Khi nghiên cứu các vấn đề về kinh tế - xã hội, cũng như nhiều
vấn đề thuộc các lĩnh vực khác, người ta thường phải khảo sát một
số dấu hiệu trên những phần tử thuộc một số đối tượng nào đó.
Tập hợp toàn bộ các phần tử chứa đựng thông tin về các dấu hiệu
cần nghiên cứu được gọi là đám đônghay tổng thể. Để nghiên cứu
đám đông theo một hay một số dấu hiệu nào đó, thông thường ta
không thể nghiên cứu toàn bộ các phần tử thuộc đám đông vì
nhiều lý do, chẳng hạn như: số lượng quá lớn, một số trường hợp
các phần tử sau khi được nghiên cứu sẽ bịmất phẩm chất,
21 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1925 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng xác suất thống kê - Trần Ngọc Hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BÀI GIẢNG
XÁC SUẤT THỐNG KÊ
(GV: Trần Ngọc Hội – 2009)
CHƯƠNG 3
LÝ THUYẾT MẪU VÀ ƯỚC LƯỢNG
§1. Khái niệm về mẫu
Khi nghiên cứu các vấn đề về kinh tế - xã hội, cũng như nhiều
vấn đề thuộc các lĩnh vực khác, người ta thường phải khảo sát một
số dấu hiệu trên những phần tử thuộc một số đối tượng nào đó.
Tập hợp toàn bộ các phần tử chứa đựng thông tin về các dấu hiệu
cần nghiên cứu được gọi là đám đông hay tổng thể. Để nghiên cứu
đám đông theo một hay một số dấu hiệu nào đó, thông thường ta
không thể nghiên cứu toàn bộ các phần tử thuộc đám đông vì
nhiều lý do, chẳng hạn như: số lượng quá lớn, một số trường hợp
các phần tử sau khi được nghiên cứu sẽ bị mất phẩm chất,… Vì
những lý do trên, để nghiên cứu đám đông ta thuờng chọn ngẫu
nhiên n phần tử nào đó để khảo sát. Ta gọi đó là một mẫu cỡ n.
Thông thường, cỡ mẫu nhỏ hơn nhiều so với số lượng phần tử của
đám đông, vì vậy ta có khả năng thực tế để thu thập, xử lý và
khai thác thông tin mẫu một cách nhanh chóng, toàn diện hơn. Từ
những thông tin thu được trên mẫu, sử dụng lý thuyết xác suất,
người ta sẽ đưa ra những kết luận tương ứng về đám đông. Đó
chính là mục đích của phương pháp thống kê.
Có nhiều phương pháp lấy mẫu. Lấy mẫu có hoàn lại là lấy
một phần tử để khảo sát, xong rồi lại trả vào đám đông rồi mới
lấy tiếp phần tử khác, khi đó các kết quả lấy được sẽ độc lập với
nhau. Còn lấy không hoàn lại hay lấy luôn một lần thì kết quả sẽ
phụ thuộc. Trong thực tế, nếu đám đông khá lớn thì việc lấy mẫu
có hoàn lại hay không hoàn lại cho ta kết quả sai lệch không
đáng kể. Đặc biệt khi đám đông là vô hạn còn cỡ mẫu hữu hạn
thì không có sự khác biệt giữa hai phương pháp chọn mẫu này.
Trong phần bài giảng này, chúng ta chỉ xét việc chọn mẫu cho ta
các kết quả độc lập.
2
Khi nghiên cứu đám đông theo một dấu hiệu nào đó, dấu
hiệu đó thay đổi từ phần tử này sang phần tử khác của đám đông
và do đó tạo nên một đại lượng ngẫu nhiên X. Vì vậy, ta xem
đám đông như là một đại lượng ngẫu nhiên X đặc trưng cho
dấu hiệu của các phần tử trong đám đông mà ta quan tâm. Tất
nhiên X có luật phân phối nhưng vì chưa nghiên cứu được toàn
bộ đám đông nên xem như ta chưa biết được luật phân phối của
X.
