1. ĐỐI TƯỢNG
Kết luận:
“Đối tượng điều chỉnh của TPQT là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”
Là quan hệ dân sự
Hiểu như thế nào về “quan hệ dân sự”?
Cơ sở pháp lý: Điều 1 Bộ luật dân sự VN 2005
115 trang |
Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 995 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Tư pháp quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN TƯ PHÁP QUỐC TẾGV. NGUYỄN LÊ HOÀIEMAIL: lehoai2411@yahoo.comTÀI LIỆU THAM KHẢOTư pháp quốc tế - PGS. TS Mai Hồng Quỳ và PGS.TS Đỗ Văn ĐạiTư pháp quốc tế - Th.s Nguyễn Ngọc LâmTư Pháp quốc tế - Th.s Lê Thị Nam GiangVĂN BẢN PHÁP LUẬTPhần thứ VII- Bộ luật dân sự VN 2005Nghị định 138/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành phần thứ VII BLDS 2005Hiệp Định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – NgaBài 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾĐối tượng điều chỉnhPhương pháp điều chỉnhPhạm vi nghiên cứu Nguồn1. ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNHKết luận: “Đối tượng điều chỉnh của TPQT là các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài”Đặc điểm của các QHXH thuộc ĐTĐC của TPQT Là quan hệ dân sựHiểu như thế nào về “quan hệ dân sự”? Cơ sở pháp lý: Điều 1 Bộ luật dân sự VN 2005 Phải có yếu tố nước ngoàiYếu tố nước ngoài thể hiện như thế nào?Cơ sở pháp lý: Điều 758 BLDS VN 2005Về chủ thểNgười nước ngoàiVí dụ:Công dân VN kết hôn với công dân mang quốc tịch PhápCông dân VN ký hợp đồng mua bán hàng hóa với công dân NgaCông dân Việt Nam để lại di sản thừa kế cho vợ mang quốc tịch NgaNgười nước ngoài là gì?Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam bao gồm:Người có quốc tịch NN (một hoặc nhiều quốc tịch NN)Người không quốc tịchCơ quan, tổ chức nước ngoàiVí dụ:Doanh nghiệp Việt Nam giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa với Doanh nghiệp Nhật BảnCông dân Việt Nam làm việc tại công ty A (mang quốc tịch Hàn Quốc) Cơ quan, tổ chức nước ngoài là gì? Cơ quan tổ chức nước ngoài là cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài bao gồm cả cơ quan, tổ chức được thành lập theo pháp luật quốc tế.Người Việt Nam định cư ở nước ngoàiVí dụ:Hai công dân Việt Nam định cư tại Úc kết hôn với nhauCông dân Việt Nam định cư tại Pháp để lại di sản thừa kế cho công dân VN cư trú tại VNNgười Việt Nam định cư ở nước ngoài là gì?Người Việt Nam định cư ở NN là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoàiNote: Quốc gia nước ngoài Ví dụ:Chính Phủ Nhật Bản giao kết hợp đồng mua bán gạo với Doanh nghiệp Việt NamChính Phủ nước A ký hợp đồng thuê tài sản với công dân Việt Nam nhằm thuê nhà ở cho nhân viên ngoại giaoVề khách thể: tài sản liên quan nằm ở NNVí dụ: Công dân Việt Nam để lại tài sản tại Liên Bang Nga cho một công dân Việt NamLy hôn giữa hai công dân Việt Nam nhưng có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng ở nước ngoàiVề sự kiện pháp lýCăn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó phát sinh ở nước ngoài, theo pháp luật nước ngoàiVí dụ:Hai công dân Việt Nam kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của PhápCông dân Việt Nam lập di chúc tại Pháp để lại tài sản cho công dân Việt NamKết luận Một quan hệ dân sự chỉ cần thỏa mãn 1 trong 3 tiêu chí trên thì được xem là có yếu tố nước ngoài2. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNHPHƯƠNG PHÁP XUNG ĐỘTPHƯƠNG PHÁP THỰC CHẤTA. PHƯƠNG PHÁP XUNG ĐỘT(phương pháp ĐC gián tiếp)Khái niệmTại sao PPXĐ được xem là PP điều chỉnh của TPQT?Tại sao PPXĐ được gọi là PP điều chỉnh gián tiếp?