Bài giới thiệu môn Luật kinh doanh quốc tế

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. KHÁI NIỆM TMQT Theo điều 1 Luật mẫu về thương mại điện tử của UB của LHQ về luật thương mại (UNCITRAL), thuật ngữ "thương mại" được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các vấn đề phát sinh từ các quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm các giao dịch như: giao dịch thương mại nhằm cung ứng hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; dịch vụ ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liện doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TMQT Quá trình phát triển của TMQT có thể chia thành 4 giai đoạn:  Thời cổ đại: (TK 19 TCN tới TK 4 SCN)  Thời trung cổ: (TK 5 – TK 13)  Thời cận đại: (cuối TK14 – cuối TK 19)  Trong thời kì hiện đại: (từ năm 1945 đến nay)

pdf32 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 680 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài giới thiệu môn Luật kinh doanh quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỪ XA QUA TRUYỀN HÌNH - TRUYỀN THANH – MẠNG INTERNET PGS. TS. MAI HỒNG QUỲ Năm 2006 BÀI GIỚI THIỆU MÔN LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ PGS. TS. MAI HỒNG QUỲ Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 3 CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. KHÁI NIỆM TMQT Theo điều 1 Luật mẫu về thương mại điện tử của UB của LHQ về luật thương mại (UNCITRAL), thuật ngữ "thương mại" được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm tất cả các vấn đề phát sinh từ các quan hệ mang tính chất thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm các giao dịch như: giao dịch thương mại nhằm cung ứng hoặc trao đổi hàng hóa, dịch vụ; thoả thuận phân phối đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp vốn; dịch vụ ngân hàng; bảo hiểm; thoả thuận khai thác hoặc tô nhượng; liện doanh và các hình thức khác về hợp tác công nghiệp kinh doanh; chuyên chở hàng hoá hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TMQT Quá trình phát triển của TMQT có thể chia thành 4 giai đoạn:  Thời cổ đại: (TK 19 TCN tới TK 4 SCN)  Thời trung cổ: (TK 5 – TK 13)  Thời cận đại: (cuối TK14 – cuối TK 19)  Trong thời kì hiện đại: (từ năm 1945 đến nay) 1.3. MỘT SỐ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TMQT HIỆN ĐẠI  Tự do hoá thương mại  Sự gia tăng vai trò của các thiết chế thương mại quốc tế  Sự liên kết mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới Tự do hoá thương mại Tự do hóa thương mại Bảo hộ mậu dịch của các quốc gia Cơ sở lý luận Học thuyết lợi thế tuyệt đối Học thuyết lợi thế tương đối Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 4 Sự gia tăng vai trò của các thiết chế thương mại quốc tế  Thiết chế thương mại song phương  Thiết chế thương mại đa phương Lý do thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các thiết chế thương mại quốc tế  Để điều phối các hoạt động TMQT: Tự do thương mại phải được điều phối và quản lý trong khuôn khổ của pháp luật => các thiết chế thương mại quốc tế sẽ là người điều phối các hoạt động TMQT.  