Như vậy, khi xét đám đông X thì một mẫu cỡ n sẽ như thế
nào?
Chọn ngẫu nhiên một phần tử của đám đông để đo dấu hiệu
mà ta quan tâm, gọi X1 là kết quả thu được. Vì phần tử được
chọn ngẫu nhiên từ đám đông, nên X1 có thể nhận các giá trị
khác nhau (giống như X), tuy nhiên việc X1 nhận các giá trị nào,
với xác suất bao nhiêu phải tuân theo luật phân phối của X (mặc
dù, nói chung ta chưa biết luật phân phối này!). Như vậy X1 là đại
lượng ngẫu nhiên có cùng phân phối với X.
Chọn ngẫu nhiên tiếp theo một phần tử của đám đông để đo
dấu hiệu mà ta quan tâm (sau khi đã hoàn lại phần tử đầu đã
chọn, hoặc không cần hoàn lại nếu đám đông lớn), gọi X2 là kết
quả thu được. Lý luận tương tự như trên cho thấy X2 cũng là đại
lượng ngẫu nhiên có cùng phân phối với X. Cứ tiếp tục như thế ta
sẽ chọn được một mẫu cỡ n. Như vậy, có thể nói một mẫu cỡ n là
một bộ gồm n đại lượng ngẫu nhiên độc lập (X1,X2,…,Xn), trong đó
mỗi Xi đều có cùng phân phối với X. Ta còn gọi đây là một mẫu
tổng quát cỡ n. Mỗi giá trị (x1,x2,…,xn) của mẫu (X1,X2,…,Xn) được
gọi là một mẫu cụ thể cỡ n. Như vậy một mẫu cụ thể cỡ n
chính là một bộ n số liệu thu thập được khi ta chọn ngẫu nhiên n
phần tử của đám đông để đo dấu hiệu mà ta quan tâm (đây chính
là mẫu mà ta thường dùng trong thực tế). Ứng với một mẫu tổng
quát sẽ có nhiều mẫu cụ thể tương ứng.
Ví dụ: Một lô hàng rất lớn có tỉ lệ sản phẩm tốt là p chưa
biết. Dấu hiệu X mà ta quan tâm khi xem xét một sản phẩm là
chất lượng của nó. Khi sản phẩm tốt ta đặt X = 1, khi sản phẩm
không tốt ta đặt X = 0. Như vậy X có phân phối Bernoulli X ∼
B(p) như sau:
X 0 1
P q p
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
3
Một mẫu cỡ n = 5 là một bộ gồm 5 đại lượng ngẫu nhiên (X1, X2,
X3, X4, X5) mà mỗi Xi đều có cùng phân phối Bernoulli với X: Xi
∼ B(p), nghĩa là
Xi 0 1
P q p
(i= 1, 2, 3, 4, 5). Nếu ta tiến hành chọn ngẫu nhiên n = 5 sản
phẩm để quan sát và được kết quả: Sản phẩm thứ nhất tốt, thứ
hai và thứ ba xấu, thứ tư và thứ năm tốt. Khi đó X1 = 1, X2 = 0,
X3 = 0, X4 = 1, X5 = 1 và ta có một mẫu cụ thể cỡ n = 5:
(x1, x2, x3, x4, x5) = (1, 0, 0, 1, 1).
Chú ý:
• Đám đông (hay Tổng thể): Tập hợp tất cả các phần tử cần khảo
sát. Đặc điểm của đám đông: rất nhiều phần tử; khó khảo sát hết;...
• Cách khảo sát đám đông: Quan tâm đến một tính chất cụ thể
nào đó. Tính chất này thay đổi từ phần tử này sang phần tử khác -
----> đồng nhất đám đông với với một ĐLNN X nào đó.
