• Dữ liệu là những con số hoặc dữ kiện thuần túy, rời rạc mà
quan sát hoặc đo đếm được, không có ngữ cảnh hay diễn giải.
– Dữ liệu có thể được nén/giải nén, mã hóa/giải mã.
• Thông tin là những dữ liệu được tổ chức lại vì một mục đích
nào đó bằng cách thêm giá trị thông qua ngữ cảnh, phân loại,
tính toán, hiệu chỉnh và đánh giá.
• Tri thức là thông tin được cấu trúc hóa, được kiểm nghiệm và
có thể sử dụng được vào mục đích cụ thể.
• Trí tuệ là khả năng sử dụng tri thức một cách khôn ngoan
nhằm đạt được mục đích.
11 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1771 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tin học đại cương Chương 1 Giới thiệu chung, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2/12/2014
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI GIẢNG TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
MỤC ĐÍCH
• Đưa ra khái niệm cơ bản ban đầu: Dữ liệu, Thông tin, Tri
thức, Tin học, Công nghệ thông tin…
• Đưa ra khái niệm các hệ đếm cơ bản và cách biểu diễn
thông tin trong máy tính.
• Đưa ra khái niệm thế nào là mã hóa, là giải mã; các bảng
mã cơ bản cũng như các ứng dụng của công nghệ thông tin.
2 Chương 1. Giới thiệu chung
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
NỘI DUNG
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Dữ liệu - Thông tin - Tri thức - Trí tuệ
1.1.2. Tin học - Công nghệ thông tin
1.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính
1.2.1. Các hệ thống số
1.2.2. Chuyển đổi giữa các hệ thống số
1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính và các đơn vị đo thông tin
1.2.4. Các phép tính số học và logic
1.3. Mã hóa thông tin
1.3.1. Khái niệm
1.3.2. Bảng mã ASCII và Unicode
1.3.3. Mã hóa và giải mã một số loại dữ liệu
1.4. Ứng dụng của công nghệ thông tin
3 Chương 1. Giới thiệu chung
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.1.1. DỮ LIỆU – THÔNG TIN – TRI THỨC – TRÍ TUỆ
• Dữ liệu là những con số hoặc dữ kiện thuần túy, rời rạc mà
quan sát hoặc đo đếm được, không có ngữ cảnh hay diễn giải.
– Dữ liệu có thể được nén/giải nén, mã hóa/giải mã.
• Thông tin là những dữ liệu được tổ chức lại vì một mục đích
nào đó bằng cách thêm giá trị thông qua ngữ cảnh, phân loại,
tính toán, hiệu chỉnh và đánh giá.
• Tri thức là thông tin được cấu trúc hóa, được kiểm nghiệm và
có thể sử dụng được vào mục đích cụ thể.
• Trí tuệ là khả năng sử dụng tri thức một cách khôn ngoan
nhằm đạt được mục đích.
Chương 1: Giới thiệu chung 4
2/12/2014
2
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Chương 1: Giới thiệu chung 5
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.1.2. TIN HỌC – CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
a) Tin học (Informatics)
• Viện Hàn lâm Khoa học Pháp đã đưa ra định nghĩa: “Tin học
là khoa học về xử lý hợp lý các thông tin, đặc biệt bằng các
thiết bị tự động, các thông tin đó chứa đựng kiến thức của
loài người trong các lĩnh vực kỹ thuật, kinh tế và xã hội”
• Nói ngắn gọn thì Tin học là một ngành khoa học nghiên cứu
việc tự động hóa quá trình xử lý thông tin.
• Tin học được chia thành 2 lĩnh vực: phần cứng, phần mềm.
• Trên TG hiện thường dùng từ “Computer Science”
Chương 1: Giới thiệu chung 6
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
b) Công nghệ thông tin (Information Technology)
• CNTT là một nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và viễn
thông để thu thập, chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, và truyền
tải thông tin.
• Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các
phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy
tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu
quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng
trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội.
Nghị quyết số 49/CP về phát triển công nghệ thông tin ở nước ta trong những năm 90”
• Thông tin số là thông tin thể hiện dưới dạng số (dữ liệu dạng số
hay số liệu).
