Nội dung
• Hiểu được khái niệm, nội dung của quyền tựdo kinh doanh
• Nắm được những nội dung chính của pháp luật kinh tế
• Biết được nguồn của pháp luật kinh tế
• Pháp luật kinh tếtrong nền kinh tế thịtrường
• Khái niệm kinh doanh và quyền tựdo kinh doanh
• Nội dung chính của pháp luật kinh tế
• Nguồn của pháp luật kinh tế
• Văn bản quy phạm pháp luật
• Tập quán thương mại
• Nguồn lưu trữvà tìm kiếm văn bản quy phạm pháp luật
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tổng quan về pháp luật kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
1
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT KINH TẾ
Nội dung
Mục tiêu
• Hiểu được khái niệm, nội dung của
quyền tự do kinh doanh
• Nắm được những nội dung chính của
pháp luật kinh tế
• Biết được nguồn của pháp luật kinh tế
Thời lượng
• 3 tiết
• Pháp luật kinh tế trong nền kinh tế
thị trường
• Khái niệm kinh doanh và quyền tự do
kinh doanh
• Nội dung chính của pháp luật kinh tế
• Nguồn của pháp luật kinh tế
• Văn bản quy phạm pháp luật
• Tập quán thương mại
• Nguồn lưu trữ và tìm kiếm văn bản quy
phạm pháp luật
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
2
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI
Tình huống
Bắc, Trung và Nam muốn cùng nhau thành lập công ty
trách nhiệm hữu hạn có tên là BTN. Liên quan đến việc
thành lập công ty, họ đã cùng nhau bàn bạc, thảo luận về
nhiều vấn đề như ngành nghề kinh doanh, trụ sở công ty
và khả năng huy động vốn. Khi xem xét các vấn đề pháp
lý cho sự ra đời của công ty, cả ba thành viên đều cho rằng
công ty phải có giấy phép kinh doanh thì mới được hoạt
động và giấy phép kinh doanh đó sẽ do Sở Kế hoạch và Đầu
tư của tỉnh nơi công ty dự định đặt trụ sở chính cấp.
Câu hỏi gợi mở
Theo anh (chị), suy nghĩ về giấy phép kinh doanh của Bắc, Trung và Nam như vậy có đúng
không? Tại sao?
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
3
1.1. Pháp luật trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Khái niệm kinh doanh và quyền tự do kinh doanh
1.1.1.1. Khái niệm kinh doanh
Dưới góc độ kinh tế, kinh doanh là một phạm trù gắn liền với sản xuất hàng hóa, là
tổng thể các hình thức, phương pháp và biện pháp nhằm tổ chức các hoạt động kinh tế.
Kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất,
phân phối, trao đổi tiêu dùng của cải vật chất xã hội nhằm thu về một giá trị lớn hơn
giá trị đã bỏ ra ban đầu.
Theo quy định tại Điều 4 Luật doanh nghiệp thì
kinh doanh là việc các chủ thể thực hiện một cách
thường xuyên, liên tục, một số hoặc toàn bộ các
công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu
thụ sản phẩm trên thị trường nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận. Với khái niệm trên, kinh doanh đã
được hiểu một cách đầy đủ, đúng đắn bao gồm tất
cả các hoạt động như: Đầu tư, sản xuất, trao đổi,
dịch vụ nếu các hoạt động này nhằm mục đích sinh lợi. Kinh doanh không nhất thiết
phải bao gồm tất cả các công đoạn để đạt đến kết quả cuối cùng mà chỉ cần một trong
các hoạt động nói trên là đủ, miễn sao hoạt động đó có mục đích sinh lợi.
Như vậy, khái niệm kinh doanh có nội dung rất rộng và ở mức độ khái quát có thể đưa
ra những dấu hiệu đặc trưng sau:
• Kinh doanh là hoạt động mang tính nghề nghiệp. Điều đó có nghĩa là trong xã hội
đã có những người, nhóm người, tổ chức mà nghề nghiệp chính của họ là kinh
doanh, họ sống bằng nghề kinh doanh. Kinh doanh mang tính thường xuyên, liên
tục, ổn định và lâu dài.
• Kinh doanh là hành vi diễn ra trên thị trường. Cụ thể, hoạt động kinh doanh phản
ánh mối quan hệ giữa các nhà kinh doanh với nhau, với xã hội nói chung thông
qua các quan hệ mua bán, trao đổi, … Những quan hệ này tự nó phản ánh quan hệ
hàng hóa – tiền tệ.
• Mục đích của kinh doanh là lợi nhuận. Đây là dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt
hành vi kinh doanh với các hoạt động khác. Khi xác định mục đích sinh lời trong
hành vi kinh doanh cần hiểu ý định thu lợi nhuận của hành vi mới là tiêu chí quyết
định, còn việc có đạt được lợi nhuận hay không cũng như việc sử dụng lợi nhuận
đạt được cho mục đích gì không phải là dấu hiệu quyết định.
1.1.1.2. Khái niệm quyền tự do kinh doanh
Quyền tự do kinh doanh tồn tại như một nhu cầu tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã
hội. Quyền tự do kinh doanh là một phần hợp thành và đóng vai trò quan trọng trong
hệ thống các quyền tự do của con người. Giá trị to lớn của quyền tự do kinh doanh thể
hiện ở chỗ nó là tự do trong hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế luôn giữ vị trí trung
tâm trong đời sống xã hội, quyết định các hoạt động khác.
Chúng ta phải khẳng định rằng: Quyền tự do kinh doanh là một phạm trù pháp lý.
Dưới góc độ này, quyền tự do kinh doanh được xem xét trên hai khía cạnh cơ bản sau:
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
4
• Dưới góc độ quyền chủ thể: Quyền tự do kinh
doanh được hiểu là khả năng hành động một
cách có ý thức của các chủ thể trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Theo
nghĩa này, quyền tự do kinh doanh bao hàm khả
năng mà thể nhân hay pháp nhân có thể xử sự
như: Tự do đầu tư vốn để thành lập doanh
nghiệp, tự do lựa chọn mô hình tổ chức kinh
doanh, tự do lựa chọn đối tác để thiết lập quan
hệ kinh doanh, tự do cạnh tranh, tự do định đoạt
việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, ….
Những khả năng xử sự này là thuộc tính tự nhiên của các chủ thể chứ không phải
do nhà nước ban tặng. Song những khả năng xử sự đó muốn trở thành hiện thực
thì phải được nhà nước thể chế hoá bằng pháp luật và khi đó nó mới trở thành
“Thực quyền”.
• Dưới góc độ là một chế định pháp luật: Quyền tự do kinh doanh là một chế định
pháp luật bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật và những bảo đảm pháp lý do
nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể thực hiện quyền tự do kinh
doanh của mình.
Tóm lại, với cách tiếp cận trên, quyền tự do kinh doanh – một mặt bao gồm những
quyền mà các chủ thể kinh doanh được hưởng – mặt khác là trách nhiệm của nhà nước
khi thực hiện chức năng quản lý của mình phải tôn trọng, bảo vệ những quyền năng đó.
Nội dung của quyền tự do kinh doanh: Xác định đúng đắn, đầy đủ nội dung của
quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng. Điều này giúp cho các nhà kinh
doanh nắm được những quyền mà họ được hưởng và cách thức thực hiện những
quyền đó như thế nào? Hiểu theo một cách chung nhất, quyền tự do kinh doanh là hệ
thống các quyền gắn với chủ thể kinh doanh, đó là:
• Quyền được bảo đảm sở hữu đối với tài sản:
Sở hữu là hình thức xã hội của việc chiếm hữu.
Nó phản ánh mối quan hệ giữa con người với
con người về việc chiếm hữu những của cải vật
chất trong xã hội mà đầu tiên là tư liệu sản xuất.
