CHƯƠNG II
BÌNH SAI LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA
2.1. Các đại lượng đo cần thiết
Theo bài toán trắc địa thuận, để xác định toạ độ của các điểm khi biết toạ
độ của điểm gốc (0), cần phải biết góc định hướng cạnh gốc và đo chiều dài các
cạnh, các góc bằng. Các góc bằng, chiều dài các cạnh là những đại lượng tối
thiểu cần đo để giải bài toán trên, chúng được gọi là "c ác đại lượng đo cần thiết"
Vậy: Đại lượng đo cần thiết là những đại lượng tối thiểu cần phải đo để
có thể giải những bài toán trắc địa.
Ví dụ 1: Tính toạ độ các điểm trong đường chuyền kinh vĩ sau :
Để xác định toạ độ các điểm 1; 2, Phải tiến hành đo các đại lượng: Các góc
bằng A, 1, 2, C; Chiều dài các cạnh A1, 12, 2C. Như vậy các góc bằng và chiều
dài các cạnh của đường chuyền là những đại lượng đo cần thiết.
2.2. Số liệu gốc (khởi đầu) tối thiểu
Trong lưới khống chế trắc địa, toạ độ, độ cao của điểm đầu, góc định
hướng của cạnh đầu dùng để tính chuyền toạ độ cho những điểm khác gọi là
những số liệu gốc (khởi đầu) tối thiểu.
Số liệu góc tối thiểu gồm có: Góc định hướng cạnh gốc, toạ độ và độ cao
điểm gốc.
Trong ví dụ 1, số liệu gốc tối thiểu gồm: góc định hướng 0A, CD, toạ độ
và độ cao điểm A, 1, C, D; Chiều dài cạnh 0A, CD.
2.3. Đại lượng đo thừa
Trong công tác đo đạc, để nâng cao độ chính xác, ngoài những số liệu gốc
tối thiểu và những đại lượng đo cần thiết, còn cần một số đại lượng đo khác gọi
là đại lượng đo thừa.
Ví dụ 2: Trong một tam giác chỉ cần đo 2 góc là đủ, góc thứ 3 có thể tìm
được bằng cách lấy 1800 trừ đi tổng 2 góc đo. Nhưng người ta thường đo cả 3
góc để kiểm tra độ chính xác của kết quả đo. Như thế trong trường hợp trên số
đại lượng đo cần thiết là 2, số đại lượng đo thừa là 1. Số đại lượng đo thừa bằng
hiệu số giữa số đại lượng đo và số đại lượng đo cần thiết. Đại lượng đo cần thiết
và đại lượng đo thừa còn được gọi là trị đo cần thiết và trị đo thừa.
111 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 603 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Trắc địa II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------
VŨ THỊ THANH THỦY, LÊ VĂN THƠ
BÀI GIẢNG
TRẮC ĐỊA II
Thái Nguyên, 2015
2CHƯƠNG I
LƯỚI KHỐNG CHẾ TRẮC ĐỊA
1. Khái niệm
Một điểm bất kỳ trên mặt đất được xác định khi biết toạ độ và độ cao. Để
đảm bảo độ chính xác vị trí điểm và giảm ảnh hưởng của sai số tích luỹ trong
trắc địa, lập một hệ thống các điểm có mốc cố định ở thực địa, toạ độ và độ cao
của chúng được tính xuất phát từ một điểm gốc được chọn làm điểm khởi tính.
Hệ thống các điểm đó hợp thành lưới khống chế trắc địa.
Lưới khống chế trắc địa có 2 loại là lưới khống chế mặt bằng và lưới khống
chế độ cao. Lưới khống chế mặt bằng xác định toạ độ mặt phẳng X, Y. Lưới
khống chế độ cao xác định độ cao H.
Lưới khống chế được xây dựng theo nguyên tắc từ tổng thể tới chi tiết, từ
độ chính xác cao đến độ chính xác thấp.
Lưới khống chế là cơ sở để đo vẽ các bản đồ và cung cấp t ài liệu cho công
tác nghiên cứu khoa học.
2. Lưới khống chế trắc địa mặt bằng (lưới mặt bằng)
Lưới mặt bằng là lưới khống chế trắc địa mà các điểm khống chế được xác
định toạ độ. Lưới mặt bằng được chia làm 3 cấp: Lưới mặt bằng nhà nước, lưới
khu vực và lưới đo vẽ. Hiện nay để phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ địa chính
nước ta còn xây dựng thêm lưới toạ độ địa chính.
