1. Khái niệm về quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ(QHVLT) là hệ thống các biện pháp tác động vào 1 vùng lãnh thổ nhằm xây dựng 1 cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.
17 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2268 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng về Quy hoạch, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1
1. Khái niệm về quy hoạch vùng lãnh thổ
Quy hoạch vùng lãnh thổ(QHVLT) là hệ thống các biện pháp tác động vào 1 vùng lãnh thổ nhằm xây dựng 1 cơ cấu kinh tế hợp lý, gắn liền với cơ cấu đất đai để sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, các công trình kinh tế, văn hóa xã hội, nguồn lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, phát triển lực lượng sản xuất, góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới và xã hội mới.
2.Mục tiêu của QHVLT
* Mục tiêu tổng quát
-Xác định các biện pháp tổ chức lãnh thổ và kinh tế, kĩ thuật đễ giaỉ phóng và phát triển sức sản xuất, sử dụng hợp lý và hiệu quả đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động, tăng cường cơ sở hạ tầng, khai thác nguồn lực địa phương để nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, đáp ứng với yêu cầu phát triển của mọi người trong xã hội, góp phần xây dựng nông thôn mới và xã hội mới
* Mục tiêu cụ thể
- Tạo lập sự cân bằng trong mối quan hệ của đời sống, ngăn chặn sự phân hóa giàu nghèo
- Điều phối các loại hình quy hoạch và giải quyết những mâu thuẫn trong sử dụng đất
- Sử dụng tài nguyên một cách hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả gắn liền với bảo tồn thiên nhiên và tính đa dạng sinh học
- Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác giữa các vùng lãnh thổ và giữa các nước láng giềng
3.Vai trò của QHVLT
-QHVLT là 1 trong những vùng căn cứ quan trọng để đầu tư phát triển kinh tế xã hội thiết lập các dự án đầu tư cho các ngành trong từng vùng
-QHVLT là một trong những cơ sở quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất các cấp, QHVLT tham gia vào hệ thông quản lý đất đai
+Định hướng sử dụng đất theo cơ cấu kinh tế hợp lý
+Bố trí cơ cấu sử dụng đất phù hợp với yêu cầu phát triển của các cấp các ngành
+xây dựng 1 hệ thống biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng đất đai bền vững
Câu 2
Khái niệm về không gian và không gian sống
*Không gian: không gian bao quanh chúng ta và chúng ta có thể di chuyển tùy ý ở trong đó(gồm: không gian 2 chiều, không gian ba chiều, không gian 4 chiều )
*Không gian sống: là không gian sinh sống được con người sử dụng hoặc sẽ sử dụng mang dấu ấn của con người, mang dấu ấn của thời gian và luôn có sự thay đổi bởi tác động của con người . Thành phần của không gian sống : điều kiện lập địa và các tiềm năng khác trên địa bàn sinh hoạt
2.Mối quan hệ giữa con người và không gian
-Con người có khả năng cải tạo thiên nhiên với những hệ quả tích cực và tiêu cực, con người luôn vươn lên tìm tòi 1 triết lí, 1 đạo đức sống vì 1 phúc lợi chung, vì an ninh và không tụt hậu trong cộng đồng thế giới
-Con người có khả năng nhận thức hậu quả của hành động, cải thiện điều kiện sống, phát huy phúc lợi và sửa đổi sai lầm
-Sự phát triển không đều về kinh tế và xã hội, văn hóa ở mỗi vùng luôn thúc đẩy con người tìm tòi sử dụng thiên nhiên theo một cách mới, tổ chức lại môi trường sống, điều hòa lại hành động, tìm ra những chuẩn mực sử dụng trong không gian một cách hợp lí có hiệu quả và bền vững
3. Nhiệm vụ của tổ chức không gian
-là bước đi đầu tiên của nhiệm vụ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội,tiến hành tổ chức không gian hợp lý nhằm :
+xóa bỏ sự chênh lệch về cấu trúc vùng
+xóa bỏ ranh giới giữa các vùng có cấu trúc phát triển lành mạnh và các vùng tụt hậu
+hiện đại hóa tất cả các cấu trúc thuộc đất đai nông nghiệp bằng kỹ thuật tiên tiến
Câu 3
Căn cứ của QHVLT
-Đất đai và tài nguyên thiên nhiên
- Lao động và tổ chức lao động
-Cơ sở vật chất kĩ thuật và vốn đầu tư
-Nhu cầu hàng hóa và mức độ sản xuất hàng hóa trong đời sống xã hội
-Khả năng phân phối và sử dụng hàng hóa trong đời sống xã hội
-Những định hướng, hướng dẫn và hỗ trợ của Nhà Nước về phát triển kinh tế xã hội
-Yêu cầu về cân bằng sinh thái trong bảo vệ môi trường
2. Nhiệm vụ chính của QHVLT
-Xây dựng cơ cấu kinh tế đúng đắn để chuyên môn hóa sản xuất và phát triển tổng hợp
-Bố trí cơ cấu đất đai phù hợp với cơ cấu kinh tế
-Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng(phục vụ sản xuất và đời sống)
-Xây dựng và phát triển các ngành nghề phù hợp với lợi ích xã hội
-Xây dựng các biện pháp bảo vệ môi trường
3.Nguyên tắc cơ bản của QHVLT
-Xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lí và điều tiết của nhà nước
-Tạo ra 1 cơ cấu kinh tế hợp lí, giải phóng và phát triển sức sản xuất(sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sử dụng lao động)
-Đáp ứng yêu cầu phát triển cho mọi người(nâng cao mức sống vật chất và tinh thần)
-Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất và đời sống .
