Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế

Câu 1: Mô tả đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Nêu ví dụ về những nhược điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nhà nước ta cần tập trung giải quyết những vấn đề gì để khắc phục nhược điểm của kinh tế thị trường? 1 Câu 2: Nói rõ đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự thể hiện của yếu tố nhà nước trong các đặc trưng đó như thế nào? 4 Câu 3: Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường. Nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề gì? 8 Câu 4: Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế. Từ thực tế chứng minh vai trò của nhà nước ngày càng quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 9 Câu 5: Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước, những hạn chế trong công tác quản lý kinh tế của nhà nước, của các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước. 12 Câu 6: Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nêu ví dụ để minh hoạ. 16 Câu 7: Nêu khái niệm quản lý theo ngành. 19 Câu 8: Các phương pháp quản lý kinh tế. Trình bày phương pháp kích thích kinh tế trong quản lý. Cho ví dụ minh hoạ. 19 Câu 9: Hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công cụ đó như thế nào? Ví dụ thực tế để phân tích cơ chế tác động của 1 công cụ vào hoạt động của nền kinh tế mà anh (chị) nắm vững. 20 Câu 10: Trình bày các công cụ chủ yếu của chính sách tài chính. Cho ví dụ minh hoạ của 1 công cụ của chính sách này. 21 Câu 11: Trình bày các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ. 23 Câu 12: Cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Nội dung đổi mới cơ chế quản lý hiện nay so với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây. 25 Câu 13: Khái niệm và các yếu tố cấu thành của cơ chế quản lý kinh tế. Trình bày những nội dung cần được thực hiện để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam 27 Chương II 31 Câu 14: Trình bày khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. 31 Câu 15: Vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Liên hệ thực tế để chứng minh mức độ thể hiện vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Nội dung cần được đổi mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước để phát huy được vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 35 chương III 39 Câu 16: Vì sao các quốc gia phải thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại. Phân tích quá trình hội nhập quốc tế đưa lại những cơ hội và thách thức gì đối với nền kinh tế Việt Nam. 39

doc67 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 15878 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài soạn ôn thi tốt nghiệp môn quản lý nhà nước về kinh tế Mục Lục Chương I 1 Câu 1: Mô tả đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Nêu ví dụ về những nhược điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nhà nước ta cần tập trung giải quyết những vấn đề gì để khắc phục nhược điểm của kinh tế thị trường? 1 Câu 2: Nói rõ đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự thể hiện của yếu tố nhà nước trong các đặc trưng đó như thế nào? 4 Câu 3: Ưu nhược điểm của nền kinh tế thị trường. Nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề gì? 8 Câu 4: Sự cần thiết khách quan của quản lý nhà nước đối với nền kinh tế. Từ thực tế chứng minh vai trò của nhà nước ngày càng quan trọng trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 9 Câu 5: Chức năng quản lý kinh tế của nhà nước, những hạn chế trong công tác quản lý kinh tế của nhà nước, của các cơ quan quản lý kinh tế của nhà nước. 12 Câu 6: Nguyên tắc quản lý của nhà nước về kinh tế. Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ. Nêu ví dụ để minh hoạ. 16 Câu 7: Nêu khái niệm quản lý theo ngành. 19 Câu 8: Các phương pháp quản lý kinh tế. Trình bày phương pháp kích thích kinh tế trong quản lý. Cho ví dụ minh hoạ. 19 Câu 9: Hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công cụ đó như thế nào? Ví dụ thực tế để phân tích cơ chế tác động của 1 công cụ vào hoạt động của nền kinh tế mà anh (chị) nắm vững. 20 Câu 10: Trình bày các công cụ chủ yếu của chính sách tài chính. Cho ví dụ minh hoạ của 1 công cụ của chính sách này. 21 Câu 11: Trình bày các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ. 