Bài giảng Tổng quan các thị trường và định chế tài chính

Tiền? Vốn? Tài sản? Chứng khoán?

ppt43 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tổng quan các thị trường và định chế tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Định, PGS. TS. Trường ĐHKT – Đại học Quốc giaBài 1Tổng quan các thị trường và định chế tài chính Tài chính là gì?Tiền?Vốn?Tài sản?Chứng khoán?Tài chính làQuan hệ giữa các chủ thể trong nền kinh tế về giá trị, diễn ra qua các giao dịch liên quan đến dòng tiền.Các ngành trong tài chính:Tài chính côngTài chính quốc tếCác định chế tài chínhThị trường tài chính/Đầu tư tài chínhHệ thống tài chínhTổng thể các thị trường, định chế, pháp luật, quy định và kỹ thuật mà thông qua đó các trái phiếu, cổ phiếu và các chứng khoán khác được giao dịch, lãi suất được xác định, các dịch vụ tài chính được tạo ra và cung cấp cho nền kinh tế.Chức năng cơ bản của hệ thống tài chínhVận hành các luồng tài chính từ những chủ thể tiết kiệm đến các chủ thể vay để mua hàng hóa, dịch vụ và đầu tư vào máy móc, thiết bị, nhờ đó mà kinh tế tăng trưởng, mức sống được cải thiện.Cấu trúc hệ thống tài chínhThị trườngTài chínhNgân hàng Trung ươngNgân sách Nhà nướcCác nhàĐầu tưCác doanh nghiệpChức năng của thị trường tài chínhThị trường tài chính và hệ thống tài chính: Kênh dẫn tiết kiệm và đầu tư. Hệ thống tài chính là một tập hợp các thị trường, các định chế, luật lệ, quy định và kỹ thuật, thông qua đó trái phiếu, cổ phiếu và các dịch vụ tài chính được tạo ra và cung cấp cho toàn bộ nền kinh tế.Thị trường tài chính là trung tâm của hệ thống tài chính của nền kinh tế, nó thu hút và phân bổ tiết kiệm và xác lập các mức lãi suất và giá của các tài sản tài chính.Chức năng của thị trường tài chínhChức năng tiết kiệm: Thu hút tiết kiệm của công chúng để chuyển thành đầu tư, giúp tăng sản lượng và mức sống.Chức năng của cải: Các công cụ tài chính là cách thức rất tốt để tích trữ của cải.Không bị hao mòn nên ít rủi ro mất mát hơn những hình thức cất trữ của cải khác.Tạo ra thu nhập và làm tăng mức sống cho người chủ sở hữu: Yt = Wt x rt trong đó Yt là thu nhập được tạo ra, rt là mức sinh lời, Wt là lượng của cải nắm giữ hiện tại.Chức năng của thị trường tài chínhChức năng thanh khoản: Thanh khoản: khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mà ít mất giá trị.Thị trường tài chính cung cấp tính thanh khoản vì các công cụ tài chính có thể chuyển đổi thành tiền với rủi ro mất mát không đáng kể trong khi vẫn mang lại lợi tức cho người nắm giữ.Chức năng tín dụng: Hệ thống tài chính cung cấp tín dụng để tài trợ cho tiêu dùng và đầu tư của người dân, doanh nghiệp và chính phủ.Chức năng của thị trường tài chínhChức năng thanh toán: Hệ thống tài chính cung cấp các dịch vụ thanh toán như tài khoản có thể phát hành séc, thẻ tín dụng, các phương tiện thanh toán điện tửChức năng bảo vệ trước rủi ro: Cung cấp các hợp đồng bảo hiểmGiúp tích lũy của cải để chống lại rủi roChức năng chính sách: Thị trường tài chính là kênh dẫn chủ yếu để chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô: tác động đến lãi