Bài giảng Thực hành hóa đại cương

Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Thực hành hóa học giúp sinh viên củng cốvà phát triển những kiến thức đã học được trong lý thuyết. Đểbiết được phương pháp nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết trong thực hành hóa học, sinh viên phải có một số kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng này được rèn luyện dần và chủyếu trong phòng thí nghiệm.

pdf47 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thực hành hóa đại cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC BÀI GIẢNG THỰC HÀNH HÓA ĐẠI CƯƠNG KS. TRẦN THỊ TƯỜNG VÂN Dùng cho sinh viên ngành Môi trường và ngành Công nghệ sinh học Năm xuất bản 2009 2 MỤC LỤC Trang Bài Mở đầu . ......................................................................................................... 3 Bài 1. Kỹ thuật phòng thí nghiệm . ..................................................................... 8 Bài 2. Pha chế dung dịch - Chuẩn độ . ............................................................. 21 Bài 3. Dung dịch điện li - Chất chỉ thị màu . ................................................... 30 Bài 4. Tốc độ phản ứng - Cân bằng hóa học . .................................................. 36 Bài 5. Phản ứng ôxi hóa-khử - Bậc phản ứng . ............................................... 42 3 BÀI MỞ ĐẦU Hóa học là môn khoa học thực nghiệm. Thực hành hóa học giúp sinh viên củng cố và phát triển những kiến thức đã học được trong lý thuyết. Để biết được phương pháp nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết trong thực hành hóa học, sinh viên phải có một số kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng này được rèn luyện dần và chủ yếu trong phòng thí nghiệm. Để đảm bảo an toàn và đạt kết quả thực nghiệm tốt, mỗi sinh viên phải tuân thủ nghiêm túc nội quy phòng thí nghiệm. NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM 1. Tuân thủ đúng giờ giấc làm việc, sáng từ 6g45 đến 11g, chiều từ 12g30 đến 16g45. Đến trễ sau 5 phút sinh viên không được phép vào phòng thí nghiệm. 2. Chỉ những sinh viên có lịch học mới được vào phòng thí nghiệm. Khi vào phòng thí nghiệm phải đeo bảng tên và mặc áo blouse. 3. Trong giờ thực hành phải giữ yên lặng, trật tự. Không được hút thuốc và ăn uống trong phòng thí nghiệm. Không được tự ý ra khỏi phòng thí nghiệm mà không có sự cho phép của giáo viên. 4. Không được tự ý lấy dụng cụ, hóa chất không phải của mình, có ý thức bảo vệ và giữ gìn tài sản của phòng thí nghiệm. 5. Giữ sạch sẽ trong phòng thí nghiệm, sắp xếp dụng cụ, hóa chất ngăn nắp, lau dọn vệ sinh phòng thí nghiệm trước khi ra về. 6. Cần tiết kiệm hóa chất thí nghiệm, tránh gây đổ vỡ dụng cụ, hóa chất. Khi làm hư hỏng tài sản trong phòng thí nghiệm sinh viên phải bồi thường đầy đủ và chịu mọi hình thức kỷ luật. 7. Dụng cụ thí nghiệm làm xong phải rửa sạch sẽ trước khi trả cho cán bộ phòng thí nghiệm. 