Chương 1: Giới thiệu chung 7
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.2. Biểu diễn thông tin trong máy tính
1.2.1. Các hệ thống số
1.2.2. Chuyển đổi giữa các hệ thống số
1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính và các đơn vị đo
thông tin
1.2.4. Các phép tính số học và logic
Chương 1: Giới thiệu chung 8
2/12/2014
3
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.2.1. CÁC HỆ THỐNG SỐ
• Hệ 10 (Decimal System)
– Hệ 10 dùng 10 ký hiệu số (0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9) để biểu
diễn, đếm, tính toán.
VD: 315047.16 = 3x105 + 1x104 + 5x103 + 0x102 + 4x101 +
7x100 + 1x10-1 + 6x10-2
– Hệ 10 rất thuận lợi trong cuộc sống vì con người rất quen
thuộc với hệ thập phân, tuy nhiên hệ này dùng tới 10 ký hiệu
không thuận lợi khi biểu diễn trong bộ nhớ máy tính.
Chương 1: Giới thiệu chung 9
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
• Hệ 2 (Binary System)
– Hệ này dùng 2 ký hiệu số (0, 1) để biểu diễn, đếm, tính toán.
VD: 11011 = 1x24 + 1x23 + 0x22 + 1x21 + 1x20
• Hệ 16 (Hệ HexaDecimal)
– Hệ này dùng 16 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D,
E, F để biểu diễn, đếm, tính toán.
VD: 1509A = 1x164 + 5x163 + 0x162 + 9x161 + Ax160
– Hệ 16 có đặc điểm là rất thuận lợi trong việc biểu diễn các số
của hệ nhị phân. Một chữ số trong hệ 16 tương ứng với nhóm
4 chữ số nhị phân. Vì vậy một dãy nhị phân sẽ được biểu diễn
rất gọn bởi dãy thập lục phân.
Chương 1: Giới thiệu chung 10
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.2.2. CHUYỂN ĐỔI GIỮA CÁC HỆ THỐNG SỐ
• Chuyển một số hệ 10 sang một số hệ a (áp dụng số
nguyên)
• Quy tắc: Chia liên tục phần nguyên cho a, cho đến khi kết
quả phần nguyên bằng 0 thì dừng. Với mỗi phép chia ta có
một số dư, viết đảo ngược thứ tự các số dư nhận được ta
được một số nguyên tương ứng trong hệ a.
• Vd: Chuyển 1210 sang hệ 2 và 16
Chuyển 3210 sang hệ 2 và 16
Chương 1: Giới thiệu chung 11
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Chuyển 1210 sang hệ 2
Chương 1: Giới thiệu chung 12
2/12/2014
4
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Chuyển 3210 sang hệ 16
Chương 1: Giới thiệu chung 13
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Chuyển một số từ hệ a sang hệ 10
• Quy tắc: Triển khai số hệ a ra bằng tổng các tích của từng
chữ số nhân với lũy thừa bậc i của a (số mũ i là vị trí của
chữ số). Tính tổng của biểu thức triển khai như trong hệ 10
ta sẽ được một số tương ứng trong hệ 10.
• Ví dụ:
1101012 = 12
5 + 124 + 023 + 122 + 021 + 120 =
32 + 16 + 4 + 1 = 5310
10F16 = 116
2 + 0161 + F160 = 256 + 15160 = 256 +
15 = 27110
Chương 1: Giới thiệu chung 14
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Chuyển đổi một số từ hệ 2 sang hệ 16
• Quy tắc: Gom từng nhóm 4 chữ số trong hệ 2 theo chiều
từ phải sang trái sẽ được một chữ số tương ứng trong hệ
16.
• Ví dụ: chuyển 1011 0110 1010 11102 sang hệ 16
Vậy:
1011 0110 1010 11102 = B6AE16
• 11 0110 = 3616
Chương 1: Giới thiệu chung 15
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Quy đổi 16 giá trị đầu tiên trong các hệ
Chương 1: Giới thiệu chung 16
Hệ 10 Hệ 16 Hệ 2
0 0 0000
1 1 0001
2 2 0010
3 3 0011
4 4 0100
5 5 0101
6 6 0110
7 7 0111
Hệ 10 Hệ 16 Hệ 2
8 8 1000
9 9 1001
10 A 1010
11 B 1011
12 C 1100
13 D 1101
14 E 1110
15 F 1111
2/12/2014
5
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Chuyển đổi một số từ hệ 16 sang hệ 2
• Quy tắc: Đổi từng chữ số trong hệ 16 thành nhóm 4 chữ số
tương ứng trong hệ 2.
