Bài giảng Vấn đề 1: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng

Hiểu được chuỗi cung ứng là gì và các hoạt động của nó Xác định các đối tượng khác nhau tham gia vào chuỗi cung ứng Ứng dụng của chuỗi cung ứng vào chiến lược kinh doanh của công ty

ppt87 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vấn đề 1: Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VẤN ĐỀ 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG*Mục tiêuHiểu được chuỗi cung ứng là gì và các hoạt động của nóXác định các đối tượng khác nhau tham gia vào chuỗi cung ứngỨng dụng của chuỗi cung ứng vào chiến lược kinh doanh của công ty*1. Tổng quan về chuỗi cung ứngChuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng là sự kết hợp của nhiều công ty liên quan trong thiết kế, sản xuất và phân phối sản phẩm ra thị trường. ***1.(tt)Quản trị chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa điểm và vận tải giữa các thành viên tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được khối lượng công việc hiệu quả trong thị trường đang phục vụ. Mục tiêu của quản trị chuỗi cung ứng:Thỏa mãn về yêu cầu dịch vụ của khách hàngNâng cao hiệu quả của sự điều hành nội bộ ở các công ty trong chuỗi cung ứng. *1.(tt)Các thành phần của chuỗi cung ứng:Sản xuất (Production)Tồn kho (Inventory)Địa điểm (Place)Vận chuyển (Transportation)Thông tin (Information)*1. (tt)Các thành phần của chuỗi cung ứng*1.(tt)Sản xuất liên quan đến năng lực của chuỗi cung ứng để sản xuất và tồn trữ sản phẩm. Phương tiện sản xuất bao gồm nhà máy và nhà kho.Quyết định liên quan:Thị trường cần sản phẩm nào? Khi nào sản xuất? Số lượng bao nhiêu? Sản xuất bằng cách nào?Hoạt động liên quanLịch trình sản xuất phù hợp với khả năng sản xuất của nhà máyCân đối trong xử lý công việcKiểm soát chất lượngBảo trì thiết bị*1.(tt)Hàng tồn kho có mặt trong suốt chuỗi cung ứng và bao gồm mọi thứ từ nguyên liệu, bán thành phẩm đến thành phẩm mà nhà sản xuất, nhà phân phối và nhà bán lẻ nắm giữ. Quyết định liên quan:Cần tồn kho mặt hàng nào?Cần dự trữ bao nhiêu nguyên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩmXác định mức độ tồn kho và điểm tái đặt hàng tốt nhất là bao nhiêu?Hoạt động liên quan:Chống lại sự không chắc chắn của chuỗi cung ứng.*1.(tt)Địa điểm là việc chọn vị trí về mặt địa lý của các phương tiện của chuỗi cung ứng. Các quyết định liên quan:Xác định vị trí có điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tồn trữ hàng hóa.Xác định vị trí có hiệu quả nhất về chi phí trong việc sản xuất và tồn trữ hàng hóaNên sử dụng những điều kiện thuận lợi sẵn có hay tạo ra điều kiện thuận lợi mới. *1. (tt)Vận chuyển liên quan đến việc di chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm trong chuỗi cung ứng.Các quyết định liên quan:Hàng tồn kho được vận chuyển từ nơi cung ứng này đến nơi khác bằng cách nào?Khi nào thì sử dụng loại phương tiện vận chuyển nào là tốt nhất?