Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Chương VI: Ngữ âm - chữ viết - chính tả tiếng Việt

3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ NGỮ ÂM 3.1. Âm tố: Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia được nửa. Vd: Âm “ta” gồm 2 âm tố [t] và [a] – được đặt trong dấu [ ] 3.2. Âm vị: Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng khu biệt. Vd: Âm thanh “ta” khác “ma” khác “ca” – được ký hiệu /t/, /m/, /k/ 3.3. Nguyên âm: Là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra một cách tự do, thoải mái. Vd: “a, o, ô, e, ê, i .” 3.4. Phụ âm: Là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra gặp sự cản trở Vd: “ p, t, ch, m, n, b ” 3.5. Bán âm: Là những âm khi đọc bị lướt nhẹ qua, giống nguyên âm nhưng chức năng giống phụ âm, không là hạt nhân của âm tiết. Vd: “u, i (y), o” – khuỷu tay, khuya, tai

pdf26 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 841 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiếng Việt thực hành - Chương VI: Ngữ âm - chữ viết - chính tả tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KHÁI QUÁT VỀ NGỮ ÂM HỌC 1. NGỮ ÂM – NGỮ ÂM HỌC 1.1. Ngữ âm: Ngữ âm là các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh để tạo thành vỏ tiếng cho một ngôn ngữ, được con người phát ra dùng để giao tiếp và tư duy, hình thành trong lịch sử, gắn bó với một cộng đồng người nhất định và mang một ý nghĩa nào đó. 1.2. Ngữ âm học: Là ngành khoa học nghiên cứu về ngữ âm 2. CƠ SỞ CỦA NGỮ ÂM * Cơ sở vật lý: Bao gồm độ cao, độ mạnh, độ dài và âm sắc * Cơ sở sinh lý: Gồm cơ quan hô hấp, thanh hầu, các khoang cộng hưởng trên thanh hầu * Cơ sở xã hội: Mỗi dân tộc quy định và sử dụng hệ thống ngữ âm riêng. Vd: “tam” khác “tham” 3. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ NGỮ ÂM 3.1. Âm tố: Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia được nửa. Vd: Âm “ta” gồm 2 âm tố [t] và [a] – được đặt trong dấu [] 3.2. Âm vị: Là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có chức năng khu biệt. Vd: Âm thanh “ta” khác “ma” khác “ca” – được ký hiệu /t/, /m/, /k/ 3.3. Nguyên âm: Là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra một cách tự do, thoải mái. Vd: “a, o, ô, e, ê, i.” 3.4. Phụ âm: Là những âm khi phát âm, luồng hơi thoát ra gặp sự cản trở Vd: “ p, t, ch, m, n, b” 3.5. Bán âm: Là những âm khi đọc bị lướt nhẹ qua, giống nguyên âm nhưng chức năng giống phụ âm, không là hạt nhân của âm tiết. Vd: “u, i (y), o” – khuỷu tay, khuya, tai 4. ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT 4.1. Khái niệm: Âm tiết (tiếng) là đơn vị phát âm nhỏ nhất trong chuỗi lời nói. Vd: Bé đến trường (3 âm tiết) 4.2. Đặc điểm: - Ranh giới giữa âm tiết và hình vị trùng nhau - Âm tiết có tính phân tiết rất cao (ranh giới rất rạch ròi). Vd: Em không nghe mùa thu - Mang đặc trưng độ dài thời gian phát âm bằng nhau. Vd: Y tá, ý kiến - Là đơn vị đa chức năng. (tạo lời nói, tạo từ - Vd: Tôi mua nhà) 4.3. Cấu tạo: Gồm ba phần: ÂM ĐẦU – VẦN (âm đệm, âm chính, âm cuối) – THANH ĐIỆU THANH ĐIỆU PHỤ ÂM ĐẦU VẦN ÂM ĐỆM ÂM CHÍNH ÂM CUỐI 4.4. Hệ thống âm vị thuộc về cấu tạo âm tiết trong tiếng Việt [1]. Hệ thống phụ âm đầu - Gồm 23 âm vị phụ âm: Được thể hiện trên chữ viết: b, k(c/q), ch, d, đ, g (gh), gi, h, kh, l, m, n, nh, ng (ngh), p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. [2]. Hệ thống âm đệm: *Trong tiếng việt chỉ có 1 âm đệm /w/ và thể hiện trên chữ viết là: o, u - Viết O khi đứng trước các nguyên âm: a, ă, e (hoa, loa, khoa, khoăn, loét, hoặc - Viết U khi sau q và trước các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê (quen, huân, huệ, khuya [3]. Hệ thống âm chính - Chức năng: Âm chính đứng vị trí thứ 3 trong âm tiết, vị trí thứ 2 trong phần vần, là âm hạt nhân của âm tiết. - Tiếng Việt có 14 nguyên âm: Gồm 11 nguyên âm đơn: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư và 3 nguyên âm đôi: iê (yê, ia, ya), ươ (ưa), uô (ua). [4]. Hệ thống âm cuối - Gồm 8 âm cuối: trong đó 2 bán nguyên âm cuối và 6 phụ âm. + 2 bán nguyên âm cuối: /i/ (i, y); /u/ (o, u) + 6 phụ âm: /p/ (p); /t/ (t); /k/ (ch, c); /m/ (m); /n/ (n); /n(móc ngược/ (nh, ng) [5]. Hệ thống thanh điệu: Gồm 6 thanh: Huyền, ngã, nặng, hỏi, sắc, không (ngang) * Cách ghi ký hiệu âm tiết và đặt vào khuôn âm tiết: Vd: Đặt vào khuôn âm tiết các chữ: Quyên, Quy, Phương, Khương, Dung, Ngân, Nguyệt, Xuân, Thư, Mưa, Chuẩn. Tiếng Phụ âm đầu Vần Thanh điệu Âm đệm Âm chính Âm cuối Quyển q u yê n Hỏi Quả q u a Hỏi Giường gi ươ ng Huyền II. CHỮ VIẾT 1. Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ). Chữ viết là hệ thống ký hiệu để ghi âm tiếng Việt Chữ viết tiếng Việt (chữ quốc ngữ) được xây dựng theo hệ thống chữ cái la-tinh. Theo quy định về chính tả, bảng chữ cái tiếng Việt gồm 29 chữ cái được sắp xếp theo thứ tự sau: A, Ă, Â, B, C, D, Đ, E, Ê, G, H, I, K, L, M, N, O, Ô, Ơ, P, Q, R, S, T, U, Ư, V, X, Y. 2. Nguyên tắc xây dựng chữ quốc ngữ và những bất hợp lí trong chữ quốc ngữ. (Xem giáo trình- tr 227, 228) III. CHÍNH TẢ “Chính tả được hiểu là viết đúng theo quy tắc (chuẩn) của hệ thống chữ viết của một ngôn ngữ” 1. Đặc điểm chính tả tiếng Việt: - Các chữ biểu thị âm tiết được viết rời, cách biệt nhau. Vd: Em không nghe mùa thu (5 âm tiết) Dưới trăng mờ thổn thức? (5 âm tiết) - Phải đánh dấu ghi thanh điệu lên âm chính của âm tiết. Vd: Sáng ra bờ suối tối vào hang – cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng - Tiếng Việt có cấu tạo âm tiết rất chặt chẽ và ổn định, gồm 3 phần: PHỤ ÂM ĐẦU – VẦN – THANH ĐIỆU 2. Vấn đề dạy chính tả ở nhà trường: - VĐ1: Viết đúng theo các quy tắc kết hợp của hệ thống chữ viết. - VĐ 2: Luyện tập sửa những lỗi sai chính tả theo vùng – miền. Vd: s/x; d/r/gi; v/d; tr/ch; r/g Vd: BẮC NAM tr - ch (trau chuốt – trau truốt