a/ Quan niệm vềthếgiới:nó thểhiện ởchổnó coi vật chất của thếgiới là vật
chất và thếgiới thống nhất ởtính vật chất của nó. Nó ñược diễn tảbởi những nội
dung sau ñây:
- Chỉcó một thếgiới duy nhất và thống nhất là thếgiới vật chất, thếgiới vật
chất tồn tại khách quan vĩnh viễn vô hạn, không ai sinh ra và tiêu diệt ñược nó.
- Tất cảcác sựvật hiện tượng ñều là những dạng tồn tại cụthểcủa vật chất
hay là những thuộc tính cụthểcủa vật chất và trong thếgiới này không cá gì khác
ngoài vật chất ñang vận ñộng.
- Các sựvật hiện tượng trong thếgiới vật chất ñều nằm trong mọi quan hệ
chuyển hóa lẫn nhau là nguyên nhân và kết quảlẫn nhau và ñều bịchi phối bởi
những qui luật chung giống nhau.
44 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2131 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài ôn thi môn triết học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI SOẠN ÔN THI MÔN TRIẾT HỌC
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích nội dung của CNDVBC với tính cách là 1 hạt
nhân lý luận của thế giới quan khoa học.
Nội dung của CNDVBC với tính cách hạt nhân lý luận của thế giới qua KH bao
gồm hai nhóm quan niệm. Đó là nhóm quan niệm duy vật về thế giới nói chung và
quan niệm duy vật về xã hội nói riêng.
a/ Quan niệm về thế giới: nó thể hiện ở chổ nó coi vật chất của thế giới là vật
chất và thế giới thống nhất ở tính vật chất của nó. Nó được diễn tả bởi những nội
dung sau đây:
- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất, thế giới vật
chất tồn tại khách quan vĩnh viễn vô hạn, không ai sinh ra và tiêu diệt được nó.
- Tất cả các sự vật hiện tượng đều là những dạng tồn tại cụ thể của vật chất
hay là những thuộc tính cụ thể của vật chất và trong thế giới này không cá gì khác
ngoài vật chất đang vận động.
- Các sự vật hiện tượng trong thế giới vật chất đều nằm trong mọi quan hệ
chuyển hóa lẫn nhau là nguyên nhân và kết quả lẫn nhau và đều bị chi phối bởi
những qui luật chung giống nhau.
- Ý thức là một đặc tính của bộ não người là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào bộ não người.
(Quan điểm thế giới thống nhất ở nhau ở bản tính vật chất của nó bằng sự cm
(?) lâu dài bền bỉ của khoa học tự nhiên).
b/ Quan niệm duy vật về xã hội:
- Thế giới quan này coi xã hội là 1 bộ phận đặc thù của giới tự nhiên. Thể
hiện ở chỗ xã hội có những qui luật vận động và phát triển riêng.
- Sự vận động và phát triển của XH phải thông qua hoạt động có ý thức của
con người đang theo đuổi những mục đích nhất định.
- Cho rằng sản xuất vật chất là cơ sở của đời sống xã hội, phương thức sản
xuất quyết định qui trình sinh hoạt của xã hội như chính trị, tinh thần nói chung và
tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
VD: đứa trẻ nào cũng biết xã hội sẽ chào đón tôi, không nói dừng sx trong 1 vài
tháng mà chỉ cần trong một vài tuần thôi – trong bộ tư bản của Mac.
VD: đã là người ai cũng ghi dấu ấn của mình vào lịch sử nhưng ai là người
quyết định lịch sử không phải là con người nói chung ? thế giới quan này xác định
là quần chúng nhân dân.
- Sự phát triển của XH là 1 quá trình phát triển của lịch sử tự nhiên, đây là tư
tưởng của Mac trong bộ tư bản: “tôi coi sự phát triển thay thế các hình thái kinh tế
xã hội là 1 quá trình tự nhiên” –Mac. Và vì vậy nó không thuộc vào ý thức con
người. Nó do sự tác động giữa các qui luật xã hội, … trong đó chủ yếu là qui luật
quan hệ sx phù hợp với trình độ sx. VD: việc VN không trãi qua CNTB có phù
hợp với CN Mac ko ? – ko phải trải qua tuần tự.