*1. (tt)Thông tin là nền tảng ra quyết định liên quan đến bốn thành phần của chuỗi cung ứng, là sự kết nối vững chắc (dữ liệu chính xác, kịp thời và đầy đủ), từng công ty trong chuỗi cung ứng sẽ có các quyết định chính xác cho hoạt động của riêng họ. Các quyết định liên quan:Nên thu thập dữ liệu gì và chia sẻ bao nhiêu thông tinNắm bắt thông tin kịp thời, chính xác tạo ra khả năng kết hợp và quyết định tốt hơn. *2. Các thành viên trong chuỗi cung ứngNhà sản xuất: tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà phân phối: những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà bán lẻ: tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn. Khách hàng: người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử dụng sản phẩm. Nhà cung cấp dịch vụ: tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ và khách hàng. *3. Cấu trúc của chuỗi cung ứngNguyên vật liệu Vận tảiSản xuấtPhân phốiCửa hàng bán lẻNhà phân phốiNhà bán lẻ độc lậpCông ty sản xuấtCông ty vận tảiCông ty nguyên vật liệuLiên kết dọc****Thị trường đại trà, biến đổi chậmLiên kết ảo****Thị trường phân khúc biến đổi nhanh*3. (tt)Chuỗi cung ứng đơn giảnNhà cung cấpCông tyKhách hàng*3. (tt)Nhà cung cấpNhà cung cấp cuối cùngNhà cung cấp dịch vụCông tyKhách hàngKhách hàng cuối cùngChuỗi cung ứng mở rộng*4. Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanhChuỗi cung ứng của công ty là phần thiết yếu trong phương pháp tiếp cận thị trường mà công ty phục vụ. Chuỗi cung ứng phải đáp ứng yêu cầu của thị trường và đáp ứng chiến lược kinh doanh của công ty. Chiến lược kinh doanh của công ty xuất phát từ nhu cầu của khách hàng. Dựa vào nhu cầu của khách hàng, chuỗi cung ứng phải thể hiện tính đáp ứng nhanh và tính hiệu quả. *4. (tt)Có 3 bước để chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty:Bước 1: hiểu thị trường mà công ty bạn phục vụBước 2: xác định thế mạnh hay khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty và vai trò công ty có thể thực hiện trong việc phục vụ thị trường. Bước 3: phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng để hỗ trợ vai trò mà công ty bạn đã chọn. *Bước 1: Hiểu thị trường mà công ty phục vụCác câu hỏi cần được trả lời:Loại khách hàng phục vụ?Loại khách hàng bán sản phẩm?Loại chuỗi cung ứng của công ty?*Bước 2: Xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi của công tyXác định vai trò của công ty trong chuỗi cung ứng:Công ty là đối tượng tham gia nào trong chuỗi cung ứng: nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ?Công ty có thể làm gì để trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng?Khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty là gì?Công ty muốn tạo lợi nhuận bằng cách nào?