Vị trí môn học: Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn hoá của
chuyên ngành Kỹ thuật lâm sinh, trong chương trình đào tạo kỹ sư Lâm sinh.
2. Khái niệm chung:
Trồng rừng phòng hộ là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh, bằng việc thiết lập nên
rừng trồng để cải tạo và bảo vệ môi trường.
Môn học trồng rừng phòng hộlà một môn khoa học nghiên cứu các quy luật
hoạt động của các tác nhân gây hại đến môi trường, từ đó xác định nguyên lý kỹ
thuật cho việc xây dựng các đai rừng phòng hộ nhằm phát huy cao nhất hiệu quả
của các đai rừng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự yên
bình của cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của xã hội loài người
45 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1685 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Trồng rừng phòng hộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Bài giảng Trồng rừng phòng hộ
Tên môn học: Tiếng Việt: TRỒNG RỪNG PHÒNG HỘ
Tiếng Anh: Forestation for Environment
Protection - Plantation for protection
Tổng số tiết: 45 Số đơn vị học trình: 3
Trong đó: Lý thuyết: 45
Bài mở đâù: GIỚI THIỆU CHUNG
1.Vị trí môn học: Là môn học thuộc khối kiến thức chuyên môn hoá của
chuyên ngành Kỹ thuật lâm sinh, trong chương trình đào tạo kỹ sư Lâm sinh.
2. Khái niệm chung:
Trồng rừng phòng hộ là một giải pháp kỹ thuật lâm sinh, bằng việc thiết lập nên
rừng trồng để cải tạo và bảo vệ môi trường.
Môn học trồng rừng phòng hộ là một môn khoa học nghiên cứu các quy luật
hoạt động của các tác nhân gây hại đến môi trường, từ đó xác định nguyên lý kỹ
thuật cho việc xây dựng các đai rừng phòng hộ nhằm phát huy cao nhất hiệu quả
của các đai rừng trong việc cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ sự yên
bình của cuộc sống sinh hoạt cũng như sản xuất của xã hội loài người.
3. Mục tiêu học tập:
- Nắm vững cơ sở lý thuyết của các quy luật tác động của các tác nhân gây hại
đối với môi trường sinh thái.
- Nắm vững nguyên lý kỹ thuật tạo lập các loại rừng phòng hộ chủ yếu.
3. Nội dung chương trình môn học
Rừng phòng hộ Việt Nam có 5 loại chính: 1) Phòng hộ đầu nguồn; 2) Phòng hộ
chống cát bay và chống sa mạc hoá; 3) Phòng hộ chắn gió bảo vệ đồng ruộng và
cây che bóng; 4) Phòng hộ chắn sóng bảo vệ môi trường ngập nước; 5) Phòng hộ
môi trường cảnh quan đô thị và khu công nghiệp, trong giới hạn chương trình môn
học sẽ giới thiệu 3 phần chính sau:
- Trồng rừng chống xói mòn đất do nước.
- Trồng rừng chắn gió bảo vệ đồng ruộng.
- Trồng rừng chống cát bay.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
2
Phần 1
Trồng rừng chống xói mòn đất do nước
1.1. Khái niệm xói mòn đất: Là toàn bộ quá trình bào mòn, vận chuyển và bồi tụ
lớp đất mặt dưới tác động của nước, gió và trọng lực. Xói mòn còn gọi là bào mòn
hoặc xói lở.
Qua định nghĩa cho thấy:
- Đối tượng của xói mòn đất là lớp đất mặt;
- Động lực gây ra xói mòn đất chính là sự lôi cuốn của gió, dòng nước và trọng lực.
1.2. Tác hại của xói mòn đất
1) Xói mòn làm trôi đất, rửa trôi các chất dinh dưỡng, độ phì của đất giảm
do đó làm giảm năng suất cây trồng.
2) Sự phát triển của xói mòn đất, làm cho diện tích đất trơ sỏi đá tăng, diện
tích đất canh tác bị thu hẹp.
