Bài 1 - Lập trình cho led -nút bấm
Đây là bài đầu tiên của loạt bài vềAVR. Sau khi kết thúc bài đầu tiên bạn dễdàng
lập trinh input và output cho AVR.
Tóm tắt : Lập trình điều khiển led bật tắt ,sửdụng cách định nghĩa PIN và
PORT ,cách dùng thưviện delay.h của codevision.
25 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 3357 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập AVR, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1 - Lập trình cho led -nút bấm
Đây là bài đầu tiên của loạt bài về AVR. Sau khi kết thúc bài đầu tiên bạn dễ dàng
lập trinh input và output cho AVR.
Tóm tắt : Lập trình điều khiển led bật tắt ,sử dụng cách định nghĩa PIN và
PORT ,cách dùng thư viện delay.h của codevision.
Giới thiệu:
Cấu trúc chân của AVR có thể phân biệt rõ chức năng (vào ra) trạng thái (0 1) từ
đó ta có 4 kiểu vào ra cho một chân của avr.Khác với 89 là chỉ có 2 trạng thái duy
nhất (0 1) . Đặc biệt nguồn từ chân của AVR đủ khoẻ để điều khiển Led trực tiếp
(mA) còn 89 chỉ là vài uA .
Để điều khiển các chân này chúng ta có 2 thanh ghi
->PORTx :giá trị tại từng chân (0 – 1) có thể truy cập tới từng bit PORTx.n
->DDRx : thanh ghi chỉ trạng thái của từng chân , vào hoặc là ra .Giá trị 1 là ra và
0 là vào .
Ví dụ 1 : Nhấp nháy lần lượt đèn xanh và đèn đỏ , khi ấn nút bấm chỉ có đèn đỏ
sáng.
Phần cứng : đèn xanh PORTB.4 , đèn đỏ PORTB.5 , nút bấm PINB.7
Chú ý :
định nghĩa 1 chân là chân vào PIN x.x
#define nut_bam PINB.7
định nghĩa 1 chân là chân vào PORT x.x
#define den_do PORTB.5
Trong bài này PORT B có 2 biến đầu ra là PB5 và PB6
DDRB=0b00110000 =0x30
Khởi tạo chân PB7 cần được treo lên 5V , khi ấn nút bấm sẽ thông GND(0V) nên
ta có PORTB=0b10000000=0x80;
Sau khi định nghĩa , nếu bạn den_do=1; đèn led đỏ sẽ tắt
den_do=0; đèn sẽ sáng .
( do cách thiết kế mạch đầu dương led nối 5V còn đầu âm nối vào VĐK)
delay.h có 2 cách gọi là trễ theo ms và us
delay_ms(time);
delay_us(time);
1.
2. /*****************************************************
3. This program was produced by the
4. CodeWizardAVR V1.24.8d Professional
5. Automatic Program Generator
6. © Copyright 1998-2006 Pavel Haiduc, HP InfoTech s.r.l.
7.
8.
9. Project :
10. Version :
11. Date : 12/27/2007
12. Author : LENGOCTUAN
13. Company : VAGAM
14. Comments:
15.
16.
17. Chip type : ATmega16
18. Program type : Application
19. Clock frequency : 8.000000 MHz
20. Memory model : Small
21. External SRAM size : 0
22. Data Stack size : 256
23. *****************************************************/
24.
25. #include
26. #include
27.
28. // Declare your global variables here
29.
30. #define den_xanh PORTB.5
31. #define den_do PORTB.6
32. #define nut_bam PINB.7
33.
34. void main(void)
35. {
36.
37. // Port B initialization
38. // Func7=In Func6=Out Func5=Out Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
39. // State7=T State6=0 State5=0 State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
40. PORTB=0x80;
41. DDRB=0x30;
42.
43.
44.
45. while (1)
46. {
47. // Place your code here
48. //khi nut bam chua duoc bam logic nut_bam=1
49. if(nut_bam)
50. {
51. den_xanh=1;den_do=0;
52. delay_ms(500);
53. den_xanh=0;den_do=1;
54. delay_ms(500);
55. }
56. //khi nut bam duoc an nut_bam=0 chi den do sang
57. else
58. {den_xanh=1;den_do=0;}
59. };
60. }
61.
62.
63.