*Bước 3: Phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng Sau khi xác định loại thị trường mà công ty đang phục vụ, vai trò của công ty trong chuỗi cung ứng thì bước sau cùng là thực hiện việc phát triển năng lực cần thiết để đáp ứng vai trò này. Mỗi một thành phần của chuỗi có thể được triển khai tập trung vào tính kịp thời hay hiệu quả trên cơ sở yêu cầu kinh doanh. *Các thành phầnTính đáp ứngTính hiệu quả1. Sản xuấtCông suất dư thừaSản xuất linh hoạtNhiều nhà máy nhỏ-Ít công suất dư thừa-Tập trung-Một vài nhà máy trung tâm2. Hàng tồn-Mức hàng tồn cao-Nhiều mặt hàng-Mức hàng tồn thấp-Ít mặt hàng3. Địa điểm- Nhiều địa điểm gần với khách hàng-Một vài địa địa điểm trung tâm phục vụ cho các khu vực lớn4. Vận chuyển-Giao hàng thường xuyên-Hình thức linh hoạt và nhanh-Giao ít lần với lượng lớn-Hình thức chậm, rẻ hơn5. Thông tin- Thu thập và chia sẻ thông tin chính xác và đúng lúc-Chi phí thông tin giảm khi các chi phí khác cao**VẤN ĐỀ 2: HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG - LẬP KẾ HOẠCH VÀ TÌM NGUỒN HÀNG*Mục tiêuNhận thức sâu sắc về những hoạt động của công ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nàoMô hình hoạt động của chuỗi cung ứngDự báo nhu cầu trong lập kế hoạchĐịnh giá sản phẩmQuản lý tồn khoTìm nguồn cung ứngTín dụng và các khoản phải thu*Mô hình hoạt động của chuỗi cung ứng Mô hình tham chiếu hoạt động chuỗi cung ứng- SCOR (Supply Chain Operations Reference) *SCOR phiên bản mới (2001)*2. Dự báo nhu cầu trong lập kế hoạchDự báo 4 biến sau:Nhu cầu: tổng nhu cầu của thị trường cho nhóm sản phẩm/dịch vụ Cung ứng: tổng số sản phẩm có sẵnĐặc tính sản phẩm: những đặc điểm của một sản phẩm ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàngMôi trường cạnh tranh: những hoạt động của công ty và của đối thủ cạnh tranh của công ty đó. *2.1 Các phương pháp dự báoCó 4 phương pháp cơ bản để dự báo:Định tính: phỏng theo quan điểm của một cá nhânNhân quả: Giả sử rằng nhu cầu liên quan mạnh đến các yếu tố thị trường.Chuỗi thời gian: dựa vào các mô hình dữ liệu ở quá khứMô phỏng: kết hợp phương pháp nhân quả và phương pháp chuỗi thời gian. Các lưu ý khi dự báo:Dự báo trong ngắn hạn cho kết quả chính xác hơn trong dài hạn.Dự báo tổng hợp cho kết quả chính xác hơn dự báo cho những sản phẩm đơn lẻ hay những phân khúc thị trường nhỏ.Dự báo luôn có mức độ sai số và không có phương pháp nào dự báo hoàn hảo.*2.2 Kế hoạch tổng hợpMục đích: nhằm thỏa mãn nhu cầu đem lại lợi nhuận cực đại cho công ty. Phạm vi: kế hoạch này được thực hiện ở mức độ tổng thể, không phải tại mức tồn kho trên đơn vị riêng lẻ. Kế hoạch tổng hợp trở thành khung công việc trong những quyết định ngắn hạn và được thực hiện ở các lĩnh vực như sản xuất, tồn kho và phân phối.Có 3 phương pháp cơ bản để thực hiện kế hoạch tổng hợp:Tổng công suấtMức độ sẵn sàng của công suấtTổng khối lượng tồn kho cần thực hiện tồn trữ. *3. Định giá sản phẩmĐịnh giá SPNhu cầuLợi nhuận gộpCực đại doanh thuĐâu là biện pháp tốt nhất để đưa ra giá khuyền mãi trong những giai đoạn cao điểm nhằm gia tăng doanh thu hay kiểm soát chi phí trong những giai đoạn thấp?Tùy thuộc vào cấu trúc chi phí của công ty**4. Quản lý tồn khoQuản lý tồn kho là sử dụng tập hợp các kỹ thuật để quản lý mức tồn kho. Mục tiêu: giảm chi phí tồn kho nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 3 danh mục tồn kho:Tồn kho chu kỳ: cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản phẩm giữa những đơn đặt hàng được điều độ hằng ngày. Tồn kho theo mùa: sản xuất và dự trữ để đáp ứng nhu cầu trong tương laiTồn kho an toàn: cần thiết để bổ sung cho nhu cầu không chắc chắn và thời gian thực hiện đơn hàng. *Mô hình đặt hàng kinh tế- EOQ (Economic Order Quantity): căn cứ vào cơ cấu chi phí của một công ty, có một lượng đặt hàng hiêu quả nhiều nhất về mặt chi phí.Công thức U: nhu cầu sử dụng hằng nămO: chi phí đặt hàngC: chi phí đơn vịh: chi phí tồn trữ hằng năm**5. Tìm nguồn cung ứngCó 5 hoạt động chính sau:Mua hàngQuản lý mức tiêu dùngLựa chọn nhà cung cấpThương lượng hợp đồngQuản lý hợp đồng*6. Tín dụng và các khoản phải thuCó 3 hoạt động sau:Thiết lâp chính sách tín dụngThực hiện thông lệ tín dụng và nhờ thuQuản lý rủi ro tín dụng. *VẤN ĐỀ 3HOẠT ĐỘNG CỦA CHUỖI CUNG ỨNG: SẢN XUẤT VÀ PHÂN PHỐI*Mục tiêuThực hành quản lý những hoạt động có liên quan đến việc sản xuất và phân phối trong chuỗi cung ứng. Nghiên cứu hoạt động cung ứng trong công ty bao gồm việc thuê ngoài (Outsourcing). *Mô hình SCOR*1. Thiết kế sản phẩm trong SXThiết kế SP trên quan điểm của chuỗi cung ứng nhắm đến những SP có ít bộ phận hơn, mẫu thiết kế đơn giản, cấu trúc chuẩn từ các cụm lắp ráp chung. Chuỗi cung ứng linh hoạt, dễ điều khiển, hiệu quả về mặt chi phíSP có nhiều cơ hội thành công trên thị trường. Như vậy, thiết kế SP sẽ định hình chuỗi SP, tác động đến giá, tính sẵn có của SP. Nhóm thiết kế sản phẩm nên là nhóm chức năng chéo của 3 nhóm: thiết kế, thu mua, sản xuất.*2. Điều độ SXĐiều độ SX là phân bổ công suất sẵn có (thiết bị, lao động, nhà máy) cho việc SX SP cần thiết. Mục tiêu: sử dụng hiệu quả và có lợi nhất năng lực sẵn có.Điều độ SX là hành động cân bằng liên tục giữa nhiều mục tiêu đối kháng nhau mức sử dụng cao, mức tồn kho thấp, mức phục vụ khách hàng cao.*Mức sử dụng caoVận hành SX trong dài hạn, tập trung và có nhiều trung tâm phân phốiMức phục vụ KH caoPhục vụ KH nhanh chóng và không để hết hàng tồn khoMức tồn kho thấpVận hành SX ngắn hạn, việc giao vật liệu thô vừa đúng lúc JIT (Just in time)*2. Điều độ SX (tt)SP đơn lẻ: lên lịch có nghĩa là tổ chức các hoạt động càng hiệu suất càng tốt, vận hành cơ sở SX với trình độ cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu SP. Đa sản phẩm: lên lịch gồm các bước Bước 1: xác định quy mô kinh tế cho việc thực hiện SX của từng sản phẩm-cân đối giữa chi phí sản xuất và chi phí lưu kho. Bước 2: xác định số lần sx cho mỗi sp. Nguyên tắc cơ bản nếu tồn kho sp ít liên quan đến nhu cầu thì nên điều độ sx những sp khác có mức tồn kho lớn liên quan đến nhu cầu đáp ứng. Kỹ thuật chung dựa trên khái niệm “thời gian sử dụng hàng tồn kho tối đa”. Thời gian sử dụng hàng tồn kho tối đa hay thời gian hết hàng cho 1 sp là số ngày hay tuần công ty sẽ dùng hết sp tồn kho để đáp ứng nhu cầu phát sinh. Bước 3: kiểm tra kết quả tồn kho liên tục