• Ví dụ: chuyển 1C8A16 sang hệ 2
116 = 00012
C16 = 11002
816 = 10002
A16 = 10102
Vậy: 1C8A16 = 0001 1100 1000 10102 (có thể bỏ 3 chữ số 0 ở đầu)
C18A16 = 1100 0001 1000 10102
Chương 1: Giới thiệu chung 17
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.2.3. Biểu diễn thông tin trong máy tính
• Bit: Là đơn vị nhỏ nhất của thông tin, biểu thị một ô nhớ
của máy tính.
– Các thiết bị nhớ của máy tính được xây dựng từ các linh kiện
điện tử chỉ có 2 trạng thái và được mã hóa là 0 và 1.
– Mọi thông tin đưa vào máy tính đều được chuyển hóa thành
các xung có mức điện thế cao hay thấp. Mức cao gọi là mức
logic 1, mức thấp gọi là mức logic 0.
– Các xung điện sẽ được máy tính ghi tương ứng vào các ô nhớ,
mỗi ô nhớ này chỉ có thể được thiết lập bằng 0 hoặc 1.
• Ví dụ:
• Mỗi ô nhớ được gọi là 1 BIT (BInary digiT)
Chương 1: Giới thiệu chung 18
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Các đơn vị đo thông tin
• Byte
- Là nhóm 8 bit liền kề nhau, bắt đầu từ bit thứ 8i.
VD: byte 0 gồm các bit 0-7
byte 1 gồm các bit 8-15
- Các đơn vị bội của byte:
KB: 1 KB = 210 byte (=1024 byte)
MB: 1 MB = 210 KB
GB: 1 GB = 210 MB
TB: 1 TB = 210 GB
Chương 1: Giới thiệu chung 19
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.2.4. Các phép toán số học trên hệ 2
a. Phép cộng
VD: 1100 0111
+ 0011 0111
1111 1110
Chương 1: Giới thiệu chung 20
2/12/2014
6
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
b. Phép trừ
VD: 1100 0111
- 0011 0111
1001 0000
Nguyên tắc của máy tính đối với phép trừ:
a – b = a + (-b)
Chương 1: Giới thiệu chung 21
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
c. Phép nhân
Trong máy tính phép nhân và chia được thực hiện qua kết hợp
phép cộng và phép dịch bit.
Chương 1: Giới thiệu chung 22
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Các phép toán logic
• NOT (Phủ định)
• AND (Và)
Chương 1: Giới thiệu chung 23
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Các phép toán logic
• OR (Hoặc)
• XOR (Hoặc loại trừ)
Chương 1: Giới thiệu chung 24
2/12/2014
7
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
• Biểu thức logic là sự kết hợp giữa các hằng logic, biến logic,
hàm logic và các toán tử logic. Kết quả của biểu thức logic
là một hằng logic.
• Thực hiện các toán tử logic theo thứ tự ưu tiên: NOT, AND,
OR, XOR.
• Vd:
(Các SV hộ khẩu Hà Nội) AND NOT (Các SV dân tộc Kinh)
Chương 1: Giới thiệu chung 25
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.3. Mã hóa một số loại dữ liệu
• CPU/bộ nhớ trong của máy tính xử lý/lưu tạm dữ liệu dạng
số nhị phân.
• Dữ liệu thực: số hoặc phi số.
• Dữ liệu số: Số nguyên, số dấu phẩy tĩnh, số dấu phẩy
động.
• Dữ liệu phi số: Văn bản, logic, hình ảnh hoặc âm thanh.
– Văn bản: thông thường dùng 1-2 byte để mã hóa một ký tự.
– Logic: Dùng 1 byte để mã hóa các giá trị logic.
