NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Khái quát về tư duy
• Tư duy là gì?
• Đặc điểm của tư duy
• Phân loại tư duy
• Tiến trình hoạt động tư duy
• Các thao tác tư duy
1. Tư duy kỹ thuật
• Tư duy kỹ thuật là gì?
• Đặc điểm của tư duy kỹ thuật
• Cấu trúc của tư duy kỹ thuật
30 trang |
Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 2153 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư duy hệ thống - Chương 2 Tư duy và tư duy kỹ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 2
TƯ DUY VÀ TƯ DUY KỸ THUẬT
NỘI DUNG TRÌNH BÀY
1. Khái quát về tư duy
• Tư duy là gì?
• Đặc điểm của tư duy
• Phân loại tư duy
• Tiến trình hoạt động tư duy
• Các thao tác tư duy
1. Tư duy kỹ thuật
• Tư duy kỹ thuật là gì?
• Đặc điểm của tư duy kỹ thuật
• Cấu trúc của tư duy kỹ thuật
1. KHÁI QUÁT VỀ TƯ DUY
1.1. Tư duy là gì?
1.2. Đặc điểm của tư duy
1.3. Phân loại tư duy
1.4. Tiến trình hoạt động tư duy
1.5. Các thao tác tư duy
1.1. TƯ DUY LÀ GÌ?
Tư duy là quá trình tâm lí phản
ánh những thuộc tính bản
chất, những mối liên hệ và
quan hệ mang tính quy luật
của các sự vật, hiện tượng
trong thế giới khách quan mà
trước đó ta chưa biết
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY
1. Tính có vấn đề của tư duy
2. Tính khái quát của tư duy
3. Tính gián tiếp của tư duy
4. Tư duy có mối quan hệ chặt chẽ với
ngôn ngữ
5. Tư duy có mối liên hệ chặt chẽ với
nhận thức cảm tính
1. Tư duy chỉ nảy sinh khi con người đứng trước một tình huống có chứa
đựng vấn đề mà con người chưa biết, đang thắc mắc và có nhu cầu giải
quyết tình huống đó.
2. Tình huống có vấn đề là tình huống luôn chứa đựng một nội dung cần xác
định, một nhiệm vụ cần giải quyết, một vướng mắc cần tháo gỡ trong học
tập cũng như trong cuộc sống mà chủ thể, bằng vốn hiểu biết hiện tại, bằng
phương pháp hành động đã có, không thể giải quyết được. Để nhận thức,
con người cần phải vượt ra khỏi phạm vi những hiểu biết cũ và đi tìm cái
mới, đạt mục đích mới.
3. Điều kiện để quá trình tư duy nảy sinh và diễn biến:
• Cá nhân nhận thức được tình huống có vấn đề.
• Cá nhân có nhu cầu giải quyết tình huống đó.
• Cá nhân phải có những tri thức cần thiết liên quan đến vấn đề, đủ để có
thể giải quyết được vấn đề sau những cố gắng nhất định.
TÍNH CÓ VẤN ĐỀ CỦA TƯ DUY
TÍNH GIÁN TIẾP CỦA TƯ DUY
1. Gián tiếp là phản ánh sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách
quan qua các khâu trung gian.
2. Tư duy phản ánh gián tiếp sự
vật, hiện tượng là do tư duy
phản ánh cái bên trong, cái bản
chất, những mối liên hệ và quan
hệ có tính quy luật (những khía
cạnh không thể phản ánh trực
tiếp bằng các giác quan).
3. Tư duy phản ánh SV, HT khách
quan một cách gián tiếp thông
qua nhận thức cảm tính, thông
qua ngôn ngữ và thông qua kết
quả tư duy của người khác
(kinh nghiệm xã hội).
TÍNH KHÁI QUÁT CỦA TƯ DUY
1. Khái quát là phản ánh những đặc điểm chung nhất của một
nhóm sự vật, hiện tượng.
2. Phản ánh khái quát là phản ánh cái chung, cái bản chất của
hàng loạt sự vật, hiện tượng cùng loại, là sự phản ánh bằng
ngôn ngữ, bằng khái niệm và quy luật.
3. Tư duy phản ánh cái chung, cái bản chất của hàng loạt sự vật
hiện tượng cùng loại, là sự phản ánh bằng ngôn ngữ, khái niệm
và quy luật.
4. Tư duy mang tính khái quát song không nên khái quát vội vàng
theo kinh nghiệm (điểm kém là không có năng lực nhận thức,
mọi lời nói dối đều là xấu ).
TƯ DUY CÓ MỐI QUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI NGÔN NGỮ
1. Tư duy và ngôn ngữ có mối quan hệ
chặt chẽ với nhau Tư duy và
ngôn ngữ thống nhất với nhau
nhưng không đồng nhất Đó là mối
quan hệ giữa nội dung và hình thức.
2. Ngôn ngữ là công cụ, phương tiện
của hoạt động tư duy; ngược lại, tư
duy giúp cho ngôn ngữ trở nên ý
nghĩa và có nội dung.
3. Nhà triết học, nhà toán học, nhà vật
lí học người Pháp René Descartes
(1596 - 1650) đã viết về mối quan hệ
giữa tư duy và ngôn ngữ: “Không có
ngôn ngữ thì chẳng có tư duy”.
TƯ DUY CÓ MỐI QUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI NGÔN NGỮ
4. Nếu không có ngôn ngữ, sản phẩm của tư duy không có gì để biểu đạt và
người khác không thể tiếp nhận được, các thao tác của tư duy cũng không
thể diễn ra được. Ngược lại, nếu không có tư duy với sản phẩm của nó,
ngôn ngữ chỉ là một chuỗi âm thanh vô nghĩa, không có nội dung.
5. Tư duy và ngôn ngữ là hai quá trình tâm lí khác nhau, chúng có sản phẩm
khác nhau và tuân theo những quy luật khác nhau.
6. Tư duy xuất phát từ tình huống có vấn đề và ngôn ngữ giúp con người
nhận thức được tình huống có vấn đề, nhờ có ngôn ngữ, con người tiến
hành được các thao tác tư duy.
7. Kết quả của quá trình tư duy là các khái niệm, phán đoán, suy lí ... Để biểu
đạt các kết quả này, con người sử dụng các công thức, từ, ngữ, mệnh đề ...
(ngôn ngữ).
Để rèn luyện khả năng tư duy, phải rèn luyện ngôn ngữ trong sáng,
khúc chiết vì nó là công cụ, phương tiện của tư duy.
Muốn có ngôn ngữ trong sáng, khúc triết tư duy phải rõ ràng,
mạch lạc vì ngôn ngữ biểu đạt kết quả của tư duy.
1. Nhận thức cảm tính là cơ sở, là
nơi cung cấp nguyên liệu cho tư
duy; nội dung của tư duy chứa
đựng thành phần của nhận thức
cảm tính.
2. Tư duy và sản phẩm của tư duy
có ảnh hưởng mạnh mẽ, chi
phối khả năng phản ánh của
nhận thức cảm tính, làm cho
nhận thức cảm tính nhạy bén,
chính xác và có ý nghĩa hơn.
3. Cả nhận thức cảm tính và tư
duy đều nảy sinh từ thực tiễn,
lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn để
kiểm tra tính đúng đắn của
nhận thức.
TƯ DUY CÓ MỐI QUAN HỆ CHẶT CHẼ VỚI NHẬN THỨC CẢM TÍNH
1. Giá trị thương hiệu năm 2012: 76,6 tỷ
USD
2. Xếp hạng năm 2012: 2 (trong 10
thương hiệu đắt giá nhất hành tinh)
3. Tăng/giảm so với năm 2011 (xếp hạng
8): +129%
4. Xếp hạng năm 2013 (công nghệ): Số 1
1.3. PHÂN LOẠI TƯ DUY
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ
MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ DUY
HÌNH THỨC BIỂU HIỆN VÀ PHƯƠNG
THỨC GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ TƯ DUY
MỨC ĐỘ SÁNG TẠO CỦA TƯ DUY
1.3. PHÂN LOẠI TƯ DUY
LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ DUY
Tư duy trực quan
hành động
Là loại tư duy mà việc
giải quyết các
nhiệm vụ được
thực hiện nhờ các
hành động vận
động có thể quan
sát được
Tư duy trực quan
hình ảnh
Là loại tư duy mà
việc giải quyết
các nhiệm vụ
được thực hiện
nhờ quan sát các
hình ảnh.