23 Câu 12: Cơ chế kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế. Nội dung đổi mới cơ chế quản lý hiện nay so với cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước đây. 25 Câu 13: Khái niệm và các yếu tố cấu thành của cơ chế quản lý kinh tế. Trình bày những nội dung cần được thực hiện để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam 27 Chương II 31 Câu 14: Trình bày khái niệm doanh nghiệp nhà nước. Nội dung chủ yếu của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước. 31 Câu 15: Vị trí và vai trò của doanh nghiệp nhà nước. Liên hệ thực tế để chứng minh mức độ thể hiện vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Nội dung cần được đổi mới trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước để phát huy được vai trò của doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. 35 chương III 39 Câu 16: Vì sao các quốc gia phải thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại. Phân tích quá trình hội nhập quốc tế đưa lại những cơ hội và thách thức gì đối với nền kinh tế Việt Nam. 39 Câu 17: Các hình thức của kinh tế đối ngoại. Trong điều kiện hiện nay của nước ta phải ưu tiên áp dụng hình thức nào, vì sao? 41 Câu 18: Khái niệm, vai trò các hình thức chủ yếu của xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Liên hệ để làm rõ những tiêu cực phát sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam. 47 Câu 19: Khái niệm, vai trò, các hình thức của hoạt động ngoại thương. Phân tích và lấy ví dụ thực tiễn những hạn chế cần được khắc phục trong hoạt động ngoại thương ở Việt Nam (xuất nhập khẩu hàng hoá - giống câu 18). 49 Câu 20: Đầu tư nước ngoài (khái niêm, các hình thức chủ yếu). Vai trò của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta Nhà nước cần tập trung ưu tiên áp dụng hình thức nào, vì sao (xuất nhập khẩu tư bản - giống câu 17)? 49 Câu 21: Trình bày các hình thức chủ yếu của đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Vai trò của Nhà nước trong tổ chức, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam (xuất nhập khẩu tư bản trực tiếp - giống câu 17)? 49 Câu 22: Khai niệm và các hình thức chủ yếu của hợp tác và chuyển giao khoa học - công nghệ. Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta NN cần tập trung ưu tiên áp dụng hình thức nào, vì sao (xuất nhập khẩu vật tư kỹ thuụât và xuất nhập khẩu công trình công nghiệp - giống câu 17)? 49 Câu 23: Các nguyên tắc cơ bản (quan điểm) trong việc thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại.Trong thực tiễn quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại, nhà nước đã thực hiện tốt những nguyên tắc đó chưa? 49 Câu 24: Trình bày các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong quản lý kinh tế đối ngoại. Quá trình mở cửa hội nhập kinh tế tạo ra cơ hội và thách thức gì đối với nền kinh tế Việt Nam. 51 Câu 25: Khái niệm về kinh tế đối ngoại. Phân tích quan điểm đa phương hóa, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế đối ngoại. 52 chương IV 52 Câu 26: Khái niệm dự án đầu tư. Phân tích các bộ phận cấu thành dự án đầu tư. Trong điều kiện hiện nay NN ta cần tập trung giải quyết những vấn đề gì để thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư. 52 Câu 27: Khái niệm dự án đầu tư. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án đầu tư. 56 Câu 28: Các bộ phận cấu thành dự án ĐT. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án ĐT. NN ta cần tập trung giải quyết những vấn đề gì để thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư. 57 Câu 29: Vai trò và tác dụng của dự án đầu tư. Phân tích tổng quát về các bước soạn thảo 1 dự án đầu tư. Vai trò của nhà nước (chính quyền địa phương) trong quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư. 60 BÀI SOẠN ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Chương I Câu 1: Mô tả đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Nêu ví dụ về những nhược điểm của kinh tế thị trường ở Việt Nam. Nhà nước ta cần tập trung giải quyết những vấn đề gì để khắc phục nhược điểm của kinh tế thị trường? I. Kinh tế thị trường là là một mô hình kinh tế vận động, phát triển, dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường, trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành khách quan của nền kinh tế, ở đó các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng, trước hết, là quy luật giá trị, quy luật này đòi hỏi việc sản xuất hàng hoá phải trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải bình đẳng, ngang giá. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy luật này mới có thể tồn tại và phát triển. Thứ hai là quy luật cung cầu, quy luật này biểu hiện quan hệ giữa cung và cầu thông qua giá cả, nó tác động trực tiếp đến giá cả và phương thức sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Thứ ba là quy luật cạnh tranh, quy luật này đòi hỏi hàng hoá sản xuất ra phải có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn, thái độ phục vụ văn minh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các hàng hoá khác cùng loại. Một nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường phải có 6 đặc trưng chủ yếu sau: 1. Thứ nhất, là quá trình lưu thông vật chất từ khâu này đến khâu khác trong hệ thống các khâu của quá trình sản xuất và từ sản xuất đến tiêu dùng đều được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua - bán. Sở dĩ có sự luân chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hoá trong sản xuất sản phẩm xã hội ngày càng cao, bên cạnh đó, còn do có sự dư thừa sản phẩm ở doanh nghiệp này, ngành này nhưng lại thiếu sản phẩm ở doanh nghiệp khác, ngành khác và ngược lại. Một nền kinh tế được gọi là nền kinh tế thị trường khi tổng lượng mua bán vượt quá nữa tổng lượng vật chất của xã hội. 2. Thứ hai, người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao đổi trên thị trường, được thể hiện trên 3 mặt sau: tự do lựa chọn nội dung trao đổi, tự do lựa chọn đối tác trao đổi và tự do thoả thuận giá cả trao đổi theo cách thuận mua vừa bán. 3. Thứ ba, hoạt động mua bán được diễn ra 1 cách thường xuyên, ổn định trên cơ sở 1 kết cấu hạ tầng tối thiểu đủ để việc mua bán diễn ra thuận lợi, an toàn. 4. Thứ tư, các đối tác tham gia trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợi ích của mình, đó chính là lợi nhuận, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế nhưng không được xâm phạm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác và của cộng đồng. 5. Thứ năm, kinh tế thị trường luôn gắn với cạnh tranh, hay nói cách khác, cạnh tranh là linh hồn của nền kinh tế thị trường, đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có lợi cho người tiêu dùng. 6. Thứ sáu, sự vận động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường (quy luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung-cầu...) dẫn dắt hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể tham gia thị trường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất trong từng quốc gia và sự hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện và khả năng to lớn để nền kinh tế thị trường phát triển đạt đến trình độ cao - kinh tế thị trường hiện đại. Nền kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế có đầy đủ các đặc trưng của 1 nền kinh tế thị trường và đồng thời có các đặc trưng sau: + Một là, có sự thống nhất về mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị - xã hội và nhân văn. + Hai là, có sự quản lý của nhà nước, do nhu cầu nhà nước không chỉ là người đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền mà còn do nhu cầu của chính những người tham gia kinh tế thị trường. Điều đó đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. + Ba là, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên một chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là 1 bộ phận gắn bó hữu cơ với các bộ phận khác. + Bốn là, hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất, ngày càng hiện đại, gắn với thị trường khu vực và thế giới, bao gồm các thị trường bộ phận đầu ra (hàng hoá, dịch vụ) và thị trường đầu vào (vốn, lao động, công nghệ thông tin, bất động sản...). II. Những ưu điểm, nhược điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam: 1. Ưu điểm của nền kinh tế thị trường, đó là: + Năng động và thích ứng cao với đòi hỏi của thị trường, đáp ứng được các nhu cầu có thể thanh toán được của xã hội một cách tự động mà không một bộ máy hoạch định nào có thể thay thế được; + Huy động tối đa mọi tiềm năng của xã hội; + Tạo ra động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao và thông qua phá sản tạo ra cơ chế đào thải các doanh nghiệp yếu kém; + Phản ứng nhanh nhạy trước các thay đổi trong nhu cầu xã hội và các điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế; + Buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên học hỏi lẫn nhau, hạn chế các sai lầm trong kinh doanh diễn ra trong thời gian dài và trên qui mô lớn; + Tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ - kỹ thuật làm cho nền kinh tế năng động và đạt hiệu quả cao. 2. Nhược điểm của nền kinh tế thị trường: Nền kinh tế thị trường tuy có nhiều ưu điểm nhưng nó