+ Biết yêu cầu của bài giảng tương tác điện tử.
+ Biết cách lựa chọn đề tài để thiết kế bài giảng tương tác điện tử.
+ Biết một số chức năng, công cụ, hiệu ứng tương tác có sẵn của phần mềm để thiết kế BGTTĐT
+ Khai thác kho tài nguyên giáo dục có sẵn trong phần mềm để thiết kế BGTTĐT.
13 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2575 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tương tác điện tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG TƯƠNGTÁC ĐIỆN TỬ Mục đích của bài học + Biết yêu cầu của bài giảng tương tác điện tử. + Biết cách lựa chọn đề tài để thiết kế bài giảng tương tác điện tử. + Biết một số chức năng, công cụ, hiệu ứng tương tác có sẵn của phần mềm để thiết kế BGTTĐT + Khai thác kho tài nguyên giáo dục có sẵn trong phần mềm để thiết kế BGTTĐT. Câu hỏi Thế nào là bài giảng tương tác điện tử? Bạn đã sử dụng phần mềm nào để thiết kế BG TTĐT? Những khó khăn mà bạn gặp phải? Khi nào bạn sử dụng bài giảng tương tác điện tử và sử dụng như thế nào? Thực trạng việc thiết kế bài giảng điện tử Một số phần mềm đang được sử dụng, khai thác: PowerPoint, Violet, photoshop, trắc nghiệm... Hạn chế: + Tính tương tác; Nặng về trình diễn. + GV bị lệ thuộc gần như hoàn toàn vào máy tính khi giảng dạy. + Việc tổ chức các HĐGD sẽ trở nên nghèo nàn về nội dung, gây cho trẻ sự nhàm chán nếu khả năng khai thác Powerpoint của GV còn hạn chế và thiếu nguồn tài nguyên giáo dục. + Do ít các HĐ cho trẻ tham gia nên phần lớn trẻ ít tích cực và hứng thú. + Để sử dụng phần mềm Powerpoint cho hiệu ứng trình chiếu tốt, hoặc sử dụng các phần mềm ứng dụng như flash, violet, trắc nghiệm và các phần mềm có sẵn khác… đòi hỏi GV phải trau dồi thêm nghiệp vụ tin học, tốn khá nhiều thời gian cho việc học, nghiên cứu và thiết kế giáo án trên những công cụ của các phần mềm này. Nguyên nhân Chưa có nhiều những giải pháp hỗ trợ việc giảng dạy: phần mềm giảng dạy, công cụ giảng dạy, thư viện tài nguyên, đánh giá hiệu quả dạy học và hệ thống quản lý dạy và học… Các phần mềm ứng dụng cho việc dạy và học chưa được thẩm định về mặt chuyên môn. Nghiệp vụ thực hiện còn rời rạc, đội ngũ lập trình chưa có kinh nghiệm về sư phạm, thiếu kinh nghiệm chuyên môn, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa người làm CNTT và người làm công tác SP. Qui trình nghiệp vụ nghiên cứu và sản xuất phần mềm không theo chuẩn. Vốn đầu tư hạn chế dẫn đến các sản phẩm làm ra còn rất nhiều lỗi. Nguyên nhân (tt) Trình độ và KN ứng dụng CNTT của đa phần GV còn hạn chế, chưa thành thạo trong việc sử dụng các thiết bị phần cứng trong lớp học làm ảnh hưởng đến chất lượng của máy móc và ảnh hưởng tới thời gian dạy trên lớp; Qui trình ứng dụng CNTT vào thiết kế BGTTĐT, thực hành giảng dạy, tổ chức hoạt động trong lớp và đánh giá hiệu quả dạy và học chưa chuẩn mực; Hệ thống tài nguyên giáo dục (hình ảnh, âm thanh, phim tư liệu, hoạt động mô phỏng…) còn nghèo nàn, chất lượng kém, chưa hổ trợ tích cực cho việc thiết kế BGTTĐT và xây dựng các HĐ GD; Chưa có các công cụ phần mềm dạy học tạo hiệu ứng tương tác, hỗ trợ việc thao tác giảng dạy; hổ trợ đánh giá hiệu quả dạy và học; Chưa tạo điều kiện cho GV có thời gian thực hành ứng dụng CNTT trong giảng dạy trên lớp. Chính sách đãi ngộ của NN giành cho GV chưa thoả đáng; Khả năng đầu tư NS và huy động XHH GD còn hạn chế. Giải pháp 1. Xây dựng thư viện tài nguyên giáo dục đa phương tiện (hình ảnh, phim tư liệu, âm thanh, thí nghiệm ảo, hoạt động ảo…) phục vụ công tác thiết kế bài giảng tương tác