Nhà mặt tiền hẹp 3,8 m
Tôi xin phép xây dựng được một trệt, một lửng, hai tầng, tum cầu thang. Tuy
nhiên, tầng trệt phải lùi vào 1,2 m nhưng được làm cổng ra hết đất, từ tầng trên
được ra ban công 90 cm.
Chồng tôi sinh năm 1973, tôi sinh năm 1980. Nhà hiện có hai vợ chồng và một bé
trai 3 tuổi. Tầng trệt sẽ làm phòng khách và phòng ăn. Tầng trên là phòng ngủ vợ
chồng, tiếp đó sẽ là phòng cho con (dự định sẽ chia bằng vách ngăn nhẹ). Trên
cùng sẽ làm phòng thờ, giặt và sân thượng
6 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 699 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài mẫu Kiến trúc xây dựng - Thiết kế nhà mặt tiền hẹp 3, 8 m, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhà mặt tiền hẹp 3,8 m
Tôi xin phép xây dựng được một trệt, một lửng, hai tầng, tum cầu thang. Tuy
nhiên, tầng trệt phải lùi vào 1,2 m nhưng được làm cổng ra hết đất, từ tầng trên
được ra ban công 90 cm.
Chồng tôi sinh năm 1973, tôi sinh năm 1980. Nhà hiện có hai vợ chồng và một bé
trai 3 tuổi. Tầng trệt sẽ làm phòng khách và phòng ăn. Tầng trên là phòng ngủ vợ
chồng, tiếp đó sẽ là phòng cho con (dự định sẽ chia bằng vách ngăn nhẹ). Trên
cùng sẽ làm phòng thờ, giặt và sân thượng.
Tôi rất mong được kiến trúc sư tư vấn cách bố trí mặt bằng sao cho hợp lý về mặt
bằng và phong thủy, đồng thời dự toán khoảng bao nhiêu tiền? Tôi xin cảm ơn.
Trả lời:
Sau khi nghiên cứu, chúng tôi đưa ra phương án gợi ý cho bạn như sau:
Mặt
bằng
tầng
1.
(Click
vào
ảnh)
Ở tầng 1, sử dụng khoảng lùi 2 m làm nơi để xe. Khoảng để xe cũng tương tự như
khoảng không gian đệm từ cổng vào. Ở đây, cổng đóng vai trò cửa vào nhà, ngoài
ra không gian trong nhà và ngoài nhà vẫn được phân cách rõ. Các không gian ở
tầng một được bố trí liên hoàn, liên tục với nhau. Từ nơi này có thể tiếp cận đến
nơi kia nhưng không hề lận lộn mà vẫn được phân biệt rõ ràng. Chúng tôi cũng
muốn phòng ăn là một không gian lưu động, có thể kết hợp cùng phòng khách hoặc
phòng bếp tùy vào từng hoàn cảnh, trường hợp cụ thể. Phòng vệ sinh được bố trí
kín đáo phía dưới gầm cầu thang.
Mặt
bằng
tầng
1.
(Click
vào
ảnh)
Ở tầng hai, để tạo sự thông thoáng tối đa, chúng tôi tìm cách lấy ánh sáng tự nhiên
được cả hai mặt. Phía trước giáp với thiên nhiên, mở một vách kính lớn và cửa đẩy
phía ngoài có lan can. Chúng tôi không sử dụng ban công đơn giản để tăng diện
tích phòng nhưng với bố trí như trên, sự tiện nghi hoàn toàn không thua kém ban
công. Ở phía giáp cầu thang cũng sử dụng cửa và vách kính để mở rộng thêm
không gian, đồng thời sử dụng hệ mái kính phía trên mái cầu thang để lấy sáng.
Với diện tích thoải mái như vậy, chúng tôi muốn kết hợp phòng ngủ với nhiều
chức năng, chẳng hạn như phòng đọc, làm việc tùy vào sở thích của gia chủ.
Mặt
bằng
tầng
1.
(Click
vào
ảnh)
Ở tầng 3 có một phòng ngủ con nhưng vẫn trên nguyên tắc như phòng tầng 2
nhưng vì không đòi hỏi nhiều diện tích nên chúng tôi bố trí một ban công phía
trước. Ngoài ra, với đặc thù là phòng trẻ em bạn có thể làm việc thêm với kiến trúc
sư để tìm ra phương án bố trí thích hợp, giúp trẻ luôn thoải mái phát triển.
Mặt
bằng
tầng
tum.
(Click
vào
ảnh)
Ở tầng tum có phòng thờ, phòng giặt, sân phơi. Sân phơi đồng thời cũng đóng vai
trò là sân chơi. Ngoài ra sân phơi được chia làm hai phần là phơi trực tiếp ngoài
ánh sáng, một phần phía trong có mái che để thuận lợi cho việc phơi phóng và thu
quần áo.
Chủ nhà sinh năm 1973 (Quý Sửu), thuộc bản mệnh Tang đố mộc, trạch mệnh Ly
– Hỏa. Bạn thuộc Đông tứ mệnh, làm nhà nên chọn đông tứ trạch. Các hướng tốt
gồm Đông (Sinh Khí), Đông Nam (Thiên Y), Bắc (Diên Niên), Nam (Phục Vị).
Những hướng này tốt cho việc trổ cửa, làm phòng ốc và vị trí đặt bếp. Hướng đẹp
nhất là chính Nam. Bếp nên đặt tại chính Bắc để đại cát, đại lợi, đầy đủ phúc lộc
thọ.
Ngoài ra, cần chú ý, vị trí bếp, cửa chính và chủ nhân có sự tương hỗ cho nhau rất
mật thiết. Vì thế, trong thiết kế cần phải lưu tâm chọn lựa vị trí thật tốt, tuân thủ
theo thuật phong thủy, nhằm tạo sự hưng vương cho ngôi nhà cũng là cho người
sinh sống trong ngôi nhà đó. Chi phí xây dựng khoảng 600 triệu đồng.
Chúc các bạn có một ngôi nhà như ý.