Các hình thức sở hữu được pháp luật ghi nhận
trở thành chế độ sở hữu – vấn đề quan trọng
nhất của một chế độ kinh tế xã hội. Đối với
quyền tự do kinh doanh thì quyền sở hữu tài sản
giữ vị trí vai trò quan trọng nhất, nó được coi là
nền tảng, tiền đề cho việc hình thành và thực
hiện quyền tự do kinh doanh. Chỉ khi được sở hữu tài sản người ta mới có thể dùng
tài sản đó đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Không ai có thể thành lập
doanh nghiệp nếu không có trong tay những tư liệu sản xuất, số vốn nhất định. Và
cũng không ai có thể mua bán, trao đổi hàng hoá nếu không xác định được sở hữu
của người bán đối với hàng hoá là đối tượng của hợp đồng.
• Quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Đây là nội dung cơ bản, quan trọng trong hệ
thống các quyền tự do kinh doanh. Quyền tự do thành lập doanh nghiệp là cơ sở để
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
5
thể nhân, pháp nhân được nhà nước công nhận là chủ thể kinh doanh hợp pháp, là
tiền đề để họ tiến hành các hoạt động kinh doanh khác. Với quyền tự do thành lập
doanh nghiệp, các nhà đầu tư có khả năng quyết định lựa chọn mô hình, lĩnh vực,
ngành nghề, địa điểm kinh doanh thích hợp để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt
hiệu quả cao.
• Quyền tự do hợp đồng. Hợp đồng là hình thức pháp lý chủ yếu của các quan hệ
kinh doanh. Mọi hành vi kinh doanh như: Góp vốn thành lập doanh nghiệp, sử
dụng lao động, mua sắm máy móc thiết bị, xây dựng, liên doanh, liên kết, vay vốn,
trao đổi hàng hoá, thực hiện dịch vụ, … đều thông qua hợp đồng. Do vậy, quyền tự
do hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nhà kinh doanh. Về mặt lý
luận, quyền tự do hợp đồng bao gồm: Tự do giao kết hợp đồng, tự do lựa chọn đối
tác, tự do thoả thuận những nội dung của hợp đồng, tự do thoả thuận để thay đổi
đình chỉ hay huỷ bỏ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng.
• Quyền tự do cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh là
một trong những quy luật của nền kinh tế thị
trường. Nó có vai trò quan trọng, không những với
tư cách là động lực của sự phát triển, mà còn với tư
cách là yếu tố then chốt làm lành mạnh các quan hệ
kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, nếu lợi
nhuận thúc đẩy các nhà kinh doanh thì cạnh tranh
buộc họ phải điều hành hoạt động kinh doanh, họ
phải sử dụng các nguồn lực có hiệu quả nhất nhằm
duy trì sự tồn tại và phát triển sự nghiệp kinh doanh
của mình. Với ý nghĩa đó, cạnh tranh là thuộc tính
tự nhiên của các nhà kinh doanh. Nó cần được pháp
luật bảo hộ với tư cách là quyền của các nhà kinh
doanh và trở thành nội dung không thể thiếu của
quyền tự do kinh doanh.
• Quyền tự định đoạt trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp. Hoạt động kinh doanh
luôn luôn tiềm ẩn phát sinh các tranh chấp. Việc nhanh chóng loại bỏ chúng bằng
những hình thức phù hợp, bảo đảm quyền lợi của các bên tranh chấp, sự an toàn
của môi trường kinh doanh là một quyền tự nhiên, chính đáng của các chủ thể kinh
doanh. Vì vậy quyền tự do lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh là một bộ phận trong tổng thể quyền tự do kinh doanh. Quyền này thể hiện
ở chỗ: Khi có tranh chấp xảy ra, các bên có quyền quyết định đưa vụ tranh chấp đó
ra cơ quan có thẩm quyền để giải quyết hay không cũng như lựa chọn cơ quan nào
và giải quyết theo thủ tục nào.
Các quyền tự do nói trên có mối quan hệ hữu cơ tạo thành thể thống nhất của nội dung
quyền tự do kinh doanh. Quá trình phát triển của nền kinh tế chắc chắn sẽ làm phong
phú thêm nội dung của quyền tự do kinh doanh.
1.1.2. Nội dung chính của pháp luật kinh tế
Khi nghiên cứu về pháp luật kinh tế, nhiều học giả cho rằng đó là một khái niệm rộng,
rất khó định lượng chính xác về mặt nội dung. Song nhìn chung, pháp luật kinh tế có
thể được tiếp cận theo hai góc độ:
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
6
• Theo nghĩa rộng: Pháp luật kinh tế điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong tất cả các khâu của
quá trình sản xuất xã hội (sản xuất, lưu thông,
phân phối, tiêu dùng) và trong tất cả các lĩnh vực
sản xuất kinh doanh như xây dựng, vận tải,
thương mại, ngân hàng, bảo hiểm, …)
• Theo nghĩa hẹp: Pháp luật kinh tế điều chỉnh các
quan hệ phát sinh trên cơ sở trực tiếp thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh nhằm mục đích tìm
kiếm lợi nhuận.
Trong giới hạn của môn học này, chúng ta chỉ nghiên cứu pháp luật kinh tế theo nghĩa
hẹp và liên quan chặt chẽ với quyền tự do kinh doanh. Nói cách khác pháp luật kinh tế
mà chúng ta xem xét sẽ xoay quanh những vấn đề thường thấy của một doanh nghiệp
trong thời gian tồn tại của nó: Từ khi khởi sự thành lập doanh nghiệp, đến khi tiến
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh (hợp đồng, cạnh tranh, bồi thường thiệt
hại …) và cuối cùng là, khi rút lui khỏi thị trường (giải thể, phá sản). Với một tư
duy như vậy, những nội dung chính của pháp luật kinh tế có thể bao gồm:
• Pháp luật về doanh nghiệp: Điều chỉnh nhóm quan hệ tạo nên tư cách địa vị pháp lý
của các doanh nghiệp, tạo khung pháp lý cho các hoạt động kinh doanh của từng
loại hình doanh nghiệp.
• Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh: Hợp
đồng là hình thức pháp lý của các hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, mọi
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (từ việc
mua bán hàng hoá, nguyên vật liệu, thuê mướn
nhân công, vay vốn ngân hàng, mua trang thiết bị
máy móc, tiêu thụ sản phẩm, …) tất cả đều được
thể hiện dưới hình thức là các hợp đồng.
• Pháp luật về giải quyết tranh chấp trong kinh doanh: Điều chỉnh nhóm quan hệ liên
quan đến các hoạt động tài phán kinh tế, đến tổ chức và hoạt động của một hệ
thống đa dạng các cơ quan tài phán kinh tế và thủ tục giải quyết các tranh chấp phát
sinh trong quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp.
• Pháp luật về phá sản, giải thế doanh nghiệp: Điều chỉnh nhóm quan hệ pháp lý liên
quan tới sự rút lui khỏi thương trường của các doanh nghiệp.
1.2. Nguồn của pháp luật kinh tế
Nếu xem pháp luật là tất cả những chuẩn mực hành vi của con người được một nhà
nước thừa nhận và cưỡng chế thi hành, thì nguồn của pháp luật, trong đó có pháp luật
kinh tế, không chỉ bao gồm luật thành văn, mà còn bao gồm một trật tự vô hình của
những quy tắc bất thành văn. Nói cách khác, nguồn của pháp luật kinh tế là tổng hợp
tất cả các văn bản pháp luật và các hình thức khác chứa đựng những gì được xem là
pháp luật liên quan đến kinh doanh. Với một cách tiếp cận như vậy, nguồn của pháp
luật kinh tế ở nước ta bao gồm: Văn bản quy phạm pháp luật và tập quán thương mại.