8. Không đổ rác thải, giấy lọc vào bồn rửa tránh gây tắc cống. 9. Khi có cháy, nổ, chập điện phải nhanh chóng cắt hết cầu dao điện và tham gia chữa cháy. 10. Trước khi ra về phải ngắt hết cầu dao máy lạnh, đèn, quạt, rút phích cắm tủ sấy, tủ hút, bếp điện…khóa van nước và khóa cửa cẩn thận. 4 QUY TẮC AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM 1. Cẩn thận khi tiến hành thí nghiệm. Không được sử dụng những máy móc, dụng cụ mà chưa biết cách sử dụng. Phải hiểu rõ tính chất các hóa chất để tránh tai nạn đáng tiếc. 2. Không được dùng các dụng cụ thủy tinh chưa rửa sạch. Các dụng cụ thủy tinh bẩn phải để riêng hoặc rửa ngay sau khi dùng. 3. Tất cả các chai lọ đựng hóa chất phải có ghi nhãn. Khi dùng hóa chất phải đọc kỹ nhãn hiệu, dùng xong phải để lại chỗ cũ. Nhãn ghi hóa chất bằng tiếng nước ngòai thì phải xem xét cẩn thận chỗ nào chưa rõ phải tra cứu tài liệu, không được đóan. Hóa chất chưa dùng ngay phải ghi lại để tránh nhầm lẫn. Trên thực tế phần lớn các hóa chất là chất độc nên phải hết sức cẩn thận. 4. Khi hút hóa chất bằng ống hút (pipet) phải sử dụng bóp cao su. 5. Khi theo dõi dung dịch đang sôi hoặc tinh thể đang chảy không được để mặt gần. Khi đổ một chất lỏng vào cốc phải để xa mặt. Nên dùng kính bảo hộ lao động. 6. Làm gì nguy hiểm phải chú ý cả người đứng bên cạnh. Đun một chất lỏng trong ống nghiệm phải để miệng ống quay về phía không có người. Lúc đun không được giữ ống nghiệm đứng yên mà phải lắc đều, đun toàn bộ bề mặt ống nghiệm ở phần chứa chất lỏng. 7. Khi làm việc với chất dễ cháy thì tuyệt đối: - Không dùng lửa ngọn - Không làm việc bên cạnh lửa ngọn - Không để chất dễ cháy bên cạnh nguồn sinh nhiệt. 8. Khi làm việc với chất dễ nổ như nitrat, clorat, pemanganat, bicromat, peoxyt… thì phải cẩn thận và đúng qui cách. 9. Khi làm việc với các acid và bazơ mạnh: - Không để đổ ra ngoài. - Đổ acid hay bazơ vào nước khi pha loãng chúng (không được đổ nước vào acid hay bazơ). - Sang chai phải dùng phễu (khi rót phải quay nhãn lên phía trên, chai kia phải để trên bàn, tuyệt đối không cầm trên tay). - Không hút acid hay baz khi trong chai còn quá ít. - Khi đun sôi phải cho đá bọt hoặc bi thủy tinh… để điều hòa, tránh để bắn hay trào ra ngoài. 10. Khi làm việc với dụng cụ thủy tinh: 5 - Tránh đỗ vỡ. - Dụng cụ loại nào dùng cho việc đó, chỉ được đun với dụng cụ thủy tinh chịu nhiệt và dùng cho chân không những dụng cụ đặc biệt dùng trong chân không. 11. Khi làm việc với dụng cụ điện: - Tay phải thật khô, chỗ làm việc cũng phải khô. - Cẩn thận khi dùng điện có điện thế 220 Vol. 12. Khi tham gia chữa cháy, cần lưu ý: - Nếu cháy do các chất hữu cơ: axetat ethyl, benzen, toluen… phải dùng cát. - Nếu cháy do điện: trước tiên phải cắt cầu dao điện rồi dùng cát hoặc bình phun CO2. 13. Khi bị vỡ đường ống dẫn nước trong phòng thí nghiệm, phải nhanh chóng khóa van của đường ống dẫn nước chính. QUY TẮC BẢO HIỂM KHI LÀM THÍ NGHIỆM 1. Thí nghiệm với chất độc Trong phòng thí nghiệm có nhiều chất dễ gây ngộ độc như: asen, thủy ngân, chì… và những hợp chất của chúng. Nhiều chất ảnh hưởng tới đường hô hấp như: hơi các halogen, khí cacbon oxit, khí hydro sunfua, nitơ peoxit…Vì vậy phải thận trọng khi sử dụng các chất này. Thí nghiệm với các khí độc phải tiến hành trong tủ hút hoặc nơi thoáng gió, mở rộng cửa phòng. Chỉ nên lấy lượng hóa chất vừa đủ để làm được nhanh, giảm bớt khí độc bay ra. Khi ngửi các hóa chất, không để mũi gần miệng lọ, mà dùng tay phẩy nhẹ. Khi làm việc với khí độc cần có khẩu trang. 2. Thí nghiệm với các chất dễ ăn da và gây bỏng Các axit đặc, kiềm đặc, phốt pho trắng, brom lỏng…dễ ăn da, gây bỏng nặng. Khi dùng chúng phải cẩn thận, không để rơi vào người, đặc biệt là mắt, không dính vào quần áo, sách vở, tài liệu, khi quan sát cần có kính che mắt. Pha loãng axit H2SO4 phải đổ axit vào nước, rót chậm từng lượng nhỏ và khuấy đều, tuyện đối không được đổ nước vào axit. Khi đun dung dịch các chất dễ ăn da, gây bỏng phải thực hiện theo đúng cách đun hóa chất. 3. Thí nghiệm với các chất dễ cháy, dễ nổ Nhiều chất dễ cháy như: dầu hỏa, xăng, benzen, cồn, ete… dễ gây hỏa hoạn lớn phải được để xa lửa và dùng lượng vừa phải. Khi cần đun nóng chúng, không đun trực tiếp mà phải đun cách thủy. 6 Làm thí nghiệm với các chất dễ cháy nổ phải thận trọng và theo đúng hướng dẫn trong tài liệu, cần có phương tiện bảo hiểm đầy đủ. CÁCH SƠ CỨU KHI GẶP TAI NẠN 1. Khi bị thương Khi bị đứt tay, chảy máu nhẹ dùng bông thấm máu vết thương rồi bôi thuốc sát trùng (cồn 900, thuốc tím loãng, cồn iot…). Vết thương động mạch, dùng dây cao su hay khăn tay buộc chặt phía trên vết thương, giữ vết thương khỏi nhiễm trùng, dùng bông sạch phủ lên vết thương rồi băng lại, nếu máu ra nhiều phải đưa đến trạm y tế. 2. Khi bị bỏng Bị bỏng vật nóng (thủy tinh, kim loại, nước sôi…) không rửa nước, không làm vỡ những nốt phồng trên vết bỏng. Sau đó bôi vadơlin và băng vết bỏng lại. Có thể dụng axit picric hoặc tananh 2% bôi lên vết bỏng. Bị bỏng axit đặc (H2SO4 đặc…), kiềm đặc phải rửa bằng vòi nước máy cho chảy mạnh từ 3 – 5 phút. Sau đó rửa lại vết thương do axit bằng dung dịch NaHCO3 2%, vết thương do kiềm bằng dung dịch CH3COOH 2%. Khi bị axit bắn vào mắt, dùng bình cầu tia, rửa mắt nhiều lần bằng nước, sau rửa bằng dung dịch borac 2%. Nếu là kiềm, rửa bằng dung dịch axit acetic hoặc axit boric 2%. Bị bỏng bởi phôt pho phải ngâm lâu trong dung dịch thuốc tím hoặc dung dịch CuSO4 5%, sau đó nhúng băng trước khi buộc vết thương bằng dung dịch CuSO4 5% rồi đưa đến trạm y tế để lấy hết phôt pho còn lại trong vết bỏng. Không bôi vadơlin lên vêt bỏng vì phôt pho hòa tan trong chất này. Brom lỏng rơi lên da phải rửa lại nhiều lần bằng benzen hoặc dung dịch natri thiosunfat 