• Để khảo sát đám đông X người ta chọn ngẫu nhiên n phần tử
nào đó của đám đông để khảo sát. Ta gọi đó là một mẫu kích thước
n (hay cỡ n). Từ những thông tin thu được trên mẫu, dùng lý
thuyết xác suất để rút ra những kết luận tương ứng cho đám đông
(đây là mục tiêu của Thống kê)
Ví dụ: Xét đám đông X là điểm môn XSTK của SV Việt Nam nói
chung. Tất nhiên X có luật phân phối (mà ta chưa biết):
X 0 0,5 ................ 9,5 10
P ? ? ................ ? 0,1%
Để khảo sát X ta chọn một mẫu cỡ n = 3. Các số liệu thu thập được
như sau:
Mẫu cỡ 3 X1 X2 X3
Lấy mẫu lần 1 6,0 7,5 9,0
Lấy mẫu lần 2 0,0 9,5 10,0
Lấy mẫu lần 3 1,0 2,0 3,0
Lấy mẫu lần 4 4,0 5,0 6,0
Mỗi Xi có cùng phân phối với X. Các Xi độc lập nhau. Như vậy:
- Một mẫu cỡ n là một bộ gồm n ĐLNN độc lập (X1, X2,...,
Xn) mà mỗi Xi có cùng phân phối với X.
4
- Khi cho X1 nhận giá trị x1; X2 nhận giá trị x2; ...; Xn nhận
giá trị xn thì mẫu (X1, X2,..., Xn) nhận giá trị là (x1, x2,..., xn) (đây
chính là mẫu thông thường trong thực tế).
§2. Kỳ vọng mẫu
2.1. Định nghĩa: Kỳ vọng mẫu hay Trung bình mẫu của đám
đông X ứng với mẫu (X1, X2,…, Xn), kí hiệu XXn hay là đại
lượng ngẫu nhiên định bởi:
n
i
i 1
1X X
n =
= ∑
Khi (X1,X2,…,Xn) nhận giá trị là mẫu cụ thể (x1, x2,…,xn) thì kỳ
vọng mẫu X nhận giá trị cụ thể là:
∑
=
= n
i
ixn
x
1
1
Nhận xét: Kỳ vọng mẫu của đám đông X ứng với mẫu (X1,X2,…,Xn)
chính là trung bình cộng của X1, X2,…, Xn.
2.2. Ý nghĩa: Khi ∞→n kỳ vọng mẫu nX hội tụ về kỳ
vọng đám đông μ = M(X). Do đó khi n khá lớn ta xấp xỉ:
nXXM ≈= )(μ
2.3. Các đặc số cuả kỳ vọng mẫu:
Khác với kỳ vọng của đám đông μ = M(X) là một hằng số,
kỳ vọng mẫu X là một đại lượng ngẫu nhiên mà giá trị được xác
định khi ta biết các giá trị quan sát cụ thể. Trong phần này, ta sẽ
xác định kỳ vọng và phương sai của kỳ vọng mẫu X theo kỳ vọng
μ = M(X) và phương sai σ2 = D(X) của đám đông X.
Kỳ vọng Phương sai
Đám đông X μ σ2
Kỳ vọng mẫu X ? ??
- Kỳ vọng của X :
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
5
1 2 n 1 2 n
1 2 n
i
X X ... X M(X X ... X )M(X) M( )
n n
M(X ) M(X ) ... M(X )
n
M(X) M(X) ... M(X) (do mỗi X có cùng phân phối với X)
n
M(X) .
+ + + + + += =
+ + +=
+ + +=
= = μ
Vậy kỳ vọng của kỳ vọng mẫu X bằng kỳ vọng đám đông μ =
M(X). Nghĩa là trong xấp xỉ nXXM ≈= )(μ giá trị trung bình
của những số liệu mà ta có được, dùng để tính xấp xỉ kỳ vọng đám
đông (giá trị mà ta cần biết) bằng đúng kỳ vọng đám đông.
Trong phần sau, ta gọi xấp xỉ này là ước lượng không chệch.
- Phương sai của X :
1 2 n 1 2 n
2
1 2 n
i2
i2
2
X X ... X D(X X ... X )D(X) D( )
n n
D(X ) D(X ) ... D(X ) (do các X độc lập)
n
D(X) D(X) ... D(X) (do mỗi X có cùng phân phối với X)
n
D(X) .
n n
+ + + + + += =
+ + +=
+ + +=
σ= =
Vậy phương sai của kỳ vọng mẫu X bằng phương sai đám
đông chia cho cỡ mẫu.