- Cho rằng quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo chân chính của lịch sử.
- Quan điểm duy vật XH là hệ thống quan điểm thống nhất chặt chẽ với nhau
về sự ra đời, tồn tại, vận động và phát triển của XH và các lý luận thực hiện nhiệm
vụ lịch sử đặt ra trong sự vận động và phát triển ấy.
Câu 2. Anh/Chị hãy phân tích bản chất của chủ nghĩa duy vật biện chứng
với tính cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học.
- Giải quyết đúng đắn những vđề cơ bản của triết học từ quan điểm thực tiển (so
sánh CNDV biện chứng với CNDV: bên cạnh những thành tựu mà CNDV cũ đạt
được thì CNDV cũ vẫn còn những hạn chế chẳng hạn hạ thấp hoặc phủ nhận vai
trò của ý thức, không thấy được sự tác động trở lại vô cùng quan trọng của ý thức
đối với vật chất .
(coi ý thức là sự phản ánh thụ động đơn giản máy móc không thấy được tính
năng động sáng tạo của ý thức.
Mác xuất hiện đưa thực tiển vào triết học gắn liền những lý luận vào hoạt động
thực tiển.)
- TGQ duy vật biện chứng đã có sự thống nhất giữa TGQ duy vật và biện
chứng. ( nay là yếu tố rất cách mạng của Mácì tạo ra CNDV biện chứng + phép
biện chứng duy vật).
- TGQ duy vật biện chứng là TGQ duy vật triệt để tức nó không duy vật trong
tự nhiên mà còn trong xh.
- TGQ duy vật biện chứng còn có tính thựïc tiễån và cách mạng ở chỗ nó là
TGQ của giai cấp công nhân, giai cấp tiến bộ và cách mạng của thời đại, nó không
chỉ giải thích thế giới mà còn cải tạo thế giới, nó khẳng định sự tất thắng của cái
mới (trong quá trình vận động cái cũ mất đi, cái mới ra đời).
Câu 3: Anh ( chị ) hãy phân tích cơ sở lý luận, nêu ra các yêu cầu phương
pháp luận của nguyên tắc khách quan của CNDVBC. Đảng CSVN đã và đang
vận dụng nguyên tắc như thế nào vào sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước
ta ?
1/ Những n/tắc pp luận:
Phương pháp luận: Phương pháp chỉ dẫn con người nhận thức đúng đắng và
hoạt động có hiệu quả.
N/tắc khách quan trong việc xem xét sự vật
- Thực chất của nguyên tắc này là coi trọng vai trò quyết định của vật chất với ý
thức nói riêng và hoạt động của con người nói chung. Cơ sở khoa học của nguyên
tắc này là dựa vào quyết định của CNDVBC trong việc giải quyết mối quan hệ
giữa VC và YT. VC có trước, YT có sau; VC quyết định YT, quyết định nội dung
và hình thức của YT
VD: đất nước Việt Nam dài từ Tam Quan đến mũi Cà Mau chia làm 3 phsần:
Bắc Trung Nam,
Miền Trung: điều kiện sinh hoạt vật chất ở miền Trung rất khổ nên nó quyết
định ý chí của cư dân miền trung. Từ đó cho thấy người MT có ý chí nhất trong
các miền.
Miền Nam: khóan đạt rộng rải hết mình.
MT và MB:
Tự nhiên: đất hẹp, người đông.
Thời tiết: khô cằn, khó sản xuất.
MB: thấy rõ 4 mùa nhưng khắc nghiệt cho sản xuất nông nghiệp.
- Nguyên tắc này đòi hỏi trong nhận thức và trong hoạt động thì chúng ta phải:
+ Ko được xuất phát từ ý muốn chủ quan, ko được lấy ý muốn chủ quan làm
chính sách, ko được lấy ý chí áp đặt cho thực tế, ko được lấy ảo tưởng thay cho
hiện thực mà phải xuất phát từ chính bản thân sự vật, từ thực tế khách quan, từ
cuộc sống để giải quyết những vấn đề do cuộc sống đặt ra và phải phản ánh một
cách trung thành như cái vốn có của sự vật.
VD: muốn qui hoạch cho đúng đắng chí của những người có chức có quyền
cũng ko nên quy hoạch theo nhiệm kỳ, quy hoạch ấy phải xuất phát từ quy mô của
dân số, xuất phát từ công ăn việc làm của cán bộ nhân dân.
- Trong hoạt động thực tiễn nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải tôn trọng và
làm theo quy luật khách quan.
VD: Đa dạng các hthức shữu phải tôn trọng quan hệ sản xuất, phải pù hợp với
trình độ
- Lê Nin giáo huấn ko được lấy ý muốn chủ quan của mình làm chính sách, ko
được lấy tình cảm làm đường lối chiến lược của CM.
- Đảng CSVN “mọi đường lối chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế”
- Phát huy tính năng động chủ quan, chống CN duy ý chí. (phát huy tính tích
cực, năng động, sáng tạo của ý thức và phát huy vai trò nhân tố con người)
- Bản thân ý thức nó có tính độc lập tương đối so với vật chất và bản chất của ý
thức có tính năng động, sáng tạo chính vì vậy mà ý thức có thể tđộng trở lại VC,
góp phần cải biện TGKQ thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Khi ta nói
đến vai trò của ý thức thực chất ta nói đến vai trò của con người hơn nữa nhận ý
thức trực tiếp hiện thực mà muốn tác động trở lại hiện thực thì nó phải được con
người tổ chức thực hiện trong thực tiễn mà trên hết là thực tiễn lđsx.
- Khi nói về vai trò của ý thức không phải là nó trực tiếp tạo ra TGVC. Mà một
là yếu tố mang đến cho con người sự hiểu biết về các quy luật khách quan.
- Trên cơ sở như vậy giúp con người xác định mục tiêu, đề ra phương hướng
hoạt động cho phù hợp. Kế tiếp là con người xây dựng các biện pháp để tổ chức
thực hiện thực tiễn và cuối cùng là bằng nỗ lực ý chí đam mê của mình giúp con
người thực hiện được mục tiêu đã xác định.
- Ý thức có vai trò như vậy nên trong hoạt động của mình thì con người phải
chống lại thái thụ động, ỷ lại, bảo thủ, trì tuệ, quay lưng lại cái mới, cái tến bộ.
- Phải coi trọng vai trò của ý thức, tư tưởng, lý luận.
- Phải giáo dục và nâng cao trình độ tri thức KH vì KH có vị trí, vai trò đặc biệt
quan trọng trong đời sống con người nhất là trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri
thức khoa học là 1 trong những động lực phát triển xh
- Nếu đề cao tri thức thì phải chống lại 2 khuynh hướng:
+ Nếu đề cao tuyệt đối hóa 1 tri thức khoa học nào đó thì sẻ bỏ qua những tri
thức khoa học khác.
+ Đề cao tuyệt đối hóa kinh nghiệm coi thường lý luận, chúng ta không coi
thường kinh nghiệm, không phủ nhận kinh nghiệm mà chống lại kinh nghiệm,
tuyệt đối đổi hóa kinh nghiệm coi thường lý luận. Kinh nghiệm trong đời thường
hay KH có 1 tác dụng tiêu cực vì nếu vượt qua một giới hạn nào đó thì kinh
nghiệm sẻ mất tác dụng.
VD: ông nông dân ở ĐBSCL mà ra miền Trung sẽ thất bại ngay vì điều kiện đã
thay đổi. Nhưng kỹ sư sẽ không thất bại nếu trồng một giống lúa không được đem
vào phòng thí nghiệm sau vài tiếng sẻ biết ngay lý do trong khi người nông dân
không có lý luận thì không biết.
