Thuế và vai trò của thuế
Thuế gắn liền với sự tồn tại phát triển của nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất
kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng nhiệm vụ của mình. Tùy thuộc vào
bản chất và cách thức nhà nước sử dụng mà các nhà kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên dù theo quan điểm nào thì thuế cũng có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực
tiếp. Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân
+ Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế
trên phạm vi toàn xã hội.
+ Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho nhà nước các khoản thuế đã
được pháp luật quy định.
- Khái niệmvề thuế:
Thuế là một hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật quy định các tổ chức và cá
nhân trong xã hội nộp cho nhà nước bằng một phần thu nhập của mình, nhằm tập trung
một bộ phận quyền lực của xã hội vào ngân sách nhà nước, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội.
Ngoài các khoản thu về thuế thì ngân sách nhà nước còn có các khoản thu về phí và
lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà
nước hay tổchức cá nhân được nhà nước ủy quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng.
64 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LỜI NÓI ĐẦU
Thuế là một phạm trù rộng và hàm chứa nhiều nội dung phức tạp, hiểu và vận dụng
kiến thức về thuế nói chung, pháp luật thuế nói riêng trong điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội hiện nay có một ý nghĩa quan trọng đối với mọi người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.
Nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuế của Nhà nước là sự quan tâm hàng đầu
của người làm công tác kế toán – tài chính trong doanh nghiệp. Bởi mỗi một sắc thuế được
ban hành; mỗi một sự đổi thay hay bổ sung, sửa đổi là một lần Kế toán viên phải cập nhật,
nắm bắt và triển khai thực hiện. Mục đích cuối cùng của mỗi kế toán là giúp cho doanh
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng luật, đặc biệt là chấp hành tốt chính
sách, pháp luật Thuế của nhà nước, tránh các sai sót trong kê khai, nộp thuế.
Nhằm mục đích giúp cho sinh viên chuyên ngành kế toán, kinh tế đang học tại
trường hệ Cao đẳng,Trung cấp có được tài liệu kịp thời phục vụ nghiên cứu, học tập với
chiều sâu kiến thức thực tiễn, cuốn:“tập bài giảng thuế” được biên soạn nhằm giúp cho
các bạn sinh viên có được toàn bộ các nội dung cơ bản quan trọng của chính sách Thuế
hiện hành từ lý luận đến thực tiễn. Từ đó có thể đối chiếu, vận dụng và xử lý được các
nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh một cách dễ dàng, thuận tiện và chính xác.
Bố cục tập bài giảng được chia thành 8 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về thuế
Chương 2: Thuế xuất nhập khẩu
Chương 3: Thuế tiêu thụ đặc biết
Chương 4: Thuế giá trị gia tăng
Chương 5: Thuế thu nhập doanh nghiệp
Chương 6: Thuế thu nhập cá nhân
Chương 7: Thuế tài nguyên
Chương 8: Thuế môn bài
Tác giả mong rằng, tài liệu này sẽ là nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu thiết
thực dành cho các bạn sinh viên và những người làm kế toán doanh nghiệp. .
Vĩnh phúc, ngày 25 tháng 11 năm 2011
Tác giả
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................1
3
Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ ..............................................4
1.1. THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG .................................................................................................................... 5
1.2. PHÂN LOẠI THUẾ............................................................................................. 6
1.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ ............................................... 7
1.4. SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN BỘ
MÁY THU THUẾ Ở NƯỚC TA................................................................................ 8
1.4.1. Lịch sử hình thành và phát triển hệ thống thuế Việt Nam .......................... 8
1.4.2. Lộ trình cải cách thuế của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới từ năm
1990 đến nay ............................................................................................................ 9
Chương 2 THUẾ XUẤT - NHẬP KHẨU...........................................................15
2.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA THUẾ XUẤT - NHẬP KHẨU ................................. 15
2.1.1. Khái niệm..................................................................................................... 15
2.1.2. Đặc điểm....................................................................................................... 15
2.1.3. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu ................................................................ 15
2.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ XNK .......................................................... 15
2.2.1. Đối tượng nộp thuế .................................................................................... 15
2.2.2. Đối tượng chịu thuế ..................................................................................... 15
2.2.3. Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế .............................................. 17
2.2.4. Thủ tục kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế ................................................ 19
2.2.5.Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế và truy thu thế ........................ 25
Chương 3 THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT ..........................................................28
3.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT (TTĐB) ......... 28
3.1.1. Khái niệm..................................................................................................... 28
3.1.2. Đặc điểm....................................................................................................... 28
3.1.3. Ý nghĩa ......................................................................................................... 28
3.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ TTĐB ........................................................ 29
3.2.1. Người nộp thuế ............................................................................................ 29
3.2.2. Đối tượng chịu thuế ..................................................................................... 29
3.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế .............................................................. 31
3.2.4. Thủ tục kê khai nộp thuế, hoàn thuế, quyết toán thuế. ............................. 36
Chương 4 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG.............................................................39
4.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT) ........... 39
4.1.1. Khái niệm..................................................................................................... 39
4.1.2. Ý nghĩa của thuế Giá trị gia tăng ................................................................ 39
4.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ GTGT........................................................ 40
4.2.1. Đối tượng nộp thuế (Người nộp thuế)......................................................... 40
4.2.2. Đối tượng chịu thuế ..................................................................................... 40
4.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế .............................................................. 41
4.2.4. Thủ tục kê khai nộp thuế và, hoàn thuế, quyết toán thuế.......................... 61
Chương 5 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP.............................................65
5.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP .................... 65
5.1.1. Khái niệm:.................................................................................................... 65
5.1.2. Đặc điểm....................................................................................................... 65
5.1.3. Ý nghĩa ......................................................................................................... 65
5.2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ............... 65
5.2.1. Đối tượng nộp thuế (người nộp thuế) ......................................................... 65
5.2.2. Đối tượng tính thuế...................................................................................... 65
4
5.2.3. Căn cứ và phương pháp tính thuế .............................................................. 66
5.2.4. Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế............................................................. 78
5.2.5. Xác định thu nhập tính thuế và thuế thu nhập doanh nghiệp từ
chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán............................................. 80
Chương 6 THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .........................................................91
6.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, Ý NGHĨA .............................................................. 91
6.1.1. Khái niệm..................................................................................................... 91
6.1.2. Đặc điểm ...................................................................................................... 91
6.1.3. Ý nghĩa ......................................................................................................... 91
6.2. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN .............................. 91
6.2.1. Đối tượng nộp .............................................................................................. 91
6.2.2. Thu nhập chịu thuế, thu nhập được miễn thuế......................................... 91
6.2.3. Căn cứ tính thuế .......................................................................................... 93
6.2.4. Kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế............................................................. 98
Chương 7 THUẾ TÀI NGUYÊN......................................................................100
7.1. KHÁI NIỆM..................................................................................................... 100
7.2. ĐẶC ĐIỂM ...................................................................................................... 100
7.3. VAI TRÒ.......................................................................................................... 100
7.4. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ, ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ ............................... 100
7.4.1. Đối tượng nộp thuế.................................................................................... 100
7.4.2. Đối tượng chịu thuế ................................................................................... 100
7.5. CĂN CỨ TÍNH THUẾ .................................................................................... 100
7.5.1. Khái niệm và công thức tính ..................................................................... 100
7.5.2. Sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác............................. 101
7.5.3. Giá tính thuế .............................................................................................. 101
7.5.4. Thuế suất ................................................................................................... 104
Chương 8 THUẾ MÔN BÀI .............................................................................107
8.1. KHÁI NIỆM..................................................................................................... 107
8.2. ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ MÔN BÀI ............................................................ 107
8.3. CĂN CỨ TÍNH THUẾ .................................................................................... 107
8.4. KÊ KHAI THUẾ.............................................................................................. 108
8.4.1. Hồ sơ kê khai thuế MB.............................................................................. 108
8.4.2. Thời gian kê khai thuế môn bài ................................................................ 108
8.4.3. Xác định mức thuế MB đối với DN mới thành lập .................................. 108
8.4.4. Tờ khai hợp lệ............................................................................................ 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ
5
Mục tiêu:
Hệ thống hóa những vân đề lý luận cơ bản của thuế thông qua khái niệm, đặc điểm, phân
loại, các yếu tố cấu thành một sắc thuế.
Sơ lược lịch sử hình thành, phát triển và lộ trình cải cách thuế của Việt Nam.
1.1. THUẾ VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
- Thuế và vai trò của thuế
Thuế gắn liền với sự tồn tại phát triển của nhà nước và là một công cụ quan trọng mà bất
kỳ quốc gia nào cũng sử dụng để thực thi chức năng nhiệm vụ của mình. Tùy thuộc vào
bản chất và cách thức nhà nước sử dụng mà các nhà kinh tế có nhiều quan điểm khác nhau.
Tuy nhiên dù theo quan điểm nào thì thuế cũng có những đặc điểm cơ bản sau:
+ Thứ nhất, thuế là một khoản thu không bồi hoàn, không mang tính hoàn trả trực
tiếp. Nộp thuế là một nghĩa vụ cơ bản nhất của công dân
+ Thứ hai, thuế là một khoản thu mang tính bắt buộc, để đảm bảo tập trung thuế
trên phạm vi toàn xã hội.
+ Thứ ba, các pháp nhân và thể nhân chỉ phải nộp cho nhà nước các khoản thuế đã
được pháp luật quy định.
- Khái niệm về thuế:
Thuế là một hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật quy định các tổ chức và cá
nhân trong xã hội nộp cho nhà nước bằng một phần thu nhập của mình, nhằm tập trung
một bộ phận quyền lực của xã hội vào ngân sách nhà nước, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của
nhà nước thích ứng với từng giai đoạn phát triển của kinh tế xã hội.
Ngoài các khoản thu về thuế thì ngân sách nhà nước còn có các khoản thu về phí và
lệ phí. Đây là những khoản thu mà một tổ chức hay cá nhân phải trả khi được cơ quan nhà
nước hay tổ chức cá nhân được nhà nước ủy quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng.
- Khái niệm về phí, lệ phí:
Phí là khoản thu nhằm thu hồi chi phí đầu tư cung cấp các dịch vụ công cộng không
thuần túy theo quy định của pháp luật, và là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi sử
dụng các dịch vụ công cộng đó.
Các dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật có thể do nhà nước đầu tư cụng
cấp và cũng có thể do khu vực tư nhân đầu tư cung cấp
Lệ phí là khoản thu gắn liền với việc cung cấp trực tiếp các dịch vụ hành chính
pháp lý của nhà nước cho các thể nhân, pháp nhân nhàm phục vụ cho công việc quản lý
hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các dịch vụ theo quy định của pháp luật được phép thu lệ phí thuộc các dịch vụ gắn
liền công viêc quản lý của nhà nước như đăng ký quốc tịch, hộ khẩu, đăng ký kết hôn, bảo
hộ quyền tác giả .
- Vai trò của thuế:
Thuế là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho nhà nước nhằm đáp ứng
nhu cầu chi tiêu của nhà nước, điều này thể hiện ở những điểm sau: Phạm vi thu thuế rất
rộng, đối tượng nộp thuế bao gồm toàn bộ thể nhân, pháp nhân hoạt động kinh tế và phát
sinh nguồn thu nhập phải nộp thuế.
Thuế là cộng cụ điều tiết kinh tế vĩ mô phù hợp với sự phát triển kinh tế từng thời
kỳ
Nhà nước có khả năng sử dụng chính sách thuế để điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Điều đó suất
phát từ chức năng điều chỉnh của thuế.Vì lợi ích xã hội, nhà nước có thể tăng thuế hoặc
giảm thuế đối với thu nhập của các tầng lớp dân cư và với doanh nghiệp, để kích thích
hoặc hạn chế sự phát triển các lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế
Thuế là công cụ điều hòa thu nhập thực hiện công bằng xã hội trong phân phối
Trong nền kinh tế thị trường, nguồn lực xã hội tham gia vào nền kinh tế, theo quy
luật thị trường trong việc huy động phân bổ và tham gia thực hiện việc phân phối các yếu
tố đầu ra. Đó là sự phân phối mang tính chất kinh tế. Tuy nhiên, nếu để cho thị trường tự
6
điều phối nền kinh tế thì sẽ tạo ra những khiếm khuyết và không phải lúc nào cũng đạt kết
quả tốt như xã hội mong muốn. Do vậy nhà hước cần phải can thiệp vào sự phân phối để
quản lý điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế theo định hướng của nhà nươc ở từng thời kỳ.
Ngoài ra thuế còn thực hiện vai trò phân phối lại thu nhập xã hội. Vai trò phân phối
lại của thuế được thực hiện thông qua việc nhà nước sử dụng tiền thuế đã nộp vào ngân
sách nhà nước, để chi tiêu cho các hoạt động chức năng của nhà nước nhằm phục vụ lợi ích
của nhân dân. Nhà nước sử dụng tiền thuế để cung cấp hàng hóa dịch vụ công cộng và
phục vụ mục đích tiêu dùng chung cho toàn xã hội, một phần tiền thuế để trợ cấp điều hòa
thu nhập.
Thuế là công cụ để kiểm tra kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh .
Thông qua khai báo thuế của các doanh nghiệp, công ty và thông qua công tác kiểm
tra kiểm soạt của cơ quan thuế, có thể nắm được thực trạng sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, từ đó có thể phát hiện ra những vấn đề gian lận thương mại, thuế, khai báo sai tình
hình sản xuất kinh doanh trong thực tế, góp phần chấn chỉnh các hoạt động sản xuất kinh
doanh nâng cao vai trò giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội của cơ quan
thuế.
1.2. PHÂN LOẠI THUẾ
- Căn cứ vào phương thức đánh thuế (căn cứ vào tính chất có thể dịch chuyển về
thuế giữa người nộp thuế và người chịu thuế) thì thuế được phân thành hai loại chủ yếu đó
là thuế trực thu và thuế gián thu.
+ Thuế trực thu
Là loại thuế đánh trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế. Thuế trực
thu có đặc điểm là đối tượng nộp thuế theo luật định cũng chính là người chịu thuế VD:
thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
Việc động viên cho ngân sách nhà nước qua thuế trực thu có tính công bằng hơn so
với thuế gián thu, bởi vì phần đóng góp về thuế thường phù hợp vớ khả năng của từng đối
tượng vì vậy thuế có vai trò quan trọng trong việc điều hòa thu nhập giảm bớt chênh lệch
đáng kể về mức sống giữa các tầng lớp dân cư. Tuy nhiên thuế trực thu cũng tồn tại những
hạn chế nhất định đó là phần nào hạn chế sự cố gắng tăng thu nhập của các đối tượng nộp
thuế, rễ gây phản ứng tâm lý của những người chịu thuế, thu chậm hoặc khó thu , chi phí
quản lý thuế cao.
+ Thuế gián thu
Là loại thuế không trực tiếp đánh vào thu nhập và tài sản của người nộp thuế mà
đánh một cách gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa và dịch vụ.
Thuế gián thu đem lại nguồn thu thường xuyên và ổn định cho ngân sách nhà nước,
chi phí quản lý thấp hơn thuế trực thu mà kết quả thu thuế lại cao hơn
Tuy nhiên thuế gián thu thường cào bằng không có sự phân biệt đối xử các tầng lớp
dân cư, chưa đảm bảo công bằng hợp lý về thuế.
- Căn cứ vào cơ sở đánh thuế
Cơ sở đánh thuế chỉ rõ thuế đánh trên cái gì. Căn cứ vào cơ sở đánh thuế có thể
chia thuế thành ba loại
+ Thuế thu nhập:
Bao gồm các sắc thuế có cơ sở đánh thuế là thu nhập kiếm được.Thu nhập kiếm
được hình thành từ các nguồn: Từ lao động dưới dạng tiền lương, tiền công, thu nhập từ
các hoạt động sản xuất kinh doanh dưới dạng lợi nhuận, lợi tức, cổ phần
Thuế thu nhập gồm thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp
+ Thuế tiêu dùng:
Là loại thuế có cơ sở đánh thuế trên giá trị hàng hóa được tiêu thụ, thuế tiêu dùng là
các loại thuế gián thu như thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt
+ Thuế tài sản là loại thuế có cơ sở đánh thuế là giá trị các tài sản của thể nhân,
pháp nhân. Tuy nhiên, không phải mọi tài sản của các thể nhân pháp nhân đều bị đánh thuế
tài sản. Tùy thuộc vào mục tiêu kinh tế xã hội trong từng thời kỳ mà mỗi quốc gia có sự
7
lựa chọn đánh thuế tài sản đối với những tài sản nhất định. Thuộc loại thuế tài sản bao gồm
nhiều sắc thuế khác nhau như thuế nhà, thuế đất
- Căn cứ theo chế độ phân cấp điều hành ngân sách nhà nước thuế được phân
thành hai loại thuế trung ương và thuế địa phương
+ Thuế trung ương: Là loại thuế được nhà nước ban hành luật pháp và điều tiết
100% vào ngân sách trung ương
+ Thuế địa phương: Là loại thuế được nhà nước quy định thu trên phạm vi lãnh thổ
được phân công quản lý và được điều tiết vào ngân sách nhà nước ở địa phương 100%
1.3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH MỘT SẮC THUẾ
Hệ thống thuế của bất kỳ quốc gia nào cũng gồm nhiều loại thuế hoạt động trong
các lĩnh vực khác nhau, nhằm những mục tiêu khác nhau và có phương pháp tính riêng
song các sắc thuế cùng thống nhất ở những yếu tố cơ bản cấu thành một sắc thuế như sau:
- Tên gọi của sắc thuế
Mỗi sắc thuế có một tên gọi nhằm phân biệt giữa các hình thức thuế khác nhau,
đồng thời phản ánh nội dung chính của sắc thuế đó.Các nhà làm luật thường chọn tên ngắn
gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, để đặt cho một sắc thuế và sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt, sắc thuế đó được ban hành và công bố ra toàn xã hội. Đặt tên cho thuế ngoài mục
đích quản lý còn nhằm bảo vệ dân chúng không nộp thuế trùng lặp.
Cách đặt tên thuế được sử dụng phổ biến là:
Đặt tên theo nội dụng: Thuế xuất khẩu, nhập khâu
Đặt tên theo đối tượng đánh thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp
- Đối tượng nộp thuế (Người nộp thuế)
Đối tượng nộp thuế có thể là thể nhân hoặc pháp nhân mà được luật pháp xác định
có trách nhiệm phải nộp thuế cho nhà nước và gọi là người nộp thuế
Cần phân biệt giữa người nộp thuế và người chịu thuế. Người nộp thuế là người
đem tiền thuế nộp cho nhà nước, người chịu thuế là người có thu nhập bị thuế đều tiết.
- Đối tượng chịu thuế: Chỉ rõ thuế đánh vào cái gì (hàng hóa, thu nhập, tài sản)
VD: Thuế GTGT đối tượng là h