Đẩy mạnh sự liên kết giữa các quốc gia: Bản thân việc hình thành các thiết chế thương mại khu vực sẽ giúp gia tăng cơ hội giao thương giữa các nước láng giềng với nhau và bên cạnh đó nâng cao sức mạnh của họ trong các cuộc đàm phán với các đối tác TM lớn. Sự liên kết mạnh mẽ giữa các nền kinh tế trên thế giới: Sau hai cuộc chiến tranh thế giới trong thế kỷ 20 các nước trên thế giới đã hiểu ra rằng công cụ tốt nhất để chống lại chiến tranh giữa các quốc gia chính là sự ràng buộc lẫn nhau về kinh tế. Các nền kinh tế chi phối lẫn nhau thông qua sự phát triển thương mại quốc tế. Sự thống nhất các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thương mại trên phạm vi quốc tế. Tổ chức thương mại thế giới - WTO Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 5 2. KHÁI NIỆM LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 2.1. KHÁI NIỆM LUẬT TMQT Khái niệm: Luật thương mại quốc tế là tổng hợp các quy tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong hoạt động thương mại quốc tế. Phân loại:  Luật thương mại quốc tế công  Luật thương mại quốc tế tư 2.2. CHỦ THỂ CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ  Quốc gia: Các tổ chức quốc tế liên chính phủ  Thương nhân: Trong thương mại quốc tế phải là:  Những thể nhân và pháp nhân  Luật TMQT: Việc xác định tư cách chủ thể của thương nhân do pháp luật quốc gia điều chỉnh  Thương nhân của các quốc gia khác nhau  Theo quy định Điều 81, Luật thương mại Việt Nam; Theo quy định của Điều 1, Công ước Viên về mua bán hàng hoá quốc tế 1980 2.3. NGUỒN CỦA LUẬT TMQT  Điều ước quốc tế về thương mại  Luật pháp quốc gia  Tập quán thương mại quốc tế 3. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT TMQT 3.1. NGUYÊN TẮC TỐI HUỆ QUỐC (MFN – MOST FAVORED NATION) Nội dung nguyên tắc: Quốc gia phải đối xử với đối tác thương mại của mình như bạn hàng được ưu đãi nhất. 3.2. NGUYÊN TẮC ĐÃI NGỘ QUỐC GIA (NT – NATIONAL TREAMENT) Nội dung nguyên tắc:  Quốc gia không được phân biệt đối xử giữa hàng hoá, dịch vụ trong nước với hàng hoá, dịch vụ nhập khẩu từ nước đối tác khi chúng có mặt trên thị lãnh thổ nước mình. Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 6  Trong khuôn khổ WTO: Các nước thành viên không được áp dụng các loại thuế, các mức thuế suất, phí dịch vụ hay bất cứ một chế độ thương mại nào đối với sản phẩm nhập khẩu từ các nước thành viên khác nặng hơn hoặc khác hơn mức mà họ quy định cho các sản phẩm nội đia cùng loại (Điều 3 GATT). 3.3. NGUYÊN TẮC CÓ ĐI CÓ LẠI (RECIPROCITY) Nội dung nguyên tắc:  Một quốc gia sẽ đối xử ưu đãi với thương nhân và hàng hoá xuất khẩu của một quốc gia khác nếu quốc gia đối tác cũng dành cho thương nhân, hàng hoá xuất khẩu của mình chế độ ưu đãi tương tự.  Trong khuôn khổ WTO: các quốc gia thành viên phải dành cho nhau quy chế đãi ngộ quốc gia và tối huệ quốc, tuy nhiên nếu một trong các quốc gia vi phạm nghĩa vụ đó thì quốc gia bị thiệt hại có quyền yêu cầu WTO can thiệp và sau đó áp dụng các biện pháp trả đũa đối với quốc gia thành viên kia (trên cơ sở phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO)  họ được phép ngưng thực hiện quy chế tối huệ quốc và đãi ngộ quốc giá đối với nước đối tác. 3.4. NGUYÊN TẮC ĐỐI XỬ THUẬN LỢI HƠN CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN (SDT – SPECIAL AND DIFFERENTIAL TREAMENT) Nội dung nguyên tắc  Các nước phát triển phải hỗ trợ các nước đang phát triển thông qua việc áp dụng chế độ đãi ngộ ưu đãi đặc biệt hơn mức ưu đãi thông thường mà họ dành cho nhau.  Lý do: không thể có sự cạnh tranh công bằng nếu trình độ phát triển không bằng nhau.  Các nước đang phát triển khi tham gia vào các định chế thương mại quốc tế sẽ được hưởng những ưu đãi nhất định, được miễn thực hiện nghĩa vụ thành viên trong một thời gian nhất định và được hưởng các chương trình hỗ trợ kỹ thuật từ các nước thành viên phát triển khác. Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 7 CHƯƠNG II MỘT SỐ ĐỊNH CHẾ QUAN TRỌNG CỦA HỆ THỐNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA WTO 1. TRỢ CẤP VÀ CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG 1.1. KHÁI NIỆM Cơ sở pháp lý: Điều 16, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Hiệp định về Trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCMA) Trợ cấp chính phủ là các khoản hỗ trợ tài chính trực tiếp hoặc gián tiếp của chính phủ dành cho các doanh nghiệp của một ngành công nghiệp nào đó nhằm nâng cao cạnh tranh của họ trên thị trường trong nước và ngoài nước. 1.2. PHÂN LOẠI CÁC HÌNH THỨC TRỢ CẤP Hiệp định SCM chia trợ cấp thành ba loại (dựa trên đặc tính, mục đích và bản chất của các loại trợ cấp):  Trợ cấp bị cấm hoàn toàn (còn gọi là ''trợ cấp đèn đỏ”)  Là những khoản trợ cấp giúp đối tượng được nhận trợ cấp đạt được một khối lượng hàng hoá xuất khẩu nhất định hoặc nhằm khuyến khích việc sử dụng hàng nội địa thay vì hàng nhập khẩu.  Các nước thành viên WTO có quyền kiện và yêu cầu bồi thường đồng thời buộc nước thành viên vi phạm phải loại bỏ hình thức trợ cấp ngay lập tức.  Trợ cấp không bị cấm nhưng có thể là đối tượng của các biện pháp đối kháng (trợ cấp đèn vàng)  Là loại trợ cấp đặc thù (chỉ dành cho một số doanh nghiệp nhất định, nằm trong một vùng địa lý nhất định) – không bị cấm, nhưng có thể bị nước đối tác thương mại kiện nếu gây thiệt hại nghiêm trọng tới nền công nghiệp của họ (Điều 5, SCMA)  Một số cơ sở để nước thành viên có thể kiện đối tác thương mại vì áp dụng chính sách trợ cấp đèn vàng:  Trợ cấp chính phủ làm triệt thoái hoặc ngăn cản xuất khẩu của nước thành viên khác vào thị trường của nước thứ ba.  Trợ cấp cho một số doanh nghiệp làm hạ giá sản phẩm được trợ cấp ở mức độ lớn làm ảnh hưởng tới doanh số của các của các doanh nghiệp nước thành viên khác trên cùng một thị trường. Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 8  Trợ cấp để bù lại các khoản làm ăn thua lỗ kéo dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh của một/một số doanh nghiệp (VD: xoá nợ) nhờ đó giúp họ làm tăng thị phần trên thị trường thế giới.  Trợ cấp không bị cấm và cũng không phải là đối tượng của các biện pháp đối kháng (“trợ cấp đèn xanh''): Là các khoản trợ cấp được áp dụng trên cơ sở các tiêu chuẩn khách quan tức là về bản chất mang tính kinh tế và áp dụng đồng đều, không mang tính đặc thù (''không ưu tiên doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác”). Trợ cấp đèn xanh là loại trợ cấp hợp pháp và không bị khiếu kiện. (Điều 8, SCMA). Các loại trợ cấp đèn xanh:  Trợ cấp nghiên cứu và phát triển  Trợ cấp phát triển khu vực  Trợ cấp bảo vệ môi trường 1.3. CÁC BIỆN PHÁP ĐỐI KHÁNG Các biện pháp đối kháng đối với trợ cấp:  Thuế đối kháng tạm thời – Điều 17 SCMA;  Thuế đối kháng – (Điều 19, SCMA)  Thuế đối kháng là đối tượng của điều khoản hoàng hôn (sunset clause) nó chỉ được áp dụng trong một thời hạn không quá 5 năm. Lưu ý: Các nước đang phát triển và kém phát triển nhất trong WTO được hưởng những ưu đãi trong việc áp dụng các hình thức trợ cấp và thời gian chuyển đổi để tháo bỏ trợ cấp đèn đỏ. 2. BIỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI 2.1. KHÁI NIỆM TỰ VỆ THƯƠNG MẠI Cơ sở pháp lý: Điều 19, Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Hiệp định các biện pháp tự vệ thương mại (SA) Trong trường hợp khẩn cấp, nhằm mục đích khắc phục các khó khăn do ảnh hưởng của hàng nhập khẩu, nước thành viên của WTO có quyền áp dụng các biện pháp tự