2.1. Lưới khống chế mặt bằng giai đoạn 1954-1993
2.1.1. Lưới mặt bằng nhà nước:
Là lưới tam giác đo góc, lưới tam giác đo cạnh, đường đo đa giác: gồm 4
hạng I, II, III, IV với độ chính xác giảm dần theo thứ tự. Lưới mặt bằng nhà
nước là cơ sở trắc địa chính để xây dựng các lưới chêm dày và phục vụ công tác
nghiên cứu khoa học. (bảng 1.1).
Lưới tam giác đo góc hạng I được thành lập ở dạng kh âu dọc theo kinh
tuyến và vĩ tuyến, tạo thành dạng đa giác góc có chu vi khoảng 800 - 1.000 km.
(hình 1.2).
Ở cuối mỗi khâu có bố trí cạnh gốc, như các cạnh AB, CD, EF, GH. Ở 2
đầu mỗi cạnh này người ta tiến hành quan sát thiên văn để xác định độ vĩ và đ ộ
kinh, góc phương vị. Vì vậy lưới mặt bằng nhà nước hạng I còn gọi là lưới trắc
địa - thiên văn.
Lưới đo tam giác đo góc hạng II được phát triển từ lưới tam giác hạng I.
Phía trong của lưới, ở gần giữa, người ta đo ít nhất là 1 cạnh đáy, thí dụ cạnh ab.
Ở 2 đầu cạnh đáy này được đo độ kinh, độ vĩ và góc phương vị thiên văn.
3Hình 1.2. Sơ đồ hệ thống lưới mặt bằng nhà nước
Trên cơ sở lưới hạng I, II, tiếp tục phát triển xuống lưới hạng III, hạng IV.
Trong trường hợp đặc biệt thì có thể thay lưới tam giác đo góc bằng đường đo
đa giác ở cùng cấp.
4Bảng 1.1: Chỉ tiêu kỹ thuật lưới khống chế mặt bằng nhà nước
Chỉ tiêu kỹ thuật Cấp I Cấp II Cấp III Cấp IV
Chiều dài cạnh
tam giác (km)
20 30 7 20 5 10 2 6
Sai số tương đối
đo cạnh đáy
1
400 000
1
300 000
1
200 000
1
200 000
Sai số trung
phương đo góc
0”7 1”00 1”5 2”5
Góc nhỏ nhất
trong tam giác
400 300 300 250
Đến nay lưới toạ độ hạng I, II nhà nước đã phủ trùm toàn bộ lãnh thổ, lưới
hạng III, hạng IV nhà nước đã xây dựng ở một số vùng lãnh thổ nhất định. Việc
xây dựng lưới hạng I, II được thực hiện qua nhiều giai đoạn, sử dụng nhiều
phương pháp đo đạc khác nhau.
Phía bắc vĩ tuyến 17 ta đã xây dựng được lưới tam giác đo góc hạng I
dưới dạng lưới dày đặc, sau đó chêm điểm hạng II. Tổng số điểm hạng I là 307
điểm, hạng II là 540 điểm, cạnh tam giác hạng I dài trung bình 25 km, cạnh tam
giác hạng II trung bình 13-16 km. Mật độ điểm ở khu vực này khoảng 120 km2
có một điểm. Trong lưới đo 14 cạnh đáy và 28 điểm đo thiên văn. Độ chính xác
đo góc hạng I đạt 0,5’’ , hạng II đạt 1’’.
Khu vực miền Trung từ Vĩnh Linh tới thành phố Hồ Chí Minh đã xây
dựng được lưới tam giác đo góc hạng II. Độ chính xác đạt tương tự như mạng
lưới phía bắc, thời gian thi công từ 1976-1996.
Từ năm 1982-1992 xây dựng lưới đường chuyền hạng II phủ trùm đồng
bằng Nam Bộ. Độ chính xác đo góc đạt 1’’ và sai số trung phương tương đối
cạnh đáy đạt 1:180.000
Đến năm 1993 mạng lưới toạ độ nhà nước hạng I, II đã phủ trùm toàn
quốc với gần 600 điểm hạng I, 1200 điểm hạng II, 70 điểm đo thiên văn.
2.1.2. Lưới mặt bằng khu vực
Lưới khống chế khu vực là lưới điểm bổ sung, tăng mật độ các điểm
khống chế cho từng khu vực, lưới khống chế khu vực có thể là lưới giải tích
hoặc đường chuyền đa giác cấp I và II.
