Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn Tiếng Việt thực hành - Cao Bé Em

2.1. Riêng về loại hình: - Là từ không có căn tố và phụ tố Vd: Tiếng việt: sách, sinh viên, viết Vd: Tiếng Anh: books, student, write (“s” – số nhiều, đếm được; “ing” thì tiếp diễn của động từ có quy tắc .) - Là từ không biết đổi hình thái Vd: Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy cho tôi một quyển vở I Him He Me - Là từ có tính đơn tiết: Trong tiếng Việt thường có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết (tiếng hay hình vị) và là cơ cở để tạo từ láy và từ ghép. Vd: Nó/ đang/ viết/ thư/ cho/ thầy. He/ is writ/ing/to/ his/ teach/er. Vd: Nhỏ - nhỏ nhắn, nhỏ nhoi (láy); nhỏ bé, nhỏ mọn, bé nhỏ (ghép) Một âm tiết Tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ gồm 3 phần : Phụ âm đầu – Vần (âm đệm, âm chính, âm cuối) – Thanh điệu Vd: âm tiết LOAN: Phụ âm đầu L + vần OAN+ thanh điệu KHÔNG (Vần OAN gồm: Âm đệm O + âm chính A + âm cuối N)2.2. Riêng về phương thức ngữ pháp: - Trật tự từ: Trong tiếng Việt việc thay đổi trật tự sắp xếp các từ trong câu thì ý nghĩa ngữ pháp cũng khác hoặc dẫn đến vô nghĩa. Vd: Tôi tin là nó sẽ thắng – Tôi tin là sẽ thắng nó Tôi ăn cơm – ăn cơm tôi – cơm ăn tôi - Hư từ: Trong tiếng Việt việc sử dụng các hư từ thì ngữ nghĩa trong câu cũng thay đổi khác Vd: Thành phố này – Những thành phố này; Ăn cơm với tôi! – Ăn cơm cùng tôi! Tôi đang ăn cơm! Tôi đã ăn cơm rồi! Tôi vừa ăn cơm xong! Vd: Mẹ và con sẽ đến – Mẹ với con sẽ đến – Mẹ hoặc con sẽ đến ( khác sắc thái: liệt kê – liên hợp – lựa chọn giữa X và Y) - Trọng âm: Trong tiếng Việt việc phát âm nhấn mạnh (độ mạnh, độ dài, độ cao) vào một âm tiết nào đó sẽ tạo ra những sắc thái ngữ nghĩa khác Vd: Ê!, này!, dạ!, ôi!, chao!.Vd: Phương pháp làm việc mới là điều quan trọng (1) Phương pháp làm việc mới là điều quan trọng (2) Xe không được qua cầu Học sách này không được học sách khác Gà chọi không được giết thịt Bộ đội đánh sập cầu tiêu diệt ba trăm tên giặc Uống bia nhiều người đứng không vững. - Ngữ điệu: Trong tiếng Việt việc sử dụng biến đổi độ cao, cường độ, tốc độ, chổ ngừng khi phát âm cũng mang những ý nghĩa tình thái khác Vd: A, mẹ đã về!, ai gọi đó?, ôi, tuyệt quá, v.âng vâng, còn bà thì đ.ep.đẹ

pdf120 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tiếng Việt và bộ môn Tiếng Việt thực hành - Cao Bé Em, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. KHÁI QUÁT VỀ TIẾNG VIỆT II. KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN III. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TẠO LẬP – LĨNH HỘI VĂN BẢN VÀ ĐOẠN VĂN IV. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐẶT CÂU V. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG DÙNG TỪ VI. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG VỀ NGỮ ÂM – CHỮ VIẾT CHÍNH TẢ Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt (dân tộc Kinh) đồng thời cũng là tiếng phổ thông của tất cả các dân tộc anh em sống trên đất nƣớc Việt Nam. 1. Các chức năng của Tiếng Việt: - Phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất. - Ngôn ngữ chính thức trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu. - Chất liệu để sáng tạo nghệ thuật. - Công cụ nhận thức, tƣ duy và mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của ngƣời Việt. - Phƣơng tiện tổ chức và phát triển xã hội. 2. Những đặc điểm riêng trong cơ cấu tổ chức của tiếng Việt: 2.1. Riêng về loại hình: - Là từ không có căn tố và phụ tố Vd: Tiếng việt: sách, sinh viên, viết Vd: Tiếng Anh: books, student, write(“s” – số nhiều, đếm đƣợc; “ing” thì tiếp diễn của động từ có quy tắc.) - Là từ không biết đổi hình thái Vd: Tôi tặng anh ấy một cuốn sách, anh ấy cho tôi một quyển vở I Him He Me - Là từ có tính đơn tiết: Trong tiếng Việt thƣờng có vỏ ngữ âm trùng với âm tiết (tiếng hay hình vị) và là cơ cở để tạo từ láy và từ ghép. Vd: Nó/ đang/ viết/ thƣ/ cho/ thầy. He/ is writ/ing/to/ his/ teach/er. Vd: Nhỏ - nhỏ nhắn, nhỏ nhoi (láy); nhỏ bé, nhỏ mọn, bé nhỏ (ghép) Một âm tiết Tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ gồm 3 phần : Phụ âm đầu – Vần (âm đệm, âm chính, âm cuối) – Thanh điệu Vd: âm tiết LOAN: Phụ âm đầu L + vần OAN+ thanh điệu KHÔNG (Vần OAN gồm: Âm đệm O + âm chính A + âm cuối N) 2.2. Riêng về phƣơng thức ngữ pháp: - Trật tự từ: Trong tiếng Việt việc thay đổi trật tự sắp xếp các từ trong câu thì ý nghĩa ngữ pháp cũng khác hoặc dẫn đến vô nghĩa. Vd: Tôi tin là nó sẽ thắng – Tôi tin là sẽ thắng nó Tôi ăn cơm – ăn cơm tôi – cơm ăn tôi - Hƣ từ: Trong tiếng Việt việc sử dụng các hƣ từ thì ngữ nghĩa trong câu cũng thay đổi khác Vd: Thành phố này – Những thành phố này; Ăn cơm với tôi! – Ăn cơm cùng tôi! Tôi đang ăn cơm! Tôi đã ăn cơm rồi! Tôi vừa ăn cơm xong! Vd: Mẹ và con sẽ đến – Mẹ với con sẽ đến – Mẹ hoặc con sẽ đến ( khác sắc thái: liệt kê – liên hợp – lựa chọn giữa X và Y) - Trọng âm: Trong tiếng Việt việc phát âm nhấn mạnh (độ mạnh, độ dài, độ cao) vào một âm tiết nào đó sẽ tạo ra những sắc thái ngữ nghĩa khác Vd: Ê!, này!, dạ!, ôi!, chao!... Vd: Phƣơng pháp làm việc mới là điều quan trọng (1) Phƣơng pháp làm việc mới là điều quan trọng (2) Xe không đƣợc qua cầu Học sách này không đƣợc học sách khác Gà chọi không đƣợc giết thịt Bộ đội đánh sập cầu tiêu diệt ba trăm tên giặc Uống bia nhiều ngƣời đứng không vững. - Ngữ điệu: Trong tiếng Việt việc sử dụng biến đổi độ cao, cƣờng độ, tốc độ, chổ ngừng khi phát âm cũng mang những ý nghĩa tình thái khác Vd: A, mẹ đã về!, ai gọi đó?, ôi, tuyệt quá, v...ângvâng, còn bà thì đ..ep..đẹp! 3. Nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng Việt: Nhìn chung có nhiều quan niệm về nguồn gốc của Tiếng Việt: - Tabe (1838) trong “Từ điển Việt Nam tự vi”: Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán; Êđricua (1954): Tiếng Việt có nguồn gốc từ họ Đông Nam á (chi Môn – khơmer) Sơ đồ nguồn gốc và quan hệ họ hàng của Tiếng Việt: NGỮ HỆ HỌ CHI NHÓM NGÔN NGỮ Đông Nam á Hán, Tày Nam á Nam Đảo Hán Tạng – Miến Mèo - Dao Tày - Thái Môn - Khơ me Malay Mêla đini Tiền Việt – Mƣờng Việt – Mƣờng Chứt phoọng VIỆT MƢỜNG Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc ngữ hệ Đông Nam á, họ Nam á, chi Môn - Khơme, nhóm Việt Mƣờng chung. Ngôn ngữ của ngƣời Việt tiếp xúc với ngôn ngữ Tày Thái, tiếp xúc và nhận nhiều yếu tố Hán để rồi tách ra khỏi ngôn ngữ Việt Mƣờng chung và trở thành Tiếng Việt độc lập nhƣ ngày nay. Vd: Bảng so sánh từ cơ bản giữa tiếng Việt và Môn – Khơme VIỆT KHƠME MÔN BANA BRU (VÂN KIỀU) Một Mui Muôi Muôi Mui Hai Bar Bai Bai Bar Ba Bêi Pi Pa Pei Nƣớc Đak Đak Đăk Togai Sông Kron Krơn Krông Krông Cá Ka Ka Ka Sia Mũi Muh Muh Muh Mu Con Kun Min Kon Kon 4. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt: - Phải có tình cảm yêu quý và thái độ thái độ trân trọng đối với Tiếng Việt. - Phải xem việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt nhƣ một ý thức thƣờng trực, một thói quen. - Phải sử dụng đúng các chuẩn mực và quy tắc của Tiếng Việt: Về phát âm, chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp, phong cách. - Sử dụng từ ngữ sáng tạo trong chuẩn mực góp phần làm giàu thêm vốn từ vựng Tiếng Việt. - Sử dụng từ ngữ Tiếng Việt cần phải có văn hóa, lịch sự trong giao tiếp. - Tiếp nhận các yếu tố ngôn ngữ cần thiết (khi Tiếng Việt còn thiếu) để làm phong phú cho Tiếng Việt, tránh lạm dụng, mƣợn tràn lan, pha tạp, lai căng ( nửa Việt – nửa Ngoài) I. GIAO TIẾP VÀ VĂN BẢN. Giao tiếp là hoạt động tiếp xúc giữa con ngƣời và con ngƣời trong xã hội, ở đó diễn ra sự trao đổi thông tin, nhận thức, tƣ tƣởng, tình cảm và sự bày tỏ mối quan hệ, sự ứng xử, thái độ của con ngƣời đối với con ngƣời và đối với những vấn đề cần giao tiếp. - Phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời và xã hội loài ngƣời là ngôn ngữ - Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ luôn diễn ra theo hai quá trình: Phát nhận (ngƣời nói, viết – tạo lập) (ngƣời nghe, đọc – lĩnh hội) - Hai quá trình của hoạt động giao tiếp luôn luôn chịu tác động chi phối của các nhân tố: Nhân vật giao tiếp Nội dung giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp Mục đích giao tiếp Cách thức giao tiếp II. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA VĂN BẢN. 1. Khái niệm: Nhìn chung các nhà ngôn ngữ học hiện nay đã đƣa ra nhiều định nghĩa về văn bản khác nhau, cụ thể: - Sách Tiếng Việt 9 chỉnh lí quan niệm: “Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, nó là một thể thống nhất có tính trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức.” - Nguyễn Đức Dân quan niệm: “Văn bản là kết quả của quá trình tạo lời nhằm một mục đích nhất định: Chuyển một nội dung hoàn chỉnh cần thông báo thành câu chữ. - Hai tác giả Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp: “Mỗi văn bản có thể xem là một tập hợp các câu đƣợc tổ chức xoay quanh một chủ đề nào đó nhằm vào một định hƣớng giao tiếp nhất định. Tóm lại: Văn bản đƣợc hiểu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ mang tính chỉnh thể ở dạng viết, nói, thƣờng là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hƣớng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. 2. Các đặc trƣng cơ bản của văn bản: - Tính trọn vẹn về nội dung. (thống nhất về đề tài, chủ đề) - Tính hoàn chỉnh về hình thức.(Kết cấu hay cấu trúc), văn bản thƣờng gồm 4 phần: Đầu đề (tiêu đề, tựa đề, nhan đề) – Mở đầu (đặt vấn đề) – Phần chính (giải quyết vấn đề) – Kết (kết thúc vấn đề) - Tính liên kết chặt chẽ, mạch lạc. (mạng lƣới liên hệ về logic và ngữ nghĩa giữa các câu, đoạn, phần) - Hƣớng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định. - Văn bản phải có một phong cách nhất định. Vd: Cá hồi vƣợt thác Đàn cá hồi gặp thác phải nghỉ lại lấy sức để sáng mai vƣợt sóng. Suốt đêm, thác réo điên cuồng. Nƣớc tung lên thành những búi trắng nhƣ tơ. Suốt đêm, đàn cá rậm rịch. Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng rực dƣới nắng. Tiếng nƣớc xối gầm vang. Những con cá hồi lấy đà lao vút lên nhƣ chim. Chúng xé toạc màn mƣa bạc trắng. Những đôi vây xòe ra nhƣ đôi cánh. Đàn cá hồi lần lƣợt vƣợt thác an toàn. Đậu “chân” bên kia ngọn thác, chúng chƣa kịp chờ cho cơn choáng đi qua, lại hối hả lên đƣờng. (theo Nguyễn Phan Hách) Vd: Sau trận mƣa rào, mọi vật đều sáng và tƣơi (1). Những đoá hoa râm bụt thêm màu đỏ chói (2). Bầu trời xanh bóng nhƣ vừa đƣợc gội rửa (3). Mấy đám mây bông trôi nhởn nhơ, sáng rực lên trong ánh mặt trời (4). (về măt nội dung – chủ đề) Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý(1). Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vƣơng Ông(2). Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh, Bạc Bà vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán ngƣời (3). Sở Khanh vì tiền mà táng tận lƣơng tâm(4). Khuyển Ƣng vì tiền mà lao vào tội ác(5). Cả một xã hội chạy theo đồng tiền(6). (Về mặt tính liên kết) Vd: Sông Đà khai sinh ở huyện Cảnh Đông tỉnh Vân Nam, lấy tên là Li Tiên mà đi qua một vùng núi ác, rồi đến gần nửa đƣờng thì xin nhập quốc tịch Việt Nam, trƣởng thành mãi lên và đến ngã ba Trung Hà thì chan hoà vào sông Hồng. Từ biên giới Trung Việt tới ngã ba Trung Hà là 500 cây số lƣợng rồng rắn, và tính toàn thân sông Đà thì chiều dài là 888 nghìn thƣớc mét. (Nguyễn Tuân) (Về mặt phong cách) Vd: Sông Đà dài 910 km, từ Vân Nam vào nƣớc ta theo hƣớng Tây Bắc Đông Nam, gần nhƣ song song với sông Hồng. Đoạn chảy ở địa phận nƣớc ta dài trên 500km. qua Lai Châu, dòng sông chảy trong một thung lũng sâu giữa khối cao nguyên đá vôi vùng Tây Bắc nên lắm thác ghềnh và đi qua những hẻm núi hùng vĩ. Đến Hoà Bình, gặp núi Ba Vì, sông quặt lên phía bắc rồi đổ vào sông Hồng ở Trung Hà (Theo sách Địa Lí) Vd. Bài thơ tứ tuyệt thƣờng có cấu trúc (khai – thừa – chuyển – hợp); bài văn ngắn (mở đầu – triển khai – kết luận); bài văn tế (lung khởi – thích thực – ai vãn – khốc tận); bài thơ thất ngôn bát cú (đề - thực – luận – kết); truyện và kịch (mở đầu – khai đoan – phát triển – đỉnh điểm – kết thúc) (Về mặt hình thức trong văn bản). Vd. Truyện Hai con dê: Dê trắng và Dê đen cùng qua một chiếc cầu hẹp.(1) Dê đen đi đằng này lại, Dê trắng đi đằng kia qua.(2) Con nào cũng muốn sang trƣớc, chẳng con nào chịu nhƣờng con nào. (3) Chúng hút nhau.(4) Cả hai đều rơi tõm xuống suối.(5) III. CÁC LOẠI VĂN BẢN Thƣờng đƣợc phân biệt các loại văn bản: VB KHOA HỌC VB HÀNH CHÍNH VB NGHỊ LUẬN VB NGHỆ THUẬT VB BÁO CHÍ VB SINH HOẠT I. PHÂN TÍCH VĂN BẢN: Hằng ngày chúng ta luôn tiếp xúc với nhiều loại văn bản khác nhau. Muốn hiểu và đánh giá đƣợc giá trị của chúng, cần tiến hành phân tích văn bản. Phận tích văn bản chính là hoạt động nằm trong quá trình lĩnh hội văn bản, một trong hai quá trình giao tiếp. Sau đây cần nắm một số thao tác cần thiết để tiến hành phân tích một văn bản. * Ngƣời viết văn