vệ thương mại đặc biệt mang tính bảo hộ mậu dịch (hạn chế hàng nhập khẩu) trong một thời gian nhất định để thiết lập lại khả năng sản xuất của ngành công nghiệp bị thiệt hại. (Điều 19 GATT) Phòng vệ thương mại thực chất là điều khoản ngoại lệ của GATT/WTO Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 9 Mục tiêu cơ bản: tạo điều kiện cho ngành công nghiệp “bị thiệt hại nghiêm trọng” tái cơ cấu, cải tổ và kịp hồi phục. VD: Vụ chiến tranh “thép” 2002 - Mỹ vận dụng điều khoản phòng vệ thương mại để tăng thuế nhập khẩu thép vào Mỹ. 2.2. ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BiỆN PHÁP TỰ VỆ THƯƠNG MẠI Quốc gia chỉ được áp dụng biện pháp tự vệ thương mại khi nhận thấy sự gia tăng của hàng nhập khẩu gây ra hoặc đe doạ gây ra tổn hại nghiêm trọng tới ngành công nghiệp nội địa sản xuất những mặt hàng tương tự hoặc sản phẩm cạnh tranh trực tiếp (Điều 2, SA) Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 10 Điều 4, SA  Thiệt hại nghiêm trọng là ''Sự gây hại toàn diện và đáng kể đến vị trí của một ngành công nghiệp nội điạ".  Ngành công nghiệp nội địa là ''Những người sản xuất các sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp nói chung'' hoặc những người mà ''tổng số sản phẩm tương tự hoặc trực tiếp cạnh tranh của họ chiếm tỷ phần lớn trong tổng sản lượng trong nước của sản phẩm đó''. 2.3. THỦ TỤC ÁP DỤNG VÀ THỜI GIAN ÁP DỤNG  Thủ tục điều tra:  Công khai: (Điều 3, SA)  Chính xác:  Khách quan:  Áp dụng biện pháp tự vệ: Các cơ quan điều tra sẽ quyết định hình thức tự vệ nào sẽ được áp dụng: tăng mức thuế trần hoặc áp dụng hạn chế số lượng nhập khẩu (quota).  Biện pháp phòng vệ chỉ được mang tính tạm thời  Bồi thường thiệt hại Điều 8, SA: Việc bồi thường có thể được thỏa thuận dưới hình thức nước muốn áp dụng các biện pháp tự vệ giảm thuế đánh vào các sản phẩm xuất khẩu khác của nước bị hạn chế thương mại. Nếu không thể đạt được sự thỏa thuận về bồi thường thương mại tương xứng thì các nước thành viên xuất khẩu có thể áp dụng hành động trả đũa. )  Biện pháp trả đũa  Đối xử đặc biệt và thuận lợn hơn cho các nước đang phát triển Điều 9, SA:  Thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ  Các biện pháp tự vệ phải mang tính tạm thời: Thời hạn khởi đầu tối đa để áp dụng biện pháp tự vệ là 4 năm. Thời hạn này có thể được kéo dài tối đa thành 8 năm (10 năm đối với các nước đang phát triển) (Điều 7, SA). Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 11  Xóa bỏ hoàn toàn các biện pháp tự vệ, Hiệp định quy định rằng mọi biện pháp có thời hạn trên 1 năm phải được xóa bỏ dần. Ðđối với các biện pháp có thời hạn trên 3 năm, phải  Để giúp các ngành công nghiệp bị thiệt hại sẵn sàng đối phó với cạnh tranh tăng sau khi rà soát giữa kỳ để xem có thể xóa bỏ trong thời gian sớm hơn không.  Thêm vào đó, Hiệp định ngăn cản các nước trốn tránh mốc giới hạn của thời gian áp dụng các biện pháp tự vệ bằng cách cấm áp đặt lại việc bảo hộ cho cùng một sản phẩm trong một thời hạn bằng thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ ban đầu. Trong mọi trường hợp, không thể áp dụng lại một biện pháp tự vệ ngay trong thời gian tiếp theo trong vòng dưới 2 năm. 3. CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 3.1. KHÁI NIỆM BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Cơ sở pháp lý: Điều 6 hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), Hiệp định về chống bán phá giá (ADA) Điều 2, ADA: Bán phá giá là hành vi đưa sản phẩm vào lưu thông thương mại một nước khác thấp hơn giá thông thường của sản phẩm đó.  