và so sánh với nhu cầu thực. *3. Quản lý nhà máy trong sxQuản lý nhà máy là xem xét các địa điểm bố trí nhà máy và tập trung sử dụng công suất sẵn có hiệu quả nhất. Điều này liên quan đến quyết định ở 3 lĩnh vực:Vai trò của nhà máy sẽ vận hànhPhân bổ công suất cho mỗi nhà máyPhân bổ các nhà cung cấp và thị trường cho mỗi nhà máy. *4. Quản lý đơn hàng trong phân phốiQuản lý đơn hàng là quá trình duyệt thông tin của khách hàng, ngày giao hàng, sản phẩm thay thế, những đơn hàng thực hiện trước đó từ nhà bán lẻ đến nhà phân phối nhằm mục đích phục vụ cho nhà cung cấp và nhà sản xuất.Quá trình này dựa vào điện thoại và các chứng từ liên quan như đơn hàng, bảng báo giá, hóa đơn.*4.Quản lý đơn hàng (tt)Quản lý đơn hàng truyền thống chỉ có thể đảm bảo cho chuỗi cung ứng đơn giản.Quản lý đơn hàng hiện đại (hiệu quả, nhanh chóng) phù hợp với chuỗi cung ứng phức tạp. *4.Quản lý đơn hàng (tt)4 nguyên tắc cơ bản giúp quá trình quản lý đơn hàng hiệu quả hơn:Nhập dữ liệu cho 1 đơn hàng: nhập 1 lần và chỉ 1 lần. Tự động hóa trong xử lý đơn hàngĐơn hàng luôn ở trạng thái sẵn sàng phục vụ khách hàng. Tích hợp hệ thống đặt hàng với các hệ thống liên quan khác để duy trì tính toàn vẹn dữ liệu. *5. Kế hoạch phân phốiPhân phối trực tiếp:quá trình phân phối từ 1 địa điểm gốc đến 1 điểm nhận hàng. Kế hoạch phân phối bao gồm những quyết định về số lượng và số lần giao hàng cho mỗi địa điểm.Vận chuyển sp trực tiếp từ sx/kho hàng đến địa điềm sp được sử dụngCắt giảm hoạt động trung gian thông qua vận chuyển những đơn hàng nhỏ đến 1 địa điểm tập trung, sau đó kết hợp thành 1 đơn hàng lớn để phân phối đồng thời. *5. Kế hoạch phân phối (tt) Phân phối theo lộ trình đã định:Quá trình phân phối sp từ 1 địa điểm gốc đến nhiều địa điểm nhận hàng hoặc phân phối sp từ nhiều địa điểm gốc đến 1 địa điểm nhận hàng. Kế hoạch phân phối bao gồm các quyết định số lượng phân phối cho các sp khác nhau, số lần phân phối, lộ trình phân phối, hoạt động bốc dỡ khi giao hàngSử dụng hiệu quả các phương tiện vận chuyển sử dụng và chi phí nhận hàng. Có 2 kỹ thuật phân phối:Kỹ thuật ma trận tiết kiệmKỹ thuật đánh giá suy rộng*5. Kế hoạch phân phối (tt)Nguồn phân phối:Địa điểm lẻ dùng cho sản phẩm: nhà máy, nhà khocó sp đơn hay danh mục sp liên quan sẵn sàng phân phối. Cách thức này phù hợp khi nhu cầu được dự báo ở mức cao, phân phối duy nhất cho nhiều địa điểm nhận số lượng lớn sp bằng phương tiện vận chuyển có tải trọng lớn. Trung tâm phân phối: nơi tồn trữ, xuất-nhập khối lượng lớn sp bằng phương tiện vận chuyển có tải trọng lớn đến từ nhiều địa điểm khác nhau. Cross-docking*6. Thuê ngoài trong hoạt động cung ứngDo sức ép từ lợi nhuận biên tế, các công ty tham gia trong chuỗi cung ứng sẽ tập trung thực hiện năng lực cốt lõi của công ty. Những hoạt động nào mà công ty tự thực hiện có chi phí cao hơn so với hình thức thuê ngoài thì nên sử dụng hình thức thuê ngoài (Outsourcing).Outsourcing: tín dụng, thiết kế sản phẩm, quản lý đơn hàng*VẤN ĐỀ 4PHỐI