suất và tính sẵn có của tín dụng để từ đó tác động đến sản lượng, việc làm và giá cả.Phân loại thị trường tài chínhThị trường tiền và thị trường vốn Thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấpThị trường có tổ chức và thị trường phi tập trungThị trường mở và thị trường thoả thuậnThị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn, tương lai, thị trường quyền.Thị trường tiền và thị trường vốnThị trường tiềnNgắn hạn, dưới 1 nămCác nhà phát hành chất lượng caoChỉ có chứng khoán nợTrọng tâm là thị trường sơ cấpThị trường có tính thanh khoản cao, lợi suất thấpThị trường vốnDài hạn, trên 1 nămCác nhà phát hành chất lượng đa dạngCả chứng khoán nợ và cổ phiếuTrọng tâm là thị trường thứ cấpTài trợ cho đầu tư, lợi suất caoThị trường sơ cấp và thị trường thứ cấpSơ cấpPhát hành chứng khoán mớiBên phát hành nhận được vốnNgười mua trả tiền để lấy quyền hưởng về tài chínhThứ cấpGiao dịch các chứng khoán đã phát hành Bên phát hành không nhận được vốnCung cấp thanh khoản cho người bánThị trường có tổ chức và Thị trường phi tập trungThị trường có tổ chứcĐịa điểm giao dịch hữu hìnhChỉ có thành viên tham gia giao dịchChỉ giao dịch chứng khoán niêm yếtThị trường phi tập trungKhông có địa điểm giao dịch hữu hình, tập trungMạng lưới các nhà giao dịch qua các phương tiện điện tửTất cả các chứng khoán đều có thể giao dịchThị trường mở và thị trường thoả thuận Thị trường mở Các công cụ tài chính được chào bán rộng rãi, thường là cho người trả giá mua cao nhất và được mua đi bán lại nhiều lần.Thị trường thỏa thuận Các công cụ tài chính được bán tới một hay một vài người mua theo thỏa thuận riêng.Thị trường giao ngay, tương lai, kỳ hạn, quyềnThị trường giao ngay: Các công cụ tài chính được mua bán và thanh toán, giao nhận ngay.Thị trường kỳ hạn và tương lai: Công cụ tài chính được giao dịch ở mức giá được ấn định vào một ngày xác định trong tương lai.Thị trường quyền: Giao dịch quyền lựa chọn mua hoặc bán một chứng khoán nhất định với một mức giá được ấn định, tại một thời điểm bất kỳ trong thời gian tồn tại của hợp đồngCác tài sản tài chínhQuyền đối với thu nhập hoặc của các của một doanh nghiệp, một hộ gia đình hoặc một cơ quan nhà nước;Thường dưới hình thức chứng chỉ, chứng từ, tệp trên máy tính hoặc một hình thức tài liệu hợp pháp nào đóThường phát sinh từ hoặc liên quan đến giao dịch cho vay tiền.Đặc điểm của tài sản tài chínhCác tài sản tài chính có giá trị vì chúng hứa hẹn mang lại thu nhập tương lai cho người sở hữu và có chức năng giữ giá trị (sức mua)Đặc điểm của tài sản tài chínhKhông bị hao mòn như các tài sản vật chất thông thường, hình thức tồn tại thường không phải cơ sở để xác định giá trị thị trường;Không có giá trị hoặc ít giá trị như hàng hóa thông thường, chi phí giao dịch và lưu giữ thấp.Dễ dàng thay đổi hình thức và thay bằng các tài sản khác.Các loại tài sản tài chínhTiềnCổ phiếuChứng khoán nợChứng khoán phái sinhCác loại tài sản tài chínhTiền là loại tài sản tài chính thường được chấp nhận chung trong thanh toán hàng hóa và dịch vụ là. Tiền mặt và tài khoản séc là các hình thức của