Khoảng cuối thế kỷ19 đầu thế kỷ 20, nhiều thiết bịxửlý âm thanh điện tửra
đời, đã mởra một hướng phát triển mới trong chếtạo các thiết bị điện tửdân dụng.
Trong giai đoạn này các nhà khoa học đã thành công trong chếtạo các thiết bịxửlý
âm thanh như: hệthống máy điện thoại, máy cassette, các máy quay đĩa và máy
phát thanh Ngày nay âm thanh điện tử được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị
dân dụng, nhiều thiết bịâm thanh sốra đời có tính năng kỹthuật cao từng bước thay
thếcho các thiết bịâm thanh tương tựtrước đây. Cho đến nay, hầu nhưcác gia đình
đều sởhữu một vài thiết bị điện tửphục vụ đời sống tinh thần.
156 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3173 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giảng xử lý audio & video, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG
XỬ LÝ AUDIO & VIDEO
LỜI MỞ ĐẦU
Bài giảng Xử lý Audio và Video là tài liệu được biện soạn nhằm phục vụ cho
đối tượng học viên thuộc chuyên ngành Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông. Để giúp
học viên tìm hiểu môn học một cách dễ dàng, tài liệu đã được chọn lọc biên soạn
với những nội dung rất căn bản về lý thuyết theo một trình tự logic, được trình bày
qua 5 chương.
Chương 1, đại cương về tín hiệu audio và video, đây là bức tranh toàn cảnh
về tín hiệu audio và video.
Chương 2, số hóa tín hiệu audio và video, trình bày những đặc trưng về
biến đổi của tín hiệu audio và video tương tự-số.
Chương 3, truyền dẫn tín hiệu audio và video, trình bày những nguyên tắc
truyền dẫn tín hiệu audio và video số.
Chương 4, ghi phát tín hiệu audio và video số, trình bày những nguyên tắc
ghi phát (lưu trữ) tín hiệu audio và video số.
Chương 5, nén dữ liệu audio và video, trình bày những phương pháp xử lý
nén audio và video.
Biên soạn tài liệu này, tác giả đã tổng hợp và chọn lọc những nội dung dựa
theo các tài liệu của các tác giả đã được xuất bản, qua đó cũng đã cập nhật những
nội dung mới nhằm làm phong phú cho môn học. Tuy đã có nhiều cố gắng và thận
trọng nhưng tài liệu không sao tránh khỏi những sai sót, mong sự thông cảm và
đóng góp ý kiến của bạn đọc.
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
Chương 1
ĐẠI CƯƠNG VỀ AUDIO VÀ VIDEO
1.1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
Khoảng cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, nhiều thiết bị xử lý âm thanh điện tử ra
đời, đã mở ra một hướng phát triển mới trong chế tạo các thiết bị điện tử dân dụng.
Trong giai đoạn này các nhà khoa học đã thành công trong chế tạo các thiết bị xử lý
âm thanh như: hệ thống máy điện thoại, máy cassette, các máy quay đĩa và máy
phát thanh…Ngày nay âm thanh điện tử được ứng dụng rộng rãi trong các thiết bị
dân dụng, nhiều thiết bị âm thanh số ra đời có tính năng kỹ thuật cao từng bước thay
thế cho các thiết bị âm thanh tương tự trước đây. Cho đến nay, hầu như các gia đình
đều sở hữu một vài thiết bị điện tử phục vụ đời sống tinh thần.
Khi kỹ thuật truyền thanh ra đời thì truyền hình là tiêu điểm nghiên cứu quan
trọng cho các nhàkhoa học. Đến khoảng giữa thế kỷ 20, thời kỳ thế chiến thứ II, kỹ
thuật truyền hình ảnh động đấu tiên ra đời, nhưng chỉ nhằm để phục vụ cho mục
đích quâ sự. Sau khi kết thúc chiến tranh, truyền hình ở các quốc gia mới thực sự
nhằm vào mục đích dân dụng, từ đó kỹ thuật truyền hình không ngừng được cải tiến
và phát triển. Cho đến nay, thế giới thực sự đổi thay từ khi mọi gia đình có thể
thưởng thức thông tin bằng hình ảnh và âm thanh.
Trong suốt hơn 50 năm qua, truyền hình đóng một vai trò quan trọng trong sự
phát triển của nền kinh tế tri thức của thế giới. Cho đến nay cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của công nghệ điện tử, nhiều công nghệ truyền hình thế hệ mới ra đời với
những tính năng kỹ thuật cao dần thay thế cho truyền hình tương tự trước đây,
truyền hình số với những công nghệ khác nhau như: truyền hình mặt đất, truyền
hình cáp, truyền hình vệ tinh...đã thực sự làm cho thế giới truyền hình ngày càng
sóng động hơn.
1.2. ẢNH TỰ NHIÊN
Ảnh tự nhiên là những gì mà chúng ta có thể trông thấy xung quanh thế giới
thực, chúng được tạo ra bởi các nguồn ánh sáng mặt trời hoặc ánh sáng nhân tạo
phản xạ lên các vật thể mà ta có thể trông thấy. Truyền hình là một hệ thống tín hiệu
hình ảnh và tín hiệu âm thanh analog được phát triển rất cao. Cơ sở của hệ thống
truyền hình là dựa trên đặc tính của thị giác con người, đặc tính này cũng được áp
dụng trong hệ thống truyền hình kỹ thuật số hiện nay.
1
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
Mục đích hệ thống tái tạo ảnh điện tử (video) là thu ảnh tự nhiên và tái tạo lại
với những khoảng cách về không gian, hoặc cả hai (hình 1.1). Ở đây chúng ta quan
tâm đến hai thuộc tính nhìn thấy của cảnh quan là màu sắc và độ chói.
Chuyển đổi
ảnh-tín hiệu Xử lý tín hiệu
Tạo xung
đồng bộ
Lưu trữ hoặc
truyền dẫn
Xử lý tín hiệu Chuyển đổi tín hiệu-ảnh
Tách xung
đồng bộ
Mắt người
xem
Ảnh tái tạo
Ảnh tự
nhiên Ống kính
Hình 1.1. Hệ thống tái tạo ảnh điện tử
Nhưng cảnh tự nhiên ít khi được tạo nên từ một nguồn sáng đơn sắc. Ảnh tại
mọi điểm trong cảnh quan là tổng của ánh sáng từ các nguồn đồng nhất với ánh
sáng phản xạ từ các vật xung quanh. Sự chiếu sáng vừa nêu đã được sửa đổi bởi các
thành phần phản chiếu từ các vật xung quanh môi trường tạo ra một sự chiếu sáng
mà màu sắc và độ sáng của nó thay đổi theo từng cảnh. Đối với những cảnh phức
tạp hơn, mắt người có thể thích nghi với sự thay đổi từng khu vực chiếu sáng cho
đến lúc không còn cảm nhận được nữa khi quan sát trực tiếp. Hệ thống tái tạo hình
ảnh cũng cần tạo ra một kết quả tương tự .
Quá trình chuyển đổi tín hiệu-ảnh hoàn toàn đồng bộ và đồng pha với quá
trình chuyển đổi ảnh-tín hiệu thì mới khôi phục được ảnh quang đã truyền đi. Để
thực hiện sự đồng bộ và đồng pha, trong hệ thống truyền hình phải dùng một bộ tạo
xung đồng bộ. Xung đồng bộ được đưa đến bộ xử lý tín hiệu để khống chế quá trình
phân tích ảnh, đồng thời đưa đến bộ xử lý tín hiệu hình rồi truyền sang phía thu, tín
hiệu hình được cộng thêm xung đồng bộ gọi là tín hiệu truyền hình.