HỢP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VỚI CHUỖI CUNG ỨNG*Mục tiêuHiểu được tác động “Roi da” – Bullwhip xảy ra như thế nào và các yếu tố liên quan khác. Xác định các yếu tố chính là nguyên nhân gây ra tác động “Roi da” trong chuỗi cung ứng. Sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ và tạo ra sự hợp tác hiệu quả trong chuỗi cung ứng. *1. Tác động của “Roi da”-BullwhipTác động của “Roi da”: khi có thay đổi nhỏ về nhu cầu sản phẩm từ khách hàng, điều này sẽ chuyển thành những thay đổi lớn hơn về nhu cầu từ các công ty trong chuỗi cung ứng. Mô hình hóa tác động “Roi da”Nhà phân phốiNhà sản xuấtNhà bán lẻ*2. Chuỗi cung ứng phối hợpCó 5 nguyên nhân chính gây ra tác động “Roi da”:Dự báo nhu cầuĐặt hàng theo lôHoạt động phân bổ sản phẩmĐịnh giá sản phẩmKhuyến khích việc thực hiện*2.1 Dự báo nhu cầuDự báo nhu cầu dựa trên đơn hàng đã nhận chính xác hơn so với dựa vào dữ liệu nhu cầu của người dùng cuối. Công ty trong chuỗi cung ứng có mối quan hệ với người dùng cuối -> thấy sự biến động trong những đơn hàng họ cung cấp và phát sinh->khi sử dụng đơn hàng để dự báo, công ty sẽ làm tăng độ lệch và thể hiện qua những đơn đặt hàng với nhà cung cấp. Giải pháp:Chia sẻ dữ liệu Chia sẻ điểm bán hàng chung – POS (Point of Sale)*2.2 Đặt hàng theo lôĐặt hàng theo lô phát sinh khi công ty muốn đặt số lượng lớn các sp trong ngắn hạn để giảm thiểu chi phí xử lý đơn hàng và chi phí vận tải. Những đơn hàng đặt theo lô sẽ rất đa dạng và khác nhau theo mức nhu cầu thực->sự khác biệt này bị thổi phồng lên khi tham gia vào chuỗi cung ứng. Giải pháp:Áp dụng công nghệThuê ngoài*2.3 Hoạt động phân bổ spNhà sx thường cung ứng khoảng 70% tổng số đơn hàng, 30% còn lại sẽ trễ hạn hơn->Nhà phân phối và bán lẻ sẽ gia tăng ảo đặt hàng nhằm tăng thêm lượng sp được phân bổ cho họ. Giải phápDựa vào dữ liệu quá khứ để dự báoNhà sản xuất và nhà phân phối thông tin trước cho khách hàng nếu nhu cầu vượt xa khả năng cung cấp. *2.4 Định giá sản phẩmSự biến động về giá dẫn tới biến động về nhu cầu. *2.5 Khuyến khích việc thực hiệnCác khuyến khích của công ty đưa ra làm cho nhu cầu thực của sản phẩm không bị kéo vào chuỗi cung ứng. Giải pháp:Đánh giá chi phí phát sinh do giao nhận hàng hóa để tạo động cơ bán hàng.Thử nghiệm 1 số kế hoạch tạo động cơ nhằm hỗ trợ cho hoạt động cung ứng hiệu quả. *3. Hợp tác hoạch định, dự báo và cung cấp bổ sung-CPFR (Collaborative Planning, Forcasting, and Replenishment)CPFR chia ra làm 3 mảng hoạt động chính:Hợp tác hoạch địnhThương lượng 1 thỏa thuận ban đầu xác định trách nhiệm của mỗi công ty sẽ tham gia hợp tác với nhau. Xây dựng kế hoạch liên kết trong đó những công ty làm việc với nhau như thế nào để đáp ứng nhu cầu. Dự báoThực hiện dự báo doanh thu cho tất cả công ty tham gia hợp tác. Xác định sự khác biệt hay trường hợp ngoại lệ giữa các công ty.Giải quyết các trường hợp ngoại lệ để cung cấp bản dự báo doanh số bán hàng chung. Cung cấp bổ sungThực hiện dự báo các đơn hàng cho