-Xây dựng hệ thống các điểm dân cư tạo điều kiện cho sự phát triển đồng bộ của người dân sống trong vùng
-Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, các phương thức quản lí hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất xã hội
-Giải quyết hợp lí mối quan hệ giữa việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường
4. Những quan điểm cơ bản trong QHVLT
-Phát triển đa ngành và đa mục tiêu
-Sử dụng tối đa các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực)
-Phát triển bền vững
-Bảo vệ môi trường và văn hóa xã hội
-Đa dạng hóa sản xuất và ngành nghề
Trong đó quan trọng nhất là phát triển bền vững
+Về kinh tế:Bảo tồn tài nguyên:-Nâng cao hiệu quả tăng trưởng kinh tế
-Tái sử dụng phế phẩm
-Dùng vật liệu và nguyên liệu thay thế
+Về xã hội:Thay đổi giá trị đời sống xã hội:-Cân bằng với các thế hệ
- Mức sống đầy đủ,hạnh phúc
-Duy trì nền văn hóa đa dạng
+Sinh thái môi trường:Bảo tồn chức năng của từng vùng:
-Đảm bảo cân băng sinh thái
-Gìn giữ tài nguyên
-Sử dụng tài nguyên tái tạo
Câu 4
1.Những yếu tố cơ bản của sản xuất xã hội
*Lao động
-Thập kỷ 90:66 triệu dân với khoảng 33 triệu lao động
-Hiện tại: 84,2 triệu dân với 40 triệu lao động
-Ưu thế : + Cần cù chịu khó
+ Có khả năng nắm bắt nhanh các khoa học và công nghệ
+ Có đầu óc tìm tòi và sáng tạo
-Hạn chế:+ Thể lực kém
+ Đa phần chưa được đào tạo
+ Chưa quen với sản xuất công nghiệp
+ Có tư tưởng bao cấp, ỷ lại
*Tài nguyên thiên nhiên:
-Tài nguyên đất,Tài nguyên rừng,Tài nguyên khoáng sản,Tài nguyên nước
*Nguồn vốn đầu tư
-Lượng vốn trong nước
-Lượng vốn đầu tư nước ngoài(ODA,FDI....).
-Công tác quản lí sử dụng vốn đầu tư
-Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
*Khoa học và công nghệ
-Tiềm năng khoa học kĩ thuật còn thấp và chưa được khai thác có hiệu quả
-Chưa có tiền đề vững chắc để thu hút và phát triển nhân tài phục vụ cho các hoạt động kinh tế
*Tổ chức và quản lý
-Hệ thống tổ chức quản lý còn cồng kềnh, nhiều chỗ bất hợp lý
-Cơ chế quản lý và hệ thống chính sách còn nhiều bất cập
2.Mối liên hệ của QHVLT với các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội
*Mối liên hệ giữa QHVLT với mục tiêu phát triển kinh tế của Đất nước
-QHVLT tiến hành mục tiêu xây dựng cơ cấu kinh tế của đất nước trên từng vùng lãnh thổ.cơ cấu được hình thành theo sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong điều kiện cụ thể của đất nước .trong đk hiện nay để đáp ứng vs y/c tăng trưởng kinh tế ,đưa dất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu cơ cấu kte pải dựa trên nền tảngCNH-HĐH.CNH ko chỉ là sự tăng thêm về tốc độ và tỷ trọng của sxCN,mà là cả 1 quá trình chuyển dịch cơ cấu gắn liền vs đổi mói công nghệ ,tạo nền tảng cho sự tăng trưởng bền vững và có hiệu quả cao của nền kte quốc dân.HĐH ko chỉ là đổi mới công nghệ thông thường mà còn là tiếp cận với trình độ tiên tiến của KHCN thế giới.