điện tử, tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá. 2. Tìm kiếm và lựa chọn hoặc thiết kế các phần mềm: + Phần mềm chuyên dụng thiết kế bài giảng tương tác điện tử: Hỗ trợ giáo viên soạn bài giảng tương tác, chọn lọc tài nguyên, XD hiệu ứng tương tác, XD các hoạt động, PP đánh giá. + Phần mềm cung cấp kho công cụ ảo hỗ trợ tương tác giảng dạy (Viết, dạ quang, xóa, phục hồi, phóng lớn, chụp hình, quay phim…) và thư viện tài nguyên giáo dục được tích hợp sẵn trong phần mềm phục vụ đa dạng cho các hoạt động giáo dục. Kết hợp giữa các hiệu ứng tương tác đã thiết kế sẵn và các công cụ hỗ trợ tương tác giảng dạy, giúp giáo viên tổ chức hoạt động giáo dục tôt nhất và tối ưu hóa từng cá nhân trẻ; giúp trẻ hứng thú và tham gia tích cực vào các hoạt động GD. + Phần mềm hỗ trợ GV xây dựng câu hỏi đánh giá và đánh giá mức độ tiếp thu và hiểu bài của từng cá nhân trẻ. + Phần mềm phát triển khả năng ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ và 1 số phần mềm khác phục vụ GDMN. 3. Tổ chức sử dụng phần mềm 1 cách hiệu quả. Quan điểm về việc sử dụng các bài giảng tương tác điện tử đối với trẻ mầm non: - Khi nào thì sử dụng bài giảng tương tác điện tử? - Nên lựa chọn đề tài nào đế thiết kế bài giảng tương tác điện tử? Trẻ nhỏ học thông qua chơi. Phương châm GD là tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá MTXQ dưới nhiều hình thức đa dạng, đáp ứng nhu cầu, hứng thú của trẻ. Không phải ND nào, bài học nào trẻ cũng phải học qua máy vi tính. Thông thường 1 số ND sau hay được lựa chọn để thiết kế các hoạt động giáo dục trong các BGTTĐT: + Các ND có những hình ảnh trẻ không thể quan sát trong thực tế + Các hình ảnh trẻ ít cơ hội để quan sát từ thực tế + Các câu truyện kể mẫu giáo, LQVT, PTNN… + Tổ chức các HĐ để phát triển các kỹ năng cho trẻ: tạo hình, ngôn ngữ, nhận thức… + Đánh giá hiệu quả dạy học và các bài tập củng cố… Tuy nhiên các HĐ này mang tính chất mô phỏng, kích thích sự HĐ quan sát, tư duy, trí tuệ nhiều hơn là rèn các kỹ năng vận động, sự khéo léo và giải quyết vấn đề gắn với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. Vì vậy, việc sử dụng các bài giảng tương tác điện tử cũng cần được phối hợp 1cách hợp lý với việc sử dụng các ĐDĐC hay vật thật và các vận động phát triển cơ bắp. Giới thiệu Kidpix 1. Các thanh công cụ: vẽ, hình nền, tranh động, đóng dấu, viết, tô mầu, xóa, âm thanh… 2. Tạo nên một bức tranh 3. Lưu các bức tranh đã vẽ. 4. Liên kết các bức tranh thành 1 câu chuyện 5. Dán bức tranh vào file văn bản hay trình chiếu Mục đích sử dụng Kidpix Trẻ sáng tạo: + Tự vẽ hình: sử dụng công cụ tạo hình. + Kể chuyện theo tranh + In sản phẩm Giáo viên: + Thiết kế bài giảng. + Thiết kế chuyện kể Một số tiêu chí để xem xét khi thiết kế bài giảng điện tử Thiết kế bài giảng điện tử Kịch bản /giáo án/bài soạn Ý tưởng sử dụng phương pháp truyền đạt ; Hiệu ứng tương tác đa phương tiện: Âm thanh, hình ảnh, phim ảnh, thí nghiệm ảo, kết nối files (word, exels, Powerpoint, flash…), internet… Xây dựng hoạt động: trẻ tham gia, kích thích trẻ quan sát, tư duy và phát triển kỹ năng. Đánh giá dạy học Thiết kế thẩm mỹ: chữ viết, hình ảnh, mầu sắc… Hướng dẫn sử dụng: có hướng dẫn khi chia sẻ tài nguyên Một số tiêu chí để xem xét khi thiết kế bài giảng điện tử (tt) Hoạt động trên lớp : Hiệu quả truyền đạt Môi trường học tập Cạnh tranh học tập Học sinh tích cực Học nhóm tích cực Thiết bị và đồ dùng dạy học: kết hợp đồ dùng, đồ chơi, vật thật Phân bố thời gian Lưu bài giảng Tương tác đa chiều.