5Lưới giải tích được xây dựng theo dạng đồ hình mẫu như: tứ giác trắc địa,
đa giác trung tâm, chuỗi tam giác nằm giữa 2 cạnh cố định, chêm điểm vào góc
cố định (hình 1.3). Lưới giải tích được tựa trên các điểm khống chế Nhà nước. Ở
vùng bị che khuất, người ta bố trí lưới đa giác cấp I, cấp II ở dạng đường đo đơn
hoặc có điểm nút (hình 1.4). Các chỉ tiêu kỹ thuật lưới khu vực: (bảng 1.2, 1.3)
a.Tø gi¸c tr¾c ®Þa
b - §a gi¸c trung t©m
c. Chuỗi tam giác nằm giữa 2 cạnh cố định d. Điểm chêm vào góc cố định
Hình 1.3: lưới giải tích
Bảng 1.2: Chỉ tiêu kỹ thuật lưới giải tích
Yêu cầu kỹ thuật Cấp I Cấp II
Số lượng tam gi ác giữa các cạnh đáy
Chiều dài cạnh tam gi ác
Góc nhỏ nhất trong tam giác
Sai số trung phương đo góc
Sai số trung phương đo cạnh đáy
10
5 km
200
5”
1:50.000
10
3 km
200
10”
1:20.000
6Hình 1.4: Đường chuyền có điểm nút
2.1.3. Lưới mặt bằng đo vẽ: Là tập hợp các điểm khống chế được phát triển từ
lưới mặt bằng khu vực, là cơ sở trực tiếp để đo vẽ bản đồ. Lưới mặt bằng đo vẽ
thường là lưới tam giác nhỏ, đường chuyền, các điểm giao hội...
2.2. Lưới khống chế mặt bằng giai đoạn 1993-2008 (lưới địa chính)
2.2.1. Khái niệm
Lưới khống chế mặt bằng (lưới địa chính) là lưới khống chế được thành
lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ
địa chính tỷ lệ 1:5000, 1:2000, 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:500 và
1:200 ở các vùng đô thị. Yêu cầu cơ bản nhất của của bản đồ địa chính là đảm
bảo độ chính xác diện tích các thửa đất. Muốn xác định chính xác diện tích các
thửa đất thì trước hết phải xác định chính xác vị trí điểm đặc trưng trên đường
biên thửa và phải tăng độ chính xác tương hỗ vị trí điểm.
Lưới tọa độ hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo
đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm
bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Mạng lưới này đủ điều
kiện về độ chính xác để làm cơ sở phát triển lưới toạ độ địa chính trên mọi vùng
lãnh thổ.
Lưới toạ độ hạng III, hạng IV nhà nước đã được xây dựng ở một số vùng,
đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông
thôn, đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, thực tế lưới toạ độ này bị mất mát, hư hỏng
A
D
B
C
E
F
7nhiều. Chính vì vậy để có thể đo vẽ bản đồ địa chính ở nhiều vùng khác nhau
trong cùng một thời gian thì mạng lưới toạ độ địa chính phải được xây dựng phủ
trùm toàn quốc, cùng độ chính xác và có khả năng thực hiện độc lập cho từng
khu vực.
2.2.2. S¬ ®å ph¸t triÓn líi to¹ ®é ®Þa chÝnh
2.2.3. Yêu cầu mật độ điểm toạ độ địa chính
1. Mật độ điểm toạ độ nhà nước và địa chính cơ sở: Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ
1;5000 phải đảm bảo20-30 km2 có 1 điểm toạ độ nhà nước. Bản đồ tỷ lệ 1:2000 -
1:500 thì từ 10-15 km2 có một điểm toạ độ nhà nước.
Để đo vẽ bản đồ khu công nghiệp, khu vực đô thị diện tích thửa đất nhỏ,
khu đất có giá trị kinh tế cao cần đảm bảo 10km2 có 1 điểm toạ độ nhà nước.
2. Mật độ điểm toạ độ địa chính cấp I, cấp II: Đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000, 1:2000
đảm bảo 5 km2có 1 điểm toạ độ địa chính cấp I, 1 km2có 1 điểm địa chính từ cấp
II trở nên.
- Đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500-1:2000 thì từ 3-5 km2 có 1 điểm toạ độ địa chính
cấp I và 0,7-1km2 có một điểm từ cấp II trở nên.