bản và đối tƣợng giao tiếp mà văn bản hƣớng tới. * Hoàn cảnh giao tiếp văn bản * Loại hình văn bản * Đề tài của văn bản * Chủ đề của văn bản II. PHÂN TÍCH ĐOẠN VĂN: 1. Quan niệm về đoạn văn: Đoạn văn là đơn vị cơ sở cấu thành văn bản, trực tiếp đứng trên câu, diễn đạt một nội dung nhất định, đƣợc mở đầu bằng chỗ lùi đầu dòng, viết hoa và kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn. 2. Phân tích đoạn văn: - Khi phân tích đoạn văn trong văn bản, chúng ta cần lần lƣợt làm sáng tỏ một số vấn đề sau: TÌM Ý CHÍNH CỦA TỪNG ĐOẠN VĂN CÁCH LẬP LUẬN CỦA ĐOẠN VĂN PHƢƠNG THỨC LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG ĐOẠN VĂN 2.1. Tìm ý chính của đoạn văn: Ý chính của đoạn văn là ý bao trùm, ý chung mà tất cả các câu trong đoạn đều tập trung thể hiện. Có hai trƣờng hợp thể hiện ý chính: [1] Trƣờng hợp đoạn văn có câu chủ đề ( đặc ở đầu – giữa – cuối) thì câu chủ đề là câu nêu lên ý chính. [2] Trƣờng hợp đoạn văn không có câu chủ đề (thì các câu trong đoạn nêu lên ý chung nhất trong toàn đoạn) Vd 1: Nghệ thuật thơ trong Nhật kí trong tù thật là phong phú (1). Có bài là lời phát biểu trực tiếp, đọc hiểu ngay(2). Có bài lại dùng lời ngụ ngôn rất thâm thúy(3). Đó là cái thâm thúy đầy trí tuệ và hết sức uyên bác của một học giả phƣơng Đông(4). Lại có bài tự sự, có bài trữ tình(5). Lại có bài châm biếm(6).Nghệ thuật châm biếm cũng nhiều vẻ(7). Khi thì tiếng cƣời mỉa mai(8). Khi thì tiếng cƣời phẫn nộ(9).Cũng có khi đằng sau tiếng cƣời là nƣớc mắt(10). Vd 2: Thú mỏ vịt ngày nay còn mang nhiều đặc điểm của loài bò sát(1). Ngoài ra cấu tạo hoá thạch của một số loài bò sát sống ở Đại Trung Sinh đã có một số đặc điểm của giống thú: có răng mọc trong lỗ chân răng ở xƣơng hàm(2).Vì vậy, bò sát cổ hẳn phải là tổ tiên của loài thú (3). Vd 3: Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trƣờng học. Chúng thẳng tay chém giết những ngƣời yêu nƣớc thƣơng nòi của chúng ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong các bể máu. (Hồ Chí Minh) Vd 4: Cờ mọc trƣớc cửa mỗi nhà. Cờ bay lên những ngọn cây xanh lá. Cờ đậu trên tay những ngƣời đang lũ lƣợt đổ về chợ. Trên dòng sông mênh mông, bao nhiêu là xuồng với những lá cờ mỗi lúc mỗi gần nhau, đổ về bến chợ. Xuồng nối nhau san sát, kết thành một chiếc bè đầy cờ, bập bềnh trên sóng. (Theo Nguyễn Quang Sáng) Vd 5. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vƣờn cây lại đâm chồi nẩy lộc. Rồi vƣờn cây ra hoa. Hoa bƣởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Rồi vƣờn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khƣớu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Vd 6. Đã có hàng loạt đợt ra quân rầm rộ phòng chống mà túy ở trƣờng học, giảng đƣờng. Nhiều văn bản phòng chống ma túy đã đƣợc kí kết giữa các ban ngành, đoàn thể tại nhiều tỉnh thành. Nhiều điểm buôn bán hêroin bị phanh phui. Mới đây tòa án nhân dân Hà Nội đã tuyên nhiều án tử hình về tội buôn bán ma túy. 2.2. Tìm hiểu cách lập luận (cấu trúc) trong đoạn văn: Lập luận là đƣa ra một hoặc một số luận cứ (lí lẽ) nhằm dẫn dắt ngƣời nghe, ngƣời đọc đến một kết luận nào đấy mà ngƣời viết, ngƣời nói muốn đạt tới. * Các phƣơng pháp lập luận (cấu trúc) thƣờng gặp trong đoạn văn: Phƣơng pháp lập luận Diễn dịch Quy nạp Tổng–Phân–Hợp Song hành Móc xích So sánh Nhân quả Chú ý: Tùy vào từng nội dung ngƣời viết có thể sử dụng một hoặc nhiều thao tác lập luận trong đoạn. Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vƣơng Ông. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh Bạc Bà vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán ngƣời. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lƣơng tâm. Khuyển Ƣng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền. a. Lập luận diễn dịch: Là đoạn có câu chủ đề (câu khái quát ý chính toàn đoạn) nằm ở vị trí đầu đoạn, các câu còn lại triển khai, cụ thể hóa cho nó. Lƣợc đồ: (1) (2) (n) Vd. Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Bầu trời càng thêm xanh. Nắng vàng ngày càng rực rỡ. Vƣờn cây lại đâm chồi nẩy lộc. Rồi vƣờn cây ra hoa. Hoa bƣởi nồng nàn. Hoa nhãn ngọt. Hoa cau thoảng qua. Rồi vƣờn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích chòe nhanh nhảu. Những chú khƣớu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm. Vd: Dế Mèn đƣợc trẻ em yêu thích trƣớc hết vì chú có ý muốn sống độc lập từ thuở bé. Chú cần cù làm việc và vui thích khi đƣợc mẹ cho ở riêng. Đáng yêu biết bao là hình ảnh chú dế cƣờng tráng, tay chân nở nang, thân hình vạm vỡ vì chú chăm chỉ rèn luyện thân thể. b. Lập luận quy nạp: Trái ngƣợc với diễn dịch, là đoạn văn có câu chủ đề đặt ở vị trí cuối đoạn nhƣ là sự đúc kết lại nội dung của các câu đã trình bày trƣớc nó. Lƣợc đồ: (2) (1) (n) Vd: Quan lại vì tiền mà bất chấp công lý. Sai nha vì tiền mà tra tấn cha con Vƣơng Ông. Tú Bà, Mã Giám Sinh, Bạc Hạnh Bạc Bà vì tiền mà làm nghề buôn thịt bán ngƣời. Sở Khanh vì tiền mà táng tận lƣơng tâm. Khuyển Ƣng vì tiền mà lao vào tội ác. Cả một xã hội chạy theo đồng tiền. (Hoài Thanh) Vd: Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mƣợt của lúa chiêm đang thì con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó có một vài cây phi lao xanh biếc và rất nhiều màu xanh khác nữa. Cả cánh đồng thu gọn trong tầm mắt, làng nối làng, ruộng tiếp ruộng. Cuộc sống nơi đây có một cái gì mặn mà ấm áp. (Thanh Tịnh) c. Lập luận “Tổng – phân – hợp”: Là kiểu phối hợp cả diễn dịch và quy nạp, là đoạn văn có câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát của đoạn, các câu tiếp theo triển khai, cụ thể hóa câu đầu và câu cuối đoạn là sự đúc kết lại những nội dung đã trình bày trong những câu đứng trƣớc. Lƣợc đồ: (1) (2) (3) (n) Vd: Biển luôn thay đổi màu tùy theo sắc của trời. Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, nhƣ dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sƣơng. Trời âm u mây mƣa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu giận dữ. Nhƣ một con ngƣời biết vui buồn, biển lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. (Vũ Tú Nam) d. Lập luận song hành: Là đoạn văn không có câu chủ đề, mỗi câu trong đoạn triển khai một hƣớng của chủ đề chung toàn đoạn, các câu có quan hệ ngang hàng nhau, bình đẳng nhau về ngữ pháp. Lƣợc đồ: (1) (2) (n) Vd: Ca dao là bầu sữa nuôi dƣỡng tuổi thơ. Ca dao là hình thức trò chuyện tâm tình của những tràng trai, cô gái. Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những ngƣời đã khuất. Ca dao là phƣơng tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của ngƣời sản xuất. Vd: Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác nhƣ hoa cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay ngƣời đến bẻ mang về. (Nguyên Hồng) e. Lập luận móc xích: Là đoạn văn không có câu chủ đề, chủ đề đoạn đƣợc triển khai theo hƣớng ý của câu sau kế tục ý của câu trƣớc, cứ thế cho đến hết đoạn. Lƣợc đồ: (1) (2) (n) Vd: Muốn tăng gia sản xuất thì phải làm thủy lợi. Muốn làm thủy lợi thì phải có nhiều ngƣời, có sức lớn. Muốn vậy phải có hợp tác xã. (Hồ Chí Minh) Vd: Những lúc say sƣa cũng muốn chừa. Muốn chừa nhƣng tính lại hay ƣa. Hay ƣa nên nỗi không chừa đƣợc. Chừa đƣợc nhƣng ta cũng chẳng chừa. (Chừa rƣợu – Nguyễn Khuyến) Ngoài ra còn có đoạn văn đƣợc lập luận theo cấu trúc: Đặc biệt, nhân quả, so sánh * Thực hành bài tập xác định câu chủ đề (ý chính) và cấu trúc lập luận trong đoạn văn: Vd: Lòng sông rộng, nƣớc xanh trong. Giữa khoảng trời nƣớc mênh mông ấy, thuyền êm trôi xuôi dòng khơi vơi trong bến mộng. Trời chiều bảng lảng rơi dần vào hoàng hôn, trăng lơ lửng giãi xuống bàng bạc. Sƣơng mung lung giăng đầy trời đất. Vd: Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chƣa bao giờ có một thời đại phong phú nhƣ thời đại này. Chƣa bao giờ ngƣời ta thấy xuất hiện cùng lúc một hồn thơ rộng nhƣ Thế Lữ, mơ màng nhƣ Lƣu Trọng Lƣ, hùng tráng nhƣ Huy Thông, trong sáng nhƣ Nguyễn Nhƣợc Pháp, ảo não nhƣ Huy Cận, quê mùa nhƣ Nguyễn Bính, kỳ dị nhƣ Chế Lan Viên và rạo rực băn khoăn nhƣ Xuân Diệu. (Hoài Thanh). Vd: Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều ngƣời đọc khó mà biết có đúng là thơ Nguyễn Trãi không. Đúng là thơ nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu. Không hiểu vì không biết chắc bài thơ đƣợc viết ra lúc nào trong cuộc đời nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi”. 2.2. Tìm hiểu sự liên kết giữa các câu trong đoạn văn: Liên kết trong văn bản, đoạn văn là mạng lƣới liên hệ chặt chẽ giữa các câu, các mối quan hệ nội dung, hình thức trong văn bản, đoạn văn. Vd: Con chó này bƣớng lắm. Dạy chỉ phí công. Thần Chết hỏi: Làm sao bà tới đây đƣợc? "Ngƣời pháp đổ máu đã nhiều. Dân ta hi sinh cũng không ít". Để liên kết, phải sử dụng các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp, số lƣợng âm tiết, thực từ, hƣ từ, cụm từ, cấu trúc câu) theo một phƣơng thức nhất định. * Có các phƣơng thức liên kết nhƣ sau: a. Phƣơng thức lặp: Là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau của văn bản, đoạn văn nhằm liên kết chúng lại với nhau. + Lặp từ ngữ: Vd. Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài (1). Dậy sớm học bài là một thói quen tốt(2). Nhƣng phải cố gắng lắm mới có đƣợc thói quen ấy(3). Rét ghê, thế mà Bé vùng dậy, chui ra đƣợc khỏi cái chăn ấm(4). Bé ngồi học bài(5). Vd: Lực lƣợng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn. Nhƣng lực lƣợng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi. (Hồ Chí Minh) + Lặp ngữ âm: Vd: Muôn ngàn đời biết ơn chiếc gậy tầm vông đã dựng lên Thành đồng tổ quốc. Và sông Hồng bất khuất có cái chông
Tài liệu liên quan