1.3. ÂM THANH TỰ NHIÊN
Âm thanh là những biến đổi áp suất nhanh xảy ra trong không khí do nhiều
quá trình tự nhiên gây nên. Tiếng gió thổi trên cành cây, tiếng sóng biển vỗ bờ ,
tiếng chim kêu…tất cả đều là âm thanh tự nhiên. Nhiều hệ thống do con người chế
2
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
tạo cũng tạo ra những biến đổi áp suất tương tự, đôi khi còn có ý chủ định, hay đôi
khi còn do khách quan. Một dàn nhạc tạo ra những âm thanh có chủ định với mục
đích thưởng thức âm nhạc. Trong khi, âm thanh của một động cơ phản lực phát ra
khi cất cánh lại được coi là do khách quan gây lên.
Tai con người phản ứng lại những biến đổi áp suất không khí ở phạm vi tần số
trong khoảng từ 30Hz đến 15000Hz sau đó đưa đến não và đó chính là âm thanh.
Độ lớn hay biên độ dao động của những biến đổi áp suất này tạo nên cảm giác về
tiếng ồn.
Âm thanh chuyển động trong không khí theo quy tắc truyền sóng, vì vậy người
ta có thể nghe thấy một âm thanh phát ra từ khoảng cách khá xa và những biến đổi
áp suất âm thanh thường được gọi là sóng âm. Trong mọi trường hợp, sóng âm
thanh là sóng tương tự. Sóng âm chuyển động trong không khí với vận tốc xắp xỉ
bằng 345m/s ở nhiệt độ phòng và mực nước biển. Theo lý thuyết về sóng, mối liên
hệ giữa tần số f và bước sóng λ là:
λ = v/f (1.1)
Ngoài ra, các tính chất khác của sóng âm thanh cũng có tầm quan trọng đối với
việc thiết kế các thiết bị âm thanh. Sóng âm sẽ phản xạ với bề mặt cứng (những bề
mặt không hấp thụ sóng âm) tạo nên hiệu ứng về tiếng vọng và vang âm. Sóng âm
thanh bị nhiễu xạ, chúng có thể xuyên qua các lỗ hỏng, các khe hở và đến từng ngóc
ngách. Sóng âm thanh cũng có thể bị khúc xạ, nó sẽ bị bẻ cong khi vận tốc truyền
thay đổi ở những khu vực khác nhau với nhiệt độ và mật độ không khí khác nhau.
Tầm quan trọng của những hệ quả này là hàm điều kiện môi trường và bước sóng.
Về mặt toán học, việc tạo những đường truyền sóng âm thanh trong một môi trường
thực tiễn khá phức tạp.
Âm thanh tự nhiên không chỉ liên quan đến hai yếu tố là nguồn phát và người
nghe, bởi vì sóng âm luôn phản xạ với các đồ vật xung quanh môi trường. Người
nghe tiếp nhận âm thanh phản xạ ngay sau khi âm thanh đó được phát ra. Người ta
gọi các yếu tố có liên quan đến âm thanh này là môi trường âm thanh. Môi trường
này rất quan trọng đối với việc tái tạo lại âm thanh bằng hệ thống điện tử.
Một trong những yếu tố chủ yếu của môi trường âm thanh được tạo ra do hiện
tượng phản xạ, thường xảy ra ở những không gian kín (như phòng hoà nhạc). Do
tốc độ giới hạn của âm thanh, song âm được truyền đi trong một phòng kín mất
nhiều thời gian để đến được tai người hơn là âm thanh trực tiếp và được gọi là
những âm bị trễ mà có thể nghe thấy sự lặp lại của âm thanh trước. Chúng ta có thể
nhận thấy rõ tiếng vọng xẩy ra khi sự trễ âm phản xạ lớn hơn khoảng 50m/s, tương
đương với khoảng cách là 17m. Tiếng vọng rõ nhất với những âm thanh có thời
gian trễ lớn hơn, ví dụ như tiếng vọng xảy ra trong một thung lũng.