Bài 2 - AVR – Timer
Đặc tính:
- Bao gồm các bộ timer 8bit 16 bit, thường có từ 3 – 4 bộ Timer
- Có các kênh PWM (từ 4 đến 8 kênh tuỳ loại )
- Bao gồm nhiều chế độ ngắt và PWM …
- Có thể là một kênh đếm riêng biệt
- Tự động xoá Timer trong chế độ so sánh(tự động nạp lại)
- Có chế độ PWM
- Tạo ra tần số
- Đếm các dự kiện ngắt ngoài
- Tạo ra các ngắt tràn và ngắt so sánh
....
Introduction
Các chế độ hoạt động của timer:
Chế Độ Thông Thường:
Đây là chế độ hoạt động đơn giản nhất của Timer .Bộ đếm sẽ liên tục đếm tăng lên cho đến khi vượt
quá giá trị lớn nhất TOP và sau đó sẽ được khởi động lại tại giá trị Bottom.Trong các hoạt động thông
thường thì cờ tràn sẽ được thiết lập khi giá trị trong Timer đạt giá trị không và không bị xoá đi.Tuy
nhiên nếu mà ngắt tràn được chấp nhận thì cờ ngắt sẽ tự động bị xoá khi ngắt được thực hiện.Giá trị
trong Timer có thể được viết vào bất cứ lúc nào
Chế Độ So Sánh (CTC):
Đấy là chế độ mà giá trị trong Timer luôn được so sánh với giá trị trong thanh ghi ORC .Khi giá trị
trong Timer bằng giá trị trong thanh ghi ORC thì giá trị trong Timer sẽ bị xoá đi.Giá trị trong ORC
đóng vai trò là giá trị TOP cho bộ đếm.Chế độ này cũng cho phép tạo ra tần số so sánh ở đầu ra.Tuy
nhiên trong chế độ này nếu giá trị mới ghi vào thanh ghi ORC mà nhỏ hơn giá trị tức thời của bộ đếm
thì thì 1 so sánh sẽ bị lỡ, khi đó bộ đếm sẽ đếm đến giá trị lớn nhất sau đó rơi xuống giá trị 0 trước khi
so sánh tiếp theo xuất hiện.
Sơ đồ thời gian của chế độ CTC
Chế Độ Fast PWM:
Cho phép tạo ra sóng với tần số cao.Sự khác biệt cơ bản giữa Fast PWM với các loại PWM khác là nó
chỉ sử dụng 1 sườn dốc.Bộ đếm sẽ đếm từ Bottom đến Max sau đó khởi động lại từ bottom. Trong chế
độ không đảo đầu ra của chân so sánh OCx sẽ bi xoá khi có phép toán so sánh giữa TCNTx và thanh
ghi ORC là bằng nhau. Và sẽ được sét lên 1 khi giá trị đạt Bottom. Trong chế độ đảo ,đầu ra đảo sẽ
được set lên 1 khi sự so sánh giữa thanh ghi ORC và giá trị trong Timer bằng nhau và sẽ bị xoá khi giá
trị đạt Bottom.Trong cả hai trường hơp này tần số của chế đô Fast PWM đều gấp đôi so với chế độ
phase correct PWM sử dụng hai sườn dốc
Với tần số cao này chế độ độ Fast PWM rất tốt cho các ứng dụng như ADC hay chỉnh lưu.Ngoài ra
với tần số cao giúp làm giảm kích thước của thiết bị ngoài như cuộn dây tụ từ đó giúp làm giảm toàn
bộ chi phí cho hệ thống
Sơ đồ dưới đây mô tả chu kỳ thời gian của chế độ:
Biều đồ thời gian chế độ Fast PWM
Chế độ Phase correct PWM:
Chế độ này hoạt động dựa trên hai sườn lên xuống.Bộ đếm sẽ đếm liên tục từ giá trị BOTTOM đến
giá trị MAX và sau đó từ giá trị MAX đến giá trị BOTTOM.Trong chế độ so sánh không đảo chân so
sánh (OCx) sẽ bị xóa khi giá trị TCNTx bằng giá trị OCRx trong quá trình đếm lên và sẽ được set
bằng 1 khi giá trị so sánh xuất hiện trong quá trình đếm xuống.Chế độ so sánh đảo thì các giá trị là
ngược lại.Với hoạt động hai sườn xung này thì chế độ này không tạo ra được tần số nhỏ như chế độ
một sườn xung .Nhưng do tính cân đối của hai sườn xung thì nó tốt hơn cho điều khiển động cơ
Chế độ phase correct PWM hoạt động cố định là 8 bít.Trong chế độ này bộ đếm sẽ tăng cho đến khi
đạt giá trị MAX ,khi đó nó sẽ đổi chiều đếm.Biểu đồ thời gian đây mô tả hoạt động của toàn bộ quá
trình:
Từ biểu đồ thời gian ta nhận thấy việc thay đổi tần số trong hoạt động của phase correct PWM có thể
thay thế bằng hai giá trị là MAX và BOTTOM. Nó linh hoạt hơn so với chế độ Fast PWM.
Tần số có thể tính theo công thức như sau:
f=fc/N*510
Trong đó N tạo ra bởi bộ chia nó có các giá trị là:1,8,64,256 hoặc 1024
Các thanh ghi trong bộ Timer/ Counter:
Thanh ghi điều khiển - TCCRx:
Bít 3,6 –WG00-WG01: Đây là các bít chọn chế độ trong Timer.Các giá trị được mô tả trong bảng sau.
Bảng chọn chế độ Timer:
Bít 5-4 : COM00-COM01: Quy định giá trị đầu ra trong các phép so sánh
Bít 2: 0 – CS2:0 :Đây là các bít quy định xung cấp cho hoạt động của Timer.Bảng dưới đây mô tả toàn
bộ các giá trị
Chọn chế độ cho xung Clock
Thanh ghi cờ ngắt-TIFR:
Bít 1-OCFx : Khi hai giá trị bằng nhau bít này được set lên bằng 1
Bít 1-TVOx : Khi bộ đếm vượt quá giá trị Top thì bít này được set bằng 1
Thanh ghi mặt nạ ngắt-TIMSK:
Bít 1 – OCIEx: khi bít này được set lên bằng 1 thì cho phép ngắt so sánh
Bít 0 –TOIEX : Khi bít này được set lên bằng 1 thì cho phép ngắt tràn
đoạn chương trình trên dùng timer1. Timer này là bộ đếm 16bit nên giá trị đếm được tối đa là FFFF.
Trong phần khởi tạo Timer ta khởi tạo xung clock cho bộ đếm là 125Khz = 125000 có nghĩa là bộ
đếm sẽ đếm được 125000 giá trị trong 1 giây. Ta làm phép tính như sau:
125000 số ----1 giây
? số----- 0,02 giây (20ms)
ta tính được trong 20ms bộ timer sẽ đếm được là: 125000x0.02= 2500 số.
Ta cần là làm sao cho timer1 đếm được 2500 số sẽ tràn có nghĩa là cần phải nạp vô nó một giá
trị xác định trước (mặc định nó sẽ đếm từ 0000>FFFF và bị tràn) giá trị này sẽ nhỏ hơn
65535(FFFF) là 2500 (9C4 Hexa) vậy ta tính được giá trị cần nạp lại sau mỗi lần tràn là FFFF- 9C4 =
F63B.
1. #include
2.
3. unsigned char count=0;
4.
5. interrupt [TIM1_OVF] void timer1_ovf_isr(void) //ngat xay ra sau
20ms
6. {
7. TCNT1H=0xF6; //giá trị nạp lại TCNT1L=0x3B;
8. // goi ham can xu li sau 20mscount++;
9. if (count>10)
10. {
11. count=0;
12. //goi ham can xu li sau 2s }
13. }
14.
15. void main(void)
16. {
17. // Timer/Counter 1 initialization
18. // Clock source: System Clock
19. // Clock value: 125.000 kHz
20. // Mode: Normal top=FFFFh
21. // OC1A output: Discon.
22. // OC1B output: Discon.
23. // Noise Canceler: Off
24. // Input Capture on Falling Edge
25. // Timer 1 Overflow Interrupt: On
26. // Input Capture Interrupt: Off
27. // Compare A Match Interrupt: Off
28. // Compare B Match Interrupt: OffTCCR1A=0x00;
29. TCCR1B=0x03;
30. TCNT1H=0xF6;
31. TCNT1L=0x3B;
32. ICR1H=0x00;
33. ICR1L=0x00;
34. OCR1AH=0x00;
35. OCR1AL=0x00;
36. OCR1BH=0x00;
37. OCR1BL=0x00;
38. #asm("sei") //bat co cho phep ngat toan cuc neu khong thi khong co
ngat xay ra
39. while (1)
40. {
41. ..........................
