Đề bài:” Hãy nêu các biện pháp chuyển hóa từ động cơ bên ngoài sang động cơ bên trong đối với hoạt động học tập của học sinh”
Bài làm
Để trả lời câu hỏi trên trước hết ta cần làm rõ một số khái niệm (dưới góc độ của tâm lý học
4 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1759 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn học: tâm lý học đai cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tập Cá Nhân
Môn học: Tâm lý học đai cương
Họ và tên: Nguyễn Văn Triệu
Lớp K52S – Hóa Học
Đề bài:” Hãy nêu các biện pháp chuyển hóa từ động cơ bên ngoài sang động cơ bên trong đối với hoạt động học tập của học sinh”
Bài làm
Để trả lời câu hỏi trên trước hết ta cần làm rõ một số khái niệm (dưới góc độ của tâm lý học):
Động cơ là gi? Theo tâm lí học Macxit, động cơ là sự phản ánh tâm lí về đối tượng có khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Nhu cầu bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng nhất định. Nó thôi thúc con người hành động nhằm đáp ứng thỏa mãn và chỉ khi gặp được đối tượng có khả năng thỏa mãn thì nó mới có thể trở thành động cơ thúc đẩy, định hướng hoạt động của chủ thể, thôi thúc con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu.
Hoạt động học là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những giá trị, những hành vi và những dạng hoạt động nhất định.
Động cơ học tập là gì ? Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập. Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà giáo dục đem lại. Nhiều nhà tâm lí học đều khẳng định : hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ. Theo L.I.Bozovik, A.K.Dusaviski.. động cơ học tập của trẻ được phân thành hai loại : động cơ học tập mang tính xã hội (động cơ bên ngoài), động cơ mang tính nhận thức (động cơ bên trong).
Động cơ bên trong (động cơ hoàn thiện tri thức) : là mong muốn khao khát, chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Người có động cơ này luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bên trong.
Động cơ bên ngoài (động cơ quan hệ xã hội) : học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như : đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè,đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng. Đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt được mục tiêu cơ bản khác.
Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong,không có những căng thẳng tâm lí. Hơn nữa, động lực nội tâm còn chứng tỏ được khả năng » tự quyết định », làm phát sinh tinh thần độc lập, tự giải quyết các trở ngại, đem lại cho người học nhiều sáng kiến. Còn Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ nào đó mang tính cưỡng bức, có những lực chống đối nhau( như kết quả học tập không đáp ứng mong muốn của cha mẹ), vì thế nó gắn liền với sự căng thẳng tâm lý, không đóng góp nhiều cho óc sáng tạo và khả năng giải quyết các trở ngại. Không những thế, nó đòi hỏi phải đấu tranh với chính bản thân nên học sinh dễ vi phạm nội quy, lơ là việc học.
Vậy dựa trên nền tảng các khái niệm ở trên, em có đưa ra một số phương pháp chuyển hóa từ động cơ bên ngoài sang động cơ bên trong đối với hoạt động học tập của học sinh như sau :
Giúp học sinh xác định được mục đích học tập. Học sinh phải xác định được, sau quá trình miệt mài đèn sách, chúng sẽ được những cái gì. Cụ thể như học xong môn học chúng sẽ lĩnh hội được những cái gì và nếu không học thì chúng sẽ không có những cái gì. Có như thế, học sinh mới cố gắng để nỗ lực mà học được. Và cách thức cụ thể cho việc này là trong buổi gặp mặt đầu tiên với học sinh, giáo viên hãy cho học sinh biết mục tiêu học tập và phác họa cho chúng thấy nôi dung chúng cần học để đạt được mục tiêu ấy.
Bên cạnh việc xác định mục tiêu học tập, giáo viên cần phải tăng hứng thú học tập cho học sinh bằng cách cuẩn bị giáo án thật tốt, các phương tiện dạy học phải hấp dẫn như lời nói uyển chuyển, lôi cuốn, hình ảnh trực quan sinh độngđể làm kích thích động lực học tập của học sinh thi người giáo viên bên việc cho học sinh những con số thì giáo viên cần cung cấp cho học sinh những câu chuyện hay chẳng hạn, những sự kiện cụ thể gắn với những con số đó. Đồng thời kết hợp với hình ảnh minh họa sống động như các đoạn clip về thí nghiệm hóa học vui, thực tiễn cuộc sống hay gặp mà trên internet bây giờ có rất nhiều. Những phương tiện và phuong pháp này giúp cho học sinh có những hứng thú để khám phá tri thức.