3
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
Ở những khu vực không gian hẹp hơn, có thể có rất nhiều phản xạ mà không
một phản xạ nào có thể bị trễ khác biệt hẳn tới mức là tiếng vọng. Tuy nhiên, âm
thanh vẫn tiếp tục truyền đi trong phòng cho đến khi nó biến mất hoàn toàn do có
hiện tượng hấp thụ âm, và gọi là hiện tượng tiếng vọng.
Hiện tượng tiếng vang tạo ra cảm giác về không gian, nó rất quan trọng trong
quá trình mô phỏng âm thanh. Ví dụ, nếu việc mô phỏng âm thanh không thu được
tiếng vang (trường hợp máy thu đặt gần, hoặc thậm chí đặt máy thu ngay tại nguồn
âm), âm thanh sẽ trở thành âm “chết”. Điều kiện này có thể khắc phục bằng cách
đưa vào những tiếng vang nhân tạo (thường xử lý bằng kỹ thuật số). Các chương
trình truyền hình gốc (chưa được biên tập) thường được thực hiện ở những điều
kiện âm “chết” này với mục đích là tiếng vang nhân tạo sẽ được đưa vào trong quá
trình biên tập, điều này giúp cho biên tập viên có thể kiểm soát được âm thanh.
Tiếng vang được lượng tử hoá trong khoảng thời gian đủ để nó phá huỷ 1/1000
âm gốc. Đối với phòng thiết kế riêng cho phòng hội thảo, thời gian vang của âm
thích hợp nhất là 1 giây. Với một phòng hòa nhạc, thời gian dài hơn một chút, lên
đến khoảng 2 giây.
Việc đo âm bằng các thiết bị như micro hay loa cần phải được thực hiện trong
một môi trường hoàn toàn cách âm để tách các đặc tính của chúng ra khỏi các đặc
tính của môi trường. Một loại phòng đặc biệt được gọi là phòng cách âm được thiết
kế cho mục đích này. Loại phòng này hấp thụ tất cả các âm thanh nhập vào chu vi
của nó, vì vậy hiện tượng phản xạ không xảy ra. Về cơ bản đây là một không gian
“chết”. Khi nói trong căn phòng này, người ta hầu như không thể nghe được giọng
nói của chính mình .
1.4. TÁI TẠO ÂM THANH ĐIỆN TỬ
Âm thanh điện tử được gọi chung là audio. Hình 1.2 minh họa một hệ thống
audio điển hình. Âm được thu từ nguồn nhờ một hoặc nhiều micro và những tín
hiệu audio thu được truyền qua hệ thống cho đến khi tới loa phát (bộ phận chuyển
các tín hiệu điện thành sóng âm).
Nguồn
âm
Thu audio Lưu trữ hay truyền dẫn Máy thu
Hình 1.2. Hệ thống tái tạo âm thanh điện tử
Mục đích tái tạo âm thanh điện tử là để tải các sóng âm thanh đến những
khoảng cách xa cả về không gian và thời gian, để người nghe có thể tiếp nhận như
thể họ đang nghe âm trực tiếp từ nguồn. Một mục đích khác nữa là để chau chuốt
4
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
âm thanh mới không có trong tự nhiên, làm cho âm thanh điện tử hay hơn âm gốc,
hoặc tạo ra những âm thanh mới không có trong tự nhiên.
1.5. THỊ GIÁC CON NGƯỜI
Mắt người là một thiết bị rất đặc biệt bao gồm trên 100.000.000 (108) phần tử
cảm biến cùng một hệ thống điều khiển độ sáng cho phép nhìn rõ ở một phạm vi độ
sáng hơn 10 triệu tới 1. Hai mắt kết hợp với não tạo ra khả năng nhận biết các vật
trong không gian ba chiều. Mặc dù hầu hết các hệ thống tái tạo điện tử không có các
tính năng này nhưng bằng cánh thiết kế như các đặc điểm của mắt trong bộ não điện
tử, hệ thống có khả năng đáp ứng nhiều mục đích ứng dụng.