- Ta tôn trọng tri thức KH và ta đi đến làm chủ tri thức KH. Là 1 quá trình nó
phải liên quan đến quan niệm của con người về KH mà còn phải liên quan đến
nguồn lực, nghị lực quyết tâm của con người đặt biệt là phải có điểu kiện vật chất
của con người đề thực hiện điều này.
- Khi thực hiện ngtắc này thì cũng đồng thời phải kiên quyết đấu tranh để chống
chủ nghĩa duy ý chí – CN coi ý chí là cái quyết định tình cảm.
- Để thực hiện tốt 2 ngtắc trên ta phải coi trọng nhân tố lợi ích là một trong
những động lực trực tiếp để thúc đẩy con người hoạt động và qua đó nó gây nên
những biến đổi lớn lao trong lịch sử.
- Phải nhận thức và vận dụng đúng đắn các lợi ích, phải biết kết hợp các lợi ích
khác nhau.
(con người gồm các lợi ích kinh tế, chính trị, tập thể hay cá nhân, gia đình, xh)
- Phải nhận thức các lợi ích đó và phải phân biệt lợi ích nào là quan trọng I, lấy
lợi ích nào là quyết định ( kinh tế là số 1) không nên tuyệt đối hóa 1 lợi ích nào đó
mà coi thường các lợi ích khác.
- Phải có động cơ đúng đắng thái độ khách quan KH trong việc nhận thức và
thực hiện các lợi ích.
2/ Vận dụng vào sự nghiệp CM hiện nay
- Tôn trọng các quy luật khách quan và những điều kiện cụ thể của đất nước
- Phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước và tính chủ động
sáng tạo của quần chúng
- Khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, phải coi trọng vai trò lãnh đạo của Đảng,
không ngừng phát huy vai trò của nhà nước trong qúa trình xây dựng và hoàn
thiện nhà nước pháp quyền XHCN.
- Phát huy tính chủ động sáng tạo của quần chúng và cuối cùng là khắc phục
bệnh chủ quan duy ý chí.
- Đi lên CNXH, CM nước ta chịu tác động bởi những nhân tố quốc tế và thời
đại, trực tiếp là qúa trình khu vực hóa và toàn cầu hóa (khu vực hóa và toàn cầu
hóa không do ai quyết định, là vấn đề khách quan)
- Tính tất yếu trong qúa trình phát triển CNXH nước ta đòi hỏi phải CNH, HĐH
nhằm phát triển llsx, xây dựng nền kinh tế hiện đại, nó mang tính quy luật vào các
nước tiểu CN như ở Việt Nam.
* Việc bỏ qua phương thức SXTB tiến lên CNXH có tự nhiên hay không ? ta
khẳng định là có, việc này tuân theo tính tự nhiên của lịch sử mà điều này chỉ tự
nhiên khi nước ta xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNTB mà đáng lẽ ta phải
trải qua.
PK CNXH
Thuật ngữ: “quá độ” gồm 2 thuật ngữ
Quá độ từ CNTB CNXH
Quá độ từ PK CNXH
Mà csvc và kỹ thuật này ta không thể thiếu được nên phải tiến hành
CNH, HĐH
- Bên cạnh việc phát triển llsx thì phải phát triển kinh tế thị trường, định
hướng XHCN. Tôn trọng cơ chế thị trường là đưa Việt Nam trờ về đúng quy luật.
Như ta phải hiểu là “kinh tế thị trường” là tấm huy chương 2 mặt, nghĩa là bên
cạnh mặt tích cực còn đầy rẫy các mặt tiêu cực.
Câu 4: Anh/chị hãy phân tích cơ sở lý luận và nêu những yêu cầu phương
pháp luận của nguyên tắc toàn diện. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc
phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn
Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của nguyên tắc toàn diện là nội dung nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến:
- Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong muôn vàn mối liên hệ
ràng buộc lẫn nhau.
- Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của chúng có những mối liên
hệ phổ biến.