Ngoài ra còn có một phương pháp dùng để kích thích hứng thú học tập của học sinh rất hiệu quả đó là đánh vào mâu thuẫn giữa « cái chưa biết » và « cái đã biết » của học sinh. Nghĩa là đặt ra các tình huống có vấn đề để học sinh bị kích thích mà mày mò, khám phá tìm câu trả lời. Những bài toán nhận thức thường được đưa ra cho học sinh khi chuyển sang nghiên cứu vấn đề mới, làm cho học sinh suy nghĩ căng thẳng, nhờ đó rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo của học sinh. Học tập như vậy sẽ hào hứng vì học sinh cảm thấy niềm vui của nhận thức và của hoạt động sáng tạo. Tuy nhiên, giáo viên cần chú ý khi đặt vấn đề cho học sinh ( vấn đề đưa ra phải có nội dung chứa đựng những khó khăn, đòi hỏi một sự tìm tòi căng thẳng nhưng phải vừa sức với tiềm năng nhận thức của học sinh). Hơn nữa, giáo viên cần « tạo ra một hệ thống những nhiệm vụ tăng dần, phức tạp hóa những nhiệm vụ nhận thức và tổ chức cho học sinh tự giải quyết các bài toán ấy.
Không những thế, để tăng cường động lực và hứng thú học tập cho học sinh người giáo viên cần phải tăng cường tích cực hóa trong hoạt động học tập. Đây là một hoạt động nhằm làm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập. Để có thể tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập chúng ta phải chú ý đến một số biện pháp chẳng hạn như : tạo ra và duy trì không khí dạy học thoải mái trong lớp học, xây dựng động cơ hứng thú học tập cho học sinh; giải phóng sự lo sợ Bởi chúng ta không thể tích cực hóa trong khi học sinh vẫn mang tâm lí lo sợ, khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặc biệt là thiếu không khí thoải mái. Do đó với vai trò của mình, thầy giáo phải là người góp phần quan trọng trong việc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho học sinh học tập, rèn luyện và phát triển. Cụ thể như khởi động tư duy bằng mootjvaif trò chơi hay câu đố đầu giờ, khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến các phương pháp dạy học tích cực sẽ gây hứng thú học tập cho học sinh.
Tuy nhiên, sẽ hiệu quả hơn khi người giáo viên biết kết hợp những cách thức để hình thành động cơ học tập mang tính xã hội để hình thành động cơ học tập cho học sinh. Bằng thái độ ân cần, niềm nở và thái độ vui mừng khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ, những lời khen, những điểm thưởng khi học sinh giải quyết xuất sắc vấn đề cũng là một niềm động lực to lớn để học sinh cố gắng nỗ lực hơn trong những lần sau. Cũng chính vì thế mà người giáo viên cần theo dõi và thông báo lên nhà trường để khen thưởng những em có thành tích xuất sắc nhất để nhà trường khen thưởng mà nhờ thế hình thành ở các em một nguồn động lực học tập rất lớn.
Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ. Cha mẹ và thầy cô giáo là người giúp các em tháo gỡ những vướng mắc và chiếm lĩnh dần những tri thức mới. Đó chính là sự kích thích các em học tập. Cha me thường xuyên quan tâm, đặt niềm tin , sự tôn trọng, sự động viên khích lệ các em học sinh. Giáo viên phải biết thường xuyên liên lạc, kết hợp với gia đình để cùng làm nảy sinh và duy trì nhu cầu và hứng thú học cho học sinh.
Mặt khác, giai đoạn tuổi trung học, tình bạn la một điều rất thiêng liêng và có ảnh hưởng rất lớn. Nên người giáo viên cũng phải cần chú ý đến điều phối, dẫn dắt các mối quan hệ trong lớp, để học sinh có thể hứng thú học khi cùng bạn bè đi khám phá tri thức. Chẳng hạn như thành lập các nhóm học tiến, phân công việc theo nhóm
Ngoài ra yếu tố cơ sở vật chất nhà trườngcũng có ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh. Vì vậy, người giáo viên cũng vần xem xét và kiến nghị với nhà trường để trang bị những cơ sở, phương tiện dạy học tốt nhất cho học sinh trong điều kiện có thể.