NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Quan niệm về hệ thống
2. Mô tả hệ thống
3. Đặc trưng của hệ thống
4. Phân loại hệ thống
5. Các bước phát triển một hệ thống
6. Phân tích và thiết kế hệ thống - hai giai đoạn trung tâm của vòng đời phát triển hệ thống
7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu hệ thống
60 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư duy hệ thống - Chương 1 Tổng quan về hệ thống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Tp HCM, 2015 - 2016
Bài giảng
TƯ DUY HỆ THỐNG
Giảng viên: PGS.TS. Dương Thị Kim Oanh
Trợ giảng: Trịnh Quốc Thanh
Mail: oanhdtk@hcmute.edu.vn
Nhập môn
TƯ DUY HỆ THỐNG
MÔ TẢ MÔN HỌC
Học phần này trang bị cho
sinh viên :
1. Những kiến thức cơ bản về
hệ thống và phương pháp
luận tư duy hệ thống.
2. Các kỹ năng tư duy và tìm
kiếm giải pháp sáng tạo.
3. Hình thành ở người học khả
năng lập luận và giải quyết
vấn đề một cách hệ thống,
logic và sáng tạo.
MỤC TIÊU HỌC PHẦN
CHUẨN ĐẦU RA CỦA HỌC PHẦN
NỘI DUNG MÔN HỌC
Chương 1: Tổng quan về hệ thống
Chương 2: Tư duy và tư duy kỹ thuật
Chương 3: Phương pháp luận tư duy hệ thống
Chương 4: Các phương pháp tư duy và
tìm kiếm giải pháp sáng tạo
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
1.Đánh giá quá trình: 50%
Phương pháp: Làm việc nhóm (trên lớp và ở nhà) và
bài tập cá nhân
Điểm quá trình = Trung bình cộng điểm các bài tập làm
việc nhóm và bài tập cá nhân
2.Đánh giá cuối kỳ: 50% - Tiểu luận
3. Điểm môn học: (Điểm quá trình + Điểm thi) x 0,5
TÀI LIỆU CHÍNH DÙNG TRONG BÀI GIẢNG
1. Nguyễn Địch (Chủ biên), Bùi Công Cường, Lê Văn Phùng, Thái Thanh Sơn,
Lý thuyết hệ thống và điều khiển học, Nxb Thông tin và truyền thông, 2009.
2. Phan Dũng, Tư duy logic, biện chứng và hệ thống, NXB Trẻ, 2010
3. Phan Dũng, Các phương pháp sáng tạo, NXB Trẻ, 2010.
4. Phan Dũng, Các quy luật phát triển hệ thống (các quy luật sáng tạo và đổi
mới), NXB Trẻ, 2010.
5. Jamshid Gharaiedaghi, Tư duy hệ thống - quản lý hỗn độn và phức hợp -
một cơ sở cho thiết kế kiến trúc kinh doanh, NXB Khoa học xã hội, 2005.
6. Dương Minh Hào (Chủ biên), Thay đổi tư duy thay đổi cuộc đời, NXB Thanh
niên, 2011.
7. ư-duy-hệ-thống-systems-thinking/
8.
9. https://www.leveragenetworks.com/pathways/introduction-systems-thinking-
pdf-version
10.Nguyễn Trọng Khanh, Phát triển năng lực và tư duy kỹ thuật, NXB Đại học
Sư phạm, 2011
TÀI LIỆU CHÍNH DÙNG TRONG BÀI GIẢNG
11. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB Sư phạm Hà
Nội, 2007
12. Tony Buzan, Lập sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp tp HCM, 2010.
13. PGS.TS. Thái Bá Cần, Bài giảng Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ
thuật, Trường ĐH SPKT tp HCM
14. Napoleon Hill’s, Chìa khóa tư duy tích cực, NXB Trẻ, 2011.
15. Jean Luc Deladriere, Sắp xếp ý tưởng với sơ đồ tư duy, NXB Tổng hợp tp
HCM, 2010.