5%, thấm khô, bôi vadơlin, băng lại và đưa đến trạm y tế. 3. Khi bị ngộ độc Hít phải khí độc như H2S, Cl2, Br2, CO, NO2…đưa ngay nạn nhân ra chỗ thoáng khí. Nếu cần dùng bình oxy để thở. Ăn uống phải chất độc như asen, thủy ngân, chì và các hợp chất của chúng, nhanh chóng cho nạn nhân nôn ra, rồi đưa đến trạm y tế cấp cứu. 7 4. Khi bị cháy Quần áo đang mặc trên người bị cháy với diện tích lớn, tuyệt đôi không được chạy hoặc ra chỗ có gió, phải nằm xuống đất mà lăn, cháy ở diện tích bé, dùng khăn ướt, nước để dập tắt. Nếu xảy ra cháy lớn trong phòng thí nghiệm, phải dùng bình chữa cháy. Khi cháy các hóa chất, tùy loại mà dùng các phương pháp chữa cháy thích hợp. 8 BÀI 1. KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM 1. Một số dụng cụ thí nghiệm 1.1. Dụng cụ thủy tinh Trong phòng thí nghiệm có nhiều loại dụng cụ thủy tinh, theo công dụng của chúng, có thể chia thành 3 loại: - Dụng cụ thủy tinh không chia độ: ống nghiệm, bình cầu, bình hình nón, phễu… - Dụng cụ thủy tinh có chia độ: ống đo, cốc, ống chuẩn độ, ống hút, bình định mức… - Dụng cụ thủy tinh có tác dụng đặc biệt: bình hút ẩm, ống sinh hàn, nhiệt kế… 1.1.1. Dụng cụ thủy tinh không chia độ Ống nghiệm Ống nghiệm có nhiều loại với các kích thước khác nhau. Để giữ ống nghiệm trong khi làm việc, thường để chúng trên các giá đựng. Ống nghiệm chủ yếu được dùng làm các thí nghiệm với lượng nhỏ. Chất phản ứng đựng trong ống nghiệm phải là lượng ít, vào khoảng 1/4, có khi chỉ là 1/8, dung tích ống nghiệm. Muốn lắc ống nghiệm thì tay trái cầm ống nghiệm bằng ngón cái và ngón trỏ, cầm gần miệng ống nghiệm và đỡ ống nghiệm bằng ngón giữa, dùng ngón trỏ tay phải búng nhẹ vào phía dưới ống nghiệm. Nếu chất lỏng quá ½ ống nghiệm thì phải khuấy bằng đũa thủy tinh, đưa lên đưa xuống nhẹ nhàng tránh làm thủng đáy. Không được lấy ngón tay bịt ống nghiệm để lắc, làm như vậy không những đưa thêm chất lạ từ ngón tay vào ống nghiệm làm sai lệch kết quả thí nghiệm mà đôi khi còn gây tai nạn đến ngón tay. Cốc thủy tinh Cốc thủy tinh có dạng cao, thấp, rộng, hẹp với dung tích khác nhau từ 50ml đến 1 hoặc 2 lít. Có 2 loại cốc: cốc có mỏ và cốc không mỏ. Thông dụng nhất là cốc có mỏ, vì dễ dàng cho việc rót chất lỏng hơn. Cốc thường làm bằng thủy tinh chịu nhiệt, dùng đựng hóa chất và để thực hiện các phản ứng như dùng ống nghiệm nhưng với lượng hóa chất nhiều hơn. 9 Bình hình nón Bình hình nón có thành mỏng đều, đáy bằng, miệng hẹp, cũng có thể đun được như cốc thủy tinh. Do hình dạng của bình nên nó lắc quay tròn dễ, cho phép trộn nhanh hóa chất đựng trong bình, vì vậy bình hình nón thường được sử dụng để chuẩn độ. Cũng nhờ hình dạng của bình mà ta có thể dùng đũa thủy tinh chạm vào một điểm bất kỳ của bình, do đó dễ dàng hơn khi làm sạch bình cũng như lấy hết các cặn dính ở thành bình. Bình cầu Bình cầu có nhiều cỡ khác nhau và nhiều loại khác nhau như