không phải luôn hoàn hảo, mà bản thân nó chứa đầy những mặt trái, những nhược điểm rất cơ bản. Và cũng chính vì những khuyết tật này mà nó làm cho kinh tế thị trường chứa đựng cả những yếu tố đi ngược chiều với mục tiêu mà chúng ta đang hướng tới. Những khuyết tật, mặt trái của kinh tế thị trường được thể hiện ở các nội dung sau: + Động cơ lợi nhuận dễ đẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật như kinh doanh lừa đảo, làm hàng giả; tài nguyên thiên nhiên và môi trường bị tàn phá, huỷ hoại 1 cách nghiêm trọng và lan rông; tham nhũng, hối lộ, tệ nạn xã hội, thương mại hoá các giá trị đạo đức và đời sống tinh thần; + Kinh tế thị trường tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, dẫn đến phân hoá giàu nghèo ngày càng tăng. + Do theo đuổi lợi ích cá nhân tối đa, nên lợi ích chung của xã hội không được chăm lo, nhiều trường hợp các nhà kinh doanh có thể đưa vào sản xuất những sản phẩm đem lại tác hại cho xã hội và nhân loại như hàng giả, thuốc tây giả, ma tuý, văn hoá phẩm đồi truỵ...; để khắc phục tình trạng này cần phải có sự can thiệp tích cực của nhà nước. + Sự cạnh tranh trong kinh tế thị trường dẫn đến độc quyền, do vậy sẽ hạn chế nghiêm trọng các ưu điểm của kinh tế thị trường. Sự cạnh tranh không tổ chức dẫn đến mất cân đối vĩ mô, gây ra những hậu quả tiêu cực về xã hội như tình trạng thất nghiệp, lạm phát, phát triển kiểu chu kỳ. + Kinh tế thị trường làm sản sinh và dẫn đến các cuộc chiến tranh kinh tế. 3. Nhà nước cần tập trung giải quyết những vấn đề sau để khắc phục những nhược điểm của nền kinh tế thị trường: + Nhà nước cần tập trung vào việc xây dựng 1 hệ thống thị trường đồng bộ gồm những thị trường bộ phận như: thị trường vốn, thị trường lao động... + Các chủ thể kinh tế phải được tự do, bình đẳng trong hoạt động kinh tế. + Nhà nước phải hoàn thiện hệ thống pháp luật. + Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch để định hướng cho sự vận động và phát triển của nền kinh tế. + Nhà nước phải kết hợp nhiều hình thức phân phối theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đó là phân phối theo lao động, phân phối theo tài sản và vốn, phân phối qua quỹ phúc lợi xã hội để giảm khoảng cách giàu nghèo. + Phải chú trọng vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng, bởi nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm cho giá thành sản phẩm cao, hiệu quả mua bán kém, do vậy không có khả năng cạnh tranh trên thị trường, sẽ khó thu hút đầu tư kinh tế từ nước ngoài. + Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, chống nạn tham nhũng, lãng phí cạnh tranh không lành mạnh, hàng lậu, hàng giả...). Câu 2: Nói rõ đặc trưng của kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự thể hiện của yếu tố nhà nước trong các đặc trưng đó như thế nào? I. Kinh tế thị trường là là một mô hình kinh tế vận động, phát triển, dựa trên cơ sở các quy luật của thị trường, trong đó quan hệ hàng hoá - tiền tệ trở thành phổ biến và bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế. Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành khách quan của nền kinh tế, ở đó các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường phát huy tác dụng, trước hết, là quy luật giá trị, quy luật này đòi hỏi việc sản xuất hàng hoá phải trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết và trao đổi phải bình đẳng, ngang giá. Mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ quy luật này mới có thể tồn tại và phát triển. Thứ hai là quy luật cung cầu, quy luật này biểu hiện quan hệ giữa cung và cầu thông qua giá cả, nó tác động trực tiếp đến giá cả và phương thức sản xuất, tiêu dùng của xã hội. Thứ ba là quy luật cạnh tranh, quy luật này đòi hỏi hàng hoá sản xuất ra phải có chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn, thái độ phục vụ văn minh hơn để nâng cao khả năng cạnh tranh so với các hàng hoá khác cùng loại. Một nền kinh tế được gọi là kinh tế thị trường phải có 6 đặc trưng chủ yếu sau: 1. Thứ nhất, là quá trình lưu thông vật chất từ khâu này đến khâu khác trong hệ thống các khâu của quá trình sản xuất và từ sản xuất đến tiêu dùng đều được thực hiện chủ yếu bằng phương thức mua - bán. Sở dĩ có sự luân chuyển vật chất trong nền kinh tế là do có sự phân công chuyên môn hoá trong sản xuất sản phẩm xã hội ngày càng cao, bên cạnh đó, còn do có sự dư thừa sản phẩm ở doanh nghiệp này, ngành này nhưng lại thiếu sản phẩm ở doanh nghiệp khác, ngành khác và ngược lại. Một nền kinh tế được gọi là nền