16. Phạm Thành Nghị, Giáo trình Tâm lý học sáng tạo, NXB Đại học quốc gia
Hà Nội, 2012.
17. Michael C. Jackson. System Thinking Creative holism for managers. John
Wiley and Sons Ltd. Englandd. 2003
18. Hubert Anton Moser. Systems Engineering, Systems Thinking and Learning
- A Case Study in Space Industry. Springer International Publishing
Switzerland 2014
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Quan niệm về hệ thống
2. Mô tả hệ thống
3. Đặc trưng của hệ thống
4. Phân loại hệ thống
5. Các bước phát triển một hệ thống
6. Phân tích và thiết kế hệ thống - hai giai đoạn trung tâm của
vòng đời phát triển hệ thống
7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu hệ thống
1. QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG
Hệ thống không phải là khái niệm
nguyên thủy – có thể dùng những
khái niệm đã biết để định nghĩa
thế nào là hệ thống
1. QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG
HỆ THỐNG NHÂN TẠO
Con người thiết kế
và chế tạo
1. QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG
Hệ thống không phải là khái niệm
nguyên thủy – có thể dùng những
khái niệm đã biết để định nghĩa
thế nào là hệ thống
1. Tập hợp các phần tử
2. Tập hợp các mối quan hệ giữa
các phần tử đó
3. Tạo thành một thể thống nhất để
có được những chức năng hay
mục tiêu (của chính nó hay được
con người gán cho) của hệ thống
VÍ DỤ VỀ HỆ THỐNG
1. Máy bay là tập hợp các yếu tố
như động cơ, thùng nhiên liệu,
thân, cánh quạt, đuôi, càng,
bánh xe, mạng điện ...
2. Các yếu tố này liên kết chặt chẽ
với nhau.
3. Toàn bộ máy bay có tính
chất bay.
4. Tính chất này không thể quy về
thành tính chất của từng yếu tố,
từng mối liên kết riêng rẽ.
VÍ DỤ VỀ HỆ THỐNG
1. Bè chuối là tập hợp các yếu tố
gồm các cây chuối liên kết với
nhau bằng các thanh tre.
2. Toàn bộ bè chuối có tính chất
thăng bằng ổn định, không
bị lật.
3. Từng yếu tố (câu chuối) và
từng mối liên kết (thanh tre)
đứng riêng rẽ không thể tạo
nên tính chất thăng bằng ổn
định và bè chuối không bị lật.
Trẻ em chơi trên bè làm
bằng thân cây chuối
trước một ngôi nhà bị
ngập lụt tại ngôi làng
Truni ở Indonesia.
1. QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG
Hệ thống theo
định nghĩa chung
nhất chỉ một tổ
hợp được cấu
thành từ nhiều
thành phần mà
trong đó tồn tại
một mối quan hệ
giữa những tín
hiệu vào và
những tín hiệu ra.
HỆ THỐNG
Tín hiệu vào
(Input)
Tín hiệu ra
(Output)
1. Hệ thống có một tín hiệu vào và một
tín hiệu ra gọi là hệ thống một tín hiệu
vào một tín hiệu ra - hệ đơn tín hiệu
(gọi tắt là hệ đơn).
2. Hệ thống có nhiều tín hiệu vào và
nhiều tín hiệu ra gọi là hệ thống đa tín
hiệu vào đa tín hiệu ra - hệ đa tín hiệu
(gọi tắt là hệ đa).
1. QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG
Hệ thống là một tập hợp các
phần tử liên kết với nhau một
cách chặt chẽ thành một nhất
thể nhằm thực hiện được một số
chức năng nhất định.
CÁC LƯU Ý VỀ HỆ THỐNG
Khi xác định một
hệ thống, điều
quan trọng đầu tiên
là việc đưa ra đối
tượng cần khẳng
định được đối
tượng đó có thuộc
hay không thuộc
hệ thống .
Đối với hệ thống máy móc nhân tạo
(đồng hồ, tivi, xe đạp ): Mỗi chi tiết
máy là một phần tử của hệ thống.