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
7
1.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật: Là sản phẩm của quá trình
sáng tạo pháp luật, là văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất
định. Nó chứa đựng các quy tắc xử sự chung nhằm điều
chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng
nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn
bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó. Ở Việt Nam,
hình thức văn bản quy phạm pháp luật là hình thức chủ
yếu và quan trọng nhất. Theo Hiến pháp 92, các văn bản
quy phạm pháp luật bao gồm: Văn bản luật và văn bản
dưới luật.
• Các văn bản luật: Là văn bản quy phạm pháp luật do
Quốc hội – cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất ban hành. Trình tự, thủ tục, hình thức ban hành văn bản luật được quy
định tại Điều 84, 88, 147 Hiến pháp 92. Các văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất,
có hiệu lực pháp lý cao nhất vì:
o Chỉ Quốc hội mới có quyền thông qua, sửa đổi hoặc huỷ bỏ.
o Tất cả những văn bản pháp luật khác đều phải ban
hành trong sự phù hợp nghiêm ngặt với luật.
o Các văn bản dưới luật trái với các văn bản luật
đều không có hiệu lực pháp lý và bị bãi bỏ.
o Các văn bản luật không chịu sự kiểm tra, phê chuẩn
và đình chỉ của bất kỳ cơ quan nào ngoài Quốc hội.
o Tất cả các văn bản khác khi ban hành phải căn cứ
vào văn bản luật, không được trái, không được
mâu thuẫn với các quy định trong các văn bản luật.
• Văn bản luật có hai hình thức:
o Hiến pháp 92 là đạo luật cơ bản, có giá trị pháp lý
cao nhất. Hiến pháp 92 đã dành toàn bộ chương II
để quy định về chế độ kinh tế với mong muốn thể hiện những nét cơ bản nhất
về nội dung và tính chất của pháp luật kinh doanh trong nền kinh tế thị trường.
o Các đạo luật: Cũng là văn bản do Quốc hội ban hành để cụ thể hoá Hiến pháp,
điều chỉnh một hoặc một số nhóm quan hệ xã hội nhất định. Liên quan tới hoạt
động kinh doanh của các chủ thể, chúng ta có những luật, bộ luật sau: Luật
Doanh nghiệp, Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Luật
Phá sản, …
• Văn bản dưới luật: Là các văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan
nhà nước khác ban hành để giải thích Hiến pháp và các đạo luật của Quốc hội gồm:
o Pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội: Pháp lệnh có hiệu lực pháp lý thấp
hơn so với Hiến pháp, Luật và Nghị quyết của Quốc hội, nhưng nó lại là văn
bản có hiệu lực cao nhất trong các văn bản dưới luật khác. Trong điều kiện
hiện nay, pháp lệnh là một hình thức lập pháp còn rất phổ biến. Nhiều vấn đề
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
8
thuộc phạm vi và mức độ điều chỉnh của các đạo luật nhưng đang được pháp
lệnh điều chỉnh (ví dụ: Pháp lệnh hợp đồng kinh tế, pháp lệnh trọng tài thương
mại, …). Các pháp lệnh này được Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành theo
uỷ quyền của Quốc hội. Chính vì vậy, có thể nói rằng có nhiều pháp lệnh mang
tính chất luật.
o Nghị định của Chính phủ: Là những văn bản
được ban hành nhân danh tập thể Chính phủ.
Nghị quyết và nghị định của Chính phủ là
phương tiện pháp lý cơ bản mà Chính phủ sử
dụng để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của
mình. Điều đó quy định các đặc trưng của
loại văn bản này:
Có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn bản của
Quốc hội, Chủ tịch nước, Uỷ ban thường
vụ Quốc hội.
Phải phù hợp với văn bản của Quốc hội,
Uỷ ban thường vụ Quốc hội…, nếu mâu
thuẫn sẽ bị đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ.
