Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng dưới đất của cây, có nhiệm vụ chủ yếu là hútnước và muối khoáng hòa tan trong nước để chuyển lên các cơ quan trên mặt đất(thân và lá). Rễ còn có chức năng cơ học: Giữ chặt cây vào đất, bám vào giá thể,một số rễ cây còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng, ở một số loài rễ cây còn cókhả năng tham gia vào việc sinh sản dinh dưỡng,
11 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3422 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảngCấu tạo rễ cây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CẤU TẠO RỄ CÂY
Rễ cây là cơ quan dinh dưỡng dưới đất của cây, có
nhiệm vụ chủ yếu là hút
nước và muối khoáng hòa tan trong nước để chuyển
lên các cơ quan trên mặt đất
(thân và lá). Rễ còn có chức năng cơ học: Giữ chặt
cây vào đất, bám vào giá thể,
một số rễ cây còn là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng,
ở một số loài rễ cây còn có
khả năng tham gia vào việc sinh sản dinh dưỡng,
tham gia vào quá trình hô hấp và
quang hợp của cây.
1. Hình thái ngoài của rễ cây
1.1. Các bộ phận của rễ cây
Khi quan sát hình thái ngoài của một rễ chính, người
ta phân biệt các phần
chính sau đây:
+ Chóp rễ: là bộ phận tận cùng bao bọc bên ngoài
đầu rễ, có tác dụng che chở
cho mô phân sinh đầu rễ khỏi bị tổn thương khi đâm
sâu vào đất.
51
+ Miền sinh trưởng: là phần nằm ngay trong chóp rễ
- đó chính là mô phân
sinh đầu rễ, cấu tạo bởi những tế bào phân chia mãnh
liệt làm cho rễ dài ra, trong
miền này người ta phân biệt thành các phần:
+ Miền vận chuyển (miền trưởng thành): miền này có
nhiệm vụ chính là vận
chuyển nước và muối khoáng hòa tan từ rễ lên thân,
có tác dụng nâng đỡ thân, ở miền
này đã bắt đầu hình thành các rễ bên, bao phủ mặt
ngoài của miền vận chuyển thường
có một lớp bần. Miền vận chuyển đã có cấu tạo thứ
cấp.
1.2. Các kiểu rễ
a. Rễ chính và rễ bên - hệ rễ trụ
Rễ chính là rễ được phát triển trực tiếp từ rễ phôi và
thường có vị trí hướng
thẳng xuống đất, đâm sâu vào đất. '52ễ chính thường
được gọi là rễ cấp1, từ rễ
chính sẽ hình thành nên rễ bên (rễ cấp 2), có kích
thước nhỏ hơn rễ chính và từ rễ
cấp 2 sẽ hình thành nên rễ cấp 3... quá trình cứ tiếp
tục như vậy và kích thước của
rễ bên có xu hướng giảm dần. Các rễ bên được hình
thành theo thứ tự hướng ngọn
Hình 3.1. Các phần của một rễ chính
1.Chóp rễ; 2. Miền sinh trưởng;
3. Miền phân hoá; 4. Miền lông hút;
5. Miền vận chuyển.
Tầng sinh bì: hoạt động của tầng này sinh ra lớp biểu
bì đầu rễ.
- Tầng sinh vỏ: hoạt động sinh ra lớp vỏ sơ cấp của rễ
cây
- Tầng sinh trụ: hoạt động của tầng này sinh ra phân
trung trụ của rễ cây.
+ Miền phân hóa: nằm ngay ở phía trên miền sinh
trưởng, những tế bào của miền này
đã bắt đầu phân hóa để hình thành các mô.
+ Miền hấp thu (miền lông hút): mặt ngoài của miền
này có rất nhiều lông hút bao
phủ, có tác dụng hút nước và muối khoáng hòa tan từ
đất vào trong cây. Độ dài của miền
lông hút không đổi đối với mỗi loài, miền này đã có
cấu tạo sơ cấp.
52
(rễ sinh trước ở gần gốc, rễ non ở gần ngọn). Những
rễ bên thoạt đầu phát triển theo
hướng nằm ngang và sau đó hướng nghiêng dần
xuống dưới.
Rễ chính và rễ bên là đặc điểm của hệ rễ cây thực vật
2 lá mầm và cây hạt
trần - Hệ rễ đó còn được gọi là hệ rễ trụ (hệ rễ cọc).
b. Rễ phụ và hệ rễ chùm
Rễ phụ không phải là rễ được sinh ra từ rễ chính hay
rễ bên mà là từ thân hoặc lá,
rễ phụ của một số cây được hình thành từ phần dưới
của thân, cành nơi gần với đất ẩm
hoặc được hình thành từ thân rễ (thân ngầm). Các rễ
phụ thường có hình dạng và kích
thước tương đối đồng đều nhau, không có cấu tạo thứ
cấp - hệ rễ đó thường gặp ở cây
thực vật 1 lá mầm và được gọi là hệ rễ chùm.