1.5.1. Độ phân giải
Thị lực trung bình của mắt là 20/20, vùng trung tâm thị lực là một cung có góc
khoảng 1/60 độ. Đây là độ phân giải của mắt, tất nhiên chỉ áp dụng đối với những
ảnh của các vật thể trên thang xám. Còn đối với ảnh màu, độ phân giải của mắt sẽ
giảm đi (xem phần 1.8.1). Độ phân giải ở đây có nghĩa là mắt người có thể nhìn rõ
các vật thể có kích thước khoảng 1cm khi nhìn khoảng cách là 3m, trường nhìn của
mắt gần bằng 1800, một người có thể phân biệt được tổng cộng 180×60 =10.800 vật
thể ngang qua trường nhìn. Tuy nhiên, độ phân giải của mắt giảm dần từ trung tâm
của thị giác, vì vậy tổng số vật thể trong thực tế là ít hơn nhiều .
Hệ thống ảnh điện tử phân biệt được một số lượng lớn các vật thể trong ảnh
đơn thực tế là rất hiếm. Vì vậy, nó thường được thiết kế sao cho màn hình hiển thị
có kích thước nhỏ hơn tổng trường nhìn của mắt. Do đó, hầu hết hình ảnh đều được
quan sát bởi phần có độ phân giải đầy đủ nhất của mắt, và độ phân giải đầy đủ cũng
là yếu tố quan trọng cần được sử dụng trong các thao tác tính toán hình ảnh điện tử.
Một đặc điểm khác cũng yêu cầu sử dụng độ phân giải đầy đủ nhất là khả năng
chuyển động của mắt để mang vật thể cần nhìn vào trung tâm thị giác. Một màn
hình hiển thị ở một góc rộng, khi nhìn gần sẽ gặp một số vấn đề đó là người xem sẽ
nhìn trực tiếp vào bất cứ phần nào trên màn hình thu hút họ trước nhất. Ở một thời
gian đặc biệt nào đó nó có thể là một điểm bất kỳ trên màn hình. Do vậy toàn bộ
màn hình đều cần phải có độ phân giải cao.
Ta biết rằng, ảnh trong các hệ thống số được miêu tả là một chuỗi các pixel.
Hệ thống hiển thị cần phải thiết kế sao cho các pixel không bị lộ diện nếu như
không có sẽ gây ảnh hưởng xấu tới chất lượng ảnh. Người ta thường hạn chế số
lượng pixel trong ảnh để đủ cho người xem ở khoảng cách nhìn quy định hoặc lớn
hơn, không thể phân tích được. Một thông số quan trọng cần tính đến ở đây là tỉ lệ
nhìn, được xác định bằng tỉ lệ giữa khoảng cách người xem (tính từ màn hình) với
độ cao nhất của ảnh.
5
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
VR= d/PH (1.2)
Trong đó: VR = tỉ lệ nhìn.
d: khoảng cách từ mắt tới màn hình.
PH: độ cao của ảnh (lấy theo cùng đơn vị d)
Khi sử dụng hình ảnh theo độ phân giải trên đây, số lượng tối đa của các điểm
ảnh có thể nhìn thấy được ở một tỉ lệ nhất định là:
Số điểm ảnh = 3440/VR (1.3)
Lưu ý, đối với một bức ảnh có số pixel xác định, nếu ở khoảng cách cho trước
mà mắt chưa phân biệt được các điểm ảnh thì đây là kích cỡ lớn nhất của ảnh, điều
đó tương đương với tỉ lệ nhìn là nhỏ nhất (bảng 1.1). Điều này đúng cho cả hệ thống
video số và video tương tự. Hệ thống video tương tự quan tâm đến số dònd quét
hơn là số pixel trên một ảnh. Trong khi đó, các dòng quét lại ngây nhiễu cho khả
năng nhìn hơn pixel, đây chính là nhược điểm của hệ thống video analog. Các máy
tính thường hoạt động với các thông số thấp hơn.