*Mối liên hệ gữia QHVLT với các điều kiện tự nhiên, sử dụng và bảo vệ tài nguyên và môi trường
- ĐKTN là căn cứ để xây dựng cơ cấu kinh tế , nguồn lực để đầu tư,thể hiện qua :đktn thick hợp vs y/c sinh thái của sv trong dc lựa chọn trong sx ,cung cấp nguyên nhiên liệu, năng lượng trong sxCN,tạo ra cơ sở không gian của t/c sx và mọi tình hình khai thác kt.
-tài nguyên là 1 trong những nguồn lực để xd cơ cấu kinh tế :đất, nước,rừng.......
-sử dụng đúng và hợp lí tài nguyên được xây dựng trên quan điểm bền vững ,bve môi trường mà nội dung cơ bản là bve đất chóng xói mòn ,bve nguồn nc,bv rừng và bầu ko khí
*Mối liên hệ giữa QHVLT với sự phân bố dân cư và tổ chức sử dụng lao động
-Mật độ dân cư, chất lượng dân số
-Chất lượng lao động:Số người lao động,Tỷ lệ lao động nam nữ,Phân bố lao động,Trình độ lao động
-Văn hóa, xã hội của mỗi vùng
*Mối liên hệ giữa QHVLT với sự phát triển và phân bố cơ sở hạ tầng
- Cơ sở hạ tầng là tổ hợp các công trình vật chất kĩ thuật có chức năng phục vụ trực tiếp dịch vụ sản xuất đời sống của dân cư , được bố trí trên 1 phạm vi lãnh thổ nhất định.
-Cơ sở hạ tầng là 1 trong những điều quyết định nên đầu tư và phát triển 1 vùng. Cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng đó
*Mối liên hệ giữa QHVLT với quản lý Nhà Nước về lãnh thổ
Gồm: Biên giới quốc gia và ranh giới các tỉnh, thành phố
Câu5
1.Hệ thống phân vùng kinh tế
-
a-Vùng kinh tế lớn Bắc Bộ
-phạm vi địa lý: gồm tất cả các tỉnh phía Bắc
-Diện tích tự nhiên: 11570000 ha, chiếm 32,8% diện tích cả nước
-Các tiểu vùng: Đồng bằng Sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc
b-Vùng kinh tế lớn Bắc Trung Bộ
-Phạm vi địa lý; Thanh Hóa đên Thừa Thiên Huế
-Diện tích tự nhiên: 5188000 ha, chiếm 15% diện tích cả nước
-Các tiểu vùng: Thanh-Nghệ-Tĩnh, Bình-Trị-Thiên
c-Vùng kinh tế lớn Nam Trung Bộ
-Phạm vi địa lý: Đà Nẵng đến Bình Thuận va Tây Nguyên
-Diện tích tự nhiên: 10030000 ha, chiếm 28,5% diện tích cả nước
-Các tiểu vùng: duyên hải Miền Trung và Tây Nguyên
d-Vùng kinh tế lớn Nam Bộ
-phạm vi địa lý: tất cả các tỉnh phía Nam từ Đồng Nai đến Cà Mau
-Diện tích tự nhiên: 8360000 ha, chiếm 23,7% diện tích cả nước
-Các tiểu vùng: Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long
2.Hệ thống phân vùng nông nghiệp
a-Căn cứ
-Đặc thù tự nhiên của vùng lãnh thổ
-Sự phân bố sản xuất nông nghiệp
-Các kiểu sử dụng đất cả về không gian và thời gian
-Các điều kiện kinh tế xã hội đối với sự hình thành và phát triển vùng nông nghiệp
b-Nội dung
*Nghiên cứu sự phân bố nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc
-Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội làm cơ sở cho phân vùng kinh tế nông nghiệp
-Phân vùng nông nghiệp dựa trên các căn cứ phân vùng khí hậu, địa lý, thổ nhưỡng, phân vùng địa lý tự nhiên
*Nghiên cứu xác định các vùng kinh tế nông nghiệp
-Có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tương đối đồng nhất
-Có phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của vùng
-Có hướng chuyên môn hóa nhất định để làm cơ sở cho viẹc tổ chức sản xuất của vùng
*Nghiên cứu xác định phương hướng sản xuất và nhiệm vụ sản xuát trong mỗi vùng kinh tế nông nghiệp: Hướng chuyên môn hóa,Nhiệm vụ sản xuất của vùng,Phân bố lao động trong vùng,Xác định các tiểu vùng sản xuất chuyên môn hóa
*Nghiên cứu đề xuất các biện pháp kinh tế, kĩ thuật, và tổ chức sản xuất
-Hệ thống các biện pháp kĩ thuật trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu trong mỗi vùng
-Biện pháp tổ chức và sử dụng lao động của mỗi vùng
-Phương hướng xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật trong nông nghiệp ở mỗi vùng
-Xác định nhu cầu vật tư, vốn đầu tư của mỗi vùng
c. Phương án phân vùng kinh tế nông nghiệp
*Vùng trung du miền núi Bắc Bộ
-S: 9903000 ha; S nông nghiệp: 1200000 ha
-Địa hình chia cắt phân tán dễ bị rửa trôi, xói mòn. Khí hậu đa dạng, phức tạp, mùa đông lạnh, có mùa sương giá, sương muối, và cả băng giá ở trên đỉnh núi cao
-Phương hướng: phát triển cây lúa, ngô, chè, cây lấy dầu, cây ăn quả; chăn nuôi trâu bò lợn,gia cầm
*Vùng đồng bằng sông Hồng
-S: 1671000 ha; S nông nghiệp: 490000 ha
-Là 1 trong 2 vùng sản xuất lúa chủ yếu trong cả nước song tính ổn định sản xuất cũng như khối lượng lương thực đều thấp hơn vùng ĐB.SCL. Hệ thống thủy lợi tương đối khá.
*Vùng khu 4 cũ
-S : 5188000 ha, S nông nghiệp: 760000ha
-Đất đồi núi nhiều, đất lúa và cây lương thực hạn chế, cơ sở vật chất và trình độ thâm canh thấp, vùng lại gặp nhiều thiên tai nên sản xuất không ổn định
*Vùng ven biển khu 5
-S: 4400000 ha, S nông nghiệp: 652000 ha
-Giao thông thuận lợi, có nhiều cảng biển, khí hậu khô ráo quanh năm, lượng mưa ít
*Vùng Tây Nguyên
-S: 5400000 ha
- Có diện tích rừng lớn nhất cả nước
-Định hướng xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản, phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí. Đẩy mạnh các cây công nghiệp dài ngày
*Vùng Đông Nam Bộ
-Đất nông nghiệp là thế mạnh của vùng, với hai loại chính là đất xám và đất bazan. Có trữ lượng dầu khí lớn
-Phương hướng: Công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong việc cung cấp hang tiêu dùng, máy móc thiết bị cho các vùng lân cận. NN mở rộng thâm canh cao su cà phê, điều gắn với công nghiệp chế biến
*Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
-Đất phù sa là ưu thế của vùng chiếm trên 3 triệu ha, có diện tích đất phèn lớn nhất cả nước 1,6 triệu ha.
-Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực lớn nhất nước ta
-Định hướng mũi nhọn kinh tế của vùng là lương thực, thực phẩm, duy trì phát triển rừng ngập mặn
Câu 6
Những nội dung của QHVLT
I-Điều tra, đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội
1.Vị trí địa lý và các đặc trưng cơ bản của vùng lãnh thổ
2.Điều kiện tự nhiên
3.Điều kiện kinh tế xã hội
4.Điều tra, đánh giá văn hóa xã hội
II-Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội cua vùng trên các mặt khó khăn, thuận lợi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kỹ thuật và công nghệ
III-Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản
IV-Bố trí cơ cấu sử dụng đất đai
V-Xác định phương hướng, qui mô phát triển của các ngành và lĩnh vực
VI-Bố trí các cơ sở kết cấu hạ tầng
VII-Tổ chức sử dụng lao động
VIII-Tổ chức khu dân cư
IX-Bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường
X-Ước tính nhu cầu về nguồn lực cho phương án quy hoạch
XI-Dự tính hiệu quả của phương án quy hoạch
XII-Đề xuất các giải pháp để thực hiện phương án quy hoạch
Câu 7
1.Điều tra, đánh giá điều kiện cơ bản về tự nhiên, kinh tế xã hội
a-Mục đích:
-Điều tra thu thập các thông tin tài liệu, bản đồ, biểu đồ liên quan đến điều kiẹn tự nhiên và kinh tế xã hội
-Đánh giá các điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội, tiềm năng phát triển chung của vùng và của từng ngành từng lĩnh vực trong vùng
b-Yêu cầu:+Phải thu thập đầy đủ các thông tin về kinh tế xã hội các loại bản đồ, phân tích và đánh giá những thuận lợi, khó khăn của các điều kiện tự nhiên, những điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội thách thức của điều kiện phát triển kinh tế từ đó làm cơ sở nhiệm vụ cho những năm tới
+Các tài liệu thu thập điều tra, đánh giá phải đảm bảo:thực tế, toàn diện, tổng hợp, có hệ thống, chính xác, khách quan
c-Nội dung:
*Vị trí địa lý và các đặc trưng cơ bản của vùng lãnh thổ
*Điều kiện tự nhiên
-Đặc điểm địa hình:Độ cao, Độ dốc,Địa mạo
=>Ảnh hưởng đến sự phân bố động vật, thực vật, tài nguyên khoáng sản.
-Địa chất thổ nhưỡng: thu thập xây dựng được bản đồ địa chất, bản đồ đất, đặc điểm của các loại đất chính, tiềm năng đất đai trong phát triển nông nghiệp, kinh tế xã hội -Khí hậu thủy văn: chế độ nước(chế độ chảy, dòng chảy) điều tra thống kê đặc điểm thời tiết khí hậu rút ra quy luật để khắc phục bất lợi, phát huy lợi thế. Xác định các yếu tố của thủy văn như lũ lutj, khả năng thiếu nước về mùa khô, khả năng cung cấp nước,… Phải có bảng biểu thống kê khí hậu thời tiết, bắt buộc có bản đồ khí hậu, thủy văn.
-Các vấn đề về tài nguyên thiên nhiên:Điều tra phântích cacs đặc điểm tài nguyên thiên nhiên(TN rừng, TN khoáng sản,TN biển, TN đọng thực vật, TN đát, TN nước)
*Điều kiện kinh tế xã hội
-Mục đích:Điều kiện kinh tế là cơ sở khoa học và thực tiễn có tính chất quyết định đến đề xuất quy hoạch trong tương lai. Điều kiện kinh tế đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch vùng
-Dân số, lao động và phân bố dân cư
+Tỉ lệ dân số theo giới tính, độ tuổi, dân tộc và theo trình độ đào tạo trong đó quan trọng nhất là theo độ tuổi
+Lao động: điều tra thống kê số lượng lao động, chất lượng lao động, cơ cấu lao động(phân theo độ tuổi, giới tính,dân tộc,chất lượng lao động phân theo thể lực, trình độ đào tạo)
+Phân bố dân cư: điều tra phân tích được các vùng dân cư, khu dân cư, điểm dân cư trên địa bàn, quy mô dân số và khả năng phát triển ở các điểm dân cư đặc biệt là các đô thị
-Thu nhập và đời sống
+Thu nhập của vùng lãnh thổ liên quan đến : tổng thu nhập quốc dân; cơ cấu thu nhập cho từng ngành; xu hướng chuyển dịch cơ cấu thu nhập thấp
+Đời sống: gồm thu nhập bình quân đầu người và tỉ lệ đói nghèo
-Sự phát triển các ngành kinh tế trong vùng
+Sự phát triển của nông nghiệp
_Nông nghiệp: Cơ cấu cây trồng, vật nuôi
_Ngư nghiệp: Quan hệ nuôi trồng thủy sản, hệ thốnh thủy văn, phát triển kinh tế xã hội, đánh giá vai trò của nông nghiệp trong vùng kinh tế đó
+Sự phát triển của các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
_Công nghiệp chế biến: chế biến nông lâm sản. Công nghiệp xây dựng
+Sự phát triển của nhóm ngành dịch vụ: giao thông, thương mại, bưu chính viễn thông
+Nhóm ngành phục vụ đời sống: y tế, du lịch, nhà hàng khách sạn
-Kết quả điều tra đánh giá phải thông qua bảng biểu thống kê, bản đồ, báo cáo chuyên đề
*Điều tra ,đánh giá văn hóa xã hội
-Văn hóa: phong tục, tập quán, tín ngưỡng, di tích, văn hóa vật thể, phi vật thể
-Xã hội: trình độ dân trí, quyền công dân, quyền tự do dân chủ, an sinh xã hội
2.Phân tích các đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của vùng trên các mặt khó khăn, thuận lơi, tiềm năng và thách thức liên quan đến điều kiện cơ bản, kĩ thuật và công nghệ
Câu 8
1.Xác định phương hướng và mục tiêu cơ bản
a-Phương hướng mục đích: phản ánh tầm nhìn và viễn cảnh mà vùng hướng tới trong tương lai, là con đường đi tới và những nhiệm vụ cơ bản cần phải thực hiện
b-Mục tiêu:
-Những chỉ tiêu,tiêu chí, con số cần đạt được trong tương lai đó là mục tiêu phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng
-Mục tiêu quy hoạch là 1 khái niệm có thể đo lường được và là kết quả mong đợi của vùng tring 1 thời gian nhất định thông qua các hoạt động đã được quy hoạch
-Mục tiêu phát triển phải đươc xác định căn cứ vào chiến lược phát triển của cả nước, vai trò của vùng và nhu cầu sản xuất hàng hóa, các nguồn tài nguyên, vốn đầu tư và cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như hệ thống các điểm dân cư và các công trình văn hóa phúc lợi xã hội
-Khi xây dựng mục tiêu, điều quan trọng là phải đảm bảo cho các mục tiêu đó được liên kết với nhau 1 cách chặt chẽ, không trùng lặp hoặc bỏ sót
-Phương pháp xác định mục tiêu: việc xác định mục tiêu có nhiều phương pháp nhưng phổ biến nhất là cây vấn đề, cây mục tiêu
2.Xác định phương hương, quy mô các ngành và lĩnh vực
-Phương hứơng chung: phản ánh tầm nhìn và viễn cảnh mà vùng hướng tới trong tương lai, là con đường đi tới và những nhiệm vụ cơ bản cần phải thực hiện
-Phương hướng phát triển, quy mô và phân bố công nghiệp
-Phương hướng phát triển, quy mô và phân bố nông nghiệp
-Phương hướng phát triển, quy mô và phân bố của 1 số ngành khác
-Phương hướng phát triển các ngành dịch vụ then chốt
-Phương hướng phát triển các ngành văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học
-Quy mô: các chỉ tiêu thể hiện quy mô phát triển của ngành
Câu 9
1.Bố trí cơ cấu sử dụng đất đai
*Căn cứ: cơ cấu kinh tế và cơ cấu sử dụng đất có quan hệ với nhau. Việc bố trí cơ cấu sử dụng đất phải căn cứ vào cơ cấu kinh tế, nhu cầu của từng ngành, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật làm giảm diện tích sử dung đất của ngành, hiện trạng đất đai và cơ cấu đất đai hiện tại, căn cứ vào quy định và luật đất đai
*Nội dung
-Phân bổ đất đai cho từng lĩnh vực, từng ngành, từng mục đích sử dụng
-Xác định khả năng sử dụng đất hợp lý và tiết kiệm của từng mục đích sử dụng: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng, đất chuyên dùng
*Yêu cầu
-Sử dụng hợp lý và tiết kiệm đất đai nhất là đất nông nghiệp
-Đảm bảo các yêu cầu theo các quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu của từng lĩnh vực, từng ngành
-Kết quả phải được thể hiện trên văn bản, bản đồ và thực tiễn
2.Bố trí các cơ sở kết cấu hạ tầng
*Cơ sở hạ tầng bao gồm:
-Các công trình, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống xã hội: giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, ……
-Cơ sở hạ tầng là 1 trong những điều quyết định nên đầu tư và phát triển của vùng. Cơ sở hạ tầng nào thì kiến trúc thượng tầng đó.
*Bố trí hệ thống giao thông: Mạng lưới giao thông trong vùng lãnh thổ có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển của vùng. Hệ thống giao thông