iê – i (kiềm – kìm) s - x (sửa soạn – xửa xoạn) ươ – ư, uô (khướu – khứu) l - n (lo lắng – no nắng âm cuối n – ng/nh (lan – lang) âm cuối t – c (mắt – mắc) au – ao (màu – mào) ay – ai (chay – chai); hỏi/ ngã - VĐ 3: Nắm vững quy tắc viết hoa. - VĐ4: Nắm được nghĩa của từ, phiên âm tên riêng, thuật ngữ nước ngoài. * [VẤN ĐỀ]: Quy tắc kết hợp chính tả tiếng Việt. [Giáo trình, trang 231 – 232] * Nhóm K, C, Q - K viết trước các nguyên âm: e, ê, i (kiên, kê, kính, kia, kinh.) - C viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư (ca, cứ, công, cơm, cơn..) - Q viết trước âm đệm: u (quả, quy, quyên) * Nhóm G, GH – NG, NGH - G, NG viết trước các nguyên âm: a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư (nga, gỗ, ngăn, gay..) - GH, NGH viết trước các nguyên âm: ơ, ê, i (nghe, nghiên, ghế, ghe,) * Nhóm IÊ, YÊ, IA, YA - IÊ viết sau âm đầu, trước âm cuối: chiến, tiến, tiền, thiết, hiệu - YÊ viết sau âm đệm, trước âm cuối: tuyên, quyên, xuyên - IA viết sau âm đầu, không có âm cuối: chia, mía, phía, địa, . - YA viết sau âm đệm, không có âm cuối: khuya * Nhóm UA, UÔ - UA viết khi không có âm cuối: của, mùa, rùa, múa, lúa, - UÔ viết trước âm cuối: suối, chuối, muối, * Nhóm ƯA, ƯƠ - ƯA viết không có âm cuối: chưa, thừa, chừa, vừa, lừa, mưa - ƯƠ viết trước âm cuối: trước, nước, thương, chương, tưởng. * Nhóm O, U (âm đệm) - O viết trước nguyên âm: a, ă, e (hoa, loa, khoa, khoăn, loét, hoặc - U viết sau q, trước các nguyên âm: â, ê, y, ya, yê (quen, huân, huệ, khuya * Nhóm I, Y (âm chính) - I viết sau âm đầu: bi, phi, nhi, khi - Y viết sau âm đệm: quy, huy. - Khi đứng một mình viết I đối với từ thuần Việt ( ỉ eo, ầm ỉ, ì xèo), viết Y đối với gốc Hán (y tá, ý kiến, y khoa) * [VẤN ĐỀ]: Quy tắc viết hoa. - Đối với tên người, tên địa lí, viết hoa tất cả các âm tiết đầu và không dùng gạch nối: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh; Bến Tre, Cà Mau, Thanh Hóa, Hà Nội, Sóc Trăng, Đồng Nai, Đông Bắc, Trung Kỳ, Nam Kỳ, Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Bắc Hà, Cửa Lò, Bến Nghé, Vũng Tàu, Lạch Trường, Vàm Cỏ, Vàm Láng, Buôn Hồ, Bản Kéo - Đối với tên tổ chức, cơ quan đoàn thể: Cách 1: viết hoa âm tiết đầu trong tổ hợp dùng làm tên: Trường đại học Cần Thơ, Trường cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ, Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Lộc. Cách 2: Viết hoa chữ cái của âm tiết đầu của tên riêng (nếu có) trong tên tổ chức và viết hoa các chữ cái đầu trong các âm tiết nằm ở ranh giới có tác dụng phân biệt: Chính phủ Việt Nam, Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành Phố Hồ Chí Minh, Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ Thương mại, Hội đồng Nhà nước, - Các đối tượng khác cần viết hoa và cách viết hoa: + Tên các năm âm lịch, tên gọi giáo phái, tôn giáo, tên tác phẩm, sách báo, tài liệu, văn kiện viết hoa tất cả âm tiết