tiền.Cổ phiếu (chứng khoán vốn CSH) là đại diện cho phần sở hữu của một công ty cổ phần và thể hiện quyền của cổ đông đối với thu nhập của hoặc tiền bán tài sản công ty. Cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi là các loại chứng khoán vốn CSH.Các loại tài sản tài chínhCác loại chứng khoán nợ mang lại quyền ưu tiên trước cho người nắm giữ so với quyền cổ đông – người nắm giữ cổ phiếu của công ty. Các loại chứng khoán nợ phổ biến như trái phiếu, kỳ phiếu, các khoản phải thuChứng khoán phái sinh là loại chứng khoán có giá trị phụ thuộc hoặc gắn với giá trị hoặc thu nhập của một tài sản khác. Ví dụ như hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Quyền và Hoán đổi.Quá trình hình thành tài sản tài chínhĐể mua sắm tài sản, các gia đình hay doanh nghiệp có thể sử dụng thu nhập hiện tại hoặc thu nhập tích lũy – nguồn tự tài trợ.Một chủ thể có thể huy động vốn bằng phát hành các công cụ nợ (nợ) hoặc cổ phiếu (vốn chủ sở hữu) nếu có người sẵn sàng mua – Tài trợ từ bên ngoài.Cân đối kế toán các chủ thể trong một hệ thống tài chính đơn giản  Hộ gia đình     Cân đối kế toánĐơn vị: USD Tài sản  Nợ và giá trị ròng Sử dụng vốn lũy kế  Nguồn vốn lũy kế  Tiền 13,000   Giá trị ròng (Tiết kiệm lũy kế) 20,000  Đồ đạc 1,000      Quần áo 1,500      Ô tô 4,000      Tài sản khác 500     Tổng tài sản 20,000  Tổng nợ và Giá trị ròng 20,000          Công ty      Cân đối kế toánĐơn vị: USD        Tài sản  Nợ và giá trị ròng Sử dụng vốn lũy kế  Nguồn vốn lũy kế  Tồn kho hàng hóa 10,000   Giá trị ròng (Tiết kiệm lũy kế) 100,000  Máy móc thiết bị 25,000      Nhà 60,000      Tài sản khác 5,000     Tổng tài sản 100,000  Tổng nợ và Giá trị ròng 100,000        Cân đối kế toán các chủ thể sau giao dịch phát hành CK nợ và mua sắm thiết bị  Hộ gia đình     Cân đối kế toánĐơn vị: USD Tài sản  Nợ và giá trị ròng Sử dụng vốn lũy kế  Nguồn vốn lũy kế  Tiền 3,000   Giá trị ròng (Tiết kiệm lũy kế) 20,000  Mua Tài sản TC 10,000      Đồ đạc 1,000      Quần áo 1,500      Ô tô 4,000      Tài sản khác 500     Tổng tài sản 20,000  Tổng nợ và Giá trị ròng 20,000          Công ty      Cân đối kế toánĐơn vị: USD        Tài sản  Nợ và giá trị ròng Sử dụng vốn lũy kế  Nguồn vốn lũy kế  Tồn kho hàng hóa 10,000   Vay nơ 10,000  Máy móc thiết bị 35,000   Giá trị ròng (Tiết kiệm lũy kế) 100,000  Nhà 60,000      Tài sản khác 5,000     Tổng tài sản 110,000  Tổng nợ và Giá trị ròng 110,000        Tài sản tài chính và hệ thống tài chínhHoạt động vay hay phát hành cổ phiếu mới đồng thời tạo ra lượng tương đương tài sản tài chínhTất cả các tài sản tài chính đều được ghi nhận như khoản nợ hoặc trách nhiệm đối ứng của các chủ thể khác trên cân đối kế toánGiá trị các tài sản tài chính tạo ra cho các nhà đầu tư= Tổng giá trị các khoản nợ (trách nhiệm) do người vay phát hànhTài sản tài chính và hệ thống tài chínhCân đối của bất kỳ chủ thể kinh tế nào:Tổng Tài sản = Tổng nợ + Giá trị ròngTrong đó, Tổng tài sản = Tài sản thực + Tài sản tài chínhĐối với toàn bộ nền kinh tế và hệ thống tài chính:Tổng Tài sản tài chính = Tổng nợNhư vậy, đối với toàn bộ nền kinh tế:Tổng Tài sản thực = Tổng Giá trị ròngTài sản tài chính và hệ thống tài chínhNhư vậy nền kinh tế chỉ có thể tăng giá trị bằng tiết kiệm và tăng số lượng tài sản thực để các tài sản thực này tạo ra nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn trong tương lai.Tuy nhiên, hệ thống tài chính tạo ra kênh dẫn cần thiết cho việc trao đổi các tài sản tài chính giữa người tiết kiệm và người vay, qua đó các tài sản thực được mua sắm.Cho vay và vay trong hệ thống tài chínhCác nhà kinh tế học John Gurley và Edward Shaw chỉ ra rằng mỗi một doanh nghiệp, hộ gia đình hoặc tổ chức của nhà nước đang hoạt động trong hệ thống tài chính đều tuân theo:R – E = FA – D Trong đó R = Thu nhập hiện thời E = Chi tiêu từ thu nhập hiện thời FA = Thay đổi nắm giữ tài sản tài chính D = Thay đổi tình trạng Nợ và VCSHCho vay và vay trong hệ thống tài chínhNhư vậy, trong mỗi kỳ, mỗi một đơn vị kinh tế phải thuộc một trong 3 trường hợp sau:Đơn vị thâm hụt - Deficit-budget unit (DBU): E > R, so D > FA (Người vay ròng)Đơn vị thặng dư - Surplus-budget unit (SBU): R > E, so FA > D (Người cho vay ròng)Đơn vị cân bằng - Balanced-budget unit (BBU): R = E, so D = FA (Không vay, không cho vay)Cho vay và vay trong hệ thống tài chínhHệ thống tài chính cho phép các doanh nghiệp, hộc gia đình và tổ chức nhà nước điều chỉnh thực trạng tài chính của mình từ Người vay ròng thành nười cho vay ròng và ngược lại một cách dễ dàng và hiệu quả.Tiền – tài sản tài chínhTất cả các tài sản tài chính đều được định giá bằng tiền, các dòng tài chính giữa người cho vay và người vay được thực hiện thông qua phương tiện là tiền.Bản thân tiền là một tài sản tài chính, vì tất cả các hình thức tiền hiện tại đều thể hiện quyền đối với các tổ chức tư nhân hoặc nhà nước.Chức năng của tiềnTiêu chuẩn giá trị (đơn vị kế toán).Trung gian trao đổi.Phương tiện cất trữ. Tiền là tài sản tài chính có tính thanh khoản tuyệt đối, có thể dùng để thanh toán ngay lập tức.Giá trị của tiền, của các tài sản tài chính khác và Lạm phátLạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ hiện tượng tăng lên của mức giá chung các hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế.Lạm phát làm giảm giá trị hay sức mua của tiền do vậy là vấn đề đặc biệt trên thị trường vốn và thị trường tiền vì chúng làm ảnh hưởng đến giá trị của các hợp đồng tài chính.Tình trạng ngược lại của lạm phát là giảm phát, tình trạng mà mức chung của giá cả hàng hóa dịch vụ giảm trên thực tế.Giá trị của tiền, của các tài sản tài chính khác và Lạm phátLạm phát thường được đo lường bằng các chỉ số giá, như:Chỉ số giá cả tiêu dùng - Consumer Price Index (CPI),Chỉ số giá cả tư liệu sản xuất - Producer Price Index (PPI), orChỉ số giảm phát Gross Domestic Product (GDP).Sự đa dạng của các giao dịch tài chínhCác hệ thống tài chính thường xuyên thay đổi theo sự thay đổi nhu cầu của công chúng, sự phát triển của công nghệ mới, thay đổi của pháp luật và quy định.Càng ngày, cách thức các giao dịch tài chính càng trở nên phức tạp hơn.