Bài luận Triết học Nho giáo nguyên thủy - Kế thừa và phát huy những tư tưởng Nho giáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay

Ngũ kinh bao gồm 5 quyển kinh Kinh thi: Sưu tập thơ ca dân gian, trong đó chủ đề chủ yếu là tình yêu nam nữ. Khổng tử muốn dùng nó để giáo dục tình cảm lành mạnh cho con người. Hình thức diễn đạt tư tưởng khúc chiết, rõ ràng. Kinh thư: Ghi lại những truyền thuyết, biến cố về các vua đời trước như vua Nghiêu, Thuấn, Kiệt, Trụ. nhằm làm gương cho các đời sau. Đặc biệt, sách ghi lại cách tổ chức hành chính nhà nước. Kinh Lễ: Ghi chép về lễ nghi đời trước mong dùng làm phương tiện duy trì và ổn định trật tự xã hội. Kinh Dịch: Ghi chép, giải thích về những biến đổi của trời đất, con người và xã hội. Kinh Xuân thu: giảng giải về chính trị và lịch sử để giáo dục các vua chúa. Đúng ra bộ sách còn một cuốn thứ sáu là Kinh nhạc, nhưng về sau bị thất lạc, chỉ còn lại một ít làm thành một thiên ghép chung và Kinh Lễ gọi là Nhạc kí. Vì vậy, Lục kinh thành ra chỉ còn “Ngũ kinh”. Tứ thư gồm có bốn quyển sách: Luận ngữ: Sách ghi lại các bài giảng, các lời luận bàn của Khổng tử. Sau khi ông mất, các học trò đã tập hợp những lời dạy của Khổng tử lại và chép thành sách. Đại học: dạy cách làm quân tử Trung Dung: cách sống dung hoà không thiên lệch Mạnh tử: do Mạnh tử viết, bổ sung các quan niệm về nhân lễ, làm rõ bản chất của con người. 1.2 QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO NGUYÊN THỦY 1.2.1 Quan điểm về thế giới: Trong quan điểm của Nho gia về thế giới nó đã dao động giữa duy vật và duy tâm, giữa vô thần và hữu thần ở chỗ Khổng tử cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn luôn sinh thành và biến hóa không ngừng, sự vận động biến hóa ấy của vũ trụ lại bắt nguồn từ sự liên hệ tương tác giữa hai lực âm dương, thế nhưng trong chững mực khác, Khổng tử lại tin cho thiên mệnh: trời có ý chí chi phối vận mệnh của xã hội và số phận của mỗi con người, không chỉ tin ở mệnh trời mà còn tin ở quỹ thần. Nguyên nhân là do đứng trước xu thế phát triển của lịch sử và xã hội đã giúp Khổng tử có quan niệm tiến bộ nhưng do hiện trạng của xã hội và hạn chế của giai cấp, Khổng tử đã hoang mang quay lại với chủ nghĩa duy tâm, tuyên truyền cho sức mạnh của trời, thần thánh hóa quyền lực cầm quyền trên mặt đất nhằm duy trì trật tự xã hội. 1.2.2 Quan điểm về chính trị đạo đức xã hội Phương pháp luận để giải thích và giải quyết các vấn đề xã hội, Nho giáo có xu hướng coi các quan hệ chính trị- đạo đức là những quan hệ nền tảng của một xã hội. Trong đó, quan trọng nhất là quan hệ vua trị, cha con, chồng vợ (gọi chung là tam cương). Điều này đã phản ánh tư tưởng chính trị quân quyền và phụ quyền của Nho gia. Với cách giải thích trên đây tức là coi các quan hệ chính trị đạo đức là nền tảng của quan hệ xã hội nó đã bộc lộ quan điểm duy tâm của Nho gia ở chỗ đã không thấy cơ sở kinh tế của xã hội. Lý tưởng xã hội của Nho gia Nho gia chủ trương xây dựng xã hội đại đồng, đó là một xã hội có trật tự tôn ti trên dưới, có vua sáng- tôi hiền, cha từ – con hiếu thảo, trong ấm – ngoài êm, một xã hội không cần có nền kinh tế phát triển mà chỉ cần công bằng xã hội trên cơ sở địa vị và thân phận của mỗi thành viên từ vua chúa, quan lại đến thứ dân. Có thể thấy lý tưởng trên đây của Nho gia là lý tưởng của tầng lớp trên (giai cấp thống trị) và lý tưởng ấy mang tính duy tâm, ảo tưởng vì nó không đề cập đến cơ sở kinh tế của đời sống xã hội. Phương thức thực hiện lý tưởng xã hội Nho gia chủ trương lấy giáo dục làm cứu cánh để đạt tới một xã hội lý tưởng đại đồng, nhưng nền giáo dục của Nho giáo chỉ tập trung vào việc rèn luyện đạo đức cho con người, song những chuẩn mực đạo đức lại được đề cao đến mức đạo thần thánh hóa.

doc19 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2928 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài luận Triết học Nho giáo nguyên thủy - Kế thừa và phát huy những tư tưởng Nho giáo trong phát triển kinh tế xã hội Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan