên của lợn rất giàu vitamin, nhƣng phần lớn vitamin bị mất đi trong quá trình bảo quản, sấy khô, …do đó cần bổ sung vitamin vào khẩu phần của lợn để đạt đƣợc năng suất tối ƣu. IV. MỘT SỐ LOẠI KHÁNG SINH, HOÁ CHẤT KHÔNG ĐƢỢC PHÉP SỬ DỤNG BỔ SUNG TRONG THỨC ĂN CHĂN NUÔI Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, trong thức ăn chăn nuôi nói chung, chăn nuôi lợn nói riêng không đƣợc phép sử dụng 18 loại kháng sinh hoặc các hoá chất sau (Quy định tại Quyết định số 54/2002/QĐ-BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT): Số TT Tên kháng sinh, hoá chất 1 Carbuterol 2 Cimaterol 3 Clenbuterol Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chloramphenicol 5 Diethylstilbestrol (DES) 6 Dimetridazol 7 Fenaterol 8 Furazolidon và các dẫn suất nhóm Nitrofuran 9 Isoxuprin 10 Methyl-testosterone 11 Metronidazole 12 19 Nor-testosterone 13 Ractopamine 14 Salbutamol 15 Terbutaline 16 Stibenes 17 Trerbolone 18 Zeranol Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên V. BẢO QUẢN VÀ SỬ DỤNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI 5.1. Bảo quản thức ăn - Thức ăn sau khi phối trộn hoặc mua về phải đƣợc bảo quản nơi khô, mát có mái che; cần đƣợc kê cao để tránh bị nhiễm ẩm, gây mốc. - Tránh để chuột, gián, … phá hỏng thức ăn; thƣờng xuyên đánh bẫy diệt chuột, diệt gián, … 5.2. Sử dụng thức ăn - Khi mua thức ăn công nghiệp, cần chú ý đến ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì; kiểm tra kỹ về chất lƣợng (mùi vị, mốc, mối mọt, …). - Cần sử dụng đúng loại thức ăn cho đúng loại lợn theo hƣớng dẫn của nhà sản xuất. - Khi sử dụng thức ăn công nghiệp đậm đặc trộn với thức ăn sẵn có tại địa phƣơng, cần tuân thủ hƣớng dẫn của nhà sản xuất. - Không nên thay đổi loại thức ăn, khẩu phần ăn và chế độ cho lợn ăn một cách đột ngột để tránh lợn bị rối loạn tiêu hoá, hấp thụ thức ăn giảm. Khi cần thay đổi thức ăn, nên thay đổi dần dần trong 3-5 ngày theo cách sau: Ngày chuyển đổi Lƣợng thức ăn cũ Lƣợng thức ăn mới Ngày thứ 1 75% 25% Ngày thứ 2 50% 50% Ngày thứ 3 25% 75% Ngày thứ 4 0% 100% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NHỮNG GỢI Ý VỀ PHƢƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG TT Nội dung Thời lƣợng Phƣơng pháp Phƣơng tiện hỗ trợ Ghi chú (giáo cụ) 1 Khởi động, ôn bài 15’ Sử dụng trò chơi. Khởi động. Ôn bài: Hình thức thi các nhóm (chia lớp làm 3 nhóm; tập huấn viên chuẩn bị trƣớc 9 câu hỏi liên quan đến bài hôm trƣớc, mỗi nhóm lần lƣợt chọn 3 lần và chấm điểm khi trả lời). 2 Giới thiệu nội dung bài giảng 15’ Thuyết trình Chuẩn bị nội dung giới thiệu ngắn gọn 3 Vai trò và các nhóm thức ăn cho chăn nuôi lợn 30’ Động não Câu hỏi gợi ý: - Hãy nêu các loại thức ăn thƣờng sử dụng trong chăn nuôi lợn? - Phân nhóm thức ăn theo tiềm năng cung ứng dinh dƣỡng cho lợn? Sử dụng bảng và các tranh ảnh minh hoạ về các nhóm thức ăn cho lợn 4 Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn ở các giai đoạn 60’ Động não Câu hỏi gợi ý: - Mục đích đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng cho lợn cái hậu bị, lợn nái có chửa và lợn nái nuôi con? nội dung chính cần thực hiện? 5 Một số chất thƣờng dùng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi 30’ Động não Câu hỏi gợi ý: - Các chất thƣờng đƣợc sử dụng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi lợn? tại sao? Chuẩn bị dẫn chứng một số loại Premix khoáng, vi ta min, axit a min công nghiệp. 6 Một số chất không đƣợc 30’ Động não Câu hỏi gợi ý: - Các chất không đƣợc sử Chuẩn bị dẫn chứng 18 chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên phép dùng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi dụng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi? cấm tại Quyết định số 54/2002/QĐ- BNN ngày 20/6/2002 của Bộ trƣởng Bộ Nông nghiệp và PTNT. 7 Bảo quản và sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn 20’ Nghiên cứu tình huống Câu hỏi tình huống: - Cách bảo quản thức ngô/ khô dầu đậu tƣơng/ … làm thức ăn cho chăn nuôi lợn? - Cách thay đổi thức ăn cho lợn? … Giấy A0, bút 8 Tổng kết bài giảng 30’ Các nội dung chính cần tổng kết: - Có 4 nhóm thức ăn chính cho lợn: Nhóm giàu năng lƣợng; nhóm giàu đạm; nhóm giàu khoáng và nhóm giàu vitamin. - Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn cái hậu bị. - Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn nái chửa kỳ 1 và kỳ 2. - Nhu cầu dinh dƣỡng của lợn nái nuôi con - Các chất đƣợc dùng và không đƣợc dùng bổ sung trong thức ăn chăn nuôi lợn - Phƣơng pháp bảo quản và sử dụng thức ăn trong chăn nuôi lợn Phiếu đánh giá tập huấn ngày thứ 2.
Tài liệu liên quan