đầu. :Tân Hợi, Mậu Tuất, Tin Lành, Cao Đài, Chí Phèo, Truyện Kiều, Nhân Dân, Tuổi Trẻ. + Tên các ngày tiết và ngày tết, huân chương, danh hiệuViết chữ cái ở đầu âm tiết thứ nhất. Vd : tiết Lập xuân, tết Nguyên đán, Độc lập, Sao vàng, Nhà giáo Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú, Anh hùng Lao động * Quy tắc viết tên riêng – thuật ngữ tiếng nước ngoài: (Giáo trình) Thường viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu: Paris, London, Shakespeare.. *[VẤN ĐỀ]: Viết tắt. Thường ta chỉ được viết tắt những từ và tổ hợp từ đã có hình thức viết tắt ổn định và thông dụng: UNESCO, TP. Hồ Chí Minh, AIDS, HIV, Công ty TNHH, BCHTƯ, WB, WTO, J. Bush, B. Clintơn, GS.TS. Nguyễn Văn A, Ths. Nguyễn Thị B, NSƯT. Trần Thị C Vd: ĐHQG, BGDĐT, XNK, QĐ, CN, TN, VN * Đối với số, ngày, tháng, năm trong văn bản: Ngày từ 1 đến 9, tháng từ 1 đến 2, phải thêm số “0” vào trước. IV. LỖI CHÍNH TẢ Thường có hai loại lỗi chính tả cơ bản: Sai về nguyên tắc chính tả hiện hành và sai cách phát âm. 1. Lỗi chính tả do sai nguyên tắc chính tả hiện hành. [a]. Lỗi do không nắm được các đặc điểm và nguyên tắc kết hợp các chữ cái.( Nguyên âm – phụ âm; xem lại ở mục II.2 ) Vd: Nghành nghề, kể kả, kách mạng, iêu thương. [b]. Lỗi do không nắm được sự tương ứng giữa chữ và nghĩa. Vd: Dành dật (giành giật), dàn bí (giàn bí), giành giụm (dành dụm), giằng giặc (dằng dặc), che dấu (che giấu), giấu vết (dấu vết), [c]. Lỗi do đánh sai vị trí dấu thanh điệu Vd: Hóa, qúy, tòan. [d]. Lỗi do không nắm được quy tắc viết hoa. Vd: Trần quốc khởi, Lê văn tài, Nam định, củ Chi, Thủ đức, gò Vấp 2. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn: Các lỗi này do ảnh hưởng của phát âm địa phương Vd: Bắc Bộ: s/x, tr/ch, l/n..Trung Bộ và Nam Bộ: hỏi/ngã, nặng/ sắc các âm tiết đầu và cuối như ch/t, n/ng, t/c hay âm đầu v/d,Cụ thể: [a]. Lỗi viết sai thanh điệu: Chủ yếu là hiện tượng ghi lầm lẫn dấu hỏi và ngã, muốn sửa lỗi này cần: * Học thuộc lòng: (nhớ mặt chữ và học thuộc những từ có dấu ngã) Vd: BÃO(bùng), BÃI(biển), BÃI(cỏ), BỮA(ăn), CÃI(cọ), CHỖ, CỖ(bàn), CỠ, CŨ(càng), CŨNG, DÃ, DŨNG, DỮ, ĐÃ, ĐẪM, ĐĨA(bát), ĐŨA, GIỮ, GIỮA GỖ, HÃY, HỄ(còn), HỖN(hợp), HỮU(ích), HỮU(bằng), KĨ(thuật), KĨ(càng), LÃNH(đạo), LÃO(phụ), LẼ, LỖ, LŨ(lụt), LŨ(lượt), LŨY, LƯỠI, MÃI, MÃNH, MẪU, MĨ, MỖI, MỠ, MŨ, MŨI, NGÃ, NGHĨ, NGÕ, NGŨ, NHÃ(nhặn), NHỮNG, NỖI(niềm), NỮA, RÕ, SẼ, SĨ, TRĨU, VẪN, VẼ(vời), VĨ, VÕNG, VỠ(tan), VŨ, VŨNG, XÃ(hội). (63 từ) * Dùng mẹo luật: (việc dùng mẹo luật cần chú ý những trường hợp ngoại lệ) * Mẹo luật 1: Mẹo trầm – bổng: (áp dụng cho các từ láy trong tiếng Việt) Trong từ láy có hai tiếng thì cả hai đều cùng hệ bổng hoặc hệ trầm, không có tiếng bổng láy với tiếng trầm. Hệ bổng gồm các thanh: Không, hỏi, sắc Hệ trầm gồm các thanh: Huyền, nặng, ngã Luật: “anh Huyền, Ngã, Nặng, Hỏi dao, Sắc Không” hoặc “Chị Huyền mang nặng ngã đau/ Anh không