Hệ thống Dòng hoặc pixel/ph Tỉ lệ nhìn
Hệ NTSC 483 7.2
HDTV 1080 3.2
Màn hình máy tính 768 4.5*
Bảng 1.1. Các tỉ lệ nhìn nhỏ nhất
1.5.2. Tạo mức xám
Để tạo ra hình ảnh rõ nét, ánh sáng phát ra ở màn hình phải tỉ lệ với độ sáng
phát ra từ cảnh ở một điểm. Điều này có nghĩa là các tín hiệu video phải là một hàm
tuyến tính với độ chói của ảnh. Tuy nhiên, thiết bị hiển thị tiêu biểu (CRT) lại có
cường độ hàm phi tuyến, ngược với hàm tín hiệu, rất nhiều các tiêu chuẩn của hệ
thống đã đưa vào các phần sửa lỗi phi tuyến trong tín hiệu video, bởi vì nếu sửa lỗi
phi tuyến tại các máy thu thì giá thành rất cao .
Hầu hết các bộ cảm biến trong camera truyền hình có đặc tuyến ánh sáng
tuyến tính, vì vậy camera thường được lắp đặt hệ thống sửa méo gamma để đưa vào
tín hiệu có đặc tính biên độ phi tuyến cần thiết. Gamma là một đường đặc tuyến của
hàm mũ xấp xỉ bằng biên độ phi tuyến chuyển giao. Ví dụ, gamma của một CRT
điển hình là 2,2. Như vậy một camera phải đưa phần sửa lỗi với số mũ là 1/2,2 hoặc
0,45. Đặc tính này được thể hiện bằng đường cong trên hình 1.3.
6
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
0.5 1.0 0.0
0.5
1.0
Đ
ầu
ra
tư
ơ
ng
đ
ối
Ү= 45
Hình 1.3. Đường cong sửa lỗi 45.0=γ
Tuy nhiên, đa phần máy tính áp dụng tiêu chuẩn sửa lỗi gamma chứ không
phải truyền hình, vì vậy đôi khi việc gây lỗi là cần thiết khi chuyển đổi giữa các tín
hiệu truyền hình và tín hiệu trong máy tính.
1.5.3. Rung hình và tỷ lệ phục hồi
Người ta không nhận thấy sự nhấp nháy của màn hình bởi vì mắt có khả năng
lưu hình. Có nghĩa là, hệ thống thị giác phản ứng rất chậm với sự thay đổi nhanh
của ánh sáng trên màn hình. Tuy nhiên, sự chiếu sáng thay đổi theo chu kỳ với tần
số thấp (khi được chiếu sáng bởi đèn điện có tần số thấp), gây ra hiệu ứng mà ta gọi
là hiện tượng rung hình. Hiện tượng rung hình phụ thuộc vào số lượng của độ chiếu
sáng (rung hình dễ nhận thấy hơn khi hình ảnh có độ chói cao) và cũng dễ nhìn hơn
khi nhìn ở ngoại vi tầm nhìn. Hiệu ứng vừa rồi giúp chúng ta nhạy cảm hơn với
những vật chuyển động nhanh (có thể là nguy hiểm) xuất hiện đầu tiên ở ngoại vi
tầm nhìn. Vấn đề điều khiển rung hình khá quan trọng, bởi vì nếu ánh sáng ở màn
hình bị rung kéo dài sẽ gây ra chứng mổi mắt người xem.
