Chọn bài 10 của giáo trình Văn hóa vùng và văn hóa các tộc người Việt Nam bởi những lý do sau đây:
- Đây là bài học có chứa đựng nhiều yếu tố, nhiều kiến thức mà việc vận dụng CNTT có thể áp dụng được như là: các hình ảnh, video liên quan
- Bài học này chứa đựng nhiều yếu tố mà giáo viên có thể mở rộng cho sinh viên như: quan sát, tự nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá
- Có nguồn tư liệu phong phú trên mạng
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Vùng văn hóa Bắc bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN: VĂN HÓA VÙNG VÀ VĂN HÓA CÁC TỘC NGƯỜI ViỆT NAM
Tiết 22 - Bài 10: VÙNG VĂN HÓA BẮC BỘ (tiếp theo)
Bước 1. Chọn bài giảng hay phần bài giảng thích hợp
Chọn bài 10 của giáo trình Văn hóa vùng và văn hóa các tộc người Việt Nam bởi những lý do sau đây:
- Đây là bài học có chứa đựng nhiều yếu tố, nhiều kiến thức mà việc vận dụng CNTT có thể áp dụng được như là: các hình ảnh, video liên quan…
- Bài học này chứa đựng nhiều yếu tố mà giáo viên có thể mở rộng cho sinh viên như: quan sát, tự nghiên cứu, tìm hiểu, đánh giá…
- Có nguồn tư liệu phong phú trên mạng
Bước 2. Tìm hiểu nội dung, xác định mục tiêu của bài giảng
I. MỤC TIÊU: Sau khi học xong sinh viên có được:
1. Kiến thức
Hiểu biết về đời sống tinh thần của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ về tín ngưỡng, lễ hội…
2. Kỹ năng
- Phân tích, đánh giá để rút ra đặc trưng trong văn hóa tinh thần của vùng, từ đó so sánh với các vùng văn hóa khác
- Vận dụng những kiến thức đã học để khảo tả, điền dã… các thành tố văn hóa
3. Thái độ:
- Ý thức được những giá trị văn hóa tinh thần của vùng, từ đó có thái độ tôn trọng, giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đó.
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc trong tương lai.
Bước 3. Viết kịch bản sư phạm dựa trên các kiến thức cơ bản
1. Các kiến thức cơ bản cần phải xây dựng trong bài giảng là:
Tìm hiểu đời sống tinh thần của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ, thể hiện qua các khía cạnh:
- Tín ngưỡng, tôn giáo
- Lễ hội
- Nghệ thuật biểu diễn
- Tri thức dân gian
- Văn học dân gian
2. Các hoạt động dạy - học gồm các hoạt động sau:
Hoạt động 1: Giáo viên hệ thống bài ( text) (1 phút)
Ở tiết học trước chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu đặc điểm tự nhiên, xã hội và đời sống văn hóa vật chất của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ qua các khía cạnh: trang phục, nhà ở, ẩm thực,…qua đó một phần của bức tranh văn hóa đặc sắc vùng quê Bắc Bộ được hé mở. Hôm nay chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu phần tiếp theo của bức tranh văn hóa nơi đây – đó là đời sống văn hóa tinh thần.
Hoạt động 2: Giới thiệu bài mới. (text) (2 phút)
- Các sinh hoạt văn hóa tinh thần của cư dân Bắc Bộ luôn gắn liền với bối cảnh môi sinh. Trên vùng đất này, từng tấc đất, lá cây, ngọn cỏ đều đậm hồn khí thiêng sông núi, mỗi bước đi là cả bề dày trầm tích văn hóa. Không chỉ đời sống vật chất mà cả đời sống tinh thần của người dân nơi đây cũng rất phát triển, đa dạng, phong phú.
Văn hóa tinh thần của vùng đồng bằng Bắc Bộ bao gồm tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội, văn học dân gian, tri thức dân gian, nghệ thuật biểu diễn nhưng trong tiết học hôm nay chúng ta chỉ tìm hiểu về tín ngưỡng và lễ hội.
- Đoạn phim có những hình ảnh tiêu biểu, đặc trưng cho văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Tín ngưỡng vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (hoạt động nhóm) (17 phút)
- GV: Tín ngưỡng là một bộ phận của đời sống văn hóa tinh thần con người mà ở đó, con người cảm nhận được sự tồn tại của các vật thể và lực lượng siêu nhiên. Đó là những cái chi phối, khống chế con người và nằm ngoài giới hạn hiểu biết của con người hiện tại. Với tư cách là cái nôi của văn hóa Việt Nam, văn hóa Bắc Bộ có đầy đủ những hình thức tín ngưỡng.
Tin vào truyền thuyết vạn vật hữu linh nên tín ngưỡng đa thần là tín ngưỡng phổ biến trong vùng (thần núi, thần sông, thần lửa, hồn cây đa, ma cây gạo..). Thần linh có vai trò rất lớn trong đời sống tâm linh của cộng đồng người dân nơi đây. Đó là những lực lượng bảo hộ cho các hoạt động của nhân dân, trong đó quan trọng nhất và mang tính chủ đạo là tín ngưỡng thờ tổ tiên. Các tín ngưỡng bản địa khác của cư dân nơi đây như: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng nghề nghiệp và tín ngưỡng vòng đời người.