sắc thuốc hỏi đâu mà lành” + Gặp một từ láy, không biết viết hỏi hay ngã, ta viết ngã nếu một trong hai tiếng của từ láy có dấu huyền hoặc nặng. Vd: Ầm ĩ, rầu rĩ, vồn vã, đẹp đẽ, chặt chẽ, gãy gọn, gặp gỡ, lặng lẽ, mạnh mẽ, não nuột, nũng nịu, rộng rãi, sạch sẽ, bão bùng, bầu bĩnh, mĩ miều, não nùng, kĩ càng + Gặp một từ láy, không biết viết hỏi hay ngã, ta viết hỏi nếu một trong hai tiếng của từ láy có dấu sắc hoặc không. Vd: Âm ỉ, rên rĩ, vất vả, bảnh bao, đảm đang, lẻ loi, lửng lơ, mê mẩn, ngẩn ngơ, thơ thẩn, hất hủi, hối hả, khấp khởi, nhảm nhí, sáng sủa, bướng bỉnh + Gặp một từ láy điệp vần, ta viết ngã nếu hai tiếng láy có dấu ngã, viết hỏi nếu hay tiếng láy có dấu hỏi. Vd: Bẽn lẽn, lẽo đẽo, lễ mễ, lỗ chỗ, lõm bõm, lững thững, bủn rủn, lổ đổ, lảo đảo, lủng củng, lỉnh kỉnh * Mẹo luật 2: “ Mình Nên Nhớ Viết Liền Dấu Ngã”: (áp dụng cho từ Hán Việt) + Gặp một từ Hán Việt, không biết viết ngã hay hỏi, ta viết ngã nếu từ ấy có phụ âm đầu là: M, N, Nh, V, L, D, NG/NGH. Vd: Mãn khóa, mãnh hổ, mẫn cảm, mẫu số, mĩ cảm, miễn phí/ tri nã, trí não, nỗ lực, noãn sào, nữ nhi/ thanh nhã, nhãn hiệu, nhẫn nại, nhũng nhiễu/ vãn cảnh, vĩnh viễn, vĩ tuyến, vũ lực/ lãnh đạo, lãng mạn, lão thành, lễ độ/dã man, dĩ nhiên, diễn đạt, bồi dưỡng/bản ngã, ngôn ngữ, tín ngưỡng, đội ngũ, nhân nghĩa Ngoại lệ: Bãi khóa, cưỡng bức, linh cữu, chiêu đãi, quang đãng, phóng đãng, hiếu đễ, kinh hãi, hữu ích, bằng hữu, hãm hại, kiêu hãnh, hoãn binh, phẫn nộ, giải phẫu, quẫn bách, thủ quỹ, thi sĩ, tiễn biệt, thực tiễn, thanh tĩnh, mâu thuẫn, xã hội. * Mẹo luật 3: Sử dùng từ đồng nghĩa: Từ đồng nghĩa là những từ có âm thanh, chữ viết khác nhau, nhưng giống nhau, gần nhau về nội dung được đề cập, đối tượng được gọi tên. Các từ này thường mang dấu cùng hệ (hoặc cùng hệ bổng hoặc cùng hệ trầm). Vd : mõm – mồm – miệng hoặc lãi – lời – lợi (thuộc hệ trầm), tản – tán – tan (thuộc hệ bổng). Do đó, nếu băn khoăn không biết viết dấu ngã hay dấu hỏi cho một tiếng / từ, thì tìm một từ đồng nghĩa để tìm và ghi dấu hỏi hoặc ngã. Vd : (tấm) phản – (tấm) ván, dẫu cho – dù cho, đậu – đỗ, chửa – chưa, vểnh –vênh, phế - phổi, mẫu – mẹ [b]. Lỗi viết sai chữ ghi các âm: Chủ yếu là hiện tượng ghi lầm lẫn giữa âm đầu và phần vần, muốn sửa lỗi này cần dùng các mẹo cơ bản như sau: * Lỗi viết sai phụ âm đầu: [L – N] - Thứ 1: Trong các tiếng có âm đệm, thường viết l ví dụ: loáng choáng, luân chuyển, luyện tập rất ít trường hợp n đứng trước âm đệm, chỉ có thể kể như: noãn sào, thê noa, nuy - Thứ 2: Trong từ láy phụ âm đầu, nếu biết một trong hai âm thì suy ra âm còn lại. Vd: Lo – lắng, long – lanh, lúng – túng, lấp – ló, lặng – lẽ, lạnh – lùng, nô – nức, nồng – nàn, nặng – nề, náo – nức - Thứ 3: Trong từ láy vần, n không xuất hiện ở âm tiết thứ nhất, Vd: lò dò, lăn tăn, lai rai, lởn vởn - Thứ 4: Những từ có từ đồng nghĩa bắt đầu là nh thì viết bằng l, Vd: lài (nhài), lỡ (nhỡ) lố lăng (nhố nhăng); Những từ gần nghĩa bắt đầu bằng đ, c, k thì viết bằng n, Vd: Này, nấy, nó (đây, đó, đâu, đấy) - Thứ 5: Những từ chỉ hoạt động ẩn náu, chỉ phương hướng thường viết bằng n, Vd: náu, nấp, né, nam, nồm * Lỗi viết sai phụ âm đầu: [TR– CH] - Thứ 1: Dùng mẹo thanh điệu “trừng trị”: Nếu từ Hán Việt mang thanh huyền hoặc nặng thì viết tr. Vd: Trù bị, tiễu trừ, thanh trà, từ trường, trịnh trọng, trượng phu, thực trạng - Thứ 2: Mẹo âm đệm, tr hiếm khi kết hợp với âm đệm (trừ truyền, truyện), ch thì không hạn chế. Vd: Choa, chuyển, chóe, chuẩn - Thứ 3: Mẹo từ láy, nếu láy phụ âm đầu thường là ch, nếu là tr thì thường có nghĩa trơ: trơ trọi, trống trải, trần trụi hoặc có nghĩa chậm trễ: trễ tràng, trì trệ, trù trừ, trúc trắcLáy vần, thường là ch: chói lọi, chênh vênh, chạng vạng, tr rất ít (trừ trụi lủi, trót lọt, tróc lóc). - Thứ 4: Mẹo trường nghĩa, từ chỉ quan hệ thân tộc, vật dụng và phần lớn các từ chỉ động vật, thì viết ch: cha, chú, chị, cháu, chồng, chuổi, chậu, chăn, chiếu, chõng, chảo, chạn, chén, chim, chuột, chích chòe, chèo bẻo,Từ chỉ quan hệ ngữ pháp phủ định, viết ch: chưa, chẳng, chăng. Từ chỉ vị trí, viết tr: trên, trong, trước. * Lỗi viết sai phụ âm đầu: [S– X] - Thứ 1: Mẹo âm đệm, trong các từ có âm đệm thì viết x, trừ (suyễn, suy, súy, soát – lục soát, soát vé) - Thứ 2: Mẹo từ láy, trong các từ láy âm đầu, thì cả hai tiếng cùng x hoặc cùng s: xa xôi, xinh xắn, xập xòe, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàngcòn từ láy vần thường là x: lao xao, lòe xòe, loăn xoăn, loẹt xoẹt - Thứ 3: Mẹo trường nghĩa, tên đồ ăn, thức uống thì viết x: xôi, xúc xích, xá xíu, xíu mại, xá xịTừ chỉ hơi đi ra, viết x: xì, xọp, xẹp, xùyTừ chỉ nghĩa sụp xuống, viết s: sụp, sụt, sẩy, sútTừ chỉ quan hệ ngữ pháp phần lớn viết s: sẽ, sắp, sao, song, sự, * Lỗi viết sai phụ âm đầu: [V– D] - Thứ 1: Mẹo âm đệm, trong các tiếng có âm đệm, viết d, không viết v trừ (voan) - Thứ 2: Nắm nghĩa để viết đúng chính tả: Vĩnh viễn, da dẻ, vỗ về, vời vợi, vênh vang, dềnh dàng, vui vẻ, vội vàng [c]. Lỗi viết sai phần vần: - Thứ 1: Lẫn lộn iêu, iu, ưu. Có thể nhớ như sau, iu chỉ xuất hiện trong một số từ: ỉu xìu, líu lưỡi, đìu hiu, chịu đựng Trong khi từ Hán Việt không có vần iu mà mang vần iêu, ưu - Thứ 2: Lẫn lộn iêu, ưu, ươu. Vần ươu chỉ xuất hiện trong một số từ: hươu, bươu, bướu, rượu, khướu, nướu. Tất cả các từ Hán Việt không có vần ươu. [c]. Lỗi viết sai âm cuối: Thường gặp ở phương ngữ Nam Bộ, sai n, ng, nh; t, c như: Lang mang (lan man), tràng trề (tràn trề), tinh tưởng (tin tưởng), chính chắn (chín chắn), vội vàn (vội vàng), trăn trối (trăng trối), lan than (lang thang), mặc mũi (mặt mũi), bác ngác (bát ngát), chấc phát (chất phác) Thực hành bài tập chính tả: BT 1. Điền dấu thanh tích hợp vào những chữ gạch chân: Thơ thân, ngơ ngân, vân vơ, đam đang, ranh rang, hâm hiu. Nung nịu, rộng rai, rộn ra, tập tênh, gọn ghe, vật va. Manh liệt, mi lệ, miên phí, nư nhi, nô lực, nhân nại, tham nhung. BT 2: Điền từ cùng gốc với từ đã cho: a) - lời; . – ngờ; . – dầu; . – cùng; . – mồm; . - chưa b) ..