- Mối liên hệ phổ biến tồn tại khách quan, phổ biến; chúng chi phối một cách
tổng quát quá trình vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong
thế giới.
Những yêu cầu cơ bản của nguyên tắc toàn diện:
Trong hoạt động nhận thức chủ thể phải:
- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm,
tính chất, yếu tố, mặt,…) đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự vật càng tốt.
- Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính
chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…; còn những mối
liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) nào là bên ngoài,
không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định.
- Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố,
mặt,…) bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định…để lý giải được những mối liên hệ,
quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…) còn lại. Qua đó xây dựng
một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc
điểm, tính chất, yếu tố, mặt,…); phát hiện ra quy luật (bản chất) của nó.
Trong hoạt động thực tiễn chủ thể phải:
- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm,
tính chất, yếu tố, mặt,…) chi phối sự vật.
- Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng đồng bộ nhiều công cụ, phương tiện,
biện pháp thích hợp (mà trước hết là những công cụ, phương tiện, biện pháp vật
chất) để biến đổi những mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính chất, yếu
tố, mặt,…) của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối liên hệ, quan hệ bên trong,
cơ bản, tất nhiên, quan trọng…của nó.
- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ (hay những đặc điểm, tính
chất, yếu tố, mặt,…) của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các công cụ, phương
tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo
lái sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.
Việc tuân thủ những nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế
như sau trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc toàn diện sẽ giúp chủ thể khắc phục
được chủ nghĩa phiến diện chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… trong
hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.
- Chủ nghĩa phiến diện: là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ,
tính chất nào đó mà không thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính
chất của sự vật.
- Chủ nghĩa chiết trung: là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối
liên hệ của sự vật nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối
liên hệ cơ bản của sự vật; mà coi chúng như nhau, kết hợp chúng một cách vô
nguyên tắc, tùy tiện.
- Chủ nghĩa ngụy biện: là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái
không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu,…hay ngược lại nhằm đạt được mục
đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi.
Câu 5. Anh/Chị hãy phân tích cơ sở lý luận và nêu những yêu cầu phương
pháp luận của nguyên tắc phát triển. Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc
phục được những hạn chế gì trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực
tiễn.
Cơ sở lý luận của nguyên tắc phát triển
Nội dung của nguyên lý của sự phát triển:
* Thế nào là sự phát triển:
- do có sự tác động giữa các mặt trong cùng 1 sự vật hoặc giữa các sự vật với
nhau đã làm cho các sự vật không ngừng vận động và phát triển.
- Nhưng khi vận động và khái niệm phát triển không đồng nghĩa với nhau.
Vận động là sự biến đổi nói chung (có đi lên, đi xuống, có sang trái, có thể sang
phải) trong khi đó phát triển chỉ khái quát sự vận động đi lên.
- Như vậy, phát triển là phạm trù triết học khái quát về sư vận động đi lên, từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ không hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Phép biện chứng duy vật không chỉ thừa nhận phát triển của thế giới mà nó
còn chỉ ra cách thức, nguồn gốc, khuynh hướng của sự phát triển. Mặt khác nó
cũng chỉ ra phát triển không phải lúc nào cũng diễn ra theo đường thẳng mà trái lại
rất quanh co, rất phức tạp, thậm chí có những bước thụt lùi tạm thời.
* Tính chất của sự phát triển:
- Tính khách quan: nguyên nhân, nguồn gốc của sự phát triển nằm bên trong
các sự vật hiện tượng, do quá trình đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết
mâu thuẩn => sự phát triển diễn ra độc lập với ý thức của con người -> con người
không thể dùng ý chí chủ quan của mình để ngăn cản sự phát triển của thế giới.
- Tính phổ biến: sự phát triển diễn ra ở tất cả sự vật, hiện tượng ở mọi lĩnh vực
của thế giới: tự nhiên, xã hội và tư duy.
VD: trong tự nhiên: sự phát triển cảu giới tự nhiên: vô sinh và hữu sinh. Vô
sinh: sự tác động lẫn nhau giữa chúng đến 1 điều kiện nhất định nào đó sẽ tạo ra 1
chất phức tạp hơn.