- GV chia lớp thành 4 nhóm và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm với nội dung: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, tín ngưỡng nghề nghiệp và tín ngưỡng vòng đời người.
- SV thảo luận sau đó đại diện từng nhóm trình bày lên bảng trong 5 phút.
- GV nhận xét và rút ra kết luận:
Thờ cúng tổ tiên (đạo ông bà): (text)
Thờ gia tộc: Ông bà, cha mẹ và những người thân trong gia đình.
Thờ dòng họ: Người đứng đầu dòng họ.
Thờ những người có công với đất nước: Vua Hùng, Trần Hưng Đạo, Bác Hồ…
Thờ thần (đạo thờ thần): (hình ảnh, text)
Thờ thành hoàng làng, thổ thần, thổ công, thờ cô bác…
Đạo mẫu: thờ Tam Phủ, Tứ Phủ gồm mẫu Thượng Thiên, mẫu Thượng Ngàn, mẫu Thoải, mẫu Địa.
Thờ các anh hùng dân tộc
Tín ngưỡng nghề nghiệp: (hình ảnh, text)
Tín ngưỡng nông nghiệp: nghi lễ phồn thực, Tứ Pháp, thần Nông…
Thờ Thánh Sư: tổ nghề
Thờ thần Tài (nghề buôn)
Tín ngưỡng vòng đời người:
Nghi lễ sinh đẻ: thờ bà mụ.
Nghi lễ cưới xin: thờ ông Tơ, bà Nguyệt.
Thờ thần bản mệnh.
Tang ma và thờ cúng người chết.
Hoạt động 4: Tìm hiểu lễ hội vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ (20 phút)
- GV: Các tín ngưỡng luôn tiềm ẩn trong tâm thức con người và tồn tại trong lễ hội – một loại sinh hoạt văn hóa tổng hợp.Từ đời sống ngưỡng phong phú như trên dẫn đến hệ quả về lễ hội ở Bắc Bộ cũng rất phong phú đa dạng cả về số lượng và hình thức. Có thể kể đến hàng trăm, hàng ngàn lễ hội khác nhau gồm cả hội làng, hội vùng, hội của cả nước, trong đó chủ yếu là lễ hội làng.
Các lễ hội tiêu biểu lễ Giỗ tổ Hùng Vương (Phú Thọ), lễ hội chùa Hương (Hà Tây), lễ hội Phủ Giầy (Nam Định), lễ hội đền Đa Hòa (Hưng Yên), hội Lim (Bắc Ninh), lễ hội làng Đồng Kỵ (Bắc Ninh)...
- GV giới thiệu các nhóm 2 lên trình bày phần tìm hiểu về lễ hội tiêu biểu tự chọn đã được chuẩn trước.
- Nhóm 2 thuyết trình, các nhóm theo dõi đưa ra ý kiến nhận xét, đóng góp ý kiến.
- GV theo dõi, tổng hợp các ý kiến của các nhóm, đưa ra nhận xét và rút ra kết luận về đặc trưng lễ hội của vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ (đặc biệt nhấn mạnh lễ hội làng):
Lễ hội thường tổ chức vào mùa xuân và mùa thu.
Không gian: làng, đình, chùa…
Gắn liền với nông nghiệp và tín ngưỡng dân gian.
Tính đa dạng cao
- Sinh viên lắng nghe và ghi chép các ý chính.
Hoạt động 4: Củng cố lại bài và dặn dò (5 phút)
GV củng cố lại kiến thức đã học và đưa ra yêu cầu đối với sinh viên (có hướng dẫn):
Tìm hiểu mối quan hệ giữa tín ngưỡng và lễ hội.
Tìm hiểu yếu tố nước trong lễ hội vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Nhóm 3 chuẩn bị phần văn học dân gian.
Bước 4. Multimedia hóa kiến thức:
Phân loại dữ liệu:
- Text: Nội dung tín ngưỡng, lễ hội…
- Hình ảnh/ tranh: Các hình ảnh về các thành tố văn hóa tinh thần đồng bằng Bắc Bộ…
- Âm thanh:
- Video/clip: Làm một video giới thiệu với các hình ảnh đặc trưng về văn hóa tinh thần của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Bước 5: Xây dựng thư viện tư liệu:
Tạo thư mục GAĐT gồm các thư mục con như sau:
GAĐT
ÂM THANH
Nhạc nền
HÌNH ẢNH
- Tín ngưỡng
- Lễ hội
PHIM
Đoạn giới thiệu mở đầu
Bước 6. Thể hiện kịch bản trên máy tính: Sử dụng power point để thiết kế
Bước 7. Chạy thử chương trình
Bước 8. Viết bản hướng dẫn