Tư duy
trừu tượng
Là loại tư duy mà việc
giải quyết nhiệm vụ
được dựa trên sự sử
dụng các khái niệm,
các kết cấu lôgic,
được tồn tại và vận
hành nhờ ngôn ngữ.
1.3. PHÂN LOẠI TƯ DUY
HÌNH THỨC BIỂU HIỆN VÀ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT NHIỆM VỤ TƯ DUY
Tư duy thực hành
Là loại tư duy mà
nhiệm vụ được đề
ra một cách trực
quan, dưới hình
thức cụ thể,
phương thức giải
quyết là những
hành động thực
hành
Tư duy hình ảnh cụ thể
Là loại tư duy mà nhiệm
vụ được đề ra dưới
hình thức hình ảnh cụ
thể và việc giải quyết
nhiệm vụ cũng được
dựa trên những hình
ảnh trực quan đó.
Tư duy lý luận
Là loại tư duy mà nhiệm
vụ được đề ra và giải
quyết nhiệm vụ đó
đòi hỏi phải sử dụng
những khái niệm trừu
tượng, những tri thưc
lý luận.
1.3. PHÂN LOẠI TƯ DUY
MỨC ĐỘ SÁNG TẠO CỦA TƯ DUY
Tư duy Algôrit
Là loại tư duy diễn ra
theo một chương
trình, một cấu trúc
lôgic có sẵn, theo
khuôn mẫu nhất định.
Tư duy Ơritxtic
Là loại tư duy có tính chất cơ động, linh hoạt,
không theo một khuân mẫu cứng nhắc nào
và có liên quan tới trực giác và khả năng
sáng tạo của con người.
1.4. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG TƯ DUY
Nhận thức vấn đề
Giải quyết vấn đề Hành động tư duy mới
Chính xác
hoá
Khẳng định
Phủ định
Kiểm tra giả thuyết
Sàng lọc các liên tưởng và hình thành giả thuyết
Xuất hiện các liên tưởng
1.5. CÁC THAO TÁC TƯ DUY
THAO TÁC
TƯ DUY
PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP
SO SÁNHTRỪU TƯỢNG HÓA VÀ
KHÁI QUÁT HÓA
1.5. CÁC THAO TÁC TƯ DUY
PHÂN TÍCH - TỔNG HỢP
1.Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân đối tượng
nhận thức thành những thuộc tính, những bộ phận,
các mối liên hệ, quan hệ giữa chúng để nhận thức đối
tượng sâu sắc hơn.
2.Tổng hợp là quá trình dùng trí óc để hợp nhất những
thuộc tính, những thành phần đã được phân tích
thành một chỉnh thể để nhận thức đối tượng bao
quát hơn.
1.5. CÁC THAO TÁC TƯ DUY
SO SÁNH
So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định
sự giống nhau hay khác nhau, sự đồng
nhất, hay không đồng nhất, sự bằng nhau
hay không bằng nhau giữa các sự vật,
hiện tượng nhận thức.
1.5. CÁC THAO TÁC TƯ DUY
TRỪU TƯỢNG HÓA – KHÁI QUÁT HÓA
1.Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ
những bộ phận, những thuộc tính, những liên hệ,
quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những
yếu tố cần thiết cho tư duy.
2.Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất
nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại
trên cơ sở chúng có cùng một số thuộc tính và những
liên hệ, quan hệ chung nhất định.
1.4. CÁC THAO TÁC TƯ DUY
Vận dụng các thao tác tư duy
để tìm hiểu các nội dung sau:
1.Tư duy của người phương
Tây và tư duy của người
phương Đông.
2.Tư duy của người Việt Nam.
2. TƯ DUY KỸ THUẬT
2.1. Tư duy kỹ thuật là gì?
2.2. Đặc điểm của tư duy kỹ thuật
2.3. Cấu trúc của tư duy kỹ thuật
2.1. TƯ DUY KỸ THUẬT LÀ GÌ?
Tư duy kỹ thuật là sự phản ánh khái quát
nguyên lí kỹ thuật, quá trình kĩ thuật, thiết bị
kỹ thuật dưới dạng các mô hình và kết cấu kỹ
thuật nhằm giải quyết những nhiệm vụ đặt ra
trong thực tế sản xuất.