3) Xói mòn đất gây ra hạn hán, lũ lụt ảnh hưởng xấu tới đời sống và sản xuất
của con người. Xói mòn đất làm sụt lở, cuốn trôi đất đá, phá hoại đường xá, cầu
cống, nhà cửa, vùi lấp sông hồ, ao, đập
1.3. Phân loại xói mòn đất : Tuỳ theo xuất phát điểm khác nhau mà phân ra các
loại xói mòn đất sau:
a) Dựa vào động lực gây ra xói mòn đất:
- Xói mòn do gió
- Xói mòn do nước
- Xói mòn do trọng lực
b) Dựa vào lịch sử phát sinh:
- Xói mòn cổ đại: là loại xói mòn xảy ra trước khi có những hoạt động sản xuất của
con người. Do tác động đơn thuần của tự nhiên, nơi địa hình đất dốc là nguyên
nhân của xói mòn cổ đại.
- Xói mòn hiện đại: là loại xói mòn đất xảy ra sau khi có hoạt động sản xuất của
con người.
c) Dựa vào mức độ bào mòn:
- Xói mòn bình thường: là loại xói mòn đất có tốc độ xói mòn chậm hơn hoặc bằng
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
3
với tốc độ hình thành đất.
- Xói mòn gia tốc: là loại xói mòn đất có tốc độ xói mòn lớn hơn tốc độ hình thành
đất. Xói mòn gia tốc gây tác hại rất lớn cho sản xuất.
d) Dựa vào hình thức xói mòn:
- Xói mòn bề mặt;
- Xói mòn đất khe;
- Lũ quét;
- Sụt hang (hiện tượng Karst);
- Lở đất;
- Trượt đất: Là hiện tượng trôi trượt cả hệ thống sườn dốc xuống dưới thấp.
1.4. Khái niệm về lưới đường nước và các khâu của lưới đường nước
- Khái niệm: Lưới đường nước là toàn bộ hệ thống các đường dẫn nước trên mặt
đất của xói mòn cổ đại để nước chảy ra sông ra biển gọi là lưới đường nước (còn
gọi là mạng lưới thuỷ văn).
- Các khâu của lưới đường nước: Toàn bộ lưới đường nước từ trên xuống dưới, từ cao
xuống thấp, từ thượng lưu xuống hạ lưu có thể chia thành các bộ phận (các khâu):
+ Đất tròng nông.
+ Đất tròng sâu.
+ Khe khô (suối cạn).
+ Suối.
+ Sông: là khâu cuối cùng của lưới đường nước ở hạ lưu.
+ Đường chia nước (đường phân thuỷ): xác định trên mặt đất, nối liền các điểm cao
nhất của địa hình, chia mặt đất thành hai hướng sườn dốc, từ đó nước mưa rơi xuống sẽ
chảy về hai phía đối nhau của đường phân nước tới hai lưu vực khác nhau.
+ Mặt thu nước (khu thu nước): Là mặt nghiêng giới hạn giữa đường chia nước và
lưới đường nước. Mặt thu nước là diện tích thu nước chủ yếu, đồng thời là địa bàn
hoạt động sản xuất chính của con người, cho nên nó cũng là đối tượng chủ yếu của
công tác phòng chống xói mòn.
1.5. Khái niệm về lưu vực
Lưu vực là phần diện tích bề mặt đất trong tự nhiên mà mọi lượng nước mưa
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
4
khi rơi xuống sẽ tập Trong lại và thoát qua một cửa ra duy nhất. Trên thực tế, lưu
vực thường được đề cập đến là lưu vực sông, và toàn bộ lượng nước trên sông sẽ
thoát ra cửa sông.
Các lưu vực khác nhau được phân tách bởi đường phân thủy (đường chia nước),
thường là các dãy núi.
