1. Các nguyên tắc của tín dụng đầu tư:
1.1 Tín dụng đầu tư phải bám sát phương hướng mục tiêu của kế hoạch Nhà nước và có hiệu quả:
Trong đó hiệu quả kinh tế cần và có thể được tính toán thông qua các chỉ tiêu:
- Khối lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.
- Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn đầu tư.
- Thời gian hoàn vốn (thời hạn thu hồi vốn đầu tư).
Hiệu quả về mặt xã hội
- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, thu hút được nhiều lao động đang dư thừa.
- Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, công trình có tác động dây chuyền đến sự phát triển đến các ngành sản xuất, liên quan đến sự phát triển đi lên của nền kinh tế.
- Bảo vệ môi trường.
- Đóng góp quan trọng cho việc tăng nguồn thu ngân sách, nguồn thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu sản phẩm.
1.2 Sử dụng vốn vay đúng mục đích:
1.3 Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn:
1.4 Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán:
1.5 Vốn vay phải được giải ngân theo tiến độ thi công công trình.
52 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tín dụng trung hạn và dài hạn tài trợ cho đầu tư (tín dụng đầu tư) (tiếp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
**TÍN DỤNG TRUNG HẠN VÀ DÀI HẠN TÀI TRỢ CHO ĐẦU TƯ (TÍN DỤNG ĐẦU TƯ)**I. Những vấn đề chung về tín dụng đầu tư:1. Các nguyên tắc của tín dụng đầu tư:1.1 Tín dụng đầu tư phải bám sát phương hướng mục tiêu của kế hoạch Nhà nước và có hiệu quả:Trong đó hiệu quả kinh tế cần và có thể được tính toán thông qua các chỉ tiêu:- Khối lượng sản phẩm, dịch vụ được tạo ra.- Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận tính trên vốn đầu tư.- Thời gian hoàn vốn (thời hạn thu hồi vốn đầu tư).Hiệu quả về mặt xã hội- Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, thu hút được nhiều lao động đang dư thừa.- Khi hoàn thành và đi vào hoạt động, công trình có tác động dây chuyền đến sự phát triển đến các ngành sản xuất, liên quan đến sự phát triển đi lên của nền kinh tế.- Bảo vệ môi trường. - Đóng góp quan trọng cho việc tăng nguồn thu ngân sách, nguồn thu ngoại tệ nhờ xuất khẩu sản phẩm....1.2 Sử dụng vốn vay đúng mục đích:1.3 Hoàn trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn:1.4 Tránh rủi ro, đảm bảo khả năng thanh toán:1.5 Vốn vay phải được giải ngân theo tiến độ thi công công trình.**2. Nguồn vốn để cho vay trung và dài hạn:- Nguồn vốn huy động có kỳ hạn ổn định từ một năm trở lên.- Vốn vay trong nước thông qua việc phát hành trái phiếu.- Vốn vay ngân hàng nước ngoài.- Một phần nguồn vốn tự có của ngân hàng.- Vốn tài trợ ủy thác của Nhà nước và các tổ chức quốc tế.- Nguồn vốn ngắn hạn được phép sử dụng để cho vay trung-dài hạn theo tỷ lệ được phép.**3. Điều kiện cho vay:4.1 Có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý theo đúng pháp luật.4.2 Phải có vốn tự có tham gia vào công trình theo một tỷ lệ nhất định:- Đối với các công trình đầu tư chiều sâu, thì vốn tự có tham gia vào công trình phải chiếm tỷ lệ tối thiểu khoảng 30% giá trị dự toán. Trong trường hợp cần khuyến khích mở rộng tín dụng đầu tư, tỷ lệ này có thể được hạ thấp hơn tùy theo qui định của mỗi ngân hàng.