Tóm lại:
Kỳ vọng Phương sai
Đám đông X μ σ2
Kỳ vọng mẫu X μ σ2/n
Điều đó chứng tỏ các giá trị của kỳ vọng mẫu X có trung bình
bằng trung bình của X nhưng các giá trị này đồng đều hơn các giá
trị của X.
§3. Phương sai mẫu và độ lệch mẫu
6
3.1. Định nghĩa: Phương sai mẫu của đám đông X ứng với
mẫu (X1, X2,…, Xn), kí hiệu
2
nS hay S2 , là đại lượng ngẫu
nhiên định bởi:
n2 2
i
i 1
1S (X X)
n =
= −∑
Căn bậc hai của phương sai mẫu là S được gọi là độ lệch mẫu.
Khi (X1,X2,…,Xn) nhận giá trị là mẫu cụ thể (x1, x2,…,xn) thì
phương sai mẫu S2 nhận giá trị cụ thể là:
n2 2
i
i 1
1s (x x)
n =
= −∑
Nhận xét: Ứng với mẫu (X1, X2,…, Xn), ta có :
• (X1 - X , X2 - X ,…, Xn - X ) là mẫu độ lệch (so với kỳ vọng
mẫu).
• ((X1 - X )2, (X2 - X )2,…, (Xn - X )2) là bình phương của mẫu độ
lệch (so với kỳ vọng mẫu).
Như vậy, phương sai mẫu
n
2
i
i 1
1S (X X)
n =
= −∑2 chính là trung
bình cộng (tức trung bình mẫu) của bình phương độ lệch mẫu (so
với kỳ vọng mẫu).
3.2. Công thức tính phương sai mẫu:
Tương tự như phương sai đám đông, ta có công thức tính phương
sai mẫu như sau:
n n n2 2 2 2
i i i
i 1 i 1 i 1
1 1 1S X (X) X ( X )
n n n= = =
= − = −∑ ∑ ∑2
Thật vậy,
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
7
n n2 2 2
i i i
i 1 i 1
n n n n n
2 2 2 2
i i i i
i 1 i 1 i 1 i 1 i 1
n n
2 2 2 2
i i
i 1 i 1
1 1S (X X) (X 2XX X )
n n
1 1 1 1 1 1 = X 2XX X X 2X( X ) nX
n n n n n n
1 1 X 2XX X X X
n n
= =
= = = = =
= =
= − = − +
− + = − +
= − + = −
∑ ∑
∑ ∑ ∑ ∑ ∑
∑ ∑
2
3.3. Ý nghĩa: Khi ∞→n phương sai mẫu 2n S hội tụ về
phương sai đám đông σ2 = D(X). Do đó khi n khá lớn ta xấp xỉ:
2 D(X)σ = ≈ 2n S
3.4. Kỳ vọng của phương sai mẫu:
Khác với phương sai của đám đông σ2 = D(X) là một hằng
số, phương sai mẫu 2n S là một đại lượng ngẫu nhiên mà giá trị
được xác định khi ta biết các giá trị quan sát cụ thể.
Kỳ vọng Phương sai
Đám đông X μ σ2
Phương sai mẫu 2n S ?
Người ta chứng minh được rằng phương sai mẫu có kỳ vọng là:
2n 1M( ) .
n
−= σ2n S
Như vậy, trong xấp xỉ 2 D(X)σ = ≈ 2n S , giá trị trung bình
của 2nS hơi lệch so với σ2 một ít, nghĩa là trung bình của những
số liệu mà ta có được, dùng để tính xấp xỉ phương sai đám đông
(giá trị mà ta cần biết), không bằng phương sai đám đông mà
hơi lệch một ít. Vì vậy, để có được ước lượng không chệch như khi
tính xấp xỉ kỳ vọng đám đông, người ta xây dựng phương sai mẫu
đã hiệu chỉnh như sau:
3.5. Phương sai mẫu hiệu chỉnh:
8
Phương sai mẫu hiệu chỉnh của đám đông X ứng với mẫu (X1,
X2,…, Xn), kí hiệu 2 2nS Shay là đại lượng ngẫu nhiên định bởi:
2n S
n 1
= −
2 S
Căn bậc hai của phương sai mẫu hiệu chỉnh là S được gọi là độ
lệch mẫu hiệu chỉnh.