42. };
43. }
Bài 3 : Tạo cảnh báo sử dụng ngắt ngoài
Tóm tắt : Qua bài học này bạn sẽ biết được thế nào là ngắt ngoài .Cách sử dụng ngắt ngoài của AVR
Giới thiệu :
Atmega16 có 3 ngắt ngoài INT0(PORTD.2) INT1(PORTD.3) và INT2(PORTB.2)
Khi xảy ra một trong các sự kiện đối với các chân này :
Low level - Điện áp ở chân ngắt xuống mức logic 0 V
Any change - Bất kì sự thay đổi điện áp từ chân ngắt
Falling Edge - Khi có 1 sườn điện áp xuống (5V->0V)
Rising Edge -Khi có 1 sườn điện áp lên (0V->5V)
Sau đó 1 cờ ngắt sẽ dựng lên 1 và báo cho biết có ngắt , nhảy đến chương trình con thực hiện ngắt .
Ví dụ : Dùng ngắt để báo động khi xảy ra sự cố của hệ thống .
Khi hệ thống xảy ra sự cố , chân PORTD3(INT1 ) sẽ có giá trị là 0V chương trình sẽ bật đèn đỏ để
cảnh báo .Khi kết thúc sự cố bật trở lại đèn xanh .
Ban đầu khởi tạo ta sẽ để đèn xanh bật đỏ tắt , PORTD.3 treo lên 5V , là port vào
PORTD=0x08;
DDRD=0x00;
Chọn ngắt INT1 chế độ Low level (khi nào chân PD3 có mức logic 0V là xảy ra ngắt )
GICR|=0x80;
MCUCR=0x00;
MCUCSR=0x00;
GIFR=0x80;
1.
2. /*****************************************************
3. This program was produced by the
4. CodeWizardAVR V1.24.8d Professional
5. Automatic Program Generator
6. © Copyright 1998-2006 Pavel Haiduc, HP InfoTech s.r.l.
7.
8.
9. Project :
10. Version :
11. Date : 12/29/2007
12. Author : le ngoc tuan
13. Company : vagam
14. Comments:
15.
16.
17. Chip type : ATmega16
18. Program type : Application
19. Clock frequency : 8.000000 MHz
20. Memory model : Small
21. External SRAM size : 0
22. Data Stack size : 256
23. *****************************************************/
24.
25. #include
26. #include
27.
28. // Declare your global variables here
29.
30. #define den_xanh PORTB.4
31. #define den_do PORTB.5
32.
33.
34.
35. // External Interrupt 1 service routine
36. interrupt [EXT_INT1] void ext_int1_isr(void)
37. {
38. // Place your code here
39. den_xanh=1;den_do=0;//bat den do ,tat den xanh
40. }
41.
42.
43.
44. void main(void)
45. {
46. // Declare your local variables here
47.
48. // Input/Output Ports initialization
49. // Port A initialization
50. // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
51. // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
52. PORTA=0x00;
53. DDRA=0x00;
54.
55. // Port B initialization
56. // Func7=In Func6=Out Func5=Out Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
57. // State7=T State6=0 State5=0 State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
58. PORTB=0x80;
59. DDRB=0x30;
60.
61. // Port C initialization
62. // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
63. // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
64. PORTC=0x00;
65. DDRC=0x00;
66.
67. // Port D initialization
68. // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
69. // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
70. PORTD=0x08;
71. DDRD=0x00;
72.
73.
74.
75. // External Interrupt(s) initialization
76. // INT0: Off
77. // INT1: On
78. // INT1 Mode: Low level
79. // INT2: Off
80. GICR|=0x80;
81. MCUCR=0x00;
82. MCUCSR=0x00;
83. GIFR=0x80;
84.
85.
86. // Global enable interrupts
87. #asm("sei")
88. while (1)
89. {
90. den_xanh=0;den_do=1;
91. };
92. }
93.