Ưu và nhược điểm của PPXĐKhái niệmLà phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật để điều chỉnh các quan hệ dân sự có YTNNQuy phạm xung đột là gì?Quy phạm xung độtLà QPPL đặc biệt, mang tính chất đặc thù của TPQTKo trực tiếp điều chỉnh nội dung các quan hệ DS có YTNNChỉ đưa ra hệ thống pháp luật cần được áp dụngNội dung của quan hệ đó được giải quyết ntn phụ thuộc vào hệ thống PL mà QPXĐ dẫn chiếu đếnVí dụ 1:Nữ công dân Việt Nam (18 tuổi) kết hôn với Nam công dân Pháp (18 tuổi) tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Về độ tuổi kết hôn:PL Pháp: nam từ 18t trở lênPLVN: Nam từ 20t trở lênCơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật nước nào? Phải chọn luật áp dụngĐiều 103 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định: “mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mà mình mang quốc tịch về độ tuổi kết hôn”Ví dụ 2:Công dân M (quốc tịch nước A) giao kết hợp đồng bằng miệng với CD N (QT nước B). Tranh chấp phát sinh liên quan đến hình thức hợp đồng.PL A: hợp đồng phải giao kết bằng VBPL B: có thể bằng văn bản hoặc bằng miệngCơ quan có thẩm quyền phải chọn luật áp dụng?“ hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng”Tại sao PPXĐ được xem là PPĐC của TPQT?Tại sao PPXĐ gọi là PPĐC gián tiếp?Là phương pháp điều chỉnh dựa vào các QPXĐQPXĐ không trực tiếp điều chỉnh nội dung các quan hệ DS có YTNNQPXĐ chỉ làm bước trung gian là chỉ ra hệ thống PL cần được áp dụng Ưu và nhược điểm của PPXĐƯu điểmViệc xây dựng quy phạm xung đột dễ số lượng nhiều, đáp ứng nhu cầu điều chỉnhMang tính khách quan cao, tạo tâm lý tự tin, an tâm hơn khi tham gia vào các quan hệ DS có YTNN Nhược điểmKhông trực tiếp giải quyết nội dung các quan hệ dân sự có YTNN giải quyết không nhanh chóngCó thể dẫn đến việc áp dụng PLNN gây khó khăn cho thẩm phán trong việc tìm hiểu, áp dụng PLNNB. PHƯƠNG PHÁP THỰC CHẤT (PPĐC TRỰC TIẾP)Khái niệmTại sao PPTC được xem là PPĐC của TPQT?Tại sao nói PPTC là PPĐC trực tiếpKhái niệmLà phương pháp sử dụng các Quy phạm thực chất nhằm trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có YTNNQuy phạm thực chất là gì?Quy phạm thực chấtLà quy phạm trực tiếp điều chỉnh nội dung các quan hệ dân sự có YTNNNội dung của quy phạm này thường quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, các biện pháp, hình thức chế tài nếu cóVí dụ 1 Trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nước A sang nước B thì gặp bão và làm tổn thất hàng hóa. Rủi ro này sẽ do bên bán hay bên mua chịu?Về thời điểm chuyển dịch rủi roPL nước A: rủi ro chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi ký hợp đồngPL nước B: rủi ro chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi giao hàngNước A và B đã ký kết ĐUQT quy định: “thời điểm chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua là thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên”Quy phạm thực thất có 2 loại:Quy phạm thực chất thống nhất: là QPTC do quốc gia thỏa thuận xây dựng nên thông qua việc ký kết, tham gia Điều ước quốc tế hoặc thừa nhận tập quán quốc tếQPTC trong nước là QPTC do quốc gia đơn phương ban hành nên nhằm trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có YTNNTại sao PPTC được xem là PPĐC của TPQT?Tại sao PPTC được gọi là PPĐC trực tiếp?PPTC là PP sử dụng QPTCQPTC trực tiếp điều chỉnh nội dung các quan hệ DS có YTNN bằng chính các quy phạm của mìnhƯu và nhược điểm của PPTCƯu điểm Trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự có YTNN nên giải quyết nhanh chóng, dễ áp dụngNhược điểmKhó xây dựng số lượng ít, không thể đáp ứng nh cầu điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài3. PHẠM VI ĐIỀU CHỈNHXác định thẩm quyền của TAQG đối với vụ việc dân sự có YTNNXác định hệ thống pháp luật cần được áp dụng để giải quyết nội dung của quan hệ DS có YTNNCông nhận và cho thi hành BA,QĐ của TANN, QĐ của TTNN về vụ việc DS có YTNNXác định thẩm quyền của TAQGVí dụTranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa công dân VN với công dân Úc. Hợp đồng được giao kết tại PhápTòa án các quốc gia sau có thể có thẩm quyền:Tòa án VNTòa án ÚcTòa án PhápXác định pháp luật áp dụngVí dụTranh chấp phát sinh từ hợp đồng giữa công dân VN với công dân Úc. Hợp đồng được giao kết tại PhápPháp luật các quốc gia sau có thể được áp dụng:PLVNPL ÚcPL PhápCông nhận và cho thi hànhVề nguyên tắc, Bản án, QĐ của TANN, QĐ của TTNN chỉ có hiệu lực trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nơi tuyên bản án đóMuốn được công nhận và thi hành tại nước khác phải thông qua thủ tục công nhận và cho thi hành tại QG đóVí dụLy hôn giữa ông Tony Lam (Quốc tịch Mỹ) và ca sỹ Lý HươngTòa án Mỹ đã tuyên cho hai người ly hôn và con do ông Tony Lam nuôiBản án này chỉ có hiệu lực trên lãnh thổ của MỹMuốn được công nhận và cho thi hành tại VN thì phải thông qua thủ tục CN, CTH tại VN4. NGUỒN CỦA TPQTĐiều ước quốc tếPháp luật quốc giaTập quán quốc tếA. Điều ước quốc tếKhái niệm ĐƯQT? (đã học trong CPQT)Phân loại ĐƯQT (đã học trong CPQT)Khi nào ĐƯQT được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự có YTNN (*)(*) ĐƯQT được áp dụng trong 2 trường hợp sau:TH1: Khi quốc gia là thành viên của Điều ước quốc tế. Lúc này, Điều ước QT có hiệu lực đương nhiên và cao hơn Pháp luật QGVí dụ:Công Dân Việt Nam kết hôn với công dân Nga. Xác định điều kiện kết hôn VN và Nga có Hiệp định tương trợ tư pháp (ĐUQT song phương)Áp dụng HĐTTTP để xác định ĐKKH của hai người nàyTH2: Đối với ĐƯQT mà VN chưa là thành viênCó thể được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ DS có YTNN nếu các bên trong quan hệ hợp đồng lựa chọn ĐUQT đó để điều chỉnh. Tuy nhiên, ĐUQT chỉ được áp dụng nếu việc chọn luật đáp ứng các điều kiện chọn luậtVí dụCông dân VN giao kết hợp đồng với công dân Úc. Hai bên chọn Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa QT (Điều ước quốc tế đa phương – VN chưa là thành viên của ĐUQT này) + đáp ứng ĐKCLB. Pháp luật quốc gia: PLQG được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ DS có YTNN trong 3 trường hợp:TH1: khi quy phạm xung đột trong ĐƯQT dẫn chiếu đến việc áp dụng PLQGVí dụ: Công Dân Việt Nam kết hôn với công dân Nga. Xác định điều kiện kết hônĐiều 24 HĐTTTP quy định: “ về ĐKKH, mỗi bên phải tuân theo PL của nước mà mình mang quốc tịch”. Cụ thể: Công dân VN phải tuân theo PLVN về ĐKKHCD Nga phải tuân theo PL Nga về ĐKKHKết luậnĐiều 24 HĐTTTP Việt -Nga là QPXĐ trong Điều ước quốc tếQuy phạm XĐ này đã dẫn chiếu đến việc áp dụng PLVN và PL Nga (là pháp luật của quốc gia)TH2: Khi QPXĐ trong pháp luật quốc gia dẫn chiếu đến việc AD PLQGVí dụ:Công dân M (quốc tịch nước A) giao kết hợp đồng bằng miệng tại nước A với CD N (QT nước B). Tranh chấp phát sinh liên quan đến hình thức hợp đồng.