Bài giảng Vi phạm và xử lý vi phạm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán

Các văn bản áp dụng Luật chứng khoán Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các văn bản dưới luật khác

ppt24 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng Vi phạm và xử lý vi phạm trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VI PHẠM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG CK VÀ TTCK KHÁI NIỆM VI PHẠM PHÁP LUẬT VI PHẠM PHÁP LUẬT LÀ HÀNH VI TRÁI PHÁP LUẬT, CÓ LỖI DO CHỦ THỂ CÓ NĂNG LỰC TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ THỰC HIỆN,XÂM HẠI CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO VỆ. VPPL TRONG HOẠT ĐỘNG CK VÀ TTCK Là hành vi trái pháp luật của các cá nhân, tổ chức, cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của Nhà nước, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật ck xác lập và bảo vệ và phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật. ĐẶC ĐIỂM CỦA VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG CK VÀ TTCK Vppl ck và ttck chủ yếu xuất phát từ động cơ vụ lợi, vật chất. Việc xác định hành vi vi phạm của chủ thể vi phạm pháp luật ck và ttck để xử lý rất phức tạp. Vi phạm trong lĩnh vực ck và ttck có tính phát sinh nhanh, do bản thân hoạt động trong lĩnh vực ck và ttck phát triển rất năng động. Vi phạm về công bố thông tin là vi phạm đặc thù trong lĩnh vực chứng khoán. PHÂN LOẠI CÁC VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG CK VÀ TTCK Phân loại theo chủ thể Chủ thể vi phạm là cá nhân Chủ thể vi phạm là tổ chức Phân loại theo tính chất vi phạm Các vi phạm được xử lý theo pháp luật Dân sự Các vi phạm được xử lý theo pháp luật Hành chính Các vi phạm được xử lý theo pháp luật Hình sự XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG CK VÀ TTCK XỬ LÝ CÁC VI PHẠM PL DÂN SỰ Xuất phát từ đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự là tôn trọng sự thoả thuận của các bên nên các vi phạm pl dân sự được giải quyết trên cơ sở hoà giải, thương lượng hoặc khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. XỬ LÝ CÁC VI PHẠM HÀNH CHÍNH Các văn bản áp dụng Luật chứng khoán Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính Nghị định 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các văn bản dưới luật khác CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC CK VÀ TTCK Vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng; Vi phạm quy định về công ty đại chúng; Vi phạm quy định về niêm yết chứng khoán; Vi phạm quy định về tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán; Vi phạm quy định về hoạt động kinh doanh chứng khoán và chứng chỉ hành nghề chứng khoán; Vi phạm quy định về giao dịch chứng khoán; Vi phạm quy định về đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, về ngân hàng giám sát; Vi phạm quy định về công bố thông tin; Vi phạm quy định về báo cáo; Vi phạm quy định về cản trở thanh tra. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Công dân Việt Nam, cá nhân nước ngoài; các cơ quan,tổ chức trong và ngoài nước vi phạm các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại nghị định 36/CP (Trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác thì áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế đó). CÁC NGUYÊN TẮC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định Việc xử lý vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết,phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hành chính do mình gây ra, sau khi chấp hành quyết định xử phạt, tổ chức bị xử phạt xác định các cá nhân có lỗi gây ra vi phạm hành chính để xác định trách nhiệm pháp lý và nghĩa vụ tài chính của người đó theo quy định của pháp luật. THỜI HIỆU XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ck và ttck là 2 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện. Nếu quá thời hạn trên thì không bị xử phạt nhưng vẫn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Trong thời hạn trên mà cá nhân, tổ chức lại thực hiện hành vi vi phạm mới trong lĩnh vực ck và ttck hoặc cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì không áp dụng thời hiệu này. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính kể từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới hoặc thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt. THỜI HẠN ĐƯỢC COI LÀ CHƯA BỊ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu sau 1 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt mà không tái phạm thì được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. CÁC TÌNH TIẾT GIẢM NHẸ Người vi phạm hành chính đã ngăn chặn, làm giảm bớt thiệt hại của hành vi vi phạm gây ra hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại; Tự nguyện khai báo, nhận lỗi; Vi phạm do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần; Vi phạm do thiếu hiểu biết; Vi phạn do hành vi vi phạm của người khác. CÁC TÌNH TIẾT TĂNG NẶNG Vi phạm có tổ chức; Vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm trong cùng một lĩnh vực; Ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất hoặc về tinh thần vi phạm; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính; Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người co thẩm quyền yêu cầu chấm dứt hành vi đó; Sau khi vi phạm có hành vi trốn tránh, che dấu hành vi vi phạm. CÁC HÌNH THỨC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH Hình thức xử phạt chính: mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực ck và ttck phải chịu một trong hai hình thức xử phạt chính: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền. Hình thức xử phạt bổ xung: Ngoài hình phạt chính cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu toàn bộ các khoản thu từ việc thực hiện các hành vi vi phạm mà có và số chứng khoán được sử dụng để vi phạm hành chính; Đình chỉ có thời hạn hoặc hủy bỏ đợt phát hành chứng khoán ra công chúng, nếu sau 40 ngày không khắc phục được thiếu sót, vi phạm; Tước có thời hạn hoặc không có thời hạn đối với Giấy chứng nhận chào bàn chứng khoán ra công chúng; Giấy phép thành lập và hoạt động của công ty ck, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán; Giấy phép chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán; chứng chỉ hành nghề chứng khoán CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ Ngoài các hình thức xử phạt chính và xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chấp hành đúng các quy đinh của pháp luật đối với các hành vi vi phạm hành chính; Buộc hủy bỏ, cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật; Buộc tổ chức phát hành phải thu hồi các chứng khoán đã chào bán, hoàn trả tiền đặt cọc hoặc tiền mua chứng khoán cho người đầu tư trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. HÌNH THƯC XỬ PHẠT VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC CK VÀ TTCK Đối với hành vi vi phạm quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng: Mức phạt từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với tổ chức phát hành, Giám đốc, kế toán trưởng và người khác co liên quan. Phạt tiền từ 1% đến 5% tổng số tiền đã huy động trái pháp luật Phạt tiền từ 1 đến 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với tổ chức phát hành chào bán CK ra công chúng khi chưa có Giấy chứng nhận chào bán CK ra công chúng. Ngoài ra còn có thể áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả. Vi phạm quy định về công ty đại chúng Đối với hành vi vi phạm quy định về công ty đại chúng phạt cảnh cáo đối với công ty đại chúng vi phạm lần đầu có các tình tiết giảm nhẹ. phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với công ty đại chúng vi phạm các quy định pháp luật về quản lý và hoạt động của công ty buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với các vi phạm. Đối với hành vi vi phạm quy định về cổ đông lớn của công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của cong ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm nộp lại mọi khoản lợi nhuận thu được từ việc têến hành mua, bán chứng khoán của công ty trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày mua hoặc bán. Đối với hành vi vi mua lại ôổ phiếu của chính mình của công ty đại chúng có cổ phiếu niêm yết phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm. Vi phạm các quy định về niêm yết chứng khoán phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 70 triệu đồng đối với tổ chức niêm yết, Giám đốc, phó Giám đốc, Kế toán trưởng và người có liên quan của tổ chức niêm yết, tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán được chấp thuận…khi có vi phạm. biện pháp khắc phục hậu quả: hủy bỏ niêm yết đối với trường hợp có sự giả mạo trong hồ sơ niêm yết, gây hiểu lầm nghiêm trọng. Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm. XỬ LÝ CÁC VI PHẠM PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TRONG LĨNH VỰC CK VÀ TTCK Điều khoản áp dụng: Điều 105 BLHS: Tội làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Điều 159 BLHS: Tội kinh doanh trái phép; Điều 162 BLHS: Tội lừa dối khách hàng; Điều 222 BLHS: Tội cố ý làm lộ bí mật công tác …