- Đầu tư các công trình đầu tư phát triển chiều rộng, chưa thuộc một tổ chức kinh tế nào, thì vốn tham gia vào công trình từ 50 đến 70% dự toán chi phí.4.3 Phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc phải được bảo lãnh của người thứ ba.4.4 Phải mua bảo hiểm cho tài sản cố định được hình thành bằng vốn vay.**4. Đối tượng cho vay:Đối tượng cho vay trung hạn, dài hạn là các công trình, hạng mục công trình hay dự án đầu tư có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trực tiếp, nhanh chóng phát huy tác dụng thu hồi vốn nhanh, cụ thể:Bao gồm:+ Giá trị máy móc thiết bị.+ Công nghệ chuyển giao.+ Sáng chế phát minh.+ Chi phí nhân công và vật tư.+ Trị giá thuê bán chuyển nhượng đất.+ Chi phí mua bảo hiểm cho tài sản thuộc dự án đầu tư.+ Chi phí khác.Các đối tượng cho vay nó trên được ưu tiên thứ tự nhất định trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.+ Ưu tiên theo ngành kinh tế.+ Ưu tiên theo yêu cầu mở rộng và phát triển thị trường.+ Ưu tiên theo tính chất đầu tư.+ Ưu tiên theo khả năng thu hút lực lượng lao động.**5. Mức cho vay và thời hạn cho vay:5.1 Mức cho vay: (Hạn mức tín dụng đầu tư)Hạn mức cho vay nhiều hay ít phụ thuộc vào 3 nhân tố:- Giới hạn tín dụng cấp cho mỗi khách hàng không được vượt quá tỷ lệ khống chế theo qui chế an toàn trong hoạt động tín dụng.- Dự toán chi phí của công trình và tỷ lệ vốn tự có của bên đi vay tham gia vào công trình.- Trị giá của tài sản đảm bảo.HMTD Đầu Tư = Tổng dự toán chi phí - Nguồn vốn đầu tư XDCB của bên đi vay Trong đó: Nguồn vốn đầu tư XDCB là nguồn vốn ngân sách cấp phát (đối với công trình XDCB mới theo kế hoạch của Nhà nước) hoặc nguồn vốn XDCB tự có của doanh nghiệp, quỹ đầu tư phát triển, quỹ phúc lợi...**5.2 Thời hạn cho vay:- Thời hạn cho vay trung hạn từ trên 1 năm đến tối đa là 5 năm.- Thời hạn cho vay dài hạn trên 5 năm.Thời hạn cho vay trung và dài hạn tính từ ngày khách hàng nhận khoản vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc và lãi vay được quy định trong hợp đồng tín dụng.Thời hạn cho vay = Thời hạn thi công + Thời hạn trả nợTrong đó: Thời hạn thi công (thời gian chuyển giao vốn TD; Ân hạn) Tổng số nợ phải trả Thời hạn trả nợ = Mức trả nợ bình quân (năm, quí, tháng)Tổng số nợ phải trả gồm:- Dư nợ lũy kế từ ngày phát sinh khoản vay đầu tiên đến ngày công trình hoàn thành, - Tiền lãi vay phát sinh trong quá trình thi công (lãi vay thi công) được tính và nhập vào vốn gốc. Lãi vay thi công=∑DiNi ×Lãi suất/30- Lãi vay đầu tư XDCB: là tiền lãi phát sinh từ ngày công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đến khi trả hết nợ; được tính vào chi phí. ** Nếu với lãi suất cho vay cố định, nợ gốc được trả bằng nhau cho từng kỳ hạn thì số lãi vay đầu tư XDCB được tính theo công thức sau:Tổng số lãi vay ( n + 1) Lãi suất cho vay đầu tư XDCB = V0 x ————x trung, dài hạn 2 Vo: Tổng nợ gốc.n: Số kỳ hạn trả nợ (tháng, quí, năm).Lãi suất cho vay: tính theo kỳ hạn tương ứng.- Mức trả nợ bình quân = Khấu hao cơ bản của bộ phận TSCĐ hình thành từ tiền vay + Lợi nhuận thu được khi công trình đi vào hoạt đông (sau khi nộp thuế TN và trích lập các quỹ) + Thu biến giá tài sản (Sau khi nộp thuế thu nhập).**II. Thẩm định hồ sơ tín dụng đầu tư và lập phương án cho vay:1. Nội dung thẩm định:1.1. Phân tích tính pháp lý của dự án đầu tư: 1.2. Thẩm định về phương diện thị trường:a. Nhu cầu thị trường hiện tại:b. Xác định nhu cầu thị trường tiêu thụ trong tương lai khi dự án đi vào hoạt động1.3. Thẩm định về phương diện kỹ thuật, công nghệ: Sự phù hợp của quy mô dự án đầu tư với khả năng tiêu thụ, nguồn cung cấp nguyên liệu, cũng như sự lựa chọn thiết bị và công nghệ của dự án, đặc biệt đối với các dự án sử dụng công nghệ cao.1.4. Thẩm định về phương diện tổ chức, quản trị dự án: bao gồm khả năng chuyên môn, quản lý của ban giám đốc; khả năng đảm bảo nguồn nhân lực cho việc khai thác, vận hành dự án khi hòan thành.**1.5 Thẩm định về phương diện tài chánh:a) Kiểm tra việc tính toán vốn đầu tư: - Tổng mức vốn đầu tư.- Cơ cấu nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước, Vốn tự có, Vốn huy động, Vay của TCTD khác.- Giá trị đầu tư theo quyết tóan được duyệt.b) Chỉ tiêu về quy mô, lọai hình đầu tư:_ Suất đầu tư: được xác định bằng tổng mức đầu tư chia cho công suất thiết kế:Suất đầu tư Tổng mức vốn đầu tư = ———————— dự án Công suất thiết kế Trong đó: + Tổng mức vốn đầu tư chỉ bao gồm phần vốn cố định đầu tư ban đầu + Trường hợp dự án có nhiều loại sản phẩm đầu ra, công suất thiết kế được qui đổi về một loại sản phẩm đại diện. Mục đích của chỉ tiêu này nhằm so sánh các dự án cùng loại khác, trên cơ sở đó đánh giá sự hợp lý của tổng mức vốn đầu tư đã xây dựng so với qui mô đầu tư.**c. Chỉ tiêu tài chính của DAĐTc1. Các chỉ tiêu xác định theo phương pháp không chiết khấu: + Thời gian hoàn vốn đầu tư ( the payback period – Tp) Thời gian hoàn vốn đầu tư ( còn gọi là thời gian hoàn vốn giản đơn) là khoảng thời gian cần thiết để DAĐT họat động thu hồi đủ số vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chính là khoảng thời gian để hoàn vốn đầu tư ban đầu bằng khoản lợi nhuận và khấu hao thu hồi hàng năm. Nếu lợi nhuận và khấu hao hàng năm như nhau, thì thời gian thu hồi vốn đầu tư đươc xác định theo công thức: V Tp =---------- P+KH Trong đó: Tp: Thời gian hoàn vốn đầu tư giản đơn V: Tổng vốn đầu tư P: Lợi nhuận ròng trong kỳ KH : Khấu hao tài sản trong kỳ Tp cho biết thời gian thu hồi lại số vốn đã bỏ ra để đầu tư. Một dự án đầu tư có Tp càng nhỏ càng tốt vì càng hạn chế được mức độ rủi ro có thể xảy ra. Nhưng chỉ tiêu này không xét đến những thu nhập lớn sau thời kỳ Tp (Thời gian hoàn vốn đầu tư giản đơn). Vì thế một dự án có Tp lớn nhưng những thu nhập về sau lại cao hơn (làm cho NPV cao hơn) thì vẫn có thể là một dự án tốt.** Nếu khấu hao và lợi nhuận ròng của các năm khác nhau, người ta tính bằng cách lấy vốn đầu tư trừ dần thu nhập mỗi năm cho đến khi thu hồi hết vốn. Mục đích của chỉ tiêu này là để xác định thời hạn trả nợ vốn vay; cùng với thời gian đầu tư xây dựng xác định thời hạn cho vay hợp lý, phù hợp với dòng tiền của dự án. Vo Thời gian thu hồi vốn vay = ———— P + kh**Kyø haïnNguoàn traû nôïMöùc hoaøn traû (kyø khoaûn)Thöøa (+)Thieáu (-)Thöøa thieáu luõy keáKhaáu hao TSCÑLôïi nhuaänNguoàn khaùcToång coängA(1)(2)(3)(4)(5)(6)(7)Coäng** + Tỷ suất sinh lời của doanh thu : Là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế thu nhập DN và tổng doanh thu hàng năm của dự án. Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận ròng năm thứ t = —————————— x 100% doanh thu Doanh thu năm thứ t Chỉ tiêu này cho biết một đồng doanh thu tạo được mấy đồng lợi nhuận sau thuế, đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của dự án. + Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư (Return on Investment – ROI) Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư là tỷ số giữa lợi nhuận sau thuế TNDN và tổng số vốn đầu tư để thực hiện dự án. Tỷ suất sinh lời Lợi nhuận ròng năm thứ t = —————————— x 100% vốn đầu tư Tổng vốn đầu tư ban đầu Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn đầu tư ban đầu của dự án tạo ra được mấy đồng lợi nhuận sau thuế, là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũng như DAĐT.**+ Khả năng thanh toán nợ - DSCR (Debt Service Cover ratio) Chỉ số khả năng thanh toán nợ của dự án được tính trên cơ sở so sánh giữa nguồn trả nợ hàng năm từ dự án với nợ phải trả ( gốc và lãi) theo kế họach trả nợ. Công thức tính : ( Lợi nhuận ròng + KHCB + Mức trả lãi vay vốn CĐ ) năm thứ t DSCRt = ————————————————————— Nợ phải trả (gốc, lãi) Chỉ tiêu này thường được so sánh với 1. Nếu DSCRt >1 dự án đảm bảo khả năng hoàn trả nợ vay như dự kiến tính toán. Ngược lại nếu DSCRt0 , DAĐT có hiệu quả, nếu NPV càng lớn, thì hiệu quả tài chính càng cao, dự án càng hấp dẫn.**+ Điểm hòa vốn (Break Event Point – BEP)Điểm hòa vốn là điểm tại đó doanh thu bằng chi phí bỏ ra. Về mặt toán học, điểm hòa vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và chi phí. Tổng chi phí mà dự án bỏ ra bao gồm chi phí cố định ( định phí) và chi phí biến đổi ( biến phí). Định phí (Fixed costs – FC) là những chi phí không thay đổi khi sản lượng thay đổi. Biến phí (Variable costs – VC) là những chi phí thay đổi khi sản lượng thay đổi.. Sản lượng hòa vốn - QHV Sản lượng hòa vốn là sản lượng cần thiết mà dự án phải đạt được mà ở mức sản lượng này, doanh thu vừa để bù đắp chi phí. FC QHV = ——— P- V Trong đó: FC : Tổng định phí P : Giá bán một đơn vị sản phẩm V: Biến phí cho một đơn vị sản phẩm **- Doanh thu hòa vốn - DTHV Doanh thu hòa vốn là doanh thu cần thiết mà dự án đạt được để đảm bảo vừa bù đắp chi phí. DTHV = Tổng định phí/(1 – Tổng biến phí/DT thuần)- Công suất hòa vốn Công suất hòa vốn là công suất họat động cần thiết mà dự án phải đạt được để đảm bảo vừa đủ bù đắp chi phí. QHV DTHV Công suất hòa vốn = --------x100 = ----------x100 Q DTTrong đó Q: Sản lượng tính theo năm. DT: Doanh thu thuần trong năm.** + Tỷ suất doanh lợi nội bộ(Lãi suất hòan vốn nội bộ): IRR- Internal rate of returnLà tỷ suất chiết khấu mà với mức lãi suất đó, giá trị hiện tại các khỏan thu trong tương lai do đầu tư mang lại bằng với giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Để xác định IRR, xác định mức lãi suất sao cho NPV=0 TNt -CFtNPV=————=0 (1+IRR)t IRR là suất thu hồi vốn mà bản thân dự án có thể được tạo ra. So sánh IRR với i (lãi suất cho vay của ngân hàng), nếu IRR 1) hoặc giảm dần (nếu k 1) hoặc giảm dần (nếu k < 1).Cần chú ý khi lập bảng kế hoạch trả tiền thuê (bảng phân tích): Vì tiền thuê được trả vào đầu kỳ hạn, nên kỳ hạn đầu tương ứng với kỳ hạn 0, kỳ hạn 2 tương ứng với kỳ hạn 1...**5. Đặc điểm và tiện lợi của CTTC:+ Bên đi thuê được tài trợ 100% đủ nhu cầu đầu tư. Nếu so sánh với trường hợp vay trung hạn hay dài hạn thì chủ đầu tư cũng phải có một số vốn nhất định, thì tín dụng thuê mua rõ ràng là có lợi hơn tín dụng đầu tư.+ Người thuê là người chủ động hoàn toàn trong việc tìm và lựa chọn phương tiện hay tài sản để thuê, do vậy bên cho thuê không phải bỏ ra những chi phí có liên quan đến công việc đó.