Bài 4 : Lập trình hiển thị LCD (Chữ chạy)
Tóm tắt : Qua bài viết này bạn sẽ sử dụng thành thạo thư viện lcd.h của codevision .Sử dụng linh
hoạt , tạo ra dòng chữ chạy trên lcd .
Giới thiệu :
Phần cứng : bạn nối lcd như sơ đồ dưới đây
LCD giao tiếp theo chuẩn logic TTL thông thường (5V cho logic 1 và 0V cho logic 0) cho nên có thể
kết nối trực tiếp với VĐK
+ Chân dữ liệu (những chân dùng để "ra lệnh") của LCD từ chân 7 đến chân 14 (được nhà sản xuất đặt
tên là DB0-DB7)
+ Chân tín hiệu là các chân 4(RS), 5(RW), 6(E)
Giả sử bạn lập trình với port C
PortC0 - RS
PortC1 - RD
PortC2 - EN
PortC4 - D4
PortC5 - D5
PortC6 - D6
PortC7 - D7
port có thể thay đổi(PORT A,B hay C) nhưng các thứ tự chân phải đúng như trên .(do cách lập trình
trong thư viện lcd.h) Nếu bạn lập trình bộ thư viện riêng , cách chân phần cứng có thể bố trí thoải mái
theo ý người lập trình.
Hai nữa khi lập trình LCD các bạn chú ý ở chân VEE (chân số 3 lcd) phải có mức điện áp gần bằng
0V, thường các mạch có 1 con điện trở để chỉnh cường độ sáng tối cho LCD.Để đơn giản bạn có thể
nối chân đó với GND(0V) lcd sẽ luôn hiển thị rõ tối đa .
Để tìm hiểu thêm về LCD bạn có thể tham khảo bài viết của trietnguyen : Giới thiệu về LCD
(
Khi sử dụng codevision bạn sẽ có một bộ thư viện viết sắn bao gồm các hàm cơ bản sau đây :
void lcd_clear(void)
Xóa hết màn hình
void lcd_gotoxy(unsigned char x, unsigned char y)
Nhảy tới vị trí x và dòng thứ y (0 là dòng 1 và 1 là dòng thứ 2 với lcd 2 dòng )
void lcd_putchar(char c)
Hiển thị 1 kí tự
void Lcd_puts(char *str)
Hiển thị 1 chuỗi kí tự trên RAM
void lcd_putsf(char flash *str)
Hiển thị 1 chuỗi kí tự trên FLASH(thường dùng lệnh này để tiết kiệm ram
1. /*****************************************************
2. This program was produced by the
3. CodeWizardAVR V1.24.8d Professional
4. Automatic Program Generator
5. © Copyright 1998-2006 Pavel Haiduc, HP InfoTech s.r.l.
6.
7.
8. Project :
9. Version :
10. Date : 1/1/2008
11. Author : LENGOCTUAN
12. Company : VAGAM
13. Comments:
14.
15.
16. Chip type : ATmega16
17. Program type : Application
18. Clock frequency : 8.000000 MHz
19. Memory model : Small
20. External SRAM size : 0
21. Data Stack size : 256
22. *****************************************************/
23.
24. #include
25. #include
26. // Alphanumeric LCD Module functions
27. #asm
28. .equ __lcd_port=0x15 ;PORTC
29. #endasm
30. #include
31.
32. // Declare your global variables here
33. unsigned char i; //bien dem de chay chu
34. char flash *str="<- "; //chuoi ki tu viet tren Flash
35.
36. void main(void)
37. {
38.
39. // LCD module initialization
40. lcd_init(16);//khoi tao lcd 16 cot 2 dong
41. i=16;
42. while (1)
43. {
44. // Place your code here
45. i--;
46. lcd_gotoxy(i,1);
47. lcd_putsf(str);
48.
49. if(i==0) {i=16; lcd_gotoxy(0,1);lcd_putsf(" ");}
50. lcd_gotoxy(0,0);
51. lcd_putsf("Happy new year ");
52. delay_ms(500);
53.
54. };
55. }
56.
57.
Bài 5 : Dùng ADC nhận tín hiệu từ biến trở
Tóm tắt : Qua bài này các bạn có thể sử dụng được ADC của AVR
Giới thiệu :
Phần cứng các bạn cần 1 con biến trở nối vào portA.0
Mạch ATmega16 như bài đầu .