Ít nhất, các giao dịch chuyển vốn từ người tiết kiệm đến người vay có thể được thực hiện theo 3 cách khác nhau.Sự đa dạng của các giao dịch tài chínhTài chính trực tiếp – Cho vay trực tiếp tạo ra quyền trực tiếp đối với người vay.Bên vay(DBUs)Bên cho vay(SBUs)Dòng vốn(cho vay khoản tiền có thể sử dụng trong thời gian nhất định)Chứng khoán sơ cấp(cổ phiếu, trái phiếu, phiếu nợ trực tiếp đối với người vay) Đơn giản  Khó phù hợp và rủi roSự đa dạng của các giao dịch tài chínhTài chính bán trực tiếp – Cho vay trực tiếp với sự hỗ trợ của các nhà tạo lập thị trường trong việc mua bán các trách nhiệm tài chính trực tiếp của người vay. Chi phí tìm kiếm (thông tin) thấp Rủi ro và đòi hỏi có sự phù hợpBên vay(DBUs)Bên cho vay(SBUs)Dòng quỹ(Cho vay sức mua)Môi giới CK, NH đầu tưCK cấp một(quyền trực tiếp với người vay)Tiền thu từ bán CK(Trừ chi phí và hoa hồng)CK cấp một(quyền trực tiếp với người vay)Sự đa dạng của các giao dịch tài chínhTài chính gián tiếp – Sử dụng các trung gian tài chính. Rủi ro thấp và chi phí vừa phảiNgười vay cuối cùng(DBUs)Người cho vay cuối cùng(SBUs)Dòng tiền(Cho vay sức mua)Các trung gian tài chính(Ngân hàng, công ty tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí)CK cấp hai(Quyền gián tiếp tới ngừoi vay thông qua các chứng khoán do trung gian TC phát hành như CDs, tài khoản tiết kiệm, chứng chỉ quỹ đầu tư)CK cấp một(Quyền trực tiếp với bên vay qua các hợp đồng vay, cổ phiếu, trái phiếu)Dòng tiền(Cho vay sức mua)Phân loại các định chế tài chínhCác định chế tiền gửi huy động tiền gửi từ công chúng để cho vay nền kinh tế. Các ngân hàng thương mại, quỹ tín dụngCác định chế hợp đồng thu hút vốn bằng bán các hợp đồng pháp lý bảo vệ người tiết kiệm khỏi các rủi ro.Các công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí.Các định chế đầu tư bán cổ phiếu cho công chúng và đầu tư tiền thu được vào cổ phiếu, trái phiếu và các tài sản khácQuỹ tương hỗ, quỹ thị trường tiền, ủy thác đầu tư bất động sản.Các quyết định về danh mục đầu tư (TS Tài chính của các định chế tài chínhCác quyết định về danh mục – quyết định loại tài sản mua, bán – chịu ảnh hưởng bởi:Tỷ lệ thu nhập tương đối trên rủi ro của các tài sản tài chính khác nhau.Chi phí, khả năng biến động và thời hạn của các nguồn do các Đơn vị thặng dư cung cấpNguyên lý tự phòng ngừa rủi ro (Hedging principle) – đảm bảo phù hợp tương đối giữa thời hạn tài sản tài chính nắm giữ với thời hạn trách nhiệm tài chính.Các quyết định về danh mục đầu tư (TS Tài chính) của các định chế tài chínhQuy mô của định chế tài chính cụ thể.Các định chế lớn có xu hướng đa dạng hóa hơn trong đầu tư và huy động vốn và tận dụng được lợi thế của quy mô.Quản lý và mức độ cạnh tranh của thị trường.Hệ thống tài chính do ngân hàng chủ đạo và Hệ thống tài chính do chứng khoán chủ đạo Các hệ thống tài chính kém phát triển do ngân hàng làm chủ đạo trong việc thu hút tiết kiệm và cung cấp tín dụng.Các hệ thống phát triển hơn trở thành hệ thống tài chính trong đó chứng khoán chủ đạo, các tổ chức trung gian truyền thống ít vai trò hơn, ngày càng nhiều người vay phát hành chứng khoán ra công chúng để huy động vốn.
Tài liệu liên quan