Một số lưu vực sông lớn trên thế giới (số liệu thống kê này không kể đầy đủ các
lưu vực lớn):
- Lưu vực sông Amazon (phần lớn ở Brasil) 6.144.727 km²
- Lưu vực sông Congo (Trong Phi) 3.680.000 km²
- Lưu vực sông Mississippi (Hoa Kỳ) 2.980.000 km²
- Lưu vực sông Ob (Nga) 2.972.497 km²
Các lưu vực sông lớn có diện tích nằm trên lãnh thổ Việt Nam:
- Lưu vực sông Hồng
- Lưu vực sông Mekong (Cửu Long): 810.000 km² [1]
Trong lĩnh vực tính toán thủy văn thường đề cập đến lưu vực sông đến một trạm đo
nhất định để chỉ phần diện tích lưu vực đóng góp lượng dòng chảy qua một mặt cắt
tại trạm đo đó.
1.8. Bản chất vật lý của xói mòn đất do nước và quy luật lực học của xói
mòn
Ở bất cứ một điểm nào trên mặt đất, khi bị một lực tác động của nước, đất sẽ
sinh ra một phản lực, khi lực tác động càng lớn hơn sức đề kháng của đất thì xói
mòn xảy ra càng mạnh. Cho nên bản chất vật lý của xói mòn đất là quá trình động
lực của nước bao gồm tác động công phá của giọt nước mưa và tác động cuốn trôi
của dòng chảy, là quá trình biến thế năng thành động năng. Nước chảy là một loại
vận động của thể láng, cho nên nghiên cứu xói mòn đất phải nghiên cứu theo
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
5
phương trình động lực học.
1. Tác động công phá của giọt nước mưa:
Khi mưa to, các giọt nước mưa
đập mạnh xuống mặt đất, có thể sinh ra
một động năng rất lớn làm tan rã các
hạt đất và bắn tung lên rồi toé ra xung
quanh, nơi đất dốc lượng hạt đất bắn về
phía dưới dốc nhiều và xa hơn so với
phía trên dốc. Do sự khác nhau đó làm
cho đất qua nhiều lần tan vì, bắn lên và
di động xuống phía chân dốc, gây ra
xói mòn đất phía trên dốc và bồi tụ
Hình 1: Công phá của giọt mưa trên mặt
dốc
đất phía dưới chân dốc. Lượng các hạt đất bị tan ra, bắn lên và di chuyển xuống
dưới chân dốc – E (gr/h) nhiều hay ít phụ thuộc vào đường kính của giọt mưa - d
(mm); tốc độ rơi của giọt mưa – v (m/s); cường độ mưa – I (m3/h) và hệ số của đất
(đặc trưng cho sức đề kháng của từng loại đất đối với sự công phá của hạt mưa và
sự cuốn trôi của dòng chảy) – K. Bằng thí nghiệm, Ailixin đã đưa ra công thức tính
như sau:
E = K.v4,33.d1,07.I0,65
2. Tác động cuốn trôi của dòng chảy:
Khi mưa lớn, lượng nước mưa rơi xuống mặt đất sẽ phân phối thành ba phần
như sau: một phần bốc hơi vào không Trong, một phần thấm sâu xuống đất và một
phần chảy tràn trên mặt đất hình thành dòng chảy từ cao xuống thấp (nếu là nơi đất
dốc). Thường lượng nước bốc hơi là không đáng kể nên nếu lượng nước thấm vào
đất càng giảm thì lượng nước chảy trên mặt đất càng lớn. Nước chảy trên mặt đất
chia làm hai loại: lượng nước chảy tràn trên bề mặt đất và lượng nước chảy tập
Trong thành dòng.