Các chế độ sẽ chọn :
sử dụng chế độ ngắt ADC, tự động scan giá trị analog của port A
Ví dụ : Dùng PORTA.0 nhận giá trị từ biến trở hiển thị lên LCD theo ADC 8bit (từ 0->5V thành 0 -
>255)
Chú ý : trong chương trình có sử dụng hàm lcd_putnum(value); hiển thị chữ số
1. /*****************************************************
2. This program was produced by the
3. CodeWizardAVR V1.24.8d Professional
4. Automatic Program Generator
5. © Copyright 1998-2006 Pavel Haiduc, HP InfoTech s.r.l.
6.
7.
8. Project :
9. Version :
10. Date : 1/9/2008
11. Author : LENGOCTUAN
12. Company : VAGAM
13. Comments:
14.
15. Comments:
16.
17.
18.
19. Chip type : ATmega16
20. Program type : Application
21. Clock frequency : 8.000000 MHz
22. Memory model : Small
23. External SRAM size : 0
24. Data Stack size : 256
25. *****************************************************/
26.
27. #include
28.
29. // Alphanumeric LCD Module functions
30. #asm
31. .equ __lcd_port=0x15 ;PORTC
32. #endasm
33. #include
34.
35. #define FIRST_ADC_INPUT 0
36. #define LAST_ADC_INPUT 7
37. unsigned char adc_data[LAST_ADC_INPUT-FIRST_ADC_INPUT+1];
38. #define ADC_VREF_TYPE 0x20
39.
40. // ADC interrupt service routine
41. // with auto input scanning
42. interrupt [ADC_INT] void adc_isr(void)
43. {
44. register static unsigned char input_index=0;
45. // Read the 8 most significant bits
46. // of the AD conversion result
47. adc_data[input_index]=ADCH;
48. // Select next ADC input
49. if (++input_index > (LAST_ADC_INPUT-FIRST_ADC_INPUT))
50. input_index=0;
51. ADMUX=(FIRST_ADC_INPUT|ADC_VREF_TYPE)+input_index;
52. // Start the AD conversion
53. ADCSRA|=0x40;
54. }
55.
56.
57. // Declare your global variables here
58. void lcd_putnum(unsigned int d)
59. {
60. unsigned char donvi, chuc, tram;
61. donvi=d%10;
62. d=d/10;
63. chuc=d%10;
64. d=d/10;
65. tram=d%10;
66. d=d/10;
67.
68. if(tram>0)
69. {
70. lcd_putchar(48+tram);
71. lcd_putchar(48+chuc);
72. lcd_putchar(48+donvi);
73.
74. }
75. else if(chuc>0)
76. {
77. lcd_putchar(48+chuc);
78. lcd_putchar(48+donvi);
79. lcd_putsf(" ");
80.
81. }
82. else {
83. lcd_putchar(48+donvi);
84. lcd_putsf(" ");
85. lcd_putsf(" ");
86.
87. }
88. }
89.
90. void main(void)
91. {
92. // Declare your local variables here
93.
94. // Input/Output Ports initialization
95. // Port A initialization
96. // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
97. // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
98. PORTA=0x00;
99. DDRA=0x00;
100.
101. // Port B initialization
102. // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
103. // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
104. PORTB=0x00;
105. DDRB=0x00;
106.
107. // Port C initialization
108. // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
109. // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
110. PORTC=0x00;
111. DDRC=0x00;
112.
113. // Port D initialization
114. // Func7=In Func6=In Func5=In Func4=In Func3=In Func2=In Func1=In
Func0=In
115. // State7=T State6=T State5=T State4=T State3=T State2=T State1=T
State0=T
116. PORTD=0x00;
117. DDRD=0x00;
118.
119. // Timer/Counter 0 initialization
120. // Clock source: System Clock
121. // Clock value: Timer 0 Stopped
122. // Mode: Normal top=FFh
123. // OC0 output: Disconnected
124. TCCR0=0x00;
125. TCNT0=0x00;
126. OCR0=0x00;
127.
128. // Timer/Counter 1 initialization
129. // Clock source: System Clock
130. // Clock value: Timer 1 Stopped
131. // Mode: Normal top=FFFFh
132. // OC1A output: Discon.
133. // OC1B output: Discon.
134. // Noise Canceler: Off
135. // I