Bài tập giành cho học sinh giỏi 2009 môn hoá học 10

Câu 3/ Có 200 ml dd A gồm H2SO4 , FeSO4 và muối sunfat của kim loại M hoá trị 2 . Cho 20 ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dung dịch A thì dd A vừa hết H2SO4 . Cho thêm 130 ml dd B nữa thì thu được một lượng kết tủa . Lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 10,155g chất rắn , dd thu được sau khi loại bỏ kết tủa được trung hoà bởi 20 ml dd HCl 0,25M a) Xác định tên kim loại M ? b) Tính nồng độ mol/lít các chất trong dd A ? Cho biết nguyên tử khối của M > nguyên tử khối của Na và hydroxit của nó không lưỡng tính .

doc8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4961 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập giành cho học sinh giỏi 2009 môn hoá học 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI T ẬP GIÀNH CHO HỌC SINH GIỎI 2009 Môn HOÁ HỌC 10 Câu 1/ Ion AB4+ có tổng số electron là 10 hạt Xác định A , B , Cho biết vị trí của A , B trong bảng tuần hoàn ? Viết công thức cấu tạo , công thức lập thể của AB4+ Cho biết trạng thái lai hoá của A trong AB4+ Viết phương trình phản ứng biểu diễn dãy chuyển hoá sau : A1 A2 A3 A4 A5 A6 A7 A8 Biết A1 là hợp chất của S và 2 nguyên tố khác và có phân tử khối = 51 đvc Câu 2/ Cân bằng trong hệ H2(k) + I2(k) 2HI(k) được thiết lập với các nồng độ sau : [H2] = 0,025 M ; [I2] = 0,005 M ; [HI] = 0,09M Khi hệ đạt trạng thái cân bằng ấp suất của hệ biến đổi như thế nào ? Tính hằng số cân bằng Kcb và nồng độ ban đầu của I2 và H2 ? Câu 3/ Có 200 ml dd A gồm H2SO4 , FeSO4 và muối sunfat của kim loại M hoá trị 2 . Cho 20 ml dd B gồm BaCl2 0,4M và NaOH 0,5M vào dung dịch A thì dd A vừa hết H2SO4 . Cho thêm 130 ml dd B nữa thì thu được một lượng kết tủa . Lọc lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 10,155g chất rắn , dd thu được sau khi loại bỏ kết tủa được trung hoà bởi 20 ml dd HCl 0,25M a) Xác định tên kim loại M ? b) Tính nồng độ mol/lít các chất trong dd A ? Cho biết nguyên tử khối của M > nguyên tử khối của Na và hydroxit của nó không lưỡng tính . C©u 4. Cho hçn hîp A gåm cã FeS2 vµ Cu2S (trong ®ã nFeS2 = 0,06 mol vµ nCu2S = a mol) t¸c dông hÕt víi dung dÞch HNO3 . Sau khi ph¶n øng x¶y ra hoµn toµn ng­êi ta thu ®­îc dung dÞch B chØ chøa c¸c muèi sunfat ngoµi ra cßn thu ®­îc khÝ NO. BiÕt c¸c ph¶n øng x¶y ra víi hiÖu suÊt 100%. TÝnh a C©u 5. B»ng c¸ch nµo ®Ó lo¹i bá mçi khÝ trong c¸c hçn hîp khÝ sau: SO2 trong hçn hîp SO2 vµ CO2 SO3 trong hçn hîp SO3 vµ SO2 CO2 trong hçn hîp H2 vµ CO2 HCl trong hçn hîp HCl vµ CO2 HCl trong hçn hîp HCl vµ H2S HCl trong hçn hîp HCl vµ Cl2 O3 trong hçn hîp O3 vµ O2 O2 trong hçn hîp O2 vµ CO2 Câu 6. Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C phản ứng với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 (g) B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, được dung dịch D. Dung dịch D phản ứng hết 100 ml dung dịch HCl 1M giải phóng 1,12 lít khí CO2 (đktc). a. Xác định A, B, C, D. b. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất C chứa 45,07% B theo khối lượng; hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy. Bài 7: 1/ Xác định số oxi hoá của các nguyên tử các nguyên tố trong các chất sau: POCl3 ; Na2S2O3 ; NaAuCl4 ; 2/ Cân bằng các phương trình phản ứng sau: CuS + HNO3 ® S + NO + . . . CrI3 + KOH + Cl2 ® K2CrO4 + KIO4 +… HgS + HCl + HNO3 ® H2HgCl4 + NO + S + ... 