Điểm khác nhau cơ bản giữa sự bào mòn của hạt mưa và sự cuốn trôi của
dòng chảy là ở chỗ:
+ Hậu quả của sự bào mòn dẫn đến xói mòn bề mặt, sự cuốn trôi của dòng chảy
sẽ dẫn đến xói mòn khe là loại xói mòn nghiêm trọng, mang đi lượng đất rất lớn.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
6
+ Phân bố năng lượng của sự bào mòn, lực xung kích của giọt nước mưa
phân bố đều trên toàn bộ mặt đất. Sự cuốn trôi của dòng chảy, năng lượng dòng
chảy tăng dần từ đỉnh dốc xuống chân dốc, năng lượng này cuốn theo đất cát và
các loại vật chất khác trên đường vận chuyển tạo nên ma sát lớn giữa dòng chảy và
mặt đất, làm cho mức độ xói mòn tăng.
Toàn bộ lực vận động của dòng chảy có thể diễn tả bằng công thức sau:
2
1
2
P m v (1)
Trong đó m : Khối lượng dòng chảy;
v : Vận tốc dòng chảy
Nếu tính khối lượng dòng chảy qua một đoạn dài (l) với diện tích mặt cắt
ngang của dòng nước (f), mật độ nước (), thì:
m = .l.f (2)
Công thức (1) viết lại là: 2
1
. . .
2
P l f v
Nếu gọi Q là lưu lượng dòng chảy: Q = .l.f.v thì P =
1
2
.Q.v (3)
Như vậy, lực vận động của dòng chảy tạo ra xói mòn đất phụ thuộc vào lưu
lượng dòng chảy và vận tốc dòng chảy. Công thức (1) còn cho thấy trong các nhân
tố tham gia tạo ra lực vận động của dòng chảy, nhân tố vận tốc dòng chảy (v) là
nhân tố hoạt động nhất bởi vì khi tăng gấp 2 lần thì P tăng lên 4 lần.
Mặt khác xói mòn mạnh hay yếu còn tuỳ thuộc vào sức đề kháng (S) của đất
đối với xói mòn:
+ Nếu KQv = S thì chưa xảy ra xói mòn.
+ Nếu KQv = S thì đã xảy ra xói mòn.
Trong đó, K là chỉ số biểu thị lực vận động của dòng chảy, chỉ phần được
chi vào tác động gây ra xói mòn. Sức đề kháng (S) của đất đối với xói mòn được
qui định bởi tính chất, cấu tạo, độ nhám của mặt đất. Các hoạt động kinh tế không
phù hợp làm mất kết cấu của đất, làm giảm sức đề kháng (S) của đất, dẫn đến xói
mòn gia tốc, xói mòn hiện đại.
1.7. Các nhân tố ảnh hưởng tới xói mòn đất
1.7.1. Các nhân tố tự nhiên
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
7
a. Điều kiện khí hậu: Lượng mưa Trong bình năm, phân bố mưa theo mùa,
lượng mưa trong một trận mưa và cường độ mưa là những nhân tố ảnh hưởng trực
tiếp đến xói mòn.
b. Điều kiện địa hình: Độ dốc, chiều dài sườn dốc, hình dạng mặt dốc,
hướng dốc là yếu tố tự nhiên quan trọng làm cho thế năng biến thành động năng.
c. Điều kiện địa chất và đất:
Một số tính chất của đất có liên quan đến xói mòn như: độ thấm nước và sức
chứa nước, kết cấu đất, thành phần cơ giới, độ chặt, độ xốp cũng như độ ẩm, độ
dày tầng đất.
Đất phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét có sức thấm nước kém, thường
xuất hiện hình thức xói mòn khe. Đất phát triển trên đá vụi thường xuất hiện sụt
karst. Đất phát triển trên đá mẹ sa thạch, granit thường xuất hiện xói mòn bề mặt.
Hình thức xếp lớp của đá mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến xói mòn. Đá mẹ xếp
lớp nằm ngang thì sức thấm nước kém, lượng nước chảy trên bề mặt nhiều, xói
mòn sẽ nghiêm trọng.
d. Điều kiện thực bì: lớp thảm thực vật có tác dụng tích cực hạn chế xói
mòn, do nhờ có lớp thảm thực vật mà mặt đất tránh được lực xung kích của giọt
mưa và một phần nước mưa được giữ lại trên cây, một phần thấm xuống đất do đó
mà làm giảm lượng nước chảy tràn trên bề mặt.