bình cầu đáy bằng, bình cầu đáy tròn; bình cầu cổ ngắn hay cổ dài, cổ rộng hay cổ hẹp, cổ nhám hay không nhám; loại chịu nhiệt hoặc không chịu nhiệt; loại có nhánh hoặc không có nhánh… - Bình cầu đáy bằng dùng để đựng và pha hóa chất, hoặc để đun nóng các chất lỏng… - Bình cầu đáy tròn dùng để cất, đun sôi hoặc làm những thí nghiệm cần đun nóng. Khi đun nên dùng kẹp mắc trên giá mà cặp cổ bình cầu và phải lót lưới amiăng. Bình cầu đáy tròn phải có giá để. Phễu Phễu dùng để lọc và rót chất lỏng. Phễu thủy tinh có kích thước khác nhau, thường có đường kính 6cm – 10cm. Hình dạng chung của các phễu là cuống dài, gốc phễu bằng 600, nhờ vậy sẽ giúp cho tốc độ chảy nhanh. Khi dùng, người ta thường đặt phễu lên giá đỡ. Giá đỡ gồm giá sắt và vòng phễu sắt, tùy lọai phễu dùng lớn hay nhỏ mà chọn vòng phễu thích hợp để mắc. Cũng có khi người ta đặt phễu trực tiếp lên các dụng cụ hứng: chai, lọ, bình cầu, bình hình nón… Khi rót chất lỏng, mức chất lỏng trong phễu phải thấp hơn miệng phễu 15mm. Không nên rót chất lỏng thắng vào phễu mà nên dùng đũa thủy tinh dẫn chất lỏng vào thành phễu. 10 1.1.2. Dụng cụ thủy tinh có chia độ Ống đo hình trụ Ống đo hình trụ được chia độ thành 1 ml hoặc 1/10 ml. Các ống đo hình trụ có dung tích từ 3ml, 5ml đến 1 lít. Khi dùng các ống đo cần chú ý độ chính xác phép đo thể tích phụ thuộc vào đường kính ống đo, ống đo càng rộng thì mức chính xác càng kém. Không được dùng những ống đo lớn để đo thể tích nhỏ. Khi đong chất lỏng trong suốt, rót chất lỏng vào ống đo sao cho đáy dưới vòm khum của bề mặt chất lỏng ngang với vạch chia độ của ống đo, vạch đó sẽ chỉ thể tích chất lỏng. Đối với chất lỏng đục hoặc có màu, xác định thể tích theo mặt trên của vòm khum. Không được đun nóng ống đo cũng như không được đo chất lỏng đang nóng. Bình định mức Bình định mức là loại dụng cụ có thể tích chính xác chuyên dùng để pha chế những dung dịch có nồng độ xác định. Bình định mức là hình cầu đáy bằng, cổ dài, có ngấn và nút nhám. Ngấn ở cổ bình xác định dung tích chất lỏng chứa trong bình ở 200C. Bình định mức thường dùng có dung tích 100, 250, 500 ml… Khi pha dung dịch có nồng độ xác định từ chất rắn, cần thực hiện như sau: Trước tiên cân chính xác chất định pha, đổ vào cốc ngòai rồi cho vào đó một ít dung môi để hòa tan, sau đó mới đổ vào bình định mức, tiếp tục đổ thêm dung môi cho tới vạch. - Trước khi đổ dung môi cho tới vạch phải lắc dung dịch trong bình thật đều, dùng hai bàn tay đỡ đáy và nút bình định mức lắc cẩn thận không để dung dịch bắn lên miệng bình. - Việc hòa tan thường làm giảm hoặc tăng nhiệt độ của dung dịch, nên phải chờ cho đến khi nhiệt độ của dung dịch trong bình và nhiệt độ trong phòng thí nghiệm bằng nhau rồi mới cho thêm dung dịch cho tới vạch. - Khi đổ dung môi cho tới vạch thì những giọt dung môi sau cùng phải đổ chính xác, nếu cần thì dùng pipet để nhỏ giọt từ từ, sau khi