- Đo vẽ bản đồ khu công nghiệp, khu đô thị cần đảm bảo 0,5 km2 có 1 điểm
toạ độ địa chính cấp I và 0,1 km2 có một điểm địa chính cấp II trở nên.
2.2.4. Thiết kế lưới địa chính cơ sở
1. Nguyên tắc chung khi thiết kế lưới
Lưới địa chính cơ sở được xây dựng theo luận chứng kinh tế kỹ thuật của
địa phương cấp tỉnh, thành phố. Khi xây dựng lưới địa chính cơ sở cần tuân thủ
một số nguyên tắc sau:
- Đảm bảo đủ mật độ điểm địa chính cơ sở cần thiết.
Lưới Nhà nước
Địa chính cơ sở
Địa chính I,II
Lưới đo vẽ
8- Lưới địa chính cơ sở phải nối chắc với lưới toạ độ nhà nước hạng I, hạng
II đã có trong khu vực tạo thành hệ thống thống nhất trong hệ thống toạ độ nhà
nước.
- Khi xử lý số liệu cần tính chuyển kết quả về mặt quy chiếu và hệ toạ độ
nhà nước hiện hành.
- Độ chính xác xử lý chiều dài cạnh phải tuân thủ theo quy phạm.
2. Hình dạng mạng lưới địa chính cơ sở
Lưới địa chính cơ sở đo bằng công nghệ GPS được bố trí thàn h 3 dạng
lưới cơ bản là lưới tam giác dày đặc, chuỗi tam giác và lưới đường chuyền có
nhiều vòng khép, nhiều điểm nút. Đảm bảo mỗi mạng lưới cơ bản trên phải đo
nối ít nhất 3 điểm toạ độ nhà nước hạng I, hạng II. Các điểm hạng cao nên chọn
theo phương án phân bố đều xung quanh lưới cần xây dựng.
Trong trường hợp có nhiều điểm hạng cao thì bố trí các điểm rải đều trong
lưới GPS. Các điểm tam giác hạng II cũ cũng được bố trí hoà nhập với lưới GPS
và được đo lại như các điểm GPS mới.
3. Số hiệu điểm GPS: Điểm địa chính cơ sở GPS được đánh số theo tờ bản đồ
địa hình tỷ lệ 1:100.000. Số hiệu điểm gồm 6 số, 3 số đầu từ trái sang phải là số
hiệu tờ bản đồ tỷ lệ 1:100.000 cộng thêm các số trong bảng sau:
9Bảng 1.3. Phương pháp đánh số điểm địa chính cơ sở
Danh ph¸p tê b¶n ®å tû lÖ
1:100.000
Sè céng thªm vµo sè hiÖu tê b¶n ®å
tû lÖ 1:100.000
F-48 000
E-48 200
D-48 400
C-48 600
D-48 800
Số tiếp theo là số 4, hai số tiếp theo cùng là số thứ tự điểm địa chính cơ sở
nằm trong bản đồ địa hình 1:100.000 bắt đầu từ số 01 đến hết.
Ví dụ: Điểm địa chính cơ sở số 7 được thiết kế trên bản đồ địa hình tỷ lệ
1:100.000 số hiệu 105 thuộc tờ bản đồ 1:1000.000 sẽ có số hiệu là: 305.407.
4. Chọn điểm chôn mốc
Điểm địa chính cơ sở đo bằng công nghệ GPS được c họn ở thực địa cần
phải đảm bảo một số yêu cầu sau:
- Vị trí đặt mốc phải ổn định, vững chắc không bị sạt lở, sụt lún.
- Thuận tiện cho việc phát triển đường chuyền địa chính cấp 1, cấp 2.
Đảm bảo thông hướng tới hai hướng lân cận để làm cạnh mở đầu đo n ối phương
vị cho lưới cấp thấp.
- Đảm bảo góc nhìn bầu trời tại điểm quan sát không bị che khuất là 150 0,
tức là góc cao từ điểm GPS đến các chướng ngại vật ở xung quanh nó không
nhỏ hơn 150.
- Điểm GPS cách xa các đài phát sóng từ 500 m trở nên để tránh bị nhiễu.
- Mốc địa chính cơ sở là loại mốc bê tông hai tầng, có dấu sứ định tâm ở
cả tầng trên và tầng dưới. Mốc được chôn sâu dưới mặt đất 30 -50cm. Xung
quanh mốc có xây tường bảo vệ bằng bê tông.