Aûnh hưởng xấu tới ngành SX trong nước Cần phải bị loại trừ  Bóp méo thị trường  Độc quyền + cạnh tranh không lành mạnh Chống bán phá giá là các biện pháp đối kháng mà nước nhập khẩu áp dụng đối với mặt hàng nhập khẩu được bán phá giá với mục đích ngăn cản sự tiếp diễn của việc bán phá giá đó để tránh gây thiệt hại cho ngành sản xuất mặt hàng tương tự ở trong nước. 3.2. NGUYÊN TẮC TRONG XÁC ĐỊNH HÀNH VI BÁN PHÁ GIÁ  Xác định hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá theo quy định của hiệp định về chống bán phá giá (ADA)  Thiệt hại đối với ngành công nghiệp trong nước  Mối quan hệ nhân quả giữa việc hàng nhập khẩu được phá giá với sự thiệt hại của ngành công nghiệp trong nước 3.2.1. Xác định hàng hoá nhập khẩu được bán phá giá Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 12 ÐĐiều 2, Hiệp định chống bán phá giá (ADA): Một sản phẩm được xem là phá giá nếu giá xuất khẩu của nó thấp hơn so với giá của sản phẩm đó hoặc sản phẩm tương tự bán ra cho người tiêu dừng ở nước xuất khẩu trong điều kiện thương mại bình thường. Tuy nhiên:  Khi giá bán trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu không theo điều kiện thương mại thông thường (VD: như giá bán thấp hơn chi phí sản xuất); và  Khi khối lượng hàng trên thị trường trong nước không đáng kể (khối lượng háng bán trên thị trường trong nước của nước xuất khẩu chiếm dưới 5% lượng sản phẩm bán sang nước nhập khẩu). •Xác định trên cơ sở giá so sánh của sản phẩm tương tự khi xuất khẩu sang nước thứ ba (với điều kiện là mức giá so sánh này mang tính đại diện); hoặc • Xác định theo giá cấu thành: tính trên cơ sở so sánh chi phí sản xuất tại nước xuất xứ hàng hoá cộng các chi phí chung, chi phí hành chính, chi phí bán và tiền lợi nhuận. 3.2.2. Biên độ phá giá tối thiểu (de minimis) và khối lượng hàng bán phá giá không đáng kể Trong khuôn khổ WTO, không phải tất cả hàng hoá nhập khẩu được bán thấp hơn với giá thông thường trên thị trường đều bị áp dụng thuế chống bán phá giá. Điều 5.8 ADA: Hàng hoá bán phá giá được coi là ở mức tối thiểu/không đáng kể và không thể bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá khi:  Biên độ phá giá là tối thiểu (de minimis): dưới 2% của giá xuất khẩu; hoặc  Khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá: chiếm ít hơn 3% tổng sản lượng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng dưới 3% nhưng tổng số các sản phẩm tương tự của những nước này được nhập khẩu lớn hơn 7% sản lượng nhập khẩu của sản phẩm tương tự. 3.2.3. Xác định thiệt hại đối với nền công nghiệp trong nước Điều 3, ADA: Việc xác định thiệt hại phải theo tinh thần của Ðđiều VI, GATT 1994 - dựa trên cơ sở các chứng cứ rõ ràng và xem xét khách quan của: Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 13  Khối lượng và các ảnh hưởng của hàng khẩu phá giá đối với giá cả mặt hàng cùng loại được bán hoặc tiêu thụ trên thị trường nội địa, và  Các ảnh hưởng tiếp theo của các loại hàng phá giá này đối với các nhà sản xuất trong nước về các mặt hàng đó. Nếu hàng NK từ nhiều nước khác nhau cùng một lúc bị điều tra, thì phải xác định:  Mức độ phá giá có liên quan đến hàng nhập khẩu cao hơn mức cho phép “de minimis” và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước có số lượng lớn (điều 5.8)  Việc đánh giá các ảnh hưởng của hàng nhập khẩu là cần thiết theo các điều kiện cạnh tranh giữa các loại hàng nhập khẩu với nhau và giữa hàng nhập khẩu với hàng nội địa cùng loại. 3.3. THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Biện pháp tạm thời: Thuế chống bán phá giá tạm thời; hoặc tiền bảo đảm (tiền đặt cọc) tương đương với mức thuế chống bán phá giá được dự tính và không cao hơn biên độ bán phá giá được dự tính tạm thời không được áp dụng sớm hơn 60 ngày kể từ ngày bắt đầu điều tra và không được áp dụng lâu hơn 4 tháng, trong trường hợp đặc biệt không quá 6 tháng. Cam kết về giá – các thủ tục điều tra có thể được chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời nào nếu các nhà xuất khẩu cam kết sẽ điều chỉnh giá ở mức thoả đáng để cơ quan điều tra thấy rằng tổn hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ Thuế chống bán phá giá: thuế suất ngang hoặc thấp hơn so với biên độ phá giá, được áp dụng trên cơ sở không phân biệt đối xử đối với hàng nhập khẩu từ tất cả các nguồn bị coi là bán phá giá và gây tổn hại.  Không được áp dụng quá 5 năm (“sunset clause”) Vụ kiện “cá tra - cá ba sa” 2003  Ủy ban Luật TMQT (ITC) áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm cá basa đông lạnh của Việt Nam (17/06/2003).  Bất lợi của Việt Nam trong vụ tranh chấp  Không có kinh nghiệm trong tranh tụng về Luật TMQT (vụ đầu tiên) Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 14  Vụ tranh chấp này được thực hiện tại toà án Mỹ (ITC) – chỉ áp dụng luật Mỹ (không dẫn chiếu tới ADA vì Việt Nam chưa phải là thành viên của WTO)  Việt Nam là đối tượng của điều khoản 771(18) của Đạo Luật Thuế nhập khẩu 1930 về “nước có nền kinh tế phi thị trường”, theo đó  Thủ tục điều tra chống bán phá giá được thực hiện theo một trình tự đặc biệt: không so sánh giá sản xuất tại Việt Nam, mà so sánh trên cơ sở giá thành của một nước thứ 3 bất kỳ (ở đây là Ấn Độ) Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 15 CHƯƠNG III HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1. KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. KHÁI NIỆM Luật dân sự: Hợp đồng là các thoả thuận giữa các chủ thể nhằm làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ của họ trong một quan hệ giao dịch cụ thể. Luật thương mại: Hợp đồng thương mại là hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân Hợp đồng thương mại quốc tế là các hợp đồng thương mại được ký kết giữa các thương nhân của các quốc gia khác nhau. 1.2. CHỦ THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG TMQT Chủ thể của các hợp đồng thương mại quốc tế là Thương nhân (cá nhân, pháp nhân) của các quốc gia khác nhau. • Luật TM: Là Hợp đồng được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam với một bên là thương nhân nước ngoài (Đ 80). Quốc tịch của thương nhân được xác định theo nơi đăng ký thành lập. • Luật TMQT: Là Hợp đồng được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau (CƯ Vienna 1980). Năng lực chủ thể: Tập quán TMQT coi việc xác định năng lực chủ thể của các thương nhân thuộc phạm vi thẩm quyền của pháp luật quốc gia (mà họ mang quốc tịch). Điều 81 Luật TM:  Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân và tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.  Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài (có giấy phép kinh doanh và mã số kinh doanh XNK tại cơ quan Hải quan). Luật Kinh Doanh Quốc Tế Trang 16 Đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế: Vòng đàm phán Uruguay của GATT phân loại các đối tượng của hoạt động TMQT:  Thương mại hàng hoá: dầu hoả, xe hơi, gạo, máy tính (hữu hình)  Thương mại dịch vụ: bảo h
Tài liệu liên quan