Câu 1: Hiểu như thế nào về
a. Vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính, vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông nghiệp sinh thái, vị trí, vai trò của từng loại vùng đối với nền kinh tế của đất nước.
b. Phân tích để làm rõ những căn cứ để phân chia các vùng kinh tế
c. Để xác định một nghành sản xuất chuyên môn hóa người ta thường căn cứ vào những tiêu chí nào? Cho ví dụ minh họa
12 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập giữa kỳ: Địa lý Kinh Tế - Xã Hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Hiểu như thế nào về
Vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính, vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông nghiệp sinh thái, vị trí, vai trò của từng loại vùng đối với nền kinh tế của đất nước.
Phân tích để làm rõ những căn cứ để phân chia các vùng kinh tế
Để xác định một nghành sản xuất chuyên môn hóa người ta thường căn cứ vào những tiêu chí nào? Cho ví dụ minh họa
Câu 2: Trình bày, vai trò của thương mại và những chuyển biến trong hoạt động thương mại ở nước ta từ sau đổi mới đến nay, theo anh chị vấn đề nào cần đặc biệt quan tâm đối với hoạt động này trong nền kinh tế thị trường.
BÀI LÀM
Câu 1: Hiểu như thế nào về
a. Vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính, vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông nghiệp sinh thái, vị trí, vai trò của từng loại vùng đối với nền kinh tế của Đất Nước.
Để hiểu thế nào là vùng kinh tế lớn, vùng kinh tế hành chính, vùng kinh tế trọng điểm, vùng nông nghiệp sinh thái trước hết ta hiểu như thế nào là vùng kinh tế: vùng kinh tế là một thực thể khách quan gắn liền với sự phân công lao động theo lãnh thổ. Phân công lao động theo lãnh thổ vừa là cơ sở, vừa là động lực của sự hình thành vùng kinh tế. Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định, bằng sự chuyên môn hoá sản xuất của dân cư dựa vào những điều kiện và đặc điểm phát triển sản xuất đặc thù, đó là một vùng kinh tế.
* Vùng kinh tế lớn
Vùng kinh tế lớn là các vùng kinh tế tổng hợp cấp cao nhất. Mỗi vùng kinh tế lớn có qui mô lãnh thổ bao trùm trên nhiều tỉnh và thành phố liền kề nhau; có chung những định hướng cơ bản về chuyên môn hoá sản xuất, với những ngành chuyên môn hoá lớn có ý nghĩa đối với cả nước, sự phát triển tổng hợp của vùng phong phú, đa dạng. Các vùng kinh tế lớn còn có những mối liên quan chung về kinh tế - chính trị - quốc phòng. Các vùng kinh tế lớn không có các cấp chính quyền tương ứng và vì vậy không có chức năng hành chính, chỉ có chức năng kinh tế: các vấn đề chung về kinh tế - xã hội của vùng sẽ được giải quyết ở các hội nghị kinh tế vùng, bởi các hội đồng kinh tế vùng.
Đối với nền kinh tế nước ta hiện nay có 4 nền kinh tế lớn:
- Vùng kinh tế Bắc Bộ
- Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ
- Vùng kinh tế Nam Trung Bộ
- Vùng kinh tế Nam Bộ
* Vùng kinh tế hành chính
Vùng kinh tế - hành chính (VKT-HC) là những vùng kinh tế vừa có ý nghĩa, chức năng kinh tế, vừa có ý nghĩa, chức năng hành chính. Mỗi vùng kinh tế - hành chính có một cấp chính quyền tương ứng: Vừa có chức năng quản lý kinh tế, vừa có chức năng quản lý hành chính trên toàn bộ địa bàn lãnh thổ của vùng. Vùng kinh tế hành chính có 2 loại:
+ Vùng kinh tế hành chính tỉnh: với qui mô và số lượng các chuyên môn hóa có hạn, nhưng các mối liên hệ kinh tế bên trong thì chặt chẽ và bền vững, gắn bó trong một lãnh thổ thống nhất cả về quản lý hành chính và kinh tế.
+ Vùng kinh tế hành chính huyện: là đơn vị lãnh thổ nhỏ nhất của hệ thống vùng kinh tế, có mức độ chuyên môn hóa sơ khởi.
- Vị trí và vai trò: Do có chức năng kinh tế nên trong vùng có chuyên môn háo sản xuất và phát triển tổng hợp sản xuất; do có chức năng hành chính nên vùng là một đơn vị hành chính, lãnh thổ có kế hoạch và ngân sách riêng. VKT-HC có một cấp chính quyền làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về mọi mặt lãnh thổ. VKT-HC chỉ được xây dựng và tổ chức hợp lý trên cơ sở của chiến lược phát triển kinh tế xã hội và phương án phân vùng kinh tế cơ bản của đất nước. Sự phân chia cấp bậc VKT-HC ở mỗi nước phụ thuộc vào quy mô lãnh thổ và tình hình kinh tế xã hội của nước đó. Hiện nay ở Việt Nam, tỉnh được xem như một dạng VKT-HC.
* Vùng kinh tế trọng điểm
Vùng kinh tế trọng điểm là vùng có ranh giới “cứng” và ranh giới “mềm”. ranh giới “cứng” bao gồm một số đơn vị hành chính cấp tỉnh và ranh giới “mềm” gồm các đô thị và phạm vi ảnh hưởng của nó. Các lãnh thổ được đầu tư trọng điểm bao gồm các lãnh thổ giàu tiềm năng, tập trung các quyền lực kinh tế, có ý nghĩa động lực và những lãnh thổ còn gặp nhiều khó khăn, cần được trợ giúp để đầu tư phát triển. Có 3 vùng kinh tế trọng điểm ở nước ta
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
+ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
- Vị trí và vai trò: Đây Là vùng có dấu hiệu nổi trội, có đầu tàu tăng trưởng nhanh, có khả năng lan toả rộng đối với các vùng khác trong cả nước. Nó không chỉ làm thay đổi bộ mặt của chính vùng đó mà c̣òn thúc đẩy các vùng khác phát triển, đưa vị trí kinh tế quốc gia lên tầm cao mới, thúc đẩy mối liên kêt chặt chẽ giữa các vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho qúa trình phân công lao động xã hội với trình độ chuyên môn hoá cao. Vùng trọng điểm với ưu điểm lớn như vậy rất cần cho bất kỳ quốc gia nào dù đã đang và sẽ phát triển. Xây dựng và quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm là một việc nên làm nhằm tạo ra một động lực phát triển cho cả nền kinh tế quốc dân.
Từ nhận thức về tầm quan trọng kết hợp với việc tìm hiểu những kinh nghiệm thành công và thất bại về phát triển công nghiệp có trọng điểm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ, từ những năm 90 của thế kỷ XX, Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu và xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm. Vấn đề phát triển ba vùng kinh tế trọng điểm của cả nước được khẳng định trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước.
* Vùng nông nghiệp sinh thái
Là vùng có sự kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố đó là nông nghiệp công nghiệp hóa và sinh học với sự phát triển kinh tế tương ứng của vùng đó nhằm tạo nên sự cân bằng trong phát triển nông nghiệp bền vững với các ngành kinh tế khác. Vùng nông nghiệp sinh thái là những vùng sản xuất nông nghiệp khác nhau, dựa trên cơ sở các điều kiện sinh thái đất - nước - khí hậu khác nhau.- Vị trí và vai trò: Vùng nông nghiệp sinh thái sẽ tạo cơ sở cho việc sử dụng tài nguyên nông nghiệp có hiệu quả tối ưu, phát huy đầy đủ tiềm năng của từng vùng nhằm lựa chọn đúng các loại hình sử dụng đất nông, lâm nghiệp. Mặt khác làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể các vùng kinh tế cũng như quy hoạch sử dụng đất của các tỉnh trong toàn quốc.
b. Phân tích để làm rõ những căn cứ để phân chia các vùng kinh tế
Vùng kinh tế hình thành và phát triển là một tất yếu khách quan nên khi tiến hành phân vùng kinh tế, cần phải dựa trên những căn cứ khoa học sau:
- Phân vùng kinh tế phải dựa trên nhiệm vụ cơ bản về xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân của cả nước do Đảng và Nhà nước đề ra, thể hiện cụ thể bằng những chỉ tiêu nhiệm vụ lớn và dài hạn.