– Hình ảnh: thông dụng nhất là 2 kiểu mã hóa ảnh bitmap và
ảnh vector.
– Âm thanh: Có nhiều cách mã hóa nhưng thông dụng nhất là
MPEG-2 và MPEG-4,…
• Nguyên tắc: mọi dữ liệu muốn được máy tính xử lý trước
hết cần được số hóa thành số nhị phân.
Chương 1: Giới thiệu chung 26
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Lưu đồ mã hóa/giải mã
Chương 1: Giới thiệu chung 27
Máy tính
Dữ liệu
Mã hóa (Số hóa)
Thông tin
Giải mã
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Mã hóa các ký tự
• Trong tin học mỗi ký tự được mã hóa bởi một số nhị phân
nhất định.
• Tập các kí tự được mã hóa tạo thành bảng mã.
• Có 2 bảng mã chính: ASCII và Unicode.
Chương 1: Giới thiệu chung 28
2/12/2014
8
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Bảng mã ASCII
• Dùng 8 bit để mã hóa tập các kí tự
-> Tổng số kí tự mã hóa được là 28 =256
• Bảng mã được chia làm 2 phần:
– 128 số mã hóa đầu tiên (0-127): cố định
– 128 số mã sau (128->255): phần này đã mã hóa
mặc định nhưng có thể thay đổi được.
Chương 1: Giới thiệu chung 29
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Chương 1: Giới thiệu chung 30
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Chương 1: Giới thiệu chung 31
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Bảng mã Unicode
• Dùng 16 bit để mã hóa tập các kí tự -> có thể mã hóa được
65536 kí tự.
• Mã hóa hầu hết các tập kí tự của các quốc gia trên thế giới
trong đó có Việt Nam
• Trong Unicode, 128 kí tự đầu giống với ASCII.
Chương 1: Giới thiệu chung 32
2/12/2014
9
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Mã hóa âm thanh
• Các tín hiệu âm thanh
là những tín hiệu dạng
tương tự (Analog): âm
thanh nghe được từ
16Hz đến 22 000 Hz,
tấn số (cao độ) và thời
gian (trường độ) đều là
các số nên mã hóa
được.
• Số hóa các tín hiệu âm
thanh thành dữ liệu
dạng nhị phân.
Chương 1: Giới thiệu chung 33
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Mã hóa hình ảnh
• Các hình ảnh được số hóa đưa vào máy tính như một tập
các điểm.
• Ảnh đen trắng: mỗi điểm được biểu diễn bằng một bit
• Ảnh màu: dùng hệ thống tổ chức màu RGB (Red-Green-
Blue) 3 màu cơ bản phối hợp với nhau ở 256 cấp độ khác
nhau:
– mỗi điểm ảnh được lưu trữ với 24 bit
– có thể biểu diễn được 16 000 000 (224) màu khác nhau
Chương 1: Giới thiệu chung 34
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.4. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.4.1. Các bài toán khoa học kỹ thuật
1.4.2. Các bài toán quản lý
1.4.3. Tự động hóa
1.4.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác văn
phòng
1.4.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục
1.4.6. Thương mại điện tử
1.4.7. Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống hàng
ngày
Chương 1: Giới thiệu chung 35
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.4.1. Các bài toán khoa học kỹ thuật
• Đặc điểm: bài toán KHKT chủ yếu là tính toán số với số
liệu có thể không nhiều nhưng thuật toán phức tạp.
– Ví dụ: xử lý các số liệu thực nghiệm, quy hoạch và tối ưu hóa,
dự báo thời tiết, giải mã gen,…
• Thập niên 70, tỷ lệ các bài toán KHKT chiếm phần lớn các
bài toán trong thực tế.
• Ngày nay, các siêu máy tính đều dùng cho mục đích khoa
học kỹ thuật, và các kết quả đưa ra ngoài các số liệu còn đi
kèm với những minh họa.
Chương 1: Giới thiệu chung 36
2/12/2014
10
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.4.2. Các bài toán quản lý
• Đặc điểm: Bài toán quản lý thường xử lý một khối lượng
thông tin lưu trữ lớn nhưng thuật toán lại không phức tạp.