Hữu sinh: khả năng hoàn thiện và thích nghi trước sự biến đổi của môi trường.
VD: XH, năng lực chinh phục tự nhiên và khả năng cải tạo XH ngày càng tốt
đẹp hơn.
VD: Tư duy, trình độ nhận thức và hiểu biết của thế hệ sau bao giờ cũng cao
hơn thế hệ trước. Sự hiểu biết của con người ngày nay càng rộng hơn, sâu hơn.
- Tính đa dạng phong phú của sự phát triển: phát triển là khuynh hướng chung
của thế giới, song ở mỗi sự vật hiện tượng, quá trình phát triển lại không giống
nhau, không đồng đều do chúng tồn tại ở không gian, thời gian khác nhau. Mặt
khác, trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu những sự tác động của
các sự vật, hiện tượng khác, của tất cả các yếu tố và điều kiện khác.
Những sự tác động như vậy có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển đôi
khi nó làm thay đổi chiều hướng phát triển, thậm chí làm cho sự vật thụt lùi.
VD: tại sao VN lại kém phát triển hơn so với TG vì thời gian VN bước vào cơ
chế thị trường muộn màng hơn, rồi do chiến tranh => hoàn cảnh, điều kiện khác
nhau mà các sự vật phát triển khác nhau.
Những yêu cầu phương pháp luận của nguyên tắc phát triển
− Trong hoạt động nhận thức yêu cầu chủ thể phải:
Phát hiện những xu hướng biến đổi, chuyển hóa, những giai đoạn tồn tại
của bản thân sự vật trong sự tự vận động và phát triển của chính nó;
Xây dựng được hình ảnh chỉnh thể về sự vật như sự thống nhất các xu
hướng, những giai đoạn thay đổi của nó; từ đó phát hiện ra quy luật vận động, phát
triển (bản chất) của sự vật.
Khi ta xem xét bất kỳ sự vật, hiện tượng nào thì ta không chỉ nhìn nhận,
nắm bắt những cái hiện đang tồn tại mà ta còn phải thấy rõ những khuynh hướng
phát triển trong tương lai của chúng. Đồng thời phải thấy được những biến đổi đi
lên cũng như biến đổi có tính chất thụt lùi. Nhưng điều cơ bản phải khái quát được
những biến đổi chính để vạch ra những khuynh hướng biến đổi của sự vật, hiện
tượng.
Phải phân chia quá trình phát triển của sự vật thành những giai đoạn để mà
trên cơ sở đó tìm ra những phương pháp nhận thức và cách thức tác động cho phù
hợp để thúc đẩy sự vật phát triển nhanh hay kìm hãm sự phát triển đó. Tùy thuộc
sự phát triển đó có lợi hay có hại đối với đời sống của con người.
VD: Tư tưởng của Đức Phật: đời người gồm 4 giai đoạn: Sinh – Trụ - Dị - Diệt
− Trong hoạt động thực tiễn yêu cầu chủ thể phải:
Chú trọng đến mọi điều kiện, khả năng…tồn tại của sự vật để nhận định
đúng các xu hướng, những giai đoạn thay đổi có thể xảy ra đối với nó
Thông qua hoạt động thực tiễn, sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện
pháp thích hợp (mà trước hết là công cụ, phương tiện, biện pháp vật chất) để biến
đổi những điều kiện, phát huy hay hạn chế những khả năng…tồn tại của sự vật
nhằm lèo lái sự vật vận động, phát triển theo hướng hợp quy luật và có lợi cho
chúng ta
Việc tuân thủ nguyên tắc này sẽ khắc phục được những hạn chế gì
trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn:
Quán triệt và vận dụng sáng tạo nguyên tắc phát triển sẽ giúp chủ thể khắc
phục được quan điểm (tư duy) siêu hình trong hoạt động thực tiễn và nhận thức
của chính mình.
Quan điểm phát triển m