Hệ thống Tỷ lệ phục hồi Môi trường VR
NTSC 60 (59,94) Phòng khách 7
PAL 50 Phòng khách 7
Màn hình máy tính 72 Phòng sáng 1-2
Rạp chiếu phim 48 Phòng tối 5-10
Bảng 1.2. Các tỉ lệ phục hồi tiêu biểu
7
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
Thiết bị điện tử lại có hiệu ứng lưu hình ngược lại, ánh sáng phát ra sẽ bị hủy
sau một thời gian ngắn. Vì vậy, ảnh điện tử phải được phục hồi thường xuyên để
duy trì hiệu ứng chiếu sáng ổn định. Tỉ lệ phục hồi phải đủ để tránh tình trạng rung
hình ở các điều kiện xem mong muốn. Tỉ lệ phục hồi tiêu biểu được trình bày trong
bảng 1.2. Ở điện ảnh, tỉ lệ phục hồi có thể thấp bởi vì các rạp chiếu phim thường
phải tối và ảnh không được quá sáng. Riêng máy tính lại ở trong tình trạng ngược
lại, thường hiển thị trong một phòng sáng, màn hình cũng phải sáng, và như vậy tỉ
lệ nhìn thấp có nghĩa là những phần màn hình này xuất hiện ở ngoại vi tầm nhìn.
Hiện tượng rung hình với một số lượng thích nghi nhất định, điều này xảy ra
khi cùng một kiểu nhìn đều đặn diễn ra. Ví dụ, tỉ lệ phục hồi 50 Hz được sử dụng ở
một số quốc gia được đánh giá là hoàn toàn hợp lí với người bản địa. Song, một số
quốc gia khác tỉ lệ 60 Hz cũng được áp dụng.
1.5.4. Tái tạo ảnh chuyển động
Sự chuyển động của ảnh được tạo ra trong hệ thống video nhờ vào cập nhật
nội dung trên màn hình với tỉ lệ vừa đủ để người xem có thể nhận biết được một
quá trình chuyển động liên tục. Trong một hệ thống truyền hình, nó được thực hiện
ở camera và tỉ lệ quét của màn hình.
Trong những trường hợp đơn giản nhất, camera video sẽ tạo ra mành riêng biệt
cho mỗi chu kỳ phục hồi của màn hình. Đây chính là cách hoạt động thông thường
của tryuền hình số, tỉ lệ mành của camera và màn hình như nhau. Thực chất, tỉ lệ ở
hai bộ phận này đã được đồng bộ hoá. Trong phương thức vận hành này, tín hiệu
phát ra từ camera không ngừng đi tới màn hình mà không cần sự can thiệp của quá
trình xử lý hay lưu trữ nào. Khi đề ra các tiêu chuẩn màn hình, vấn đề xử lý hay lưu
trữ vẫn chưa được bàn đến, do vậy hệ thống thiết kế cho màn hình được phục hồi
bằng cách liên tục phát ra các tín hiệu mới từ camera, thậm chí ngay cả khi hình ảnh
đã dừng.
Hiện nay với công nghệ kỹ thuật số, lưu trữ và xử lý là hai quá trình tồn tại
thường xuyên trong hệ thống, và camera cũng như màn hình không cần thiết phải có
tỉ lệ mành như nhau thậm chí không cần phải đồng bộ. Camera có thể hoạt động ở
một tỉ lệ mành vừa đủ để tạo lại chuyển động, còn màn hình có thể vận hành ở một
tỉ lệ cao hơn, đáp ứng chỉ tiêu rung hình cần thiết. Thậm chí có thể ngừng hẳn việc
truyền theo chu kỳ của những hình ảnh đã dùng, để giảm yêu cầu mà quá trình
truyền dữ liệu đặt ra.
Như đề cập ở trên, để giảm độ rung hình, tần số mành ở 50 Hz hoặc cao hơn
nữa và màn hình cũng có thể quét ở tần số này. Nhưng quá trình tái tạo chuyển
động thường tốt nhất với tần số mành 30Hz, hoặc thậm chí có thể thấp hơn. Do vậy
quá trình quét ảnh của camera càng phải diễn ra nhanh, để đủ hỗ trợ quá trình tạo
8
Chương 1: Đại cương về tín hiệu audio và video
chuyển động. Các hệ thống số có thể đáp ứng cả những tiêu chí này. Khi theo dõi
một vật chuyển động nhanh, người ta có cảm giác như sự chuyển động này rất rõ
nét. Tuy nhiên, thực chất hình ảnh chuyển động lại rất m