- Lưới địa chính cơ sở được đo bằng công nghệ GPS, sử dụng các máy thu
tín hiệu vệ tinh loại Trimble Navigation Surveyor. Sau khi đo xong tiến hành
bình sai theo các phần mềm chuyên dụng.
2.2.5. Thiết kế và đo đạc lưới toạ độ địa chính cấp I, cấp II
1. Những yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế lướ i
- Trước khi thiết kế lưới địa chính cấp I, II cần tìm hiểu kỹ nhiệm vụ đo,
tỷ lệ bản đồ lớn nhất cần phải đo vẽ, các điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của
khu đo, đánh giá khả năng thiết bị của đơn vị thi công.
- Đảm bảo mật độ điểm theo các điều kiện đặc trưng của khu vực đo vẽ.
Dạng lưới đường chuyền cấp I, II là dạng lưới có nhiều vòng khép kín, nhiều
10
điểm nút. Chiều dài cạnh và tổng chiều dài đường chuyền phải tuân thủ theo quy
phạm.
- Khi chiều dài đường chuyền cấp I ngắn hơn 600 m, cấp II ngắ n hơn 400
m thì sai số khép tuyệt đối không lớn hơn 0,04 m.
- Khi hai đường chuyền song song nhau và cách nhau dưới 400 m đối với
cấp I và 150 m đối với cấp II thì phải đo nối với nhau.
- Tại các điểm hạng cao đo nối với đường chuyền hoặc với lưới đường
chuyền thì phải đo nối phương vị. Đối với đường chuyền đơn phải đo nối tối
thiểu 2 phương vị (mỗi điểm hạng cao phải đo nối tối thiểu 1 phương vị). Đối
với lưới đường chuyền các điểm đo nối phương vị phải rải đều về các phía của
lưới và phải đảm bảo trong mỗ i lưới có tối thiểu 2 điểm đo nối phương vị.
- Trước khi thiết kế đường chuyền cần khảo sát kỹ thực địa để có thể bố trí
đường chuyền một cách hợp lý, phải vừa đảm bảo chặt chẽ về kỹ thuật như
ít điểm ngoặt, đường chuyền duỗi thẳng, tia ngắm cách xa các địa vật để giảm
ảnh hưởng chiết quang và vừa thuận tiện cho việc phát triển các lưới cấp thấp,
lưới đo vẽ để có thể kín diện tích với số lượng điểm khống chế là ít nhất.
- Vị trí chôn mốc đường chuyền chọn ở chỗ ổn định, đảm bảo lâu dài,
thông suốt tới các mốc kế cận, chỉ trong trường hợp đặc biệt mới chôn mốc trên
lòng đường. Nếu chôn mốc trên lòng đường phải làm hố có nắp để bảo vệ.
Đối với khu vực không có vật chuẩn, phải chôn cọc dấu cách mốc khoảng
1- 2 m về hướng Bắc.
B¶ng 1.4: ChØ tiªu kü thuËt líi ®êng chuyÒn ®Þa chÝnh I, II
(Quy ph¹m thµnh lËp B§§C tû lÖ 1:500, 1:1000 ..)
Yªu cÇu kü thuËt CÊp I CÊp II
- Chiều dài đường chuyền không lớn hơn
2 - Số cạnh không lớn hơn
3 - Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa
2 điểm nút không lớn hơn
4 – Chiều dài cạnh đường chuyền:
+ Lớn nhất
+ Nhỏ nhất
+ Trung bình
5 - Sai số trung phương đo góc không lớn hơn
6 - Sai số trung phương đo cạnh sau bình sai nhỏ hơn
- Đối với cạnh dưới 500 m
7 - Sai số giới hạn khép góc đường chuyền
8 - Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền f S/S
4 km
10
2,5 km
1000 m
200 m
500 m
5”
1:50 000
0,012 m
10” n
1/15 000
2,5 km
15
1,0 km
400 m
60 m
200 m
10”
1:50 000
0,012 m
20” n
1/10 000
11
2. Đo đạc lưới đường chuyền
Các góc và chiều dài của đường chuyền địa chính I, II được đo bằng máy
toàn đạc điện tử hoặc máy do dài lắp trên máy đo góc để đồng thời đo góc và
cạnh
2.2.6. Lưới đo khống chế đo vẽ
Tương tự như lưới khống chế đo vẽ của phần lưới khống chế mặt bằng.