+ Phù hợp với các DN vừa & nhỏ+ Giá cả cho thuê được ấn định trước và ghi vào hợp đồng người thuê sẽ trả dần dần hoặc lựa chọn một phương thức trả thích hợp với quá trình sử dụng.Giá cả cho thuê được xác định theo nguyên tắc bù đắp đủ khấu hao, chi phí và có lãi tương ứng với thời hạn cho thuê và số vốn bỏ ra.**+ Khi hết hạn hợp đồng, người thuê được lựa chọn trong 3 cách giải quyết như đã nêu.+ Về mặt pháp lý: Người thuê chỉ là người sử dụng, còn sở hữu chủ tài sản đó vẫn là công ty thuê mua.+ Tất cả các chi phí bảo hiểm, bảo quản.... tài sản thuê do người thuê chịu. Các chi phí về bảo trì, sửa chửa nếu trong hợp đồng ghi rõ nhà cung cấp chịu thì bên cung cấp phải thực hiện nghĩa vụ đó.+ Thời hạn cho thuê (thời hạn hợp đồng) là “Bất biến”, là không thể thay đổi. Thời hạn cho thuê phụ thuộc vào tuổi thọ của tài sản. Thường thời hạn đó không nhỏ hơn một nửa thời gian tuổi thọ của tài sản. Ở Việt Nam, thời hạn đó qui định tối thiểu là 3/4 thời gian hữu dụng tài sản đó.+ Quyền của công ty thuê mua được ưu tiên trong trường hợp người thuê bị phá sản. Nghĩa là công ty được quyền lấy lại tài sản của mình ngay lập tức nếu người thuê bị tuyên bố phá sản.Ngoài ra, công ty thuê mua cũng có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro như đặt cọc, phải có bảo lãnh....**6) Về hoạt động cho thuê vận hành của các Công ty cho thuê tài chính( Theo quyết định số 731/2004/QĐ-NHNN ngày 15 tháng 6 năm 2004)6.1) Khái niệm về cho thuê vận hànhCho thuê vận hành (Cho thuê hoạt động) là hình thức cho thuê tài sản, theo đó Bên thuê sử dụng tài sản cho thuê của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đó cho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản. Bên cho thuê giữ quyền sở hữu tài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê.6.2) Tiêu chí xác định giao dịch cho thuê vận hànhMột giao dịch cho thuê được xác định là cho thuê vận hành khi:1. Quyền sở hữu tài sản cho thuê không được chuyển giao cho Bên thuê khi kết thúc hợp đồng cho thuê vận hành (Sau đây gọi tắt là hợp đồng cho thuê). 2. Hợp đồng cho thuê không quy định việc thoả thuận mua tài sản cho thuê giữa Bên cho thuê và Bên thuê.3. Thời hạn thuê chỉ chiếm một phần trong khoảng thời gian hữu dụng của tài sản cho thuê.4. Tổng giá trị tiền thuê chỉ chiếm một phần trong giá trị tài sản cho thuê.**6.3) Các điều kiện để được thực hiện cho thuê vận hànhCác Công ty cho thuê tài chính muốn được thực hiện nghiệp vụ cho thuê vận hành cần phải đáp ứng các điều kiện sau:1. Có nhu cầu hoạt động cho thuê vận hành.2. Có thời han hoạt động tối thiểu là 2 năm kể từ ngày chính thức khai trương hoạt động.3. Hoạt động kinh doanh có lãi; tỷ lệ nợ quá hạn tại thời điểm cuối quý trước dưới 5%; không vi phạm các quy định về an toàn trong hoạt động.4. Phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động cho thuê vận hành, như: kho bãi, bảo dưỡng đối với tài sản cho thuê. 6.4) Quy định về an toàn trong cho thuê vận hành1. Hoạt động cho thuê vận hành phải đảm bảo các quy định về an toàn tại Luật các Tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước. 2. Tổng giá trị của tài sản sử dụng cho thuê vận hành đối với 1 khách hàng không được vượt quá 30% vốn tự có của Công ty cho thuê tài chính.3. Tổng giá trị của tài sản sử dụng cho thuê vận hành không được vượt quá 5 lần vốn tự có của Công ty cho thuê tài chính.