Điều 770 BLDS VN 2005: “Hình thức của hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồng”Kết luận TH3: khi các bên lựa chọn PLQG điều chỉnh hợp đồng của mình + đáp ứng ĐKCLCông dân VN giao kết hợp đồng với công dân Úc. Hai bên chọn Pháp luật Úc để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của mình + đáp ứng ĐKCLC. Tập quán quốc tế: được áp dụng trong 2 trường hợp sau:TH1: khi các bên chọn TQQT làm nguồn luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng của họ + đáp ứng điều kiện chọn luậtVí dụ:Công dân VN giao kết hợp đồng với công dân Úc. Hai bên INCOTERM 2010 (Tập quán giao nhận hàng hóa QT) để điều chỉnh quan hệ hợp đồng của mình + đáp ứng ĐKCLTH2: khi ĐUQT, PLQG không điều chỉnh hoặc có điều chỉnh nhưng không đầy đủĐiều kiện chọn luậtPhải có sự thỏa thuận của các bênKhông trái với ĐƯQT mà các bên là thành viênKhông trái với PLQG mà các bên mang QTLuật được chọn phải là luật thực chấtKhông nhằm lẫn tránh pháp luậtBài 2: XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT1. Khái quát về xung đột pháp luậtKhái niệmNguyên nhân phát sinhPhạm vi phát sinhPhương pháp giải quyếta. Khái niệmXung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau về nội dung cụ thể có thể cùng được áp dụng nhằm điều chỉnh một quan hệ DS có YTNNVí dụ:Nữ Công dân Việt Nam (18t) kết hôn với nam công dân Pháp (18t) tại UBND TP.HCMCùng quy định về độ tuổi kết hôn: PL Pháp quy định: nam từ 18t trở lênPL VN quy định: nam từ 20t trở lênPháp luật nước nào được áp dụng để xác định ĐKKH?Bản chất của XĐPLb. Nguyên nhân phát sinhXung đột pháp luật phát sinh khi có hai nguyên nhân sau đây:Xuất phát từ bản chất của các QHXH thuộc ĐTĐC của TPQT là các QHDS có YTNNTại sao khi quan hệ DS có YTNN phát sinh thì XĐPL phát sinh?Có sự khác biệt giữa các hệ thống PL có liên quan khi cùng ĐC QHDS có YTNNTại sao cần phải có sự khác biệt giữa các hệ thống PL có liên quan?3. Phạm vi phát sinha.Trong các ngành luậtb.Trong các quan hệ của TPQTTrong các ngành luậtXung đột pháp luật không phát sinh trong tất cả các ngành luậtChỉ phát sinh trong các quan hệ của TPQT là QH DS có YTNNTại sao trong các quan hệ HS, HClại không có XĐPL?Đây là các ngành luật côngMang tính chất lãnh thổ tuyệt đốiCác quốc gia không thừa nhận áp dụng PLNN để điều chỉnh các quan hệ này Không có XĐPLTrong các quan hệ của TPQTXung đột pháp luật không phát sinh trong tất cả các quan hệ của TPQTQuan hệ Tố tụng dân sự Quốc tế không phát sinh XĐPL? Tại sao?Tố tụng dân sự quốc tế cũng là một ngành luật côngPháp luật các nước cũng không thừa nhận áp dụng pháp luật nước ngoài4.Phương pháp giải quyết XĐPLPhương pháp xung độtPhương pháp thực chấta. Phương pháp xung độtLà phương pháp sử dụng các QPXĐ nhằm lựa chọn hệ thống PL để giải quyết XĐPLb. Phương pháp thực chấtLà phương pháp sử dụng các quy phạm thực chất nhằm trực tiếp giải quyết XĐPL2. QUY PHẠM XUNG ĐỘTKhái niệmĐặc điểmCơ cấuPhân loạia. Khái niệm (xem lại Bài 1)b. Đặc điểmLà QPPL đặc biệt, mang tính chất đặc thù của TPQTKhông trực tiếp điều chỉnh các quan hệ dân sự có YTNNChỉ đưa ra hệ thống PL cần được áp dụng nhằm điều chỉnh các quan hệ DS có YTNN (mang tính dẫn chiếu)c. Cơ cấu: Gồm 2 phầnPhần phạm vi: là phần chỉ ra các QHXH cần được QPXĐ điều chỉnh Phần hệ thuộc: chỉ ra hệ thống PL cần được áp dụng để điều chỉnh QHXH đã nêu ở phần phạm viVí dụ:Hình thức hợp đồng phải tuân theo pháp luật của nước nơi giao kết hợp đồngNăng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo PL của nước mà người đó mang quốc tịchd. Phân loạiCăn cứ vào hình thức dẫn chiếuCăn cứ vào tính chất của quy phạmCăn cứ vào nguồnCăn cứ vào hình thức dẫn chiếuQuy phạm xung đột một bênQuy phạm xung đột hai