Về hình thức bố trí của lưới khống chế đo vẽ cũng giống như đối với lưới địa
chính cấp I, II, nhưng chúng khác nhau về độ chính xác, mật độ điểm và phương
pháp bình sai. Đường chuyền kinh vĩ cấp I thì bình sai theo phương pháp chặt
chẽ còn đường chuyền kinh vĩ cấp II và lưới khống chế đo vẽ được bình sai theo
phương pháp gần đúng.
Lưới mặt bằng đo vẽ là cơ sở trực tiếp phục vụ cho đo vẽ lập bản đồ địa
chính, được xây dựng dưới dạng đường chuyền kinh vĩ, lưới tam giác nhỏ, giao
hội điểm.
Mật độ các điểm khống chế tuỳ thuộc vào tỷ lệ cần đo vẽ.
- Đo vẽ tỷ lệ 1:5000 cần 4 điểm/1km2.
- Đo vẽ tỷ lệ 1:2000 cần 12 điểm/1km2.
- Đo vẽ tỷ lệ 1: 1000 cần 16 điểm/1km2.
2.3. Lưới khống chế mặt bằng giai đoạn 2008 đến nay
Ngày 10 tháng 11 năm 2008 bộ trưởng bộ Tài Nguyên $ Môi trường Ban
hành Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000,
1:5000 và 1:10000. Hệ thống lưới không chế mặt bằng theo quy phạm này được
trình bày qua sơ đồ sau:
Lưới khống chế Nhà nước hiện nay bao gồm các điểm thuộc lưới khống
Lưới khống chế mặt
bằng Nhà nước
Lưới địa chính
Lưới đo vẽ
12
chế Nhà nước hạng I, hạng II, các điểm GPS cấp 0, các điểm địa chính cơ
sở.Lưới toạ độ Nhà nước hiÖn nay đã phủ trùm toàn quốc với mật độ điểm trung
bình từ 10 - 20 km2 có một điểm. Mật độ này đảm bảo để phục vụ công tác đo
đạc địa chính.
2.3.1. Phương pháp thành lập lưới địa chính
2.3.1.1. Công tác chuẩn bị
a. Thu thập tài liệu
Tập hợp tất cả các tài liệu trắc địa đã có trong khu vực sẽ xây dựng lưới để
tránh những việc làm lặp đi lặp lại không cần thiết. Ví dụ như các mốc trắc địa
cấp cao đã có trong khu vực cần đo vẽ (bao gồm sơ đồ vị trí mốc, hồ sơ kỹ thuật:
toạ độ, độ cao, những ghi chú cần thiết. Các loại bản đồ đã có, những tài liệu
liên quan đến địa giới hành chính, ảnh hưởng đến công tác đo vẽ bản đồ.v..v...)
Phân tích tài liệu để xác định rõ khả năng ứng dụng của từng loại tài liệu.
b. Khảo sát thực địa khu đo
Khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo, xác định vị trí các mốc trắc
địa đã có trong khu đo, xác định những mốc còn ở thực địa, xem xét kỹ các tài
liệu của các mốc đó, nếu sai khác với chỉ dẫn thì không được sử dụng, cần báo
cáo để xác minh chính xác.
c. Thiết kế lưới
Từ các tài liệu đã có và kết quả khảo sát thực địa, tiến hành thiết kế sơ bộ lưới
trên bản đồ nền: Xác định vị trí các mốc, định dạng lưới, đường đo nối các mốc
với nhau. Các điểm khống chế cần đảm bảo nguyên tắc khống chế được diện
tích lớn nhất và số điểm là ít nhất và nhìn thông nhau. Từ độ chính xác cần thiết,
căn cứ vào quy phạm, điều kiện địa hình để xây dựng lưới, dạng lưới, số lượng
điểm, khoảng cách giữa các điểm, chọn dụng cụ đo các yếu tố cơ bản, thiết lập
quy trình đo.
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:5000 - 1:10000, trên diện tích khoảng 5 km2 có
một điểm từ địa chính trở lên.
Để đo vẽ bản đồ tỷ lệ 1:500 - 1: 2000, trên diện tích từ 1 đến 1,5 km2 có
một điểm từ địa chính trở lên.