Đối với nhiều hệ thống, đối tượng nào
thuộc hệ thống và đối tượng nào
không thuộc hệ thống là vấn đề vô
cùng phức tạp.
CÁC LƯU Ý VỀ HỆ THỐNG
Chỉ rõ
được liên
kết giữa
các phần
của hệ
thống.
Hệ thống máy móc nhân tạo (đồng hồ, tivi, xe đạp )
1. Các liên kết rõ ràng (vừa là liên kết định vị, vừa là liên
kết chức năng): Các phần tử (chi tiết hay linh kiện) rời
rạc tạo nên một nhất thể (hệ thống) có thể thực hiện
được những chức năng nhất định.
2. Nếu bỏ đi hoặc thiếu một phần tử, hệ thống sẽ tan rã.
Đối với nhiều hệ thống, các phần tử của
chúng có nhiều loại liên kết khác nhau, thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và
với nhiều mức độ khác nhau nên việc lựa
chọn những liên kết để đưa vào hệ thống
là một vấn đề phức tạp.
CÁC LƯU Ý VỀ HỆ THỐNG
Mỗi hệ
thống thực
hiện một số
chức năng
nhất định.
Đối với hệ thống máy móc nhân tạo:
Các chức năng do con người đề ra.
Đối với hệ thống tự nhiên (được hình
thành một cách tự nhiên ngoài ý muốn
của con người): Các chức năng được
hình thành một cách tự nhiên.
MÔN THỂ THAO BÓNG BÀN LÀ MỘT HỆ THỐNG
Phần tử 1
Phần tử 2
Phần tử 3
Phần tử 4
1. QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG
Định luật vật lý
Luật chơi
Định luật vật lý
1. QUAN NIỆM VỀ HỆ THỐNG
MÔN THỂ THAO BÓNG BÀN LÀ MỘT HỆ THỐNG
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG
1. Phần tử của hệ thống
2. Hệ thống con và sự phân
cấp hệ thống
3. Liên kết giữa các phần tử
của hệ thống và tính trội
của hệ thống
4. Tính cưỡng bức của hệ
thống và hệ thống bị
cưỡng bức
5. Mục tiêu và chức năng của
hệ thống
PHẦN TỬ CỦA HỆ THỐNG
1. Phần tử của hệ thống là
thành phần cơ bản cấu tạo
nên hệ thống, nó tồn tại
độc lập tương đối với các
phần tử khác của hệ thống
và không thể chia nhỏ
hơn về mặt vật lý.
1. Con người không thể
chia nhỏ hơn phần tử đó.
2. Do tính chất của vấn đề
nghiên cứu không cần
thiết phải chia nhỏ hơn.
2. Việc xác định phần tử của
hệ thống một cách hợp lý
và đúng đắn làm cho việc
nghiên cứu các vấn đề về
hệ thống trở nên rõ ràng.
HỆ THỐNG CON VÀ SỰ PHÂN CẤP HỆ THỐNG
1. Hệ thống con là hệ thống trong
đó một số phần tử liên kết với
nhau tạo nên bộ phận nhất thể,
bộ phận này có đầy đủ tư
cách là một hệ thống song nó
lại liên kết với các bộ phận
khác với tư cách là phần tử
để tạo nên một hệ thống.
2. Hệ thống chứa nhiều hệ thống
con là một hệ phân cấp.
3. Tính phân cấp của hệ là một
đặc trưng của độ phức tạp của
hệ, số cấp càng nhiều thì độ
phức tạp của hệ càng lớn.
LIÊN KẾT GIỮA CÁC PHẦN TỬ CỦA HỆ THỐNG VÀ TÍNH TRỘI CỦA HỆ THỐNG
1. Tính trội của hệ thống là hiện tượng nhiều phần tử liên kết với
nhau tạo nên một nhất thể mới nhằm thực hiện một số chức
năng nhất định mà từng phần tử một không có.
2. Sự liên kết giữa các phần tử trong hệ thống càng chặt chẽ và
hợp lý bao nhiêu, tính trội của hệ thống càng tăng bấy nhiêu.