- Phân vùng kinh tế phải dựa vào yếu tố tạo vùng: Vùng kinh tế được hình thành và phát triển trên cơ sở tác động tổng hợp của các yếu tố. Những yếu tố tạo vùng quan trọng nhất là:
+ Phân công lao động xã hội theo lãnh thổ (đây là yếu tố tạo vùng cơ bản nhất). Phân công lao động theo lãnh thổ được biểu hiện bằng sự tập trung các loại sản xuất riêng biệt trên một lãnh thổ nhất định bằng việc chuyên môn hóa sản xuất của cư dân dựa vào điều kiện và đặc điểm sản xuất đặc thù cuả lãnh thổ đó. Mỗi phạm vi lãnh thổ có chức năng sản xuất đặc thù đó là một vùng kinh tế, các vùng kinh tế thong qua mối liên hệ kinh tế liên kết với nhau trong một hệ thống phân công lao động theo lãnh thổ thống nhất.
+ Yếu tố tự nhiên: môi tường tự nhiên là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp thường xuyên vĩnh viễn tới quá trình phát triển và phân bố sản xuất từ đó ảnh hưởng tới phương hướng qui mô và cơ cấu của vùng kinh tế, những yếu tố tự nhiên ảnh hưởng quan trọng như
Nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng (than đá, dầu mỏ, khí tự nhiên…. Vừa là nhiên liệu nhưng cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất ra hàng trăm loại sản phẩm hóa chất khác nhau) ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với việc hình thành vùng kinh tế ở các mặt trữ lượng, chất lượng, sự phân bố….việc đánh giá mức độ của nó cần xem xét dưới góc độ tổng hợp tìm ra ảnh hưởng trội để có thể xác định khả năng chuyên môn hóa sản xuất của vùng.
Các nguồn tài nguyên rừng hải sản, nông sản cũng ảnh hưởng quan trọng như vùng có trữ lượng gỗ lớn có khả năng hình thành và phát triển các ngành sản xuất chuyên môn hóa gắn liền với tài nguyên rừng các nguồn cá biển cá nước ngọt, cá đặt sản cho phép hình thành các vùng chuyên môn hóa về chế biến khai thác nuôi trồng các loại thủy sản đặc biệt (tôm, cua, cá,)
Đất đai: Vùng kinh tế là bộ phận lãnh thổ quốc gia, khái niệm vùng gắn liền với khái niệm phạm vi nhất định của diện tích đất đai, đất đai là tư liệu cơ bản trong sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và hình thành các vùng chuyên canh. Yếu tố tạo vùng quan trọng của đất đai là thổ nhưỡng, vì thế cần đánh giá ý nghĩa kinh tế của thổ nhưỡng để tạo ra các vùng chuyên canh phù hợp. ngoài ra còn có yếu tố địa hình khả năng tưới tiêu.
Khí hậu: cũng đóng vai trò quan trọng. Ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp là việc bố trí các cây trồng giống vật nuôi phù hợp là những yếu tố trội tác động mạnh mẽ đến việc hình thành các vùng chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp.
+ Yếu tố kinh tế:
Trung tâm công nghiệp, thành phố lớn: Thông thường các thành phố lớn hay trung tâm công nghiệp đều tạo ra quanh mình một vùng ảnh hưởng trong đó mọi sinh hoạt kinh tế đều do thành phố lớn hay trung tâm công nghiệp chi phối. vì vậy nghiên cứu vùng kinh tế phải xuất phát thành phố lớn hay trung tâm công nghiệp lớn để xác định phạm vi ảnh hưởng không gian của chúng, tùy theo qui mô và loại hình thành phố, trung tâm công nghiệp mà phạm vi ảnh hưởng khác nhau, những thành phố lớn hay trung tâm công nghiệp lớn thường là hạt nhân của vùng kinh tế.
Các cơ sở sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp quan trọng (N- L- N), thường sản xuất ra nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản phẩm lớn và có mối quan hệ (cả bên trong và bên ngoài) phức tạp đều có tác dụng tạo vùng.
