Bài giảng Thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam

Khái niệm: Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ vượt biên giới một quốc gia, thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu. Chức năng: Đảm bảo khâu lưu thông hàng hoá giữa trong nước và nước ngoài Tạo vốn cho quá trình đầu tư trong nước Góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế

ppt63 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3320 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Thương mại quốc tế và chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 9: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 9.1 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 9.2 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 9.3 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM 9.1 THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 9.1.1 Khái niệm: Thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ vượt biên giới một quốc gia, thông qua các hoạt động xuất, nhập khẩu. 9.1.2 Chức năng: Đảm bảo khâu lưu thông hàng hoá giữa trong nước và nước ngoài Tạo vốn cho quá trình đầu tư trong nước Góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế 9.1.3 Nhiệm vụ của thương mại quốc tế: Nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, sử dụng tài nguyên hiệu quả Tiếp cận đến các nguồn công nghệ hiện đại 9.1.4 Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Chỉ tiêu: “Đóng góp của xuất khẩu vào (1%) tăng trưởng GDP”: = x 9.2 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 9.2.1 Khái niệm: là một hệ thống các nguyên tắc, mục tiêu, và các công cụ, biện pháp thích hợp mà chính phủ một quốc gia sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của nước mình trong một thời kỳ nhất định. Là một bộ phận quan trọng của chính sách kinh tế-xã hội. Bao gồm các nội dung: Chính sách xuất khẩu; chính sách nhập khẩu; chính sách thị trường xuất nhập khẩu; các chính sách hỗ trợ gián tiếp: chính sách tỷ giá, đầu tư, tín dụng… Chính sách thương mại có liên quan chặt chẽ tới các chính sách kinh tế khác: chính sách công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ …. Mục đích chính sách thương mại quốc tế: Tạo điều kiện thuận lợi để khai thác triệt để lợi thế của nền kinh tế đất nước: giúp cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường bên ngoài, tham gia mạnh mẽ vào phân công lao động và mậu dịch quốc tế. Bảo vệ thị trường nội địa, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh quốc tế 9.2.2 Phân loại chính sách thương mại quốc tế: a) Chính sách tự do thương mại và chính sách bảo hộ mậu dịch: Chính sách tự do thương mại: Là chính sách mà trong đó nhà nước không can thiệp trực tiếp vào quá trình điều tiết thương mại quốc tế, mở cửa thị trường cho thương mại quốc tế phát triển Ưu điểm: Hàng hóa được lưu thông tự do Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng, hạ giá thành hàng hóa Thị trường nội địa phong phú hàng hóa, đáp ứng tối ưu người tiêu dùng Nhược điểm: Thị trường dễ bị xáo trộn, lệ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị bên ngoài. Khi các nhà sản xuất trong nước chưa đủ mạnh thì dễ bị phá sản Chính sách bảo hộ mậu dịch:   Là chính sách mà nhà nước sử dụng các biện pháp bảo vệ thị trường nội địa, nâng đỡ các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh nhập khẩu và mở rộng ra thị trường ngoài nước Ưu điểm: Giảm bớt sức cạnh tranh của hàng nhập; Bảo hộ nhà sản xuất trong nước, giúp họ nâng cao khả năng cạnh tranh; Giúp nhà xuất khẩu nâng cao khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường bên ngoài. Nhược điểm: Gây tổn thương cho thương mại quốc tế, Nền kinh tế có thể bị cô lập với bên ngòai; Làm gia tăng trì trệ của các nhà sản xuất trong nước khiến họ chậm cải tiến; Thiệt hại cho người tiêu dùng, bởi hàng hóa kém đa dạng về mẫu mã... Thực tế: Các quốc gia thường không thiên về một chính sách cụ thể nào, mà kết hợp cả 2 xu hướng trên, với các mức độ khác nhau tùy từng thời kỳ phát triển b) Chính sách hướng nội và Chính sách hướng về xuất khẩu: Chính sách hướng nội – inward oriented trade policy (thay thế nhập khẩu) : Phát triển các ngành sản xuất thay thế nhập khẩu với mức độ bảo hộ cao Ưu điểm: Thị trường nội địa được bảo hộ chặt chẽ, tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp: Huy động tối đa nguồn nội lực cho phát triển kinh tế (chủ yếu dựa vào nguồn nội lực) Ít chịu sự tác động của thị trường thế giới, tăng trưởng kinh tế ổn định Nhược điểm: Sức cạnh tranh của hàng hóa thấp Nhiều ngành công nghiệp phát triển với hiệu quả thấp Thâm hụt thương mại, cán cân vãng lai cao Vay nước ngoài cao và gánh nặng trả nợ nặng nề Tăng trưởng kinh tế thấp Chính sách hướng về xuất khẩu (outward oriented trade policy): Lấy xuất khẩu làm động lực, phát triển các ngành có lợi thế hướng về xuất khẩu và mức độ bảo hộ mậu dịch không cao Ưu điểm: Hàng hóa có sức cạnh tranh cao Các ngành phát triển năng động, trình độ công nghệ, quản lý cao hơn Kết hợp các nguồn lực bên trong và bên ngoài cho phát triển Cán cân thương thâm hụt không lớn Nợ nước ngoài không cao và khả năng thanh toán nợ tốt Tăng trưởng kinh tế cao hơn Nhược điểm: Phụ thuộc mạnh vào kinh tế thế giới Khó khăn trong hỗ trợ phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn c) Chính sách thương mại của các nước đang phát triển: Chính sách “đóng cửa” Vào những năm 1950 và 60, các nước đang phát triển thực hiện chính sách đóng cửa kinh tế do nguyên nhân: Sau khi giành độc lập, muốn phát triển kinh tế không phụ thuộc bên ngoài Vì lợi ích của tư bản dân tộc Hạn chế tác động từ khủng hoảng kinh tế Đặc điểm: Phát triển theo định hướng thay thế nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước về hàng hóa, kể cả các ngành không có lợi thế Mức độ bảo hộ mậu dịch cao Chỉ xuất khẩu sau khi đã thỏa mãn nhu cầu trong nước Bắt đầu với các ngành hàng tiêu dùng, sau đó tới các ngành sản xuất phương tiện SX Không khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chỉ sử dụng hình thức vay vốn Vai trò kinh tế nhà nước lớn Ưu điểm: Tốc độ tăng trưởng ổn định, ít chịu ảnh hưởng từ bên ngoài Đảm bảo quyền tự quyết kinh tế và chính trị Nền kinh tế phát triển toàn diện hơn về cơ cấu (đặc biệt các nước lớn) Hạn chế: Không phát huy lợi thế so sánh, năng lực cạnh tranh thấp, giá thành cao Hạn chế tiếp nhận công nghệ nước ngoài Thiếu ngoại tệ tài trợ nhập khẩu và đầu tư Nợ nước ngoài cao Tăng trưởng không cao Chính sách mở cửa kinh tế: Được áp dụng sau khi chính sách đóng cửa không thành công (và điều kiện thuận lợi) Mở rộng quan hệ kinh tế, tự do hóa thương mại, phát triển định hướng xuất khẩu các ngành có lợi thế, tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài Ưu điểm: Năng lực cạnh tranh, trình độ công nghệ được nâng cao, giảm chi phí sản xuất, … Tham gia hiệu quả hội nhập quốc tế Phát triển xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ Cải thiện cán cân thanh toán Thu hút đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế Hạn chế: Gia tăng phụ thuộc vào bên ngoài: thương mại, đầu tư, vốn, chính sách kinh tế … Cơ cấu kinh tế mất cân đối do phát triển mạnh các ngành xuất khẩu Gia tăng bất bình đẳng về thu nhập 9.2.3 Công cụ chính sách thương mại: 9.2.3.1 Thuế quan (tariff) : Khái niệm thuế quan: là thuế đánh lên hàng hoá xuất khẩu hay nhập khẩu khi đi qua biên giới thuế quan Phân biệt: Thuế quan xuất khẩu, Thuế quan nhập khẩu Thuế quan nhập khẩu sử dụng phổ biến. Thuế quan xuất khẩu ít sử dụng Chức năng của thuế quan: Bảo hộ sản xuất trong nước Chức năng thu thuế Điều tiết tiêu dùng (gián tiếp) Điều tiết cán cân thanh toán Là công cụ phân biệt đối xử trong chính sách thương mại Phân loại theo phương pháp tính thuế: Thuế quan tính theo giá trị (Ad valorem duty) Là thuế quan được tính bằng tỷ lệ phần trăm của giá trị hàng hoá. Ví dụ: Thuế nhập khẩu của xe hơi là 20%, Xe hơi giá $20.000 - chịu thuế 4.000$. Xe hơi giá $30.000 - chịu thuế 6.000$. Giá trị tính thuế (Customs value): Giá hợp đồng (ưu tiên hàng đầu): Giá FOB hoặc Giá CIF (Giá CFR) (FOB – Free on Boad); (CIF – Cost, Insurance, Freight); (CFR – Cost and Freight) Đặc điểm: Tương đối đơn giản, công bằng, thuận lợi trong đàm phán cắt giảm thuế quan Có thể gian lận thương mại Thuế quan tính theo số lượng (Specific duty) – Thuế tuyệt đối Là thuế tính bằng tiền đánh trên mỗi đơn vị vật chất của hàng hoá xuất nhập khẩu, không phụ thuộc vào giá trị hàng hoá Ví dụ: Thuế đánh vào rượu: $5/chai. Đặc điểm: Không công bằng Thường áp dụng với các sản phẩm đồng nhất: nông sản, khoáng sản, kim loại… Thuế quan hỗn hợp (Compound duty): Là hình thức tính thuế kết hợp cả hai cách tính thuế: theo giá trị và theo số lượng. Ví dụ: Thuế quan nhập khẩu xe hơi là thuế quan hỗn hợp, bao gồm: Thuế theo giá trị 20% Thuế theo số lượng $2.000 mỗi xe. Xe nhập khẩu có giá $20.000; Thuế nhập khẩu: $4.000 + $2.000 = $6.000 Thuế quan tính theo giá trị phổ biến nhất Tỷ lệ bảo hộ thực tế của thuế quan (Effective rate of protection): Xác định mức độ bảo hộ thực tế mà nhà sản xuất nhận được từ hệ thống thuế quan Chính sách Leo thang thuế quan (Tariff escalation): Gia tăng thuế quan theo mức độ gia công của sản phẩm → Sản phẩm cuối cùng có tỷ lệ bảo hộ thực tế cao (hơn thuế quan danh nghĩa) Rất phổ biến, đặc biệt tại các nước phát triển ERP = (1) ERP = (2) Te = Te = = t + 9.2.3.2 Công cụ phi thuế quan: a) Các biện pháp hạn chế số lượng (quantitative restrictions) Hạn ngạch: là biện pháp hạn chế số lượng, ấn định số lượng tối đa của một sản phẩm được phép xuất khẩu hay nhập khẩu trong một thời kỳ nhất định thông qua hình thức cấp giấy phép Hạn ngạch nhập khẩu có tác động tương tự thuế nhập khẩu. Hạn ngạch xuất khẩu có tác động tương tự thuế xuất khẩu Khác biệt giữa hạn ngạch và thuế quan (tương đương): Hạn ngạch cho biết số lượng nhập khẩu chắc chắn, còn thuế quan thì không Thuế mang lại nguồn thu; hạn ngạch thường không mang lại nguồn thu, phát sinh tiêu cực Là công cụ không minh bạch: Bảo hộ chặt chẽ, dễ dẫn tới độc quyền WTO: hạn ngạch là biện pháp không được khuyến khích (cấm, sử dụng hạn chế) Hạn ngạch thuế quan: là dạng thuế quan có thuế suất thay đổi theo số lượng nhập khẩu: Khi nhập khẩu trong hạn ngạch thuế quan thì áp dụng thuế suất cơ sở (within-quota rate) – thuế suất trong hạn ngạch (thấp) Số lượng NK vượt quá hạn ngạch thuế quan thì chịu thuế suất cao hơn (over-quota rate) – thuế suất ngoài hạn ngạch Trong WTO hạn chế sử dụng Giấy phép (licence): Đối với các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch hay xuất nhập khẩu có điều kiện Yêu cầu: Quy định đối tượng, thủ tục cấp phép rõ ràng, minh bạch, công bằng, Thủ tục đơn giản, khoa học tránh cản trở thương mại Chỉ áp dụng với các sản phẩm cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước Giấy phép tự động (Automatic licence): Cấp ngay hoặc trong vòng 10 ngày. Không kèm theo điều kiện, thường mục đích thống kê Giấy phép không tự động: Cấp với một số điều kiện: số lượng hạn ngạch, lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, quy mô…. Giấy phép chung: thông qua giấy phép quy định quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: Thường áp dụng bởi quốc gia kinh tế phi thị trường (Hiện nay Việt Nam bãi bỏ) Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (Voluntary export restraints - VER) Khái niệm HCXKTN: là biện pháp hạn chế xuất khẩu, áp dụng “tự nguyện” bởi quốc gia xuất khẩu trước áp lực của quốc gia nhập khẩu, nếu không quốc gia nhập khẩu sẽ đơn phương áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu. Đối với quốc gia xuất khẩu: Tác động của HCXKTN gần giống hạn ngạch xuất khẩu Thiệt hại sẽ nhỏ hơn so với các biện pháp hạn chế nhập khẩu Đối với quốc gia nhập khẩu: Tác động của HCXKTN gần giống hạn ngạch nhập khẩu. Cấm vận thương mại: Có thể thực hiện với một, một vài hoặc toàn bộ hàng hóa của một quốc gia Cấm vận có thể thực hiện bởi một quốc gia, một nhóm quốc gia hay tất cả các quốc gia thông qua Liên hiệp quốc b) Các công cụ tài chính: Trợ cấp (subsidy): Khái niệm: Trợ cấp là hỗ trợ tài chính của chính phủ, trực tiếp hoặc gián tiếp, cho các nhà sản xuất trong nước cạnh tranh với nhập khẩu hoặc các nhà xuất khẩu. Phân biệt: Trợ cấp trực tiếp và gián tiếp Trợ cấp trực tiếp: hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách để bù đắp chênh lệch giữa chi phí và doanh thu của DN Trợ cấp trực tiếp bị cấm bởi WTO, và hình thức này quá lộ liễu, có thể dẫn tới các biện pháp trả đũa của các đối tác thương mại Trợ cấp gián tiếp: thông qua các ưu đãi của chính phủ: ưu đãi thuế thu nhập, thuế nhập khẩu, bảo hiểm, tín dụng ưu đãi, trợ giá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin thị trường, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu và phát triển … Đọc thêm về Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO (với hàng công nghiệp) và Hiệp định nông nghiệp (nông sản) Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng: 3 dạng trợ cấp: Trợ cấp cấm (đỏ): Trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp sử dụng hàng trong nước thay thế nhập khẩu là trợ cấp đỏ Với trợ cấp xuất khẩu: Ngoài trợ cấp trực tiếp, trợ cấp cấm còn bao gồm các dạng: Cung cấp nguyên liệu được hưởng trợ cấp để sản xuất hàng XK; miễn thuế trực thu (thuế lợi tức có được do XK); hoàn thuế nhập khẩu quá mức với nguyên liệu sản xuất hàng XK; cung cấp tín dụng thấp hơn chi phí Trợ cấp được phép sử dụng – t/c vàng, (có thể bị kiện nếu gây thiệt hại cho q/gia khác) Hỗ trợ cho ngành, vùng.. Trợ cấp không cấm (xanh): mang tính phổ cập, không phân biệt giữa các ngành, doanh nghiệp, hay dựa trên tiêu chí khách quan: Ví dụ: Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển vùng lạc hậu, trong vấn đề môi trường là trợ cấp xanh kèm theo 1 số điều kiện Trợ cấp với nông sản được đề cập trong Hiệp định nông nghiệp: về trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp trong nước: Với trợ cấp xuất khẩu: được phép duy trì với một số sản phẩm nhưng phải cắt giảm giá trị và số lượng sản phẩm hưởng trợ cấp Trợ cấp trong nước với nông sản chia 3 loại: Trợ cấp hộp xanh lục: không mang tính thương mại: trợ cấp tạo giống mới, diệt trừ sâu bệnh, cải tạo môi trường,..., Trợ cấp hộp xanh lam: có tính khuyến khích sản xuất: trợ cấp đầu vào cho nông dân nghèo, vùng khó khăn, chuyển đổi cơ cấu…. Trợ cấp vàng: ảnh hưởng tới thương mại: trợ giá, giá sàn thu mua … Là dạng trợ cấp cần cắt giảm Trợ cấp xuất khẩu thông qua tín dụng: Bán phá giá (Dumping) Khái niệm: là phân biệt giá quốc tế, khi doanh nghiệp xuất khẩu bán sản phẩm trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn giá bình thường Giá bình thường: Thông thường: giá bán trên thị trường trong nước của quốc gia xuất khẩu Giá của một quốc gia thứ 3 có điều kiện kinh tế-xã hội tương tự (khi quốc gia xuất khẩu có nền kinh tế phi thị trường; hoặc hàng chỉ xuất khẩu, không tiêu thụ trong nước) Các dạng bán phá giá: Bán phá giá không thường xuyên (Sporadic Dumping): Sử dụng khi khó khăn trong tiêu thụ, khi thâm nhập thị trường mới. Bán phá giá có chủ định (chớp nhoáng) – (Predatory Dumping): Hạ giá xuất khẩu tạm thời có chủ ý với mục đích loại đối thủ cạnh tranh. Bán phá giá bền vững (persistent dumping): hay Phân biệt giá quốc tế (International Price Discrimination): Khi nhà SX bán S/p với giá cao ở thị trường trong nước, với giá thấp hơn ở thị trường nước ngoài nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Điều kiện để doanh nghiệp phân biệt giá quốc tế là cầu nội địa kém co giãn hơn so với cầu thị trường nước ngoài Bán phá giá bị cấm bởi WTO, luật chống phá giá của các quốc gia. Khi bán phá giá được chứng minh, quốc gia nhập khẩu có quyền đánh thuế chống bán phá giá (Các biện pháp chống bán phá giá) Thuế chống bán phá giá là thuế quan có tính tạm thời với mục đích triệt tiêu những tác động tiêu cực của bán phá giá. Thông thường, mức thuế chống bán phá giá bằng chênh lệch giữa giá bình thường và giá xuất khẩu bán phá giá – Biên độ phá giá. Các biện pháp chống bán phá giá (Antidumping Measures) được sử dụng phổ biến như một công cụ bảo hộ mậu dịch Nguyên nhân: Xu hướng chung gia tăng sử dụng các rào cản phi thuế quan Cơ sở pháp lý của chống bán phá giá rất phức tạp, lập luận kinh tế mập mờ, gây khó khăn cho quốc gia đối tác trong đối phó, Né tránh sự chỉ trích quốc tế và trong nước: Các tác động khác ngoài tác động tăng giá sản phẩm:…..??? Các biện pháp liên quan tỷ giá hối đoái: Quản lý ngoại hối: Có thể áp dụng: hạn chế trong mua bán ngoại hối, chế độ đa tỷ giá…. Điều tiết tỷ giá: Phá giá hay nâng giá (thực) nội tệ, ảnh hưởng năng lực cạnh tranh về giá. Xem tỷ giá và cạnh tranh thương mại quốc tế Các biện pháp khác: ký quỹ, đặt cọc c) Các biện pháp hạn chế thương mại ngầm (trá hình) Rào cản kỹ thuật (Technical Barriers): Là các qui định kỹ thuật, hành chính,…, mà các quốc gia đề ra nhằm cản trở, hạn chế nhập khẩu hàng hoá. Phổ biến nhất là các qui định có tính kỹ thuật: Tiêu chuẩn chất lượng, Chứng chỉ chất lượng, Các yêu cầu đặc biệt về bao bì, nhãn mác, Các chỉ tiêu an toàn vệ sinh, Luật về bảo vệ người tiêu dùng, Các qui định về môi trường, Các qui định quốc tế về lao động, Thủ tục hải quan, …… Trong WTO: Hiệp định về hàng rào kỹ thuật và Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ Thuế và phí (Domestic Taxes and Charges) Hàng hoá nhập khẩu có thể bị đánh thuế trực tiếp (thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế doanh thu…), chịu các loại phí hải quan, phí cảng, lưu kho… Vai trò của thuế và phí hiện nay đã giảm. WTO đề ra những qui định rõ ràng về thuế và phí nhằm hạn chế tối đa lạm dụng thuế phí hạn chế thương mại. Chính sách mua sắm chính phủ (state procurement): Chính phủ thường ưu tiên các nhà sản xuất trong nước trong cung cấp cho các cơ quan chính phủ, mua sắm từ nguồn ngân sách. Hiện tại hiệp ước về mua sắm chính phủ của WTO là hiệp ước không bắt buộc, chỉ có hiệu lực đối với các thành viên tham gia hiệp ước. Yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá, tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu: Quy định bắt buộc về tỷ lệ nội địa hoá tối thiểu đối với hàng hoá bán trên thị trường nội địa nhằm phát triển công nghiệp địa phương. Tỷ lệ xuất khẩu tối thiểu thường áp dụng như một điều kiện gia nhập một số ngành. Hai biện pháp hạn chế nói trên đều bị cấm trong khuôn khổ WTO. Các biện pháp chống bán phá giá (Antidumping Measures) Sử dụng phổ biến như công cụ hạn chế thương mại (xem phần “Bán phá giá”) d) Thỏa thuận (hiệp định) thương mại: là công cụ quan trọng: Đa phương: Song phương: thời gian gần đây phát triển mạnh mẽ Quan điểm chung của Việt Nam: Thực hiện chính sách thương mại hướng về xuất khẩu, đồng thời dần thay thế nhập khẩu với chính sách bảo hộ hợp lý và giảm dần các biện pháp bảo hộ khi tham gia các tổ chức, hiệp định thương mại: WTO, AFTA, ... Mục tiêu cụ thể: Gia tăng tăng trưởng xuất khẩu, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ Góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu theo hướng gia tăng các sản phẩm chế biến và chế tạo, các sản phẩm công nghệ cao 9.3 CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM Chú trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là thiết bị tiên tiến Bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất nhập khẩu Mở rộng và đa phương hóa thị trường và phương thức kinh doanh, hội nhập thành công vào kinh tế khu vực và thế giới Về cơ chế quản lý: Tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc các thỏa thuận song phương và đa phương mà Việt Nam đã ký kết và tham gia: cắt giảm thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, tuân thủ trách nhiệm pháp lý đã cam kết,…. 9.3.1 Quá trình phát triển chính sách thương mại Việt Nam: Chính sách thương mại trước 1986: Độc quyền thương mại nhà nước: Thị trường xuất nhập khẩu chủ yếu là các nước XHCN (70%) Kim ngạch xuất khẩu thỏa mãn hơn 30% nhập khẩu, nhập khẩu tài trợ nhiều bằng vay và viện trợ Chính sách thương mại giai đoạn 1986-1995: Mở rộng ngoại thương với toàn thế giới: Tăng tự chủ của doanh nghiệp ngoại thương Tỷ giá vẫn ấn định Sau khi Liên Xô và SEV tan rã, chính phủ nới lỏng các biện pháp quản lý: doanh nghiệp được trực tiếp kí kết hợp đồng, cho phép doanh nghiệp tư nhân tham gia hoạt động ngoại thương Chưa đáp ứng nhu cầu đổi mới và hội nhập Chính sách thương mại từ 1995 tới 2006: (Thay đổi cơ bản): Bải bỏ quản lý cấp phép không cần thiết Phân tách chức năng quản lý và kinh doanh xuất nhập khẩu Hạn chế dần quản lý bằng hạn ngạch Áp dụng biểu thuế theo Hệ thống hài hoà miêu tả và mã số hoá hàng hoá (HS) Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp tất cả các thành phần Tăng cường hỗ trợ các hoạt động xuất nhập khẩu, xúc tiến thương mại Bỏ dần các biện pháp quản lý mang tính mệnh lệnh hành chính, thay bằng các công cụ được thừa nhận: thuế quan, thuế đối kháng, chống bán phá giá…. Ký kết và thực hiện các hiệp định: hiệp định thương mại Việt-Mỹ, khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định tự do ASEAN-Hàn Quốc, ASEAN-Trung Quốc, …. Cùng với đàm phán gia nhập WTO, chính sách thương mại Việt Nam dần chuyển sang sử dụng các công cụ, biện pháp theo quy định của WTO Hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp WTO Giai đoạn từ 2007 tới nay: Thực thi các cam kết gia nhập WTO mà Việt Nam ký kết Chính sách thương mại xây dựng dựa trên quy định pháp lý của WTO Phần lớn các biện pháp trái với các quy định WTO đã dỡ bỏ trước và ngay sau khi gia nhập Một số
Tài liệu liên quan