Để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200, bản đồ địa chính ở khu công
nghiệp, khu có cấu trúc xây dựng dạng đô thị, khu đất có giá trị kinh tế cao, khu
đất ở đô thị có diện tích các thửa nhỏ, đan xen nhau, trên diện tích trung bình
0,3km2 (30 ha) có một điểm từ địa chính trở lên.
Lưới địa chính phải được đo nối với ít nhất 2 điểm toạ độ Nhà nước có
độ chính xác từ điểm địa chính cơ sở hoặc từ điểm hạng IV Nhà nước trở lên.
13
Trước khi thiết kế lưới phải tiến hành khảo sát thực đ ịa để chọn phương
pháp xây dựng lưới phù hợp và phải lưu ý sao cho thuận tiện cho phát triển lưới
khống chế đo vẽ.
Khi xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền thì ưu tiên
bố trí ở dạng duỗi thẳng, hệ số gẫy khúc của đường chuyền không quá 1.8; cạnh
đường chuyền không cắt chéo nhau; độ dài cạnh đường chuyền liền kề không
chênh nhau quá 1,5 lần, cá biệt không quá 2 lần, góc đo nối phương vị tại điểm
đầu đường chuyền phải lớn hơn 200 và phải đo nối với tối thiểu 02 phương vị (ở
đầu và cuối của đường chuyền). Trong trường hợp đặc biệt có thể đo nối với 01
phương vị nhưng số lượng điểm khép toạ độ phải nhiều hơn 2 điểm (có ít nhất 3
điểm gốc trong đó có 01 điểm được đo nối phương vị). Bố trí thiết kế các điểm
đường chuyền phải đảm bảo chặt chẽ về kỹ thuật nhưng ít điểm ngoặt, tia ngắm
phải cách xa các địa vật để giảm ảnh hưởng chiết quang.
Khi xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GPS thì phải đảm bảo có các
cặp điểm thông hướng. Vị trí chọn điểm phải quang đãng, thông thoáng, cách
các trạm phát sóng ít nhất 500m. Tầm quan sát vệ tinh thông thoáng trong phạm
vi góc thiên đỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 75 o. Trong trường hợp đặc biệt khó
khăn cũng không được nhỏ hơn 55 o và chỉ được khuất về một phía. Các thông
tin trên phải ghi rõ vào ghi chú điểm để lự a chọn khoảng thời gian đo cho thích
hợp. Trong phạm vi cách lưới địa chính mới thiết kế 400 m có điểm từ hạng IV
trở lên và dưới 150 m có các điểm giải tích cấp I, II, đường chuyền cấp I, II, địa
chính cấp I, II cũ phải đưa các điểm này vào lưới mới thiết kế.
Số hiệu điểm địa chính được đánh liên tục theo tên khu đo từ 01 đến hết
của khu vực cần xây dựng lưới theo nguyên tắc từ trên xuống dưới, từ trái qua
phải. Trong phạm vi một khu đo, các điểm địa chính không được trùng tên nhau.
Trong phạm vi một tỉnh, các khu đo không được trùng tên nhau.
* Xây dựng lưới địa chính bằng phương pháp đường chuyền
Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính quy
định ở bảng sau (sử dụng máy toàn đạc điện tử):
14
Bảng 1.5. Chỉ tiêu kỹ thuật của lưới địa chính
STT Các yếu tố của lưới đường chuyền
Chỉ tiêu kỹ
thuật
1 Chiều dài đường chéo đường chuyền không lớn hơn 8 km
2 Số cạnh không lớn hơn 15
3 Chiều dài từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai
điểm nút không lớn hơn
5 km
4 Chu vi vòng khép không lớn hơn 20 km
5 Chiều dài cạnh đường chuyền
+ Lớn nhất không quá
+ Nhỏ nhất không quá
+ Trung bình
1400 m
200m
600m
6 Sai số trung phương đo góc không lớn hơn 5”
7 Sai số tương đối đo cạnh sau bình sai không lớn hơn
Đối với cạnh dưới 400m không quá
1: 50 000
0,012 m
8 Sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng
khép không lớn hơn (n - số góc trong đường chuyền
hoặc vòng khép)
10”
9 Sai số khép giới hạn tương đối đường chuyền fs:[s]
nhỏ hơn
1: 15000
* Xây dựng lưới địa chính bằng công nghệ GPS
Lưới địa chính đo bằng công nghệ GPS theo đồ hình lưới tam giác dày
đặc, đồ hình chuỗi tam giác, chuỗi tứ