Tư duy kỹ thuật là loại tư duy xuất hiện
trong lĩnh vực lao động kỹ thuật nhằm giải
quyết những bài toán (vấn đề, nhiệm vụ)
có tính chất kỹ thuật sản xuất.
Tư duy kỹ thuật là hoạt động hướng
vào sự soạn thảo độc lập và giải
các bài toán kỹ thuật.
2.1. TƯ DUY KỸ THUẬT LÀ GÌ?
Tư duy kỹ thuật là một loại
tư duy của con người khi
nghiên cứu, giải quyết
các vấn đề đặt ra trong lĩnh
vực kỹ thuật.
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY KỸ THUẬT
1.Tư duy kỹ thuật có tính
chất lý thuyết - thực hành.
2.Tư duy kỹ thuật có mối
liên hệ lẫn nhau rất chặt
chẽ giữa các thành phần
hình ảnh và khái niệm của
hoạt động.
3.Tư duy kỹ thuật có tính
thiết thực là linh hoạt cao.
Hệ thống tên lửa nước
2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA TƯ DUY KỸ THUẬT
Tư duy kỹ thuật có tính chất lý thuyết - thực hành
1. Đây là đặc điểm cơ bản nhất của tư duy kỹ thuật, nó đề ra một loạt yêu cầu
phức tạp đối với con người trong quá trình học tập và hoạt động kỹ thuật:
• Lý luận phải được kiểm tra bằng thực tiễn;
• Thực tiễn phải được kiểm tra bằng lý luận;
• Kiểm tra lý luận hay thực tiễn không chỉ thu nhận các kết quả mà chủ yếu
thúc đẩy sự phát triển tư duy của con người.
2. Các thành phần lý thuyết của hoạt động là điểm tựa cho việc thực hành và
được biểu hiện dưới nhiều hình thức:
• Hành động vận dụng các kiến thức kỹ thuật đã có;
• Hành động nhằm hình thành khái niệm kỹ thuật mới kết hợp với những khái
niệm đã lĩnh hội từ trước, trên cơ sở đó tạo ra hệ thống kiến thức;
• Hành động dùng làm cơ sở cho việc lập kế hoạch hoạt động, thực nghiệm
trí tuệ, hoàn thành các thao tác biến đổi những tình huống đã xuất hiện.
3. Các dạng hành động thực hành: hành động thực hiện, thử - sai, kiểm tra,
điều chỉnh.
2.3. CẤU TRÚC CỦA TƯ DUY KỸ THUẬT
KHÁI NIỆM
(Lý thuyết)
HÌNH ẢNH
(Trực quan)
THAO TÁC
(Thực hành)
Hình: Cấu trúc 3 thành phần của tư duy kỹ thuật của T.V.Kudriasep
2.3. CẤU TRÚC CỦA TƯ DUY KỸ THUẬT
Các thành phần khái niệm, hình ảnh
và thao tác của hoạt động tư duy có vị
trí như nhau và ở trong sự tác động,
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.
Hãy chỉ ra các cơ sở lý thuyết, hình ảnh và thao thác cụ thể đã được
sử dụng để thực hiện dự án học tập: “Xây dựng một hệ thống (cây
cầu, đồ chơi, vật dụng dùng trong học tập và cuộc sống, vật trang trí,
quà lưu niệm ...) bằng các vật liệu đã qua sử dụng (que kem, bìa
carton, ống hút, tăm tre, giấy ...)”.
Hãy xác định các kiến thức lý
thuyết, hình ảnh và thao
tác cụ thể để thực hiện trò
chơi xây tháp bằng ống hút
và băng keo.
YÊU CẦU:
1. Thời gian: 20 phút
2. Tiêu chí: Tháp cao nhất và
tự đứng được lâu nhất
TÀI LIỆU CHÍNH DÙNG TRONG BÀI GIẢNG CHƯƠNG 2
1. Nguyễn Trọng Khanh, Phát triển năng lực và tư duy kỹ thuật,
NXB Đại học Sư phạm, 2011
2. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), Tâm lý học đại cương, NXB Sư
phạm Hà Nội, 2007