nhỏ một giọt ta phải chờ 1 đến 2 phút để dung môi có thời gian trôi xuống vì nó dính thành bình. - Khi xác định vòm khum cần để mắt nhìn ngang với ngấn. - Chú ý cầm cổ bình phía trên ngấn, không cầm ở bầu tròn của bình để tránh làm tăng nhiệt độ chất lỏng trong bình. 11 Ống hút (Pipet) Pipet dùng để lấy một lượng chính xác chất lỏng. Pipet là một ống thủy tinh nhỏ, ở giữa có bầu hoặc không. Pipet thường có dung tích 1, 2, 3, 5, 10, 20, 25, 50ml. Ngoài ra, người ta còn sử dụng micro pipet để lấy những thể tích nhỏ chất lỏng với độ chính xác cao hơn. Phân loại pipet: pipet một vạch và pipet hai vạch, pipet chia độ và pipet có dung tích cố định (pipet bầu). - Đối với pipet một vạch thì khi ta hút chất lỏng đến vạch trên và thả tay cho chất lỏng chảy ra hết là đã lấy được đúng thể tích ghi trên pipet. - Đối với pipet hai vạch thì thể tích ghi trên pipet là thể tích chứa giữa hai vạch đó. Vì vậy đối với pipet hai vạch này, khi ta hút chất lỏng đến vạch trên và thả tay cho chất lỏng chảy ra đến vạch dưới thì dừng lại, lúc đó sẽ lấy được đúng thể tích ghi trên pipet. - Pipet chia độ là loại pipet tại phần giữa có các vạch chia độ. - Pipet bầu là loại pipet thường có bầu ở giữa, dùng để đo một thể tích chính xác do pipet quy định. Muốn lấy chất lỏng vào pipet phải dùng quả bóp cao su. - Trước hết dùng tay phải bóp quả cao su để tạo ra sự chênh lệch áp suất, tay trái cầm pipet, chú ý ngón trỏ của tay trái để gần miệng trên pipet có thể sẵn sàng bịt lại khi đã lấy xong chất lỏng. - Đặt đầu hở quả cao su vào miệng pipet. Nhúng pipet vào chất lỏng và thả lỏng từ từ tay phải để chất lỏng vào pipet cho tới quá vạch trên của pipet một chút. Dùng ngón trỏ tay trái bịt lại. - Nhấc pipet ra khỏi bề mặt chất lỏng, dùng giấy lau khô chất lỏng bên ngoài pipet. Sau đó nâng vạch của pipet lên ngang mắt, hé mở ngón trỏ để chất lỏng chảy từng giọt cho tới khi vòm khum khớp với vạch chia độ. - Đưa pipet sang bình đựng, mở ngón trỏ cho chất lỏng chảy vào bình. Nếu pipet có vạch ở phía dưới thì dùng ngón trỏ điều chỉnh cho vòm khum chất lỏng còn lại khớp với vạch dưới pipet. Nếu pipet không có vạch dưới thì để chất lỏng chảy ra hết, không dùng miệng thổi xuống giọt chất lỏng còn dính lại đầu cuối pipet. 12 Ống chuẩn độ (Buret) Buret dùng để đo một lượng nhỏ dung dịch. Buret là một ống thủy tinh đầu dưới vuốt nhỏ lại, trên thành ngoài dọc theo chiều dài của buret có khắc vạch chia ra ml và 0,1ml, vạch số 0 ở phía trên. Buret dùng để chuẩn độ thường có dung tích 10ml, 25ml và 50ml. Thường buret có hai loại: loại có khóa nhám và loại ống cao su. Buret có khóa nhám có thể sử dụng cho các hóa chất trừ dung dịch kiềm. Đối với dung dịch kiềm thì ta nên dùng buret ống cao su. Ngoài 2 loại buret nói trên, trong phòng thí nghiệm còn dùng microburet. Microburet khác với buret thường ở chỗ nó không chia độ theo 0,1ml mà theo 0,01ml, vì vậy nó chính xác hơn. Khi sử dụng buret để chuẩn độ, cần thực hiện theo các động tác sau: Phần chuẩn bị: - Rửa sạch buret trước khi sử dụng. Buret sạch là khi ta rót dung dịch thì dung dịch chảy từ từ theo thành bên trong của buret và không dính giọt nào trên thành buret. Khi sử dụng mà buret còn ướt thì ta phải tráng buret vài lần bằng dung dịch chuẩn độ. - Rót dung dịch chuẩn độ vào buret: dùng loại phễu nhỏ có cuống ngắn, cuống phễu không được chạm tới vạch số 0. Trước khi rót ta phải xem lại đã khóa buret chưa. Sau đó mở khóa để dung dịch chảy xuống chiếm đầy phần buret nằm dưới khóa đến tận đầu cùng của ống vuốt. Dung dịch rót vào phải cao hơn vạch số 0 khoảng 3 – 4cm. Chú ý để cho phần dưới buret không có bọt khí, vì nếu có bọt khí thì khi chuẩn độ ta không thể đọc đúng thể tích hóa chất đã sử dụng. Trường hợp có bọt khí thì ta mở khóa cho chất lỏng chảy mạnh xuống cốc hứng để bọt khí theo ra. - Cứ mỗi lần chuẩn độ ta phải rót dung dịch vào buret cho đến vạch số 0. Phần định lượng: - Dùng tay trái cẩn thận mở khóa cho dung dịch chảy từ từ tới vạch số 0; nhìn ngang tầm mắt thấy mặt khum tiếp xúc với vạch số 0 thì dừng. - Khi định lượng, dung dịch chảy trong buret không được nhanh quá vì khi chảy nhanh dung dịch không kịp xuống hết, vì vậy kết quả thực nghiệm sẽ sai. - Mỗi lần chuẩn độ nên xuất phát từ vạch số 0. 13 Khi tiến hành xong thí nghiệm, buret phải được rửa sạch bằng nước thường và tráng lại bằng nước cất, cặp nó vào giá và quay đầu hở xuống để bụi không rơi vào buret. Đối với loại buret có khóa nhám thì cần lấy khóa ra bọc khóa bằng giấy lọc sạch rồi lại đặt khóa vào buret, làm như vậy thì phần nhám được bảo vệ ít bị hỏng và cũng không bị dò chảy. Bình thường ta có thể bôi khóa buret bằng một lớp vadơlin mỏng rồi xoay qua lại để lớp vaselin phân bố đều trước khi sử dụng. 1.1.3. Dụng cụ thủy tinh có tác dụng đặc biệt Bình hút ẩm Bình hút ẩm là bình làm bằng thủy tinh dầy, phía dưới hình nón cụt, phía trên hình trụ, nắp đậy bằng thủy tinh có gờ mài nhám cho kín. Bình hút ẩm dùng làm khô từ từ các chất, bảo vệ các chất dễ hút ẩm trong không khí. Có 2 loại bình: bình hút ẩm thường, bình hút ẩm chân không. Ở đáy bình để các chất hút ẩm: CaCl2 khan, NaOH rắn, H2SO4 đặc, P2O5, silicagel…Những chất cần làm khô đựng trong cốc. chén sứ, mặt kính đồng hồ…đặt vào bình, trên khay sứ. Miệng bình và nắp thủy tinh mài nhám luôn bôi lớp vadơlin mỏng. Khi mở bình phải đẩy nắp trượt về một bên theo chiều ngang, không được nhấc nắp theo chiều thẳng đứng. Khi đậy nắp, đẩy nắp trượt từ bên cạnh dần vào khít với miệng bình. Muốn di chuyển bình hút ẩm, dùng hai ngón tay cái giữ lấy nắp bình vì nó dễ bị trượt. Trong trường hợp đặt chén nung nóng vào bình sau khi đậy nắp, phải đẩy nắp qua lại vài lần để không khí nóng thoát ra ngoài, sau đó mới đậy nắp cố định, để khi nguội áp suất trong bình gi
Tài liệu liên quan