Công thức tính phương sai mẫu hiệu chỉnh như sau:
n
2 2 2
i
i 1
1 nS X (X)
n 1 n 1=
= −− −∑
Nhận xét: Với định nghĩa như trên, ta có:
2 2 2 2n n n n 1) M( S M(S .
n 1 n 1 n 1 n
−= = = σ = σ− − −
2 M(S ) ) .
nghĩa là kỳ vọng của phương sai mẫu đã hiệu chỉnh bằng phương
sai đám đông.
§3. Tỉ lệ mẫu
3.1. Mở đầu: Trong phần này, ta xét đám đông với tỉ lệ các
phần tử có tính chất A là p. Dấu hiệu X mà ta quan tâm khi khảo
sát một phần tử của đám đông là nó có tính chất A hay không:
Nếu có, ta đặt X = 1; nếu không, ta đặt X = 0. Như vậy, đám
đông được đặc trưng bởi đại lượng ngẫu nhiên X có phân phối
Bernoulli X ∼ B(p) như sau:
X 0 1
P q p
(q = 1-p).
Với đám đông X như trên, một mẫu cỡ n là một bộ gồm n đại
lượng ngẫu nhiên (X1, X2, …, Xn) mà mỗi Xi đều có cùng phân phối
Bernoulli với X: Xi ∼ B(p), nghĩa là
Xi 0 1
P q p
Nói cách khác, mỗi Xi chỉ nhận hai giá trị: 0 (với xác suất q) và 1
(với xác suất p).
3.2. Định nghĩa: Tỉ lệ mẫu của đám đông X ứng với mẫu
(X1, X2,…, Xn), kí hiệu Fn, là đại lượng ngẫu nhiên định bởi:
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
9
n
n i
i 1
1F X
n =
= ∑
Khi (X1, X2,…, Xn) nhận giá trị là mẫu cụ thể (x1, x2,…,xn) thì
tỉ lệ mẫu Fn nhận giá trị cụ thể là:
∑
=
= n
i
in xn
f
1
1
.
Nhận xét: Theo định nghĩa, tỉ lệ mẫu có biểu thức giống như
kỳ vọng mẫu. Tuy nhiên, ở đây các Xi chỉ nhận hai giá trị 0 và 1
tùy theo phần tử thứ i mà ta quan sát là không có tính chất A
hay có tính chất A. Như vậy, các giá trị của tỉ lệ mẫu chính là tỉ lệ
các phần tử có tính chất A trong các mẫu cụ thể.
3.3. Ý nghĩa: Khi ∞→n tỉ lệ mẫu Fn hội tụ về tỉ lệ đám
đông p. Do đó khi n khá lớn ta xấp xỉ:
p ≈ Fn
3.4. Các đặc số cuả tỉ lệ mẫu:
Chú ý rằng đám đông X có phân phối Bernoulli X ∼ B(p) nên
kỳ vọng đám đông là M(X) = p và phương sai đám đông là D(X) =
pq. Vì biểu thức của tỉ lệ mẫu giống biểu thức của kỳ vọng mẫu
nên lý luận hoàn toàn tương tự như đối với kỳ vọng mẫu, ta tìm
được các đặc số của tỉ lệ mẫu như sau:
• Kỳ vọng của Fn: M(Fn) = M(X) = p.
Vậy kỳ vọng của tỉ lệ mẫu Fn bằng tỉ lệ đám đông p,
nghĩa là trong xấp xỉ p ≈ Fn giá trị trung bình của những số liệu
mà ta có được, dùng để tính xấp xỉ tỉ lệ đám đông (giá trị mà ta
cần biết) bằng đúng tỉ lệ đám đông. Như đã nói, trong phần sau,
ta gọi xấp xỉ này là ước lượng không chệch.