bênQuy phạm xung đột một bênVí dụ: khoản 2 Điều 762 BLDS 2005 “trong trường hợp người nước ngoài xác lập thực hiện giao dịch dân sự tại VN thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo PLVN”Quy phạm xung đột hai bênVí dụ: Khoản 1 Điều 762 BLDS 2005 quy định: “năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân” Căn cứ vào tính chất của quy phạmQuy phạm xung đột mệnh lệnhQuy phạm xung đột tùy nghiQuy phạm xung đột mệnh lệnhVí dụ: khoản 1 Điều 761 BLDS 2005 quy định: “năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch”Quy phạm xung đột tùy nghiVí dụ: Khoản 1 Điều 769 BLDS 2005 quy định: “quyền và nghĩa vụ của các Bên trong hợp đồng được xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện hợp đồng, nếu không có thỏa thuận khác”Căn cứ vào nguồnQuy phạm xung đột thống nhấtQuy phạm xung đột trong nướcQuy phạm xung đột thống nhấtĐiều 24 HĐTTTP VN-Nga quy định: “về điều kiện kết hôn, mỗi Bên đương sự phải tuân theo pháp luật của Bên ký kết mà người đó là công dân”Quy phạm xung đột trong nước3. Áp dụng pháp luật nước ngoàia. Điều kiện áp dụng PLNN tại VNĐiều kiện cầnĐiều kiện đủĐiều kiện cần: PLNN được áp dụng tại VN trong những trường hợp sau:Khi quy phạm xung đột trong ĐUQT mà VN là thành viên hoặc khi PLVN dẫn chiêú đến việc áp dụng PLNNKhi các bên tham gia quan hệ hợp đồng lựa chọn PLNN + đáp ứng ĐKCLĐiều kiện đủNếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng PLNN đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVNb. Một số vấn đề pháp lý phát sinh khi áp dụng PLNNBảo lưu trật tự công cộngKhái niệmBản chấtHệ quả pháp lýKhái niệmCơ quan có thẩm quyền từ chối áp dụng PLNN khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hoặc khi các bên lựa chọnNếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng PLNN đó trái với trật tự công cộng của quốc gia mìnhBản chấtKhông phải là gạt bỏ, phủ nhận PLNNTừ chối áp dụng PLNN khi có điều kiện trái với trật tự công cộng quốc gia mìnhHệ quả pháp lýPháp luật nước ngoài sẽ bị từ chối áp dụngPháp luật của nước có Tòa án sẽ được áp dụngNote: Trật tự công cộngKhông được hiểu thống nhất giữa các quốc giaTùy vào mỗi quốc gia, TTCC sẽ được hiểu nhưu thế nào?Tại Việt Nam, TTCC được hiểu là những nguyên tắc cơ bản của PLVNDẫn chiếu ngược trở lại và dẫn chiếu đến PL của nước thứ baDẫn chiếu ngược trở lạiLà hiện tượng khi quy phạm xung đột trong nước có Tòa án dẫn chiếu đến việc áp dụng PLNN thì trong PLNN lại có QPXĐ dẫn chiếu ngược trở lại Pháp luật của nước có Tòa ánVí dụ:Tòa án Pháp xem xét năng lực hành vi dân sự của cá nhận mang quốc tịch Anh, cư trú tại PhápQPXĐ (Pháp): “NLHVDS được xác định theo PL của nước mà người đó mang QT” (PL Anh)QPXĐ (Anh): “NLHVDS được xác định theo PL của nước mà người đó cư trú” (PL Pháp)QPXĐ (PL Pháp)PL Anh(QPXĐ)Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ baLà hiện tượng khi quy phạm xung đột trong nước có Tòa án dẫn chiếu đến việc áp dụng PLNN thì trong PLNN lại có QPXĐ dẫn chiếu đến pháp luật của một nước thứ 3Ví dụTòa án Pháp xem xét năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được thành lập tại Thổ Nhĩ Kỳ, đặt trụ sở chính tại AnhQPXĐ (pháp): “NLPLDS của PN tuân theo PL của nước nơi PN có trụ sở chính” (PL Anh)QPXĐ (Anh) : “NLPLDS của PN tuân theo PL của nước nơi PN được thành lập” (PL TNK)Vấn đề lẩn tránh pháp luậtLà hành vi cố tình của đương sựKhai thác các quy tắc xung độtTránh đi sự điều chỉnh của hệ thống PL đương nhiênTìm đến một hệ thống PL khác có lợi hơn cho mình