- vênh; . – đậu; .- tan; . – báo. BT 3: Điền vào chỗ trống: a. D hay GI ? ọa nạt – hậu uệ - vô uyên – thuyết ảng – đùa ỡn - ạ yến b. S hay X? oa tay ; rà oát ; tócoăn ; lìì ; méoẹo; bờm ờm; cây im c. TR hay CH? uyền thống; dâyuyền; iều đại; iềuuộng; ần ụi. DẠNG ĐỀ THI THAM KHẢO Câu 1: Chọn câu đúng nhất trong chữ a hoặc b của câu ấy. (1 điểm) 1. a. Dày dép b. Giày dép 2. a. Màn hình b. Màng hình 3. a. Vẩn vơ b. Vẫn vơ 4. a. Lủ lụt b. Lũ lụt Câu 2: Chọn từ thích hợp nhất trong a, b, c và d với định nghĩa đã ch o. (1 điểm) 1. Người bị buộc tội và đưa ra xử trước tòa án. a. Bị cáo b. Bị can c. Bị hại d. Bị động 2. Cách đánh trong từng trận gọi là: a. Chiến lược b. Chiến thuật c. Chiến đấu d. Chiến tranh 3. Giấc ngủ. a. Chập chùng b. Chập choạng c. Chập chững d. Chập chờn 4. Có khả năng giữ vững ý chí, tinh thần, không khuất phục trước khó kh ăn nguy hiểm. a. Gan dạ b. Dũng cảm c. Kiên cường d. Anh dũng Câu 3: Phát hiện từ ngữ dùng sai và sửa chữa lại cho đúng trong các câu dưới đây. (2 điểm) * Ví dụ: 1. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã tận mắt chứng thực cảnh nhà tan, cửa nát của những người nông dân. 2. Sức mạnh mấy ngàn năm lịch sử đã chắp cánh cho chúng ta đi xa. 3. Chúng em kính chúc chị mạnh giỏi Câu 4: Phân tích lỗi sai và sửa lại cho đúng các câu dưới đây. (2 điểm) * Ví dụ: 1. Hình ảnh người nông dân lao động rất nặng nhọc dưới nắng hè oi ả. 2. Qua bài báo của anh viết về những tiêu cực nảy sinh trong huyện. 3. Mắt đăm đăm nhìn ra cửa bể, ta thấy Kiều dõi theo cánh buồm thấp thoáng mà nghĩ đến cảnh cô đơn của mình. Câu 5: Đọc đoạn văn đã cho dưới đây và trả lời các câu hỏi bên dưới. (1) Chắc còn lâu khói thuốc lá mới biến mất trên thế gian này. (2) Nhưng rõ ràng hiện nay đang có xu thế chống lại việc hút thuốc lá trong các hoạt động tập thể. (3) Có ban giám đốc xí nghiệp cấm hút thuốc lá trong giờ làm việc. (4) Có nơi không đuổi các dân nghiền vì trong số này có những thợ giỏi, nhưng người ta đặt ra những món tiền thưởng cho những ai chịu bỏ hút. (5) Có ban giám đốc lại chơi độc hơn, ra lệnh ai muốn hút thì ra ngoài đường mà hút, nghĩa là phải trèo lên trèo xuống nhiều lần mà không được dùng thang máy. (6) Trước tình hình ấy, các hãng thuốc lá phải tìm cách đối phó. (7) Mới đây, có ông chủ nhà máy thuốc lá đã nói rằng sẽ cho ra đời một thứ thuốc lá không khói. 1. Xác định câu chủ đề (ý chính) của đoạn văn trên. (1 điểm) 2. Xác định cách lập luận (cấu trúc) và phép liên kết trong đoạn văn trên. (1,5 điểm) 3. Đặt cho đoạn văn trên một tên đề phù hợp. (0,5 điểm) 4. Xác định cấu trúc chủ - vị của câu số [7]. (1 điểm) THỰC HÀNH BÀI TẬP CHƯƠNG 6 VÀ ÔN TẬP TỔNG KẾT
Tài liệu liên quan