3/ Tính hiệu ứng nhiệt của 2 phản ứng sau: 2NH3 + 3/2 O2 ® N2 + 3 H2O (1) 2NH3 + 5/2 O2 ® 2NO + 3H2O (2) So sánh khả năng của 2 phản ứng, giải thích vì sao phản ứng (2) cần có xúc tác. Cho năng lượng liên kết của: NH3 O2 N2 H2O NO kJ/mol 1161 493 942 919 627 Bài 8: l/ Có thể tồn tại những hỗn hợp khí sau đây không? tại sao? Nếu tồn tại thì trong những điều kiện nào? Nếu không tồn tại thì viết phương trình phản ứng xảy ra: H2 và O2 ; O2 và Cl2 ; H2 và Cl2 ; HCl và Br2 ; SO2 và O2 ; HBr và Cl2 ; CO2 và HCl ; H2S và NO2 ; H2S và F2. Bài 9: Cho m (g) muối halogen của một kim loại kiềm phản ứng với 200 ml dung dịch axít H2SO4 đặc, nóng (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí X và hỗn hợp sản phẩm Y. Dẫn khí X qua dung dịch Pb(NO3)2 thu được 23,9 (g) kết tủa mầu đen. Làm bay hơi nước cẩn thận hỗn hợp sản phẩm Y thu được 171,2 (g) chất rắn A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được muối duy nhất B có khối lượng 69,6(g). Nếu cho dung dịch BaCl2 lấy dư vào Y thì thu được kết tủa Z có khối lượng gấp 1 ,674 lần khối lượng muối B. 1/ Tính nồng độ mol/1ít của dung dịch H2SO4 và m (g) muối. 2/ Xác định kim loại kiềm và halogen. Bài 10: Hoà tan 8,862 gam hỗn hợp: Al, Mg trong 500ml dd HNO3 loãng thu được dd A và 3,316 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không màu có khối lượng 5,18g trong đó có 1 khí bị hoá nâu trong không khí. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. Cô cạn dd A được bao nhiêu gam muối khan. Tính nồng độ mol/lít của dd HNO3 tham gia phản ứng. Hoà tan dd A vào dd NaOH dư tính khối lượng kết tủa tạo thành. Bài 11:Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiép từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho dến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dd A. Lấy 1/2 dd A, cho dd NaOH cho đến dư vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 15,6g. 1-Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp. 2-Tính nồng độ các ion (trừ ion H+, OH-) trong dung dịch A. Bài 12: (Luật/01) Cho hỗn hợp X gồm FeS2 và MS có số mol bằng nhau (M là kim loại có hoá trị không đổi). Lấy 6, 51g X cho tác dụng hết với dung dịch HNO3 dư thu được 13,216 lit (đktc) hỗn hợp khí A gồm NO và NO2 với khối lượng hỗn hợp A bằng 26, 34g. Tìm M? Bài 13: Cho một luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m (gam) Fe2O3 nung nóng một thời gian thu được 6, 72 gam hỗn hợp gồm 4 chất rắn. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp 4 chất rắn này vào dung dịch HNO3 dư thu được 0, 448 lit khí B duy nhất có tỉ khối hơi so với H2 là 15. Tìm m? Bài 14: (HH/98) Cho 4, 5g hỗn hợp A gồm kim loại X (hoá trị I) và kim loại Y (hoá trị II) tan hết vào dung dịch chứa hỗn hợp HNO3 và H2SO4. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4, 41g hỗn hợp khí B gồm NO2 và khí Z có thể tích bằng 2,016 lit (ở đktc). Nếu cho cùng một lượng Cl2 tác dụng với kim loại X và kim loại Y thì lượng kim loại X phản ứng gấp 3, 375 lần lượng kim loại Y. Khối lượng muối Clorua của X gấp 2, 126 lần khối lượng muối Clorua do Y tạo ra. Tìm X và Y? Tính % khối lượng các chất trong A? Bài 15: (HH/98) Hoà tan 0, 93g một đơn chất X trong axit HNO3 loãng thu được 1, 12 lit khí NO (ở đktc) và dung dịch A chứa 2 chất tan là 2 axit. Để trung hoà A cần dùng 800ml dung dịch KOH 0,05M xác định X? Viết các phương trình phản ứng? Nếu cho A trộn với 600ml dung dịch KOH 0, 1M thì thu được 1, 5 lit dung dịch B. Tính CM của các chất tan trong B? Bài 16: 1/ Tính % số mol N2O4 bị phân li thành NO2 ở 270C và 1atm. Cho khối lượng riêng hỗn hợp N2O4 và NO2 ở điều kiện trên là 3,272 gam/lít. 2/ ở 630C có cân bằng : N2O4 2NO2 Kp = 1,27. Biết Kp là hằng số cân bằng được tính bằng biểu thức : K = Trong đó PNO2 và PN2O4 là áp suất riêng phần của từng khí Tính thành phần hỗn hợp khí áp suất chung lần lượt là: 1 atm, 10 atm. Nhận xét về sự chuyển dịch cân bằng. Bài 17:Kim loại A phản ứng với phi kim B tạo hợp chất C màu vàng cam. Cho 0,1 mol hợp chất C phản ứng với CO2 (dư) tạo thành hợp chất D và 2,4 gam B. Hòa tan hoàn toàn D vào nước, dung dịch D phản ứng hết 100 ml dung dịch HCl 1 M giải phóng 1,12 l khí CO2 (đktc). Hãy xác định A, B, C, D và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Biết hợp chất C chứa 45,07 % B theo khối lượng; hợp chất D không bị phân tích khi nóng chảy. Bài 18: 1/ Trong tự nhiên ô xi có 3 đồng vị : 16O = 99,76% ; 17O = 0,04%; 18O = 0,2% Giải thích vì sao khối lượng nguyên tử trung bình của ô xi lại bằng 15,9994đvc 2/ Hợp chất M tạo bởi 2 nguyên tố X và Y, cho biết : Tổng số 3 loại hạt trong nguyên tử X là 52, hoá trị cao nhất của X với ô xi gấp 7 lần hoá trị của X với hiđrô . Y thuộc cùng chu kì với X, có cấu hình electron....np1 Xác định số thứ tự X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn và gọi tên 2 nguyên tố . Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của M biết hiệu độ âm điện giữa X và Y có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1,77. Khối lượng phân tử của M là 267. 3/ Cho 2 nguyên tố 16A và 29B. Hãy viết các cấu hình electron cho mỗi nguyên tố ở trạng thái không kích thích và trạng thái kích thích. Mỗi cấu hình electron đó ứng với khả năng cho mức ô xi hoá nào của nguyên tố ? Bài 19 (Đề 93III): Một hỗn hợp A gồm M2CO3 , MHCO3, MCl (M là kim loại kiềm). Cho 43, 71g A tác dụng hết với V ml (dư) dung dịch HCl 10,52% (d= 1,05 g/ ml) thu được dung dịch B và 17, 6g khí C. Chia B làm 2 phần bằng nhau Phần I: phản ứng vừa đủ với 125 ml dung dịch KOH 0, 8M. Cô cạn dung dịch thu được m(gam) muối khan. Phần II: tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư thu được 68, 88g kết tủa trắng. 1.a. Tính khối lượng nguyên tử của M? Tính % khối lượng các chất trong A? 2. Tính giá trị của V và m? 3. Lấy 10, 93g hỗn hợp A rồi nung nhẹ đến khi không còn khí thoát ra. Cho khí thu được qua 250ml dung dịch Ca(OH)2 0, 04M. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch thu được? ĐS: M= 23(Na) V= 297,4ml m =29,68g Ca(HCO3)2 = 0,81g Bài 20: (Đề 44III) Hoà tan 26, 64g chất X là tinh thể muối sunfat ngậm nước của kim loại M vào nước thu được dung dịch A. Cho A tác dụng với dung dịch NH3 vừa đủ thu được kết tủa B. Nung B ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 4, 08g chất rắn C. Mặt khác, dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 vừa đủ thu được 27, 84g kết tủa. Tìm công thức X? Tính thể tích dung dịch NaOH 0, 2M cần cho vào A để được lượng kết tủa cực đại, và thể tích dung dịch NaOH 0, 2M ít nhất cần cho vào A để không có kết tủa. Cho 250ml dung dịch KOH phản ứng hết với dung dịch A được 2, 34g kết tủa. Tính CM của dung dịch KOH. ĐS: a. Al2(SO4)3.18H2O b. 1, 2 và 1,6 lit c. 0, 36M và 1,16M Bài 21: Hoà tan hoàn toàn 9, 6g kim loại R bằng H2SO4 đăc, nóng được dung dịch A và 3,36 lit SO2. Xác định R? biết các khí đo ở đktc. Hấp thụ toàn bộ SO2 ở trên vào 400 ml dung dịch NaOH thu được 16, 7g muối. Xác định nồng độ dung dịch NaOH? Trộn oxit kim loại R với oxit kim loại M (hoá trị II) theo tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 được hỗn hợp B. Cho dòng CO dư đi qua 4, 8 gam B nung nóng cho đến khi phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp chất rắn D. Biết D tác dụng vừa đủ với 160 ml dung dịch HNO3 1, 25M tạo ra V lit khí NO (đktc). Xác định kim loại M và tìm V? ĐS: a.Cu b. 0,5M c.Mg; 0,448lit Bài 22: Hoà tan hết 16, 2g một kim loại chưa rõ hoá trị bằng 5 lit dung dịch HNO3 0,5M (d= 1,25g/ml). Sau khi phản ứng kết thúc thu được 5,6 lit (đktc) hỗn hợp A nặng 7, 2g gồm NO và N2. Tìm kim loại? Tính C % dung dịch HNO3 sau phản ứng? ĐS: Al C%= 0,3% Bài 23: Biết rằng dung dịch chứa 8, 7g một muối halogenua kim loại kiềm khi phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo ra 18, 8g kết tủa. Xác định công thức muối đã dùng? : LiBr Bài 24: 1/ Khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2, tuỳ điều kiện phản ứng có thể cho muối CaOCl2 hay Ca(ClO)2 Viết phương trình phản ứng . Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịnh CaOCl2 và dung dịnh Ca(ClO)2 hãy viết các phương trình phản ứng . 3/Không dùng thêm thuốc thử nêu cách nhận ra 5 dung dịch sau: NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH. Viết phương trình phản ứng . Bài 25 :Nung FeS2 trong không khí, kết thúc phản ứng thu được một hỗn hợp khí có thành phần: 7% SO2; 10% O2; 83% N2 theo số mol. Đun hỗn hợp khí trong bình kín (có xúc tác) ở 800K, xảy ra phản ứng: 2SO2 + O2 2SO3 Kp = 1,21.105. Tính độ chuyển hoá (% số mol) SO2 thành SO3 ở 800K, biết áp suất trong bình lúc này là 1 atm, số mol hỗn hợp khí ban đầu (khi chưa đun nóng) là 100 mol. Nếu tăng áp suất lên 2 lần, tính độ chuyển hoá SO2 thành SO3, nhận xét về sự chuyển dịch cân bằng. Bài 26: Hoà tan hoàn toàn 2H, 52g hỗn hợp Mg, Al bằng dung dịch HCl thu được 2,688 lit H2 (đktc) Cũng lượng hỗn hợp này nếu hoà tan hoàn toàn bằng H2SO4 đặc, nóng thu được 0, 03 mol một sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử S+6. xác định sản phẩm duy nhất ở trên. Nếu hoà tan hoàn toàn cũng lượng hỗn hợp trên bằng dung dịch HNO3 10,5% (d= 1,2g/ml) thu được 0, 03 mol một sản phẩm duy nhất hình thành do sự khử N+5. Tính thể tích tối thiểu dung dịch HNO3 đã phản ứng. ĐS: a. H2S (bảo toàn e) Bài 27 : Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một mẫu than có chứa tạp chất S. Khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 1,5M được dung dịch A, chứa 2 muối và có xút dư. Cho khí Cl2 (dư) sục vào dung dịch A, sau khi phản ứng xong thu được dung dịch B, cho dung dịch B tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được a gam kết tủa, nếu hoà tan lượng kết tủa này vào dung dịch HCl dư còn lại 3,495 gam chất rắn. 1-Tính % khối lượng C; S trong mẫu than, tính a. 2-Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch A, thể tích khí Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng. Bài 28: Cho 3,78 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 ml dung dịch (X) chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 4,368 lít H2 (đktc). Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư a xít. Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A. Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M cần để trung hoà hết lượng a xít còn dư trong dung dịch B. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Bài 29 2/ Cho khí Cl2 vào 100ml dung dịch NaI 0,2M (dd A), sau đó đun sôi để đuổi hết iot. Thêm nước để trở lại 100ml (dd B). a)Biết thể tích khí Cl2 đã dùng là 0,1344 lít (đktc). Tính nồng độ mol/lit mỗi muối trong dung dịch B. b)Thêm từ từ vào dung dịch B một dung dịch AgNO3 0,05M. Tình thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng nếu kết tủa thu được có khối lượng bằng: -Trường hợp 1: 1,41 gam -Trường hợp 2: 3,315 gam Biết kết tủa AgI tạo ra trước, sau khi AgI tạo hết kết tủa mới đến AgCl. c)Trong trường hợp khối lượng kết tủa là 3,315 gam, tính nồng độ mol/lit của các ion thu được trong dung dịch sau phản ứng với AgNO3. 1-Dẫn ra 5 phương trình phản ứng khác nhau có tạo ra khí NO2. Bài 30: Hoà tan 18,4g hỗn hợp 2 kim loại Fe và Mg vào 2,5 lít dung dịch HNO3 loãng (vừa đủ), thu được 5,824lít hỗn hợp 2 khí(đktc) trong đó có một khí hoá nâu trong không khí và dung dịch A. Hỗn hợp 2 khí có khối lượng 7,68g. 1-Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp. 2-Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan? 3-Tính nồng độ dung dịch HNO3 đã dùng. Bài 31: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp (B) gồm 2 khí X và Y có tỷ khối đối với H2 là 22,8. 1.Tính tỷ lệ số mol các muối Fe2+ trong hỗn hợp ban đầu. 2.Làm lạnh hỗn hợp khí (B) xuống nhiệt độ thấp hơn được hỗn hợp (B¢) gồm 3 khí X,Y,Z có tỷ khối so với H2 bằng 28,5. Tính phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí (B¢). 3. ở -11oC hỗn hợp (B¢) chuyển sang (B²) gồm 2 khí. Tính tỷ khối của (B²) so với H2. Bài 32: l/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: Cr4C3 + HNO3 ® NO + ... Fe2P + HNO3 ® NO + . . . I – + NO2– ® I2 + NO + ... Au + CN – + O2 ® [Au(CN)4] – + … 2/ Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho những thí nghiệm sau: - Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và Na2CO3. - Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa FeCl3 và CuSO4. - Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 đậm đặc vào AlCl3 khan. Bài 33: Hoà tan 0,6472 gam một kim loại vào dung dịch axít HNO3 tạo ra 1,0192 gam muối khan. Thêm dung dịch NaHCO3 vào dung dịch sau phản ứng thấy xuất hiện 0,8274 gam kết tủa. Sau khi làm khô, nung kết tủa thì thu được 100,8 ml khí. Thể lích khí này giảm xuống còn 33,6 ml khi cho qua dung dịch NaOH . Khí còn lại duy trì tốt sự cháy. (các thể tích khí đều đo ở đktc) Hãy viết các phương trình phản ứng đã xảy ra và kiểm chứng lại bằng tính toán. Câu 34(DH) FeCO3 + HNO3 ® muối X + CO2 + NO2 + H2O (1) FeS2 + HNO3 ® muối X + H2SO4 + NO2 + H2O (2) Hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2. A tác dụng với dung dịch axit HNO3 63 % (khối lượng riêng 1,44 g/ml) theo các phản ứng (1), (2) thu được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tỷ khối của B đối với oxi bằng 1,425. Để phản ứng vừa hết với các chất trong dung dịch C cần dùng 540 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2 M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, được 7,568 gam chất rắn (BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. 1. X là muối gì ? Hoàn thành các phương trình phản ứng (1) và (2). 2. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp A. 3. Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng (Bỏ qua sự bay hơi của các chất). Bài 35:Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: Cr3+ + Br2 + OH – ® CrO42– + ... CuFeS2 + Fe3+ + O2 + H2O ® Fe2+ + SO42– + ... SO2 + MnO4– +…® Mn2+ + SO42– + ... Bài 36: Cho 7,35 gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl, toàn bộ lượng khí CO2 sinh ra cho vào dung dịch có 0,05 mol Ba(OH)2 sinh ra a mol kết tủa. Tìm khoảng xác định của a. Bài 37:( 5 điểm) 1/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau: K2Cr2O7 + KI + H2SO4 ® I3- + Cr3+ MnO(OH)2 + PbO2 + HNO3 ® Pb2+ + MnO4- As2S3 + HNO3 ® AsO43- + NO + SO42- KMnO4 + C2O42- + H2SO4 ® Mn2+ + CO2 2/ Nêu hiện tượng, giải thích, viết phương trình phản ứng cho các trường hợp sau: - Cho Ca vào dung dịch Na2CO3. - Cho Na vào dung dịch NH4Cl . - Cho dung dịch có ion Fe3+ , H+ vào dung dịch KI trộn với hồ tinh bột. Bài 38 1- Nêu mối liên hệ giữa số lớp electron của nguyên tử 1 nguyên tố với số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn. Có trường hợp nào không theo quy luật chung không? nếu có cho ví dụ và giải thích. 2- Viết công thức các axit có oxi của clo. Nêu quy luật về sự biến thiên tính axit và tính oxi hoá của các axit cho ví dụ bằng phương trình phản ứng. Bài 39.Cho sơ đồ các phản ứng: (A) (B) + (C) + (D) (C) + (E) (G) + (H) + (I) (A) + (E) (K) + (G) + (I) + (H) (K) + (H) (L) + (I) + (M) Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ trên. Biết: (D); (I) ; (M) là các đơn chất khí, khí (I) có tỉ khối so với khí CH4 là 4,4375. Để trung hoà 2,8 gam kiềm (L) cần 200 ml dung dịch HCl 0,25M. Bài 40: 1-Tổng số hạt mang điện và không mang điện của n nguyên tử 1 nguyên tố là 18. Xác định tên nguyên tố, viết cấu hình electron. 2§- Phân tử X có công thức abc .Tổng số hạt mang điện và không mang điện trong phân tử X là 82. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22, hiệu số khối giữa b và c gấp 10 lần số khối của a , tổng số khối của b và c gấp 27 lần số khối của a.Tìm công thức phân tử đúng của X. Bài 41:Cho cân bằng hoá học: 2NO2 N2O4 Cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào , giải thích, khi: 1/ Tăng nhiệt độ. 2/ Tăng áp suất. 3/ Thêm khí trơ Ar trong 2 trường hợp: a) Giữ áp suất không đổi. b) Giữ thể tích không đổi. 4/ Thêm xúc tác. Bài 42: Hoà tan 24 gam Fe2O3 bằng dung dịch HCl dư sau phản ứng được dung dịch B. cho vào dung dịch B một lượng m gam hỗn hợp 2 kim loại Mg và Fe, thấy thoát ra 2,24 lít H2 (đktc) sau phản ứng thu được dung dịch C và chất rắn D có khối lượng bằng 10% so với khối lượng m. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C , lọc lấy kết tủa tạo thành đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. 1- Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 2- Tính khối lượng mỗi kim loại trong m gam hỗn hợp. Bài 43: Cho hỗn hợp bột G ở dạng bột gồm Al, Fe, Cu Hòa tan 23, 4 gam G bằng lượng dư dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 15, 12 lít khí SO2 Cho 23, 4 gam G vào bình A chứa 850 ml dung dịch H2SO4 1M (loãng) dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được khí B. Dẫn từ từ toàn bộ lượng khí B qua ống chứa bột CuO dư đun nóng, thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 7, 2 gam so với ban đầu. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra và tính thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp G b) Cho dung dịch chứa m gam muối NaNO3 vào bình A sau phản ứng giữa G với dung dịch H2SO4 loãng ở trên thấy thoát ra V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tính giá trị nhỏ nhất của m để V là lớn nhất.Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Các thể tích khí đo ở đktc
Tài liệu liên quan