• Phương sai của Fn:
n
pq
n
XDFD n == )()(
§4. Bảng số liệu và ví dụ tính các đặc trưng mẫu
4.1. Bảng số liệu:
10
Khi thu thập số liệu ta thường lập bảng số liệu theo các dạng
sau:
Dạng 1: Liệt kê dưới dạng:
x1, x2,…, xn
trong đó mỗi số liệu có thể lặp lại nhiều lần.
Dạng 2: Lập bảng có dạng:
Xi x1 x2 ……………………….. xk
ni n1 n2 ………………………… nk
trong đó x1 < x2 <… < xk và mỗi số liệu xi xuất hiện ni lần.
Dạng 3: Lập bảng có dạng:
Xi x1-x2 x2-x3 ……………………….. xk-xk+1
ni n1 n2 …………………………. nk
trong đó x1 < x2 <… < xk < xk+1 và mỗi nửa khoảng [xi; xi+1)
(trừ cái cuối cùng là đoạn [xk; xk+1]) chứa ni số liệu.
Khi xử lý số liệu ta sẽ đưa số liệu về Dạng 2: Có thể đưa
Dạng 1 về Dạng 2 bằng cách thống kê lại. Dạng 3 được đưa về
Dạng 2 bằng cách thay các khoảng xi-xi+1 bằng giá trị trung bình
của hai đầu mút
2
' 1+
+= iii xxx .
Dưới Dạng 2 các công thức về kỳ vọng mẫu và phương sai mẫu
như sau:
• Kỳ vọng mẫu:
k
i i
i 1
1X X n
n =
= ∑
• Phương sai mẫu:
k2 2 2
i i
i 1
1S X n (X)
n =
= −∑
• Tỉ lệ mẫu: Việc tính tỉ lệ mẫu rất đơn giản vì ta chỉ cần
xác định số phần tử m thỏa tính chất A của mẫu cỡ n, khi đó
ta có
n
mF
n
=
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
11
4.2. Ví dụ: Để khảo sát chỉ tiêu X của một loại sản phẩm,
người ta quan sát một mẫu và có kết quả sau:
X(cm) 11-15 15-19 19-23 23-27 27-31 31-35 35-39
Số sản phẩm 8 9 20 16 16 13 18
Những sản phẩm có chỉ tiêu X từ 19 cm trở xuống được xếp vào
loại B. Hãy xác định kỳ vọng mẫu, phương sai mẫu, phương sai
mẫu hiệu chỉnh của chỉ tiêu X và tỉ lệ mẫu sản phẩm loại B.
Giải
Trước hết ta thay các khoảng xi-xi+1 bằng giá trị trung bình của
hai đầu mút
2
' 1+
+= iii xxx .
Xi 13 17 21 25 29 33 37
ni 8 9 20 16 16 13 18
Ta có:
;100=n i iX n 2636;=∑ 2i iX n 75028.=∑
• Kỳ vọng mẫu của X là
∑ == ).(36,261 cmnXnX ii
• Phương sai mẫu của X là:
2 2 2 2 2
i i
1S X n X (7,4452) 55,4304 (cm ).
n
= − = =∑
• Phương sai mẫu hiệu chỉnh của X là:
22 2 2nS S (7,4827) 55,9903 (cm ).
n 1
= = =−
• Tỉ lệ mẫu sản phẩm loại B là:
%.1717,0
100
17 ====
n
mFn
vì trong n = 100 sản phẩm có m = 8 + 9 = 17 sản phẩm có chỉ
tiêu X nhỏ hơn hay bằng 19 cm, nghĩa là có 17 sản phẩm loại B.
12
4.3. Hướng dẫn sử dụng phần mềm thống kê trong các
máy tính bỏ túi CASIO 500MS, 570MS, 500ES, 570ES,..) tính
các đặc trưng mẫu:
Ví dụ. Xét lại ví dụ trên với bảng số liệu:
Xi 13 17 21 25 29 33 37
ni 8 9 20 16 16 13 18
a) Đối với loại máy tính CASIO 500 và 570MS:
1) Vào MODE SD: Bấm MODE (vài lần...) và bấm số ứng với
SD, trên màn hình sẽ hiện lên chữ SD.
2) Xóa bộ nhớ thống kê: Bấm SHIFT MODE 1 (màn hình
hiện lên Stat clear) AC = . Kiểm tra lại: Bấm nút tròn ∇
hoặc Δ thấy n = và ở góc số 0 là đã xóa.
3) Nhập số liệu: Trình tự bấm như sau: +xi SHIFT , ni M
(khi bấm SHIFT , trên màn hình hiện lên dấu ;). Cụ thể, ta
bấm:
+
+
+
+
+
+
+
1 3 SHIFT , 8 M
1 7 SHIFT , 9 M
2 1 SHIFT , 2 0 M
2 5 SHIFT , 1 6 M
2 9 SHIFT , 1 6 M
3 3 SHIFT , 1 3 M
3 7 SHIFT , 1 8 M
4) Kiểm tra và sửa số liệu sai: Bấm nút tròn ∇ để kiểm tra
việc nhập số liệu. Thấy số liệu nào sai thì để màn hình ngay
số liệu đó, nhập số liệu đúng và bấm = thì số liệu mới sẽ
thay cho số liệu cũ.
Ví dụ. Nhập sai +1 3 SHIFT , 7 M . Khi kiểm tra ta thấy
trên màn hình hiện ra:
Printed with FinePrint trial version - purchase at www.fineprint.com
13
- x1 = 13 (sai).
- Freq1 = 7 (sai)
Sửa như sau: Để màn hình ở Freq1 = 7, bấm 8 = thì
nhận được số liệu đúng Freq1 = 8.
Số liệu nào bị nhập dư thì để màn hình ở số liệu đó và
bấm +SHIFT M thì tòan bộ số liệu đó (gồm giá trị của X và xác
suất tương ứng) sẽ bị xóa. Chẳng hạn, nhập dư
+4 7 SHIFT , 1 8 M . Khi kiểm tra ta thấy x8 = 47 (dư). Ta để
màn hình ở số liệu đó và bấm +SHIFT M thì tòan bộ số liệu dư
(gồm giá trị của X = 47 và tần số tương ứng 18) sẽ bị xóa.
Chú ý. Sau khi kiểm tra việc nhập số liệu xong, phải bấm
AC để xóa màn hình và thóat khỏi chế độ chỉnh sửa.
5) Đọc kết quả:
Đại lượng
cần tìm
Thao tác Kết quả Ghi chú
Tổng bình phương
2
i iX n∑ SHIFT 1 1 =
2X 75028=∑ 2 2i iX n X=∑ ∑
Tổng i iX n∑ SHIFT 1 2 = X 2636=∑ i iX n X=∑ ∑
Cỡ mẫu n SHIFT 1 3 = n = 100
Kỳ vọng M(X) SHIFT 2 1 = X 26.36= M(X) X=
Độ lệch mẫu S SHIFT 2 2 = nx 7.4452σ = nS x= σ
Độ lệch mẫu hiệu
chỉnh S
SHIFT 2 3 = n 1x 7.4827−σ = n 1S x −= σ
• Phương sai mẫu 2 2S (7, 4452)=
• Phương sai mẫu hiệu chỉnh 2 2S (7,4827)=
b) Đối với loại máy tính CASIO 500 và 570ES:
1) Khai báo cột tần số: Bấm SHIFT SETUP 4 1∇
(Bấm ∇ bằng cách bấm nút tròn xuống)
2) Vào Mode Thống kê: Bấm MODE 3 1 (hoặc MODE 2 1 )
(Trên màn hình sẽ hiện lên chữ STAT)
3) Nhập số liệu: Như trong bảng sau:
14
4) Kiểm tra và sửa số liệu sai: Bấm nút tròn để kiểm