3. Hệ thống người – máy tạo nên một nhất thể có tính trội vượt
bậc nếu các phần tử trong hệ thống này liên kết một cách
hợp lý và chặt chẽ.
4. Tính trội của hệ thống làm mất đi tính yếu, tính tiêu cực của
mỗi phần tử.
Tính trội của hệ thống là sức mạnh của hệ thống.
TÍNH CƯỠNG BỨC CỦA HỆ THỐNG VÀ HỆ THỐNG BỊ CƯỠNG BỨC
1. Sự liên kết giữa các phần tử trong hệ thống không chỉ tạo
ra tính trội mà còn tạo ra tính cưỡng bức.
2. Hệ thống lớn bắt buộc các hệ thống con và các phần tử
của mình hoạt động đúng quy chế.
3. Nếu quy chế hợp lý, các hệ thống con đều chấp nhận, sự
cưỡng bức theo quy chế là nguồn gốc tính trội của
hệ thống.
4. Nếu quy chế không hợp lý, một số hệ thống con phải chấp
nhận thực hiện trên diện rộng và trong thời gian dài, tính
trội dần dần bị trị tiêu và hệ thống trở thành hệ thống bị
cưỡng bức.
MỤC TIÊU VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG
1. Khi hình thành hệ thống, đồng thời cũng hình thành mục tiêu và
chức năng của hệ thống đó.
2. Các hệ thống máy móc không có mục tiêu, chúng chỉ có chức
năng (tính năng và công dụng của máy) do các nhà thiết kế
đề ra.
3. Đối với hệ thống tự nhiên (sinh vật nói chung và con người là
sinh vật tiến hóa cao nhất): mục tiêu là sự tồn tại và phát triển
của chính bản thân sinh vật.
4. Trong các hệ thống kinh tế xã hội: hệ thống mục tiêu đa cấp.
3. ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG
1. Mỗi hệ thống gắn liền với một hình thức tổ chức nhất định:
• Tính tổ chức thể hiện ở cấu trúc thứ bậc, đặc trưng cho kết cấu
hình thức và phương thức hoạt động của hệ thống.
• Mỗi hệ thống gồm nhiều phân hệ, nhiều hệ con, nhiều phần tử
hợp thành.
• Mỗi phân hệ, mỗi hệ con, mỗi phần tử vừa thuộc các hệ thống
lớn, vừa thuộc một số hệ thống con của hệ thống đó.
Bất kỳ một hệ thống nào cũng có thể là một phần tử của hệ
thống loại cao hơn, đồng thời cũng có thể thuộc một hệ thống
loại thấp hơn.
3. ĐẶC TRƯNG CỦA HỆ THỐNG
2. Các phần tử của hệ thống phải
được bố trí theo cách đặc biệt để
hệ thống thực thi được mục tiêu và
chức năng của nó.
3. Hệ thống duy trì sự ổn định bằng
việc điều chỉnh dựa trên phản hồi:
thông tin quay trở lại nguồn phát
của nó để gây ảnh hưởng tới hành
động tiếp theo của nơi phát.
4. Đặc trưng của hệ thống không phải
chỉ là các mối liên hệ và quan hệ
giữa các phần tử cấu thành, mà
còn là sự thống nhất với môi
trường, thông qua những quan hệ
qua lại của chúng với môi trường.
4. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG
1. Hệ thống tự nhiên và hệ thống
nhân tạo.
2. Hệ thống trừu tượng- Hệ thống
cụ thể - Hệ thống hỗn hợp.
3. Hệ thống lớn và hệ thống nhỏ.
4. Hệ thống đơn giản và hệ thống
phức tạp.
5. Hệ thống đóng và hệ thống mở
6. Hệ thống tất định và hệ thống
xác suất
7. Hệ thống có mục tiêu, không có
mục tiêu
8. Hệ thống điều khiển được và hệ
thống không điều khiển được.