• Công việc bài toán quản lý: Tạo lập CSDL Duy trì CSDL
Tra cứu và Thống kê Hỗ trợ cho quá trình ra quyết
định.
• Khoảng 85% các ứng dụng CNTT là dành cho quản lý: Quản
lý nhân sự, quản lý doanh nghiệp, quản lý trường học,…
Chương 1: Giới thiệu chung 37
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.4.3. Tự động hóa
• Đặc điểm: Với những kỹ thuật tự động hóa đơn giản có thể
điều khiển theo kiểu cơ điện. Tuy nhiên, với những điều khiển
là xử lý thông tin để ra quyết định chỉ có thể thực hiện được
bằng máy tính.
• Ưu điểm:
– Có thể tự động hóa những quy trình phức tạp: máy bay không
người lái,…
– Mềm dẻo, có thể thay đổi hành vi tự động hóa bằng cách lập trình
lại: sử dụng robot trong các nhà máy sản xuất,…
• Các hệ thống nhúng là một ví dụ phổ biến nhất về tự động hóa
trên cơ sở máy tính.
Chương 1: Giới thiệu chung 38
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.4.4. CNTT trong công tác văn phòng
• Đặc điểm: Hoạt động văn phòng là những hoạt động rất
phổ biến, khi máy tính vi tính bắt đầu được sử dụng rỗng
rãi thì chính các văn phòng là địa chỉ ứng dụng lớn nhất của
CNTT.
• Ưu điểm:
– Quản lý dữ liệu
– Lập kế hoạch công tác, theo dõi tiến độ công việc
– Lưu chuyển và xử lý văn bản.
Chương 1: Giới thiệu chung 39
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.4.5. Tin học và giáo dục
• Đặc điểm: Tin học là một tiến bộ khoa học kỹ thuật, là
công cụ hiện đại. Ngoài ra, tin học là một thành tố quan
trọng trong nền học vấn phổ thông.
• Ưu điểm:
– Hỗ trợ cho giáo viên trong việc dạy.
– Giúp học sinh học tập một cách chủ động.
– Tạo môi trường tương tác giữa thầy, trò và các bài giảng điện
tử.
Chương 1: Giới thiệu chung 40
2/12/2014
11
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.4.6. Thương mại điện tử
• Đặc điểm: Thương mại điện tử là các hoạt động thương
mại qua mạng Internet.
• Một số hình thức thương mại điện tử:
– Quảng cáo trên mạng,
– Mua hàng và thanh toán qua mạng,
– Thương thảo các hợp đồng qua mạng.
• Vấn đề lớn nhất hiện nay của thương mại điện tử là: vấn đề
pháp lý và độ an toàn.
Chương 1: Giới thiệu chung 41
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
1.4.7. CNTT và cuộc sống đời thường
• Đặc điểm: Trong cuộc sống hàng ngày công nghệ thông tin
đã xuất hiện mọi lúc mọi nơi và trên mọi mặt của đời sống
xã hội.
– Các thiết bị điện tử được điều khiển bằng các chip với các
chương trình điều khiển thông minh.
– Sử dụng Internet,…
Chương 1: Giới thiệu chung 42
Khoa Công nghệ thông tin – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Bài giảng Tin học đại cương
Kết luận
• Dữ liệu -> Thông tin -> Tri thức -> Trí tuệ.
• Tin học là một ngành khoa học chuyên nghiên cứu về khả
năng lưu trữ và xử lý thông tin.
• Công nghệ thông tin là sự kết hợp giữa phần cứng và phần
mềm để thực hiện một công việc.
• Các hệ thống số cơ bản: Hệ 2, hệ 10, hệ 16.
• Hai bảng mã cơ bản: ASCII, UNICODE.
• Các thông tin đưa vào máy tính có thể là số nguyên, số
thực, văn bản, âm thanh, hình ảnh,… đều được mã hóa
dưới dạng mã nhị phân.
• Lĩnh vực ứng dụng của CNTT: khoa học kỹ thuật, quản lý,
tự động hóa, trong công tác văn phòng, trong giáo dục,
thương mại điện tử và trong đời sống hàng ngày.
Chương 1: Giới thiệu chung 43