c. Nốt sần và rễ nấm
+ Nốt sần: là kiểu rễ thường gặp ở cây họ Đậu
(Fabaceae) và một số đại diện
của các họ khác, trên các rễ xuất hiện các nốt nhỏ sần
sùi như là các biến dạng của
rễ - đó là những nốt sần. Hiện tượng này do vi khuẩn
Rhizobium thâm nhập từ trong
đất qua lông rễ hoặc qua các khe nứt nhỏ của rễ vào
các tế bào mô mềm của rễ,
trong mô này các tế bào vi khuẩn đó sống và sinh
sản, các tế bào vỏ trụ của rễ bắt
đầu có sự phân chia để tạo thành nốt sần ở trên rễ,
bên trong chứa nhiều vi khuẩn
nốt sần. Các vi khuẩn này có khả năng cố định nitơ tự
do của khí quyển ở trong đất
vào các nốt sần đó. Đây là hiện tượng chung sống
giữa cây xanh và vi khuẩn, mỗi
loài cây họ đậu có 1 loài Rhizobium nhất định. Ngoài
chi Rhizobium ra, trong đất
còn có các chi Azotobacter (hiếu khí) và Clostridium
(kị khí) cũng có khả năng cố
định đạm làm giàu thêm nitơ cho đất.
+ Rễ nấm: đó là sự chung sống giữa rễ các cây thực
vật bậc cao với nhiều loài
nấm ở trong đất, có các kiểu rễ nấm chính sau đây:
Rễ nấm ngoài: sợi nấm tạo thành một mô bao xung
quanh rễ non của cây và
chỉ thâm nhập vào các khoảng gian bào của những
lớp ngoài cùng của vỏ rễ.
Rễ nấm trong: các sợi nấm thâm nhập sâu vào các tế
bào của vỏ rễ và tạo nên
những chỗ lồi nhỏ.
Rễ nấm trong và ngoài: là trường hợp sợi nấm nằm
cả ở bên trong lẫn bên
ngoài của rễ, loại rễ nấm này thường gặp hơn cả (rễ
của một số cây họ Lan
(Orchidaceae) và họ Đỗ quyên (Ericaceae)
1.3. Các dạng biến thái của rễ
+ Rễ củ: là dạng biến thái không phải chỉ riêng của
rễ, mà có sự tham gia của
trụ trên và trụ dưới của lá mầm, ở những cây sống 2
năm, rễ củ phát triển như một
cơ quan dự trữ mà ở năm thứ 2 thì từ rễ đó phát triển
thân, hoa, quả... (Cà rốt, Củ
cải).
53
+ Củ: là phần phát triển nạc của rễ bên hoặc rễ phụ,
đó là cơ quan dự trữ của
cây, thường là tinh bột (Khoai, Sắn...).
+ Rễ chống (rễ cà kheo): là kiểu rễ đặc trưng cho
những cây sống ở vùng ngập
mặn ven biển, những cây này có rễ phụ phát triển
mạnh thành hình cung rồi cắm xuống
đất làm thành hệ thống chống đỡ cho cây chịu được
những tác động của sóng, gió thủy
triều... (rễ cây Đước, Sú, Ráy và Dứa dại...).
+ Rễ bạnh: là rễ nằm ở vị trí chuyển tiếp với thân,
nằm nổi trên mặt đất và
phát triển thành những phiến lớn, thường gặp ở
những cây gỗ vùng nhiệt đới (Đa,
Sấu).
+ Rễ không khí: là những rễ phụ phát triển từ thân,
buông lơ lửng trong không
khí, thường có màu lục (do tế bào chứa diệp lục) ở
trên bề mặt của những rễ này
thường có một lớp vêlamen dày, đó là những tế bào
chết, có màng dày hóa bần có
khả năng hấp thụ nước trong không khí, rễ không khí
thường gặp ở cây họ Ráy
(Araceae) và cây họ Lan (Orchidaceae).
+ Rễ biểu sinh: thường gặp ở những cây biểu sinh, là
những cây sống trên
những cây khác nhưng không phải ký sinh hay hoại
sinh. Cây biểu sinh thường bám
vào phần vỏ của những cây gỗ lớn nhờ những rễ dẹp,
những rễ này có khả năng hấp
thụ nước chảy dọc theo thân của cây chủ, rễ cây
thường có màu lục (rễ cây của một
số loài Lan)
+ Rễ bám: là đặc điểm của một số dây leo, các rễ này
giúp cho cây bám chắc
vào giá thể (Trầu không, Tiêu...).
+ Rễ hô hấp: thường gặp ở những cây ngập mặn hoặc
các cây sống ở vùng đầm
lầy, ở những nơi rễ khó hấp thụ không khí, ở những
cây này có các rễ chuyên hóa, ngoi
lên khỏi mặt nước để hô hấp , trên bề mặt của rễ có
rất nhiều lỗ vỏ: cây Bụt mọc
(Taxodium distichum); Bần (Soneratia); Vẹt
(Bruguiera).
+ Rễ giác mút: là rễ của các cây ký sinh hoặc bán ký
sinh những cây này có hệ rễ
đâm sâu vào nhu mô vỏ và các bó mạch của những
cây khác để hút nước và các chất hữu
cơ (cây Tầm gửi - cây nửa ký sinh vì có khả năng
quang hợp).
+ Rễ thắt nghẹt (rễ bóp cổ): là kiểu rễ thường gặp ở
những cây thuộc chi Ficus
(Si, Đa, Bồ đề) có hệ rễ phụ phát triển mạnh bóp chết
cây chủ.