Mặt khác, nó là loại văn bản có hiệu lực
pháp lý cao nhất so với các văn bản dưới luật còn lại (văn bản của Bộ, Uỷ
ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, …).
o Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ: Là phương tiện pháp luật mà
Thủ tướng sử dụng trong hoạt động điều hành Chính phủ, chỉ đạo, giám sát
hoạt động của mọi cơ quan nhà nước thuộc Chính phủ ở Trung ương và địa
phương. Trong quan hệ với các văn bản pháp luật khác, văn bản của Thủ tướng
có vai trò như văn bản của tập thể Chính phủ.
o Thông tư của các Bộ, cơ quan ngang Bộ: Để thi hành luật, pháp lệnh, các văn
bản của Chính phủ và Thủ tướng, trong phạm vi quyền hạn của mình, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ ban hành các văn bản dưới hình thức quyết định, chỉ thị,
thông tư. Xuất phát từ vị trí của Bộ, cơ quan ngang Bộ, nên văn bản của các cơ
quan này có hiệu lực thấp hơn văn bản của Chính phủ, Thủ tướng và các cơ
quan cấp trên khác phải phù hợp với chúng, và về nguyên tắc, có hiệu lực pháp
lý cao hơn văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về những vấn
đề mà những cơ quan này được nhà nước giao quản lý thống nhất trong cả nước.
o Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp: Hội đồng nhân dân các cấp là cơ
quan đại diện của nhân dân địa phương có quyền ra các nghị quyết để điều
chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình. Nghị
quyết của Hội đồng nhân dân phải phù hợp, không được trái, không mâu thuẫn
với pháp luật, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp trên và văn bản của Uỷ
ban nhân dân cấp trên.
o Quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân các cấp: Trong phạm vi thẩm quyền
luật định, Uỷ ban nhân dân các cấp ra quyết định, chỉ thị để thực hiện những
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp, và để
điều hành hoạt động quản lý nhà nước ở địa phương.
Bài 1: Tổng quan về pháp luật kinh tế
9
Trong thực tiễn, nguồn văn bản chính yếu điều chỉnh hoạt động kinh doanh của các
chủ thể lại là các văn bản dưới luật chứ không phải là Hiến pháp và các bộ luật. Chính
điều này đã làm giảm tính minh bạch và độ tin cậy cũng như tính dự báo trước được
của pháp luật kinh doanh Việt Nam. Đây là một trong những vấn đề cần giải quyết để
hoàn thiện pháp luật kinh doanh ở Việt Nam.
1.2.2. Tập quán thương mại
Nói đến nguồn của pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh không thể không nói
đến tập quán thương mại. Mặc dù hệ thống pháp luật nước ta không phải là hệ thống
“Luật tập quán”, các án lệ không được coi là nguồn của pháp luật nhưng trong hoạt
động kinh doanh, tập quán thương mại thường được áp dụng.
Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về
việc áp dụng tập quán trong những trường hợp nhất
định. "Trong trường hợp pháp luật không quy định
và các bên không có thoả thuận, thì có thể áp dụng
tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy
định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định
tương tự của pháp luật không trái với các nguyên
tắc của pháp luật Việt Nam" [Điều 3, BLDS]. Như vậy, điều luật này đã công nhận tập
quán là một nguồn luật bổ sung của pháp luật. Đây là giải pháp hợp lý bởi quy phạm
pháp luật không thể bao quát hết được mọi trường hợp, do đó không phải quan hệ nào
cũng có quy phạm pháp luật điều chỉnh.
Tập quán thương mại có thể được hiểu là những quy tắc cư xử hoặc thói quen
hình thành từ xa xưa, được thừa nhận một cách rộng rãi trên một vùng lãnh
thổ hoặc một lĩnh vực thương mại có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận
để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Những thói quen thương mại sẽ
được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thoả mãn các yêu cầu:
• Là một thói quen phổ biến được nhiều người áp dụng và áp
dụng thường xuyên.
• Về từng vấn đề và ở từng địa phương đó là thói quen duy nhất.
• Là một t