Nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay quan hệ sản xuất lỡi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất trong chế độ tư bản ngày càng gay gắt song quy luật xã hội không tự nó xảy ra mà phải thông qua hoạt động của con người. Giai cấp công nhân nhận rõ được sứ mệnh lịch sử của mình, đứng lên vận động nhân dân lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ để làm nên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng. để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa triệt để nhất bởi ngoài việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động còn là cuộc cách mạng xã hội nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, thể hiện ở mục tiêu, tiến trình, động lực và nội dung của nó.
Cách mạng dân chủ tư sản với khẩu hiệu tự do, hòa bình, bác ái đã tập hợp quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị và phong kiến. Song khi giành được chính quyền, mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân lao động không được tôn trọng. Trong khi đó, giải phóng con người, giải phóng xã hội là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội
3 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập cá nhân môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac - LeNin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyên nhân sâu xa của những cuộc cách mạng xã hội là do sự phát triển của lực lượng sản xuất. Theo quy luật chung của sự phát triển xã hội khi lực lượng sản xuất không ngừng phát triển mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm nó, tất yếu phải thay quan hệ sản xuất lỡi thời bằng một quan hệ sản xuất mới tiên tiến hơn. Tuy rằng, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất trong chế độ tư bản ngày càng gay gắt song quy luật xã hội không tự nó xảy ra mà phải thông qua hoạt động của con người. Giai cấp công nhân nhận rõ được sứ mệnh lịch sử của mình, đứng lên vận động nhân dân lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản để giành lấy chính quyền, giành lấy dân chủ để làm nên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Cách mạng xã hội chủ nghĩa là quá trình cải biến một cách toàn diện tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng... để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản.
Đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa triệt để nhất bởi ngoài việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân, nhân dân lao động còn là cuộc cách mạng xã hội nhằm cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống, thể hiện ở mục tiêu, tiến trình, động lực và nội dung của nó.
Cách mạng dân chủ tư sản với khẩu hiệu tự do, hòa bình, bác ái đã tập hợp quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp thống trị và phong kiến. Song khi giành được chính quyền, mọi quyền tự do, dân chủ của nhân dân lao động không được tôn trọng. Trong khi đó, giải phóng con người, giải phóng xã hội là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa, và đây là cuộc cách mạng mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc.
Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là một tiến trình gồm hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giai cấp vô sản tự xây dựng thành giai cấp thống trị, giành lấy dân chủ, sử dụng hình thức bạo lực để giành chính quyền. Giai đoạn hai là sử dụng chính quyền đó dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tập hợp quần chúng nhân dân, cải tạo xã hội cũ, tổ chức xây dựng xã hội mới về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, xã hội...đây là cuộc cách mạng không chỉ dừng lại ở việc giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động mà còn xóa bỏ chế độ người bóc lột người, đưa lại đời sống ấm no cho người dân. Với mục đích của cuộc cách mạng, đã thu hút được sự tham gia của đông đảo giai cấp công nhân và nhân dân lao động và tầng lớp trí thức ngày càng không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng. Trong khi những phong trào lịch sử từ trước đến nay đều do thiểu số thực hiện hay vì mưu lợi ích cho thiểu số thì phong trào vô sản là phong trào độc lập của đại đa số, mưu lợi ích cho đại đa số. Từ đó làm nên cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, diễn ra một cách toàn diện, triệt để và có sự thay đổi về chất.
Lĩnh vực chính trị, đưa quần chúng nhân dân lao động từ địa vị nô lệ, làm thuê, bị áp bức, bóc lột trở thành người làm chủ nhà nước, xã hội, để thực sự là giai cấp đứng lên quản lí xã hội và làm chủ xã hội. Từ đó xây dựng nhà nước kiểu mới, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đó là nền dân chủ mở rộng để đảm quyền dân chủ cho nhân dân về mọi mặt.
Lĩnh vực kinh tế, những cuộc cách mạng trước đây là cuôc cách mạng chính trị song cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa lại có tính chất kinh tế. Thay đổi vị trí, vai trò của người lao động đối với tư liệu sản xuất, thay chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thành chế độ công hữu tư liệu sản xuất. Thực hiện chế độ gắn chặt người lao động với tư liệu sản xuất. Từng bước cải thiện đời sống, năng lực người lao động, làm cho quần chúng lao động phát huy tính tích cực xã hội, khả năng sáng tạo để nâng cao năng suất lao động, làm cho nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ngày càng phát triển, vững mạnh, ổn định, phát triển lực lượng sản xuất theo hướng ngày càng cao, thực hiện việc cải tạo nền kinh tế.
Lĩnh vực tư tưởng văn hóa, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và nâng cao các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu các giá trị văn hóa tiên tiến của thời đại, cách mạng xã hội chủ nghĩa góp phần giải phóng người lao động về tinh thần, hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, có hiểu biết, năng lực làm chủ xã hội...Bên cạnh đó còn đấu tranh hệ tu tưởng phản động, hệ tư tưởng cũ, giữ được vị trí tinh thần trong đời sống lao động.
Có thể thấy đây là cuộc cách mạng triệt để nhất bởi không như các cuộc cách mạng xã hội trước đó là chỉ chuyển chính quyền từ tay thiểu số áp bức bóc lột này sang tay thiểu số áp bức bóc lột khác mà làm thay đổi trật tự xã hội, chuyển chính quyền từ tay thiểu số sang đại đa số, đem lại lợi ích cho đại đa số, đem lại sự giải phóng triệt để cho các dân tộc, giai cấp. Trong khi đó cuộc cách mạng dân chủ nhân dân những năm sau 1945 thì có hạn chế như nhiệm vụ giải phóng dân tộc đựơc đặt lên hàng đầu, nhiệm vụ ruộng đất chưa tiến hành triệt để, mà chỉ theo phương pháp cải cách dần dần, từng bứơc đem lại ruộng đất cho nông dân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin. Nhà xb Chính Trị Quốc Gia.
- Giaos trình chủ nghĩa xã hội khoa học. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia.
- Hỏi đáp môn những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mac- Lenin. Nhà xb Chính Trị Quốc Gia.
-