tất cả các công ty tham gia hợp tác.Xác định trường hợp ngoại lệ giữa các công tyGiải quyết các trường hợp ngoại lệ nhằm đưa ra kế hoạch sx và điều độ phân phối hiệu quả.Phát ra đơn hàng thực để đáp ứng nhu cầu khách hàng. *3.1 Hoạt động của CPFRTheo nghiên cứu của AMR Research cho thấy lợi ích của CPFR:Lợi ích của nhà bán lẻCải tiến điển hìnhTỉ lệ sử dụng kho tốt hơn2%-8%Mức độ tồn kho thấp10%-40%Doanh số tăng5%-20%Chi phí logistics thấp3%-4%Lợi ích của nhà sản xuấtCải tiến điển hìnhMức tồn kho thấp10%-40%Chu kỳ đặt hàng nhanh hơn12%-30%Doanh thu tăng nhanh2%-10%Dịch vụ với KH tốt hơn5%-10%*3.2 Chuỗi cung ứng hợp tácCác công ty trong chuỗi nên hợp tác, làm việc với nhau để làm giảm tác động của “Roi da” thay vì làm việc một cách riêng rẻ. *4. Hệ thống thông tin hỗ trợ chuỗi cung ứng Công nghệ thông tin có thể hỗ trợ những hoạt động tác nghiệp và sự hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng. Hiệu quả sử dụng công nghệ là 1 vấn đề cốt yếu để thành công của công ty. 3 chức năng cấu tạo nên 1 công nghệ cho tất cả các hệ thống thông tin hoạt động:Thu thập và giao tiếp dữ liệuLưu trữ và phục hồi dữ liệuXử lý và báo cáo dữ liệu*4.1 Thu thập và giao tiếp dữ liệuKết nối InternetKết nối bằng băng rộng-BroadbandTrao đổi dữ liệu điện tử-EDIKết nối bằng ngôn ngữ mở rộng-XML*4.2 Lưu trữ và phục hồi dữ liệuChức năng này dựa vào công nghệ cơ sở dữ liệu-CSDL. CSDL lưu trữ 1 nhóm dữ liệu có liên quan như các bảng riêng biệt và cung cấp dữ liệu để thực hiện phục hồi dữ liệu bằng cách sử dụng ngôn ngữ chuẩn gọi là ngôn ngữ truy xuất-SQL (Structured Query Language).*4.3 Xử lý và báo cáo dữ liệuChức năngThuật ngữ tiếng AnhViết tắtHoạch định nguồn lực cho DNEnterprise Resource PlanningERPHệ thống thu muaProcurement SystemsHoạch định và điều độ nâng caoAdvanced Planning and SchedulingAPSHệ thống hoạch định vận tảiTransportation Planning SystemsTPSHoạch định nhu cầuDemand PlanningQuản lý mối quan hệ KHCustomer Relation ManagementCRMBán hàng tự động Sales Force AutomatSFAQuản lý chuỗi cung ứngSupply Chain ManagementSCMHệ thống quản lý tồn khoInventory Management SystemsHệ thống thực hiện sxManufacturing Excution SystemsMESHệ thống điều độ vận tải Transportation Scheduling SystemsTSSHệ thống quản lý nhà khoWarehouse Management SystemsWMS*5. E-business và sự tích hợp chuỗi cung ứngE-business là quá trình hoạch định và thực hiện những hoạt động trong chuỗi cung ứng thông qua sử dụng Internet. Có 4 điểm chính tác động đến E-business, tạo ra sự gia tăng hợp tác lớn mạnh giữa các thành viên trong chuỗi:Tích hợp thông tinĐồng bộ trong việc lập kế hoạchHợp tác trong công việcMô hình kinh doanh mới*VẤN ĐỀ 5ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHUỖI CUNG ỨNG*Mục tiêuSử dụng mô hình để ước lượng thị trường và chuỗi cung ứng. Xác định phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng của công ty. Thảo luận nhiều phương pháp thu thập và trình bày dữ liệu trong quá trình đánh giá
Tài liệu liên quan