Cành khô lá rụng (vật rơi rụng) dưới tán rừng có tác dụng ngản cản dòng
chảy, cung cấp mùn (keo hữu cơ) và hình thành cấu tượng đoàn lạp cho đất.
Sự phát triển của rễ cây tạo mạng lưới giữ đất, tăng cường lượng nước thấm
theo chiều sâu, dó đó mà hạn chế được xói mòn.
Trong các loại thảm thực vật thì thảm thực vật rừng và trảng cỏ, tác dụng
chống xói mòn là tốt hơn cả.
1.7.2. Các nhân tố kinh tế xã hội
- Phương thức canh tác không hợp lý: đốt nương làm rẫy, du canh, du cư, trồng trọt
theo kiểu độc canh.
- Khai thác rừng bừa bãi làm mất rừng, kỹ thuật vận xuất gỗ không hợp lý.
- Kỹ thuật trồng rừng: trồng rừng không theo đường đồng mức; phát chăm sóc, xới
vun gốc không đóng mùa.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
8
- Chăn thả trâu bò và gia sóc bừa bãi.
1.8 . Sử dụng hợp lý đất đồi và vấn đề phòng chống xói mòn
1.8.1. Phương hướng và mục đích yêu cầu của công tác phòng chống xói mòn
đất
Công tác phòng chống xói mòn đất muốn đạt kết quả tốt, cần đạt được các
yêu cầu cụ thể sau:
- Ngăn cản lực công phá của giọt mưa tác động trực tiếp lên mặt đất.
- Hạn chế và tiêu diệt dòng chảy bề mặt, tăng cường lượng nước thấm theo
chiều sâu.
- Giảm động năng của nước.
- Cải tạo đất để nâng cao sức đề kháng của đất đối với xói mòn.
- Có chế độ canh tác hợp lý nhất là trên đất dốc.
1.8.2. Phân vùng xói mòn - đặc điểm xói mòn và phương hướng phòng chống
xói mòn
Đơn vị cơ bản để tiến hành quy hoạch trồng rừng chống xói mòn đất do
nước là khu thu nước. Mỗi một khu thu nước được chia thành 3 vùng:
a. Vùng đỉnh núi, đường chia nước và gần đường chia nước:
Đặc điểm độ dốc thoải, sức công phá của dòng chảy nhẹ nhưng lại là nơi
tích nước. Phương hướng có thể tiến hành sản xuất nông lâm nghiệp (nếu đất tốt)
hoặc làm đồng cỏ (nếu đất xấu).
b. Vùng mặt dốc thu nước
Đặc điểm vùng này là địa bàn chủ yếu để sản xuất nông lâm nghiệp, đồng
thời cũng là nơi nước tích tụ để biến thế năng thành động năng. Cho nên đây là đối
tượng chủ yếu của công tác phòng chống xói mòn. Phương hướng làm giảm bít độ
dốc, hạn chế và tiêu diệt dòng chảy, tăng cường che phủ đất chống sự công phá của
hạt mưa, cải thiện tính chất của đất nhằm tăng sức đề kháng của đất đối với xói
mòn.
c. Vùng lưới đường nước
Đặc điểm hình thức bào mòn chủ yếu là bào mòn hai bên bờ khe, đáy khe
làm cho khe phát triển trên cả ba chiều: sâu, rộng và dài.
Phương hướng ngăn chặn sự phát triển của đầu khe tiến dần lên phía trên,
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
9
chú ý sử dụng biện pháp thuỷ lợi và biện pháp lâm nghiệp.
1.8.3. Các biện pháp kỹ thuật trong phòng chống xói mòn đất
- Biện pháp phi sinh vật: bao gồm đắp bờ giữ nước ở sườn dốc, đào hố giữ
nước (hố hình chữ nhật, hố hình bát úp, hố hình vảy cá, làm ruộng bậc thang), đắp
phai đập để ngăn nước ở khe suối, xây kè cánh để bảo vệ bờ sông , bờ suối, xây
dựng hồ chứa nước ở thượng lưu để điều tiết nước cho hạ lưu.
- Biện pháp sinh vật: bao gồm các biện pháp kỹ thuật xây dựng đồng cỏ chăn
nuôi; trồng rừng phòng hộ cải thiện tính chất của đất để nâng cao sức chống chịu
của đất đối với xói mòn.
1.8.4. Trồng rừng phòng hộ chống xói mòn đất
1.8.4.1. Tác dụng của rừng đối với việc phòng chống xói mòn đất do nước
1) Tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn của rừng
2) Tác dụng nuôi dưỡng nguồn nước của rừng
Trồng rừng phòng hộ chống xói mòn là một bộ phận tổ thành quan trọng
trong biện pháp tổng hợp tiến tới thoả mãn yêu cầu: “Đất giữ nước, nước nuôi cây,
cây giữ đất”.
1.8.4.2. Hệ thống rừng phòng hộ chống xói mòn đất
Do chức năng của mỗi loại rừng là khác nhau, căn cứ vào việc phân vùng xói
mòn, người ta chia hệ thống rừng phòng hộ chống xói mòn ra thành 4 loại rừng sau:
- Rừng phòng hộ ở đỉnh núi, đường chia nước và gần đường chia nước;
- Rừng phòng hộ trên sườn dốc;
- Rừng phòng hộ ở các mương khe xói lở;
- Rừng phòng hộ đầu nguồn.
1.8.4.3. Nguyên tác bố trí đai rừng phòng hộ chống xói mòn đất và chọn loài
cây trồng
a) Nguyên tắc bố trí đai rừng
- Phải chiếm một diện tích thoả đáng đủ để nuôi dưỡng nguồn nước, cải tạo
thiên nhiên.
- Phải có bề rộng thích hợp đủ sức ngăn cản dòng chảy nhất là ở sườn dốc, để
phát huy tác dụng giữ đất tối đa.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
10
- Hướng của đai phải bố trí theo đường đồng mức.
- Mật độ trồng rừng phải dầy để rừng nhanh khép tán để sớm phát huy tác
dụng phòng hộ.
b) Tiêu chuẩn cây trồng
- Phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng đầu nguồn và dễ tạo thành rừng
phòng hộ.
- Cây thân gỗ sống lâu năm, có bộ rễ ăn sâu và tán lá rậm, thường xanh.
- Thích hợp với trồng rừng hỗn giao và có thể tạo thành rừng đa tầng với mục
đích phòng hộ.
- Có thể chịu được điều kiện khô hạn, sống được ở nơi đất dốc, nơi cao và có
địa hình phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng hoặc nơi có điều kiện lập địa đặc biệt như
vùng núi đá.
- Cây đa tác dụng, ngoài khả năng phòng hộ còn có khả năng cung cấp gỗ củi
và các sản phẩm khác, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Không sinh ra chất độc làm ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ
của con người.
1.8.5. Trồng rừng phòng hộ trên đỉnh núi, đường phân thuỷ và gần đường
phân thuỷ
1.8.6. Trồng rừng điều tiết nước trên sườn dốc (mặt thu nước)
1) Nơi đất dốc (xói mòn mạnh) cần trồng rừng toàn diện, làm ruộng bậc thang
để hạn chế xói mòn
2) Nơi đất ít dốc: chiều dài sườn dốc dài, địa phương có nhu cầu sản xuất nông,
lâm nghiệp, nên trồng rừng phòng hộ theo giải (băng), Khi bố trí vị trí các giải
rừng phòng hộ trên sườn dốc cần căn cứ đặc điểm hình dạng mặt dốc địa hình:
- Trên mặt dốc lồi: giải rừng nên bố trí gần phía chân dốc, vì tại đó độ dốc
lớn, lưu lượng và tốc độ dòng chảy đều tăng.
- Trên mặt dốc lõm: giải rừng nên bố trí gần đỉnh, vì tại đó độ dốc lớn nhất,
nguy cơ xói mòn là mạnh nhất so với các vị trí khác trên sườn dốc.
- Trên mặt dốc thẳng: các giải rừng phòng hộ nên bố trí cách đều để phát
huy tốt tác dụng phòng hộ chống xói mòn.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
11
Hướng của giải rừng bố trí song song với đường đồng mức, bề rộng của giải
rừng là một chỉ tiêu kỹ thuật cần được tính toán cụ thể. Trường hợp cần biến dòng
chảy trên bề mặt đất thành dòng chảy ngầm trong đất thì bề rộng của giải rừng
càng rộng càng tốt. Song ở những nơi cần có đất để sản xuất lương thực, thực
phẩm, thì các giải rừng phòng hộ trên mặt dốc phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm
đất, diện tích nhỏ nhất nhưng vẫn phát huy vai trò phòng hộ. Xác định bề rộng giải
rừng nên căn cứ vào độ dốc và chiều dài sườn dốc. Độ dốc càng lớn, chiều dài
sườn dốc càng dài, bề rộng giải rừng phòng hộ càng lớn. Kinh nhiệm của Liên Xô
cũ, bề rộng của giải rừng thường từ 20 - 60 mét, khoảng cách giữa các giải thường
gấp 4 - 6 bề rộng của giải rừng.
Trong điều khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều như ở Việt Nam, bề rộng
giải rừng phòng hộ nên rộng hơn và khoảng cách giữa các giải rừng nên hẹp hơn
so với tính toán của Liên Xô (cũ).
Điều kiện địa hình phức tạp, độ dốc mạnh trên 200, chiều dài sườn dốc ngắn
dưới 200 mét thì các giải rừng phòng hộ nên bố trí cách nhau từ 20 - 30 mét. Bố trí
giải cây bụi xen kẽ với giải cây gỗ kết hợp với các biện pháp công trình như làm
ruộng bậc thang, đào mương đắp bờ ngang dốc, ... để hạn chế xói mòn.
Kết cấu rừng phòng hộ chống xói mòn đất nên là kết cấu nhiều tầng. Tốt
nhất nên phối hợp tầng cây ưa sáng với tầng cây chịu bóng và tầng cây bụi.
Trong điều kiện không bố trí được loại rừng hỗn loài nhiều tầng thì nên
trồng dầy, nên để lại lớp cây bụi thảm tươi dưới tán rừng để tăng cường khả năng
chống xói mòn của rừng phòng hộ.
Trên đất dốc nghèo xấu, khô hạn không thể tiến hành trồng cây lương thực,
thực phẩm được, thì cần trồng rừng toàn diện kết hợp với việc tăng cường đầu tư
các khâu kỹ thuật trồng rừng khác.
1.8.7. Trồng rừng ở mương khe xói lở
Mục tiêu của công tác phòng chống xói mòn ở khe suối cần tập trung vào
việc khống chế sự phát triển của xói mòn khe.
Ở đây, nên áp dụng biện pháp tổng hợp, kết hợp biện pháp sinh vật (trồng
rừng) với biện pháp công trình như kè cánh, đắp phai đập trên lòng suối để điều
tiết tốc độ dòng chảy, hạn chế xói mòn.
Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software
For evaluation only.
12
Ở những nơi còn rừng tự nhiên, cần phải bảo vệ tuyệt đối các giải rừng ven
khe và đầu khe. Những nơi không còn rừng, cần phải trồng rừng kịp thời và trồng
hỗn loài giữa cây gỗ và cây bụi để tạo rừng nhiều