kinh tế thị trường khi tổng lượng mua bán vượt quá nữa tổng lượng vật chất của xã hội. 2. Thứ hai, người trao đổi hàng hoá phải có quyền tự do nhất định khi tham gia trao đổi trên thị trường, được thể hiện trên 3 mặt sau: tự do lựa chọn nội dung trao đổi, tự do lựa chọn đối tác trao đổi và tự do thoả thuận giá cả trao đổi theo cách thuận mua vừa bán. 3. Thứ ba, hoạt động mua bán được diễn ra 1 cách thường xuyên, ổn định trên cơ sở 1 kết cấu hạ tầng tối thiểu đủ để việc mua bán diễn ra thuận lợi, an toàn. 4. Thứ tư, các đối tác tham gia trong nền kinh tế thị trường đều theo đuổi lợi ích của mình, đó chính là lợi nhuận, lợi ích cá nhân là động lực trực tiếp của sự phát triển kinh tế nhưng không được xâm phạm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác và của cộng đồng. 5. Thứ năm, kinh tế thị trường luôn gắn với cạnh tranh, hay nói cách khác, cạnh tranh là linh hồn của nền kinh tế thị trường, đó là động lực thúc đẩy sự tiến bộ kinh tế và xã hội, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có lợi cho người tiêu dùng. 6. Thứ sáu, sự vận động của các quy luật khách quan trong nền kinh tế thị trường (quy luật giá trị, qui luật cạnh tranh, qui luật cung - cầu...) dẫn dắt hành vi, thái độ ứng xử của các chủ thể tham gia thị trường. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của sức sản xuất trong từng quốc gia và sự hội nhập kinh tế mang tính toàn cầu đã tạo điều kiện và khả năng to lớn để nền kinh tế thị trường phát triển đạt đến trình độ cao - kinh tế thị trường hiện đại. Nền kinh tế thị trường hiện đại là nền kinh tế có đầy đủ các đặc trưng của 1 nền kinh tế thị trường và đồng thời có các đặc trưng sau: + Một là, có sự thống nhất về mục tiêu kinh tế với các mục tiêu chính trị - xã hội và nhân văn. + Hai là, có sự quản lý của nhà nước, do nhu cầu nhà nước không chỉ là người đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền mà còn do nhu cầu của chính những người tham gia Điều đó đòi hỏi phải có sự quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế thị trường. + Ba là, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế giữa các quốc gia đang diễn ra với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng tăng làm cho nền kinh tế thế giới ngày càng trở nên 1 chỉnh thể thống nhất, trong đó mỗi quốc gia là 1 bộ phận gắn bó hữu cơ với các bộ phận khác. + Bốn là, hệ thống thị trường đồng bộ, thống nhất, ngày càng hiện đại, gắn với thị trường khu vực và thế giới, bao gồm các thị trường bộ phận đầu ra (hàng hoá, dịch vụ) và thị trường đầu vào (vốn, lao động, công nghệ thông tin, bất động sản...). II. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Đại hội X của Đảng đã khẳng định quan điểm nắm vững định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta là: + Thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”; giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước khá giả hơn. + Phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. + Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hoá, y tế, giáo dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng với các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội. + Phát huy quyền làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng. Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy rằng giải phóng mạnh mẽ và không ngừng phát triển sức sản xuất là cơ sở để nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống nhân dân (hiện nay là 600 USD/đầu người/năm phấn đấu đến năm 2010 là 1.000 USD/đầu người/năm) và giảm khoảng cách giàu nghèo, rút ngắn mức độ phân hoá giàu nghèo, đồng thời là điều kiện để thúc đẩy kinh tế phát triển, với tốc độ tăng trưởng (GDP) bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, cân đối với nguồn lực đất nước. Bên cạnh phát triển kinh tế, phải thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát huy dân chủ, tạo môi trường tự do kinh doanh theo pháp luật và trong khuôn khổ của pháp luật, đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia trên lĩnh vực kinh tế. Đảng ta khẳng định quan điểm phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân (bao gồm cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài) và nhiều loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh. Về cơ chế quản lý, chịu sự điều tiết song hành của các quy luật kinh tế khách quan của nền kinh tế thị trường và chịu sự quản lý ở tầm vĩ mô của nhà nước. Về hình thức phân phối, thực hiện phân phối theo lao đ
Tài liệu liên quan