9. Hệ thống tự tổ chức.
10.Hệ thống tự điều chỉnh
HỆ THỐNG TỰ NHIÊN VÀ HỆ THỐNG NHÂN TẠO
1. Hệ thống tự nhiên là hệ
thống được hình thành
trong quá trình tiến hóa
của thế giới tự nhiên (hệ
thống thiên văn, thực
vật, động vật ).
2. Hệ thống nhân tạo là
các hệ thống do con
người tạ ra (hệ thống
giao thông, hệ thống
quản lý, hệ thống máy
móc).
HỆ THỐNG TRỪU TƯỢNG, CỤ THỂ VÀ HỖN HỢP
Hệ thống trừu tượng
1. Là hệ thống gồm các
khái niệm liên hệ với
nhau bằng các quan
hệ xác định.
2. Ví dụ: Một công thức
toán (hệ thống ký
hiệu), hệ thống đạo
đức (cần kiệm, liêm,
chính, chí công vô tư).
Hệ thống cụ thể
1. Là hệ thống gồm
những phần tử vật
chất.
2. Ví dụ:
Hệ thống hỗn hợp
1. Là hệ thống gồm các
phần tử trừu tượng
hay vật chất, kể cả
con người.
2. Ví dụ: trường học
HỆ THỐNG LỚN VÀ HỆ THỐNG NHỎ
Hệ thống lớn
1. Là hệ thống có kích thước
lớn, chiếm một khoảng
không gian lớn.
2. Hệ thống lớn có tính trội và
tính đa dạng cao.
3. Ví dụ: Hệ thống thiên văn,
hệ thống kinh tế - xã hội, hệ
thống giáo dục
Hệ thống nhỏ
Là một nhóm phần tử
tách riêng ra, hoạt
động trong một hệ
thống lớn.
HỆ THỐNG ĐƠN GIẢN VÀ HỆ THỐNG PHỨC TẠP
Hệ thống đơn giản
Là hệ thống mà cơ cấu của
các phần tử hợp thành cũng
như mối quan hệ giữa
chúng là đơn giản
Hệ thống phức tạp
Là hệ thống mà cơ cấu
của các phần tử hợp
thành cũng như các
mối quan hệ giữa
chúng là phức tạp và
rất khác nhau.
HỆ THỐNG ĐÓNG VÀ HỆ THỐNG MỞ
Hệ thống ĐÓNG
Là hệ thống không có quan hệ
với môi trường
Hệ thống MỞ
Là hệ thống tác động tích
cực với môi trường.
HỆ THỐNG TẤT ĐỊNH VÀ HỆ THỐNG XÁC SUẤT
Hệ thống tất định
1. Là hệ thống mà các phần tử
của nó tương tác đơn trị một
cách ổn định và chính xác.
2. Hành vi của hệ thống này
hoàn toàn xác định trước.
Hệ thống xác xuất
1. Là hệ thống mà các
phần tử của nó chịu rất
nhiều tác động nên khó
có thể mô tả chính xác
tương tác giữa các
phần tử.
2. Hành vi của hệ thống
chưa được xác định rõ,
chỉ xác định được hành
vi với một xác xuất
nào đó.
3. Ví dụ: Kết quả dạy học,
tăng trưởng kinh tế.
HỆ THỐNG CÓ MỤC TIÊU VÀ HỆ THỐNG KHÔNG CÓ MỤC TIÊU
Hệ thống có mục tiêu
1. Là hệ thống mà hoạt
động của nó luôn
hướng đến các mục
tiêu nhất định.
2. Ví dụ: Hệ thống giáo
dục, hệ thống kinh tế -
xã hội
Hệ thống không có mục tiêu
1. Là hệ thống mà hoạt động
không hướng tới các mục
tiêu nhất định.
2. Ví dụ: Hệ mặt trời
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐƯỢC VÀ HỆ THỐNG KHÔNG ĐIỀU KHIỂN ĐƯỢC
1. Hệ thống điều khiển được là hệ thống mà trạng thái hoặc hành
vi của nó có thể được hướng tới mục tiêu cho trước.
2. Sự định hướng này được thực hiện do các tác động điều khiển
từ bên ngoài hệ thống hay do có cơ chế điều khiển tồn tại ngay
bên trong hệ thống - hệ thống tự điều khiển hay hệ thống có
điều khiển.
3. Hệ thống tự điều khiển bao giờ cũng gồm có hai phân hệ: phân
hệ điều khiển và phân hệ bị điều khiển. Hai phân hệ này tương
tác với nhau.
HỆ THỐNG TỰ TỔ CHỨC VÀ HỆ THỐNG TỰ ĐIỀU CHỈNH
Hệ thống tự tổ chức
Là hệ thống mà trong quá trình
hoạt động nó tự thay đổi và
hoàn chỉnh cơ cấu của mình
rồi thiết lập những tiêu
chuẩn xác định giới hạn nội
cân bằng của nó.
Hệ thống tự điều chỉnh
• Là hệ thống luôn giữ được
đặc trưng chủ yếu của cơ cấu
cho dù chịu mọi tác động của
môi trường.
• Trước tác động của môi
trường, hệ thống tự điều
chỉnh vẫn giữ được cấu trúc
ổn định bằng cách tự biến đổi
trong giới hạn cho phép hoặc
tác động trở lại để điều chỉnh
môi trường.
5. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT HỆ THỐNG
1. Nghiên cứu, tổ chức xây dựng và quản lý hệ thống được tiến hành thông
qua một dự án.
• Dự án là hình tượng về một tình huống (một trạng thái) mà con người
muốn đạt tới.
• Dự án là một hoạt động đặc thù tạo nên một thực thể mới một cách có
phương pháp và gắn liền với các phương tiện (nguồn lực) cho trước.
1. Mỗi dự án là một hệ thống, được đặc trưng bởi các bộ phận cấu thành và
các mối liên hệ giữa các bộ phận đó, đồng thời được đặt trong mối quan hệ
tương tác với môi trường.
2. Một dự án phát triển hệ thống gồm các đặc trưng sau:
• Mục tiêu của dự án
• Các giai đoạn
• Tính trội của hệ thống
• Môi trường
5. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CỦA MỘT HỆ THỐNG
Xác định mục tiêu
Xác định các nguồn lực
Xây dựng cấu trúc và các nguyên tắc xây dựng
Xác định hành vi, lập lịch trình và tiến độ thực hiện
Đánh giá rủi ro
Đề xuất các nhiệm vụ thực thi
Đào tạo lực lượng thực hiện
Theo dõi, cung cấp thông tin về tiến trình thực hiện
và các biến động
6. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Phân tích hệ thống là
phương pháp nghiên cứu
các đối tượng bất kỳ, đưa ra
cấu trúc, các quy luật vận
động và phát triển của nó với
tính cách là một hệ thống.
6. THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
1. Xác định rõ những yếu tố, những bộ phận bên trong hệ thống với
những cái bên ngoài hệ thống (môi trường), các yếu tố, các bộ phận
cấu thành hệ thống.
2. Phân chia hệ thống thành các hệ con, phân tích vị trí, chức năng của
chúng trong hệ thống, chú ý đến thứ bậc trong cấu trúc của hệ thống.
3. Nghiên cứu đầy đủ những mối liên hệ giữa các yếu tố, hệ con của hệ
thống và những mối liên hệ giữa hệ thống với môi trường.
4. Nghiên cứu phương thức tác động qua lại giữa các yếu tố, bộ phận
cấu thành hệ thống, giữa hệ thống với môi trường nhằm tìm ra các
đặc trưng (thuộc tính) của hệ thống.
5. Làm rõ quá trình điều khiển của hệ thống để nhận thức hoạt động,
nhất là hoạt động hướng đích của hệ thống.
6. Phân tích hệ thống không chỉ nhằm nghiên cứu cấu trúc mà còn
nghiên cứu cả quá trình phát triển của hệ thống.
6. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Thiết kế hệ thống là việc vạch ra kiến
trúc của một hệ thống kỹ thuật (cả
phần cứng và phần mềm), bao gồm
việc xác định các yếu tố và thành
phần, chức năng của chúng, mối liên
hệ giữa chúng với nhau để tạo lập
nên một hệ thống thống nhất nhằm
thực hiện một công việc dự định..
6. THIẾT KẾ VÀ PHÂN TÍCH HỆ THỐNG
Xây dựng một hệ thống
(cây cầu, đồ chơi, vật
dụng dùng trong học tập
và cuộc sống, vật trang trí,
quà lưu niệm ...) bằng các
vật liệu đã qua sử dụng
(que kem, bìa carton, ống
hút, tăm tre, giấy ...).
LƯU Ý VỀ NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
1. Về nội dung:
• Nêu được tên của dự án và lý do lựa
chọn thiết kế dự án.
• Thực hiện phát triển dự án theo các
bước.
1. Về hình thức:
• Thành lập nhóm: từ 2 đến 3 sinh viên
• Các nhóm làm việc.
• Các nhóm báo cáo kết quả trước lớp.
1. Đánh giá kết quả theo các tiêu chí:
• Tính khả thi của dự án.
• Tính khoa học của dự án.
• Cách thức trình bày.
7. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
1. Quan điểm nghiên cứu hệ thống
• Quan điểm vĩ mô (nghiên cứu
chức năng)
• Quan điểm vi mô (nghiên cứu
cấu trúc)
• Quan điểm nghiên cứu hỗn
hợp (nghiên cứu cấu trúc -
chức năng)
1. Phương pháp nghiên cứu
• Phương pháp mô hình hóa
• Phương pháp hộp đen
• Phương pháp phân tích
hệ thống
QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
1. Quan điểm nghiên cứu là căn cứ
xuất phát quy định phương hướng
suy nghĩ, cách xem xét và hiểu các
vấn đề của hệ thống.
2. Những căn cứ ở đây gồm góc nhìn
của người nghiên cứu, phương
pháp và phương tiện người nghiên
cứu sử dụng.
QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
QUAN ĐIỂM VĨ MÔ
1. Quan điểm vĩ mô là
quan điểm nghiên cứu
các khía cạnh bên
ngoài hệ thống.
2. Quan điểm vĩ mô trả
lời các câu hỏi:
• Mục tiêu của hệ
thống là gì?
• Môi trường của hệ
thống là gi?
• Đầu vào, đầu ra
của hệ thống là
gì?
1. Quan điểm vĩ mô là
quan điểm nghiên cứu
hệ thống của các cơ
quan quản lý vĩ mô.
QUAN ĐIỂM VI MÔ
1. Quan điểm vi mô là
quan điểm nghiên cứu
đi vào bên trong hệ
thống.
2. Quan điểm vi mô trả lời
các câu hỏi:
• Phần tử của hệ
thống là gì?
• Hệ thống có
những phần tử
nào?
• Giữa các phần tử
có tồn tại mối
quan hệ nào?
1. Quan điểm vĩ mô là
quan điểm nghiên cứu
của các nhà quản lý
trực tiếp các hệ thống.
QUAN ĐIỂM HỐN HỢP
Quan điểm hỗn hợp là sự
kết hợp quan điểm vĩ
mô và vi mô căn cứ
vào các thông tin có
được và vào mục đích
nghiên cứu
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
1.Phương pháp mô hình hóa
2.Phương pháp hộp đen
3.Phương pháp phân tích hệ thống
PHƯƠNG PHÁP MÔ HÌNH HÓA
1. Phương pháp mô hình hóa là
phương pháp nghiên cứu hệ
thống thông qua mô hình khi
biết rõ được 3 yếu tố là đầu
vào, đầu ra và cấu trúc của
hệ thống.
2. Mô hình là sự mô tả hệ thống
qua các đặc trưng cơ bản của
hệ nhờ kinh nghiệm và nhận
thức của con người.
3. Mô hình bao gồm một luận
đề, một công thức, một sơ đồ,
một chương trình máy tính.
ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ
1. Dễ thực hiện, ít tốn kém
2. Đòi hỏi người nghiên cứu
phải có kiến