Vd: hệ thống các công trường có qui mô hoạt động rộng lớn, có thể phát triển nhiều vùng chuyên môn hóa, tạo ra phạm vi ảnh hưởng xung quanh mình, các vùng chuyên môn hóa về cây công nghiệp, vùng chuyên canh lúa đều là những hạt nhân tạo vùng.
Quan hệ kinh tế đối ngoại: Việc mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với nước ngoài, hay là việc đẩy mạnh xuất nhập khẩu cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành qui mô và mức độ chuyên môn hóa của các vùng kinh tế.
Vd: điều kiện khí hậu nước ta thuận lợi cho phát triển nông sản nhiệt đới để xuất khẩu đổi lấy máy móc thiết bị phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Điều này đòi hỏi nước ta phải xây dựng các vùng chuyên môn hóa rộng lớn và ổn định về sản xuất các nông phẩm nhiệt đới.
Yếu tố tiến bộ khoa học công nghệ (KH-CN): Tiến bộ của KH-CN ảnh hưởng tới việc hình thành vùng kinh tế ở nhiều mặt.
Vd: ứng dụng tiến bộ của KH-CN vài việc thăm dò, tìm kiếm, xác định trữ lượng, chất lượng của tài nguyên khoán sản, tạo điều kiện hình thành nhiều khu công nghiệp mới. tiến bộ của KH-CN còn cho phép cải tạo các vùng hoanh hóa, đầm lầy….thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa quan trọng.
Yếu tố dân cư- dân tộc: Thể hiện ở nguồn lao động, lao động kỹ thuật có vai trò quan trọng trong việc hình thành vùng kinh tế, thường ở những nơi có lực lượng lao động đông đảo, trình độ chuyên môn kĩ thuật cao đều là nơi thuận lợi cho việc hình thành phát triển nhiều ngành sản xuất chuyên môn hóa có qui trình kĩ thuật hiện đại. yếu tố dân tộc thể hiện trong tập quán sản xuất và tập quán tiêu dùng cũng tạo ra những ngành sản xuất chuyên môn hóa khác nhau với những sản phẩm độc đáo. Tập quán tiêu dùng kích thích sự phát triển các ngành nghề với những sản phẩm khác nhau phù hợp với yêu cầu tiêu dùng của nhân dân làm cho cơ cấu sản xuất của vùng phong phú, đa dạng, tận dụng tiềm năng mọi mặt của vùng.
Yếu tố lịch sử - văn hóa: Là vùng phát triển lâu dài về lịch sử văn hóa xã hội, vì vậy khi nghiên cứu quá trình hình thành vùng phải có quan điểm lịch sử đúng đắn.
- Phân vùng kinh tế phải dựa vào kết quả phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp của đất nước.
C. Để xác định một nghành sản xuất chuyên môn hóa người ta thường căn cứ vào những tiêu chí nào? Cho ví dụ minh họa
Tiêu chuẩn quan trọng để xác định một ngành sản xuất chuyên môn hóa là khối lượng chất lượng sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng. Người ta thường sử dụng các tiêu chí sau
(1) Tỷ trọng (%) sản phẩm hàng hóa xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chiếm trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó ở trong vùng
Ví dụ: Giai đoạn 2011-2015, TPHCM tiếp tục tập trung cho nhóm các sản phẩm có lợi thế về nguồn lao động và nguyên liệu trong nước như dệt may, da giày và thủy hải sản chế biến đến năm 2015 chiếm tỷ trọng cao (chiếm 35% tổng kim ngạch xuất khẩu). Đến năm 2015, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao chiếm tỉ trọng 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, giá trị xuất khẩu phần mềm, xuất khẩu chiếm 2%. Đối với nhóm hàng nông - lâm - thủy hải sản, hướng phát triển chủ đạo của nhóm hàng này là chuyển dịch cơ cấu toàn lĩnh vực, trong mỗi ngành, thậm chí trong từng loại sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, đến năm 2015 chiếm 23% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
(2) Tỷ trọng (%) sản phẩm xuất ra ngoài vùng của một ngành nào đó chiếm trong toàn bộ sảm phẩm – trao đổi giữa các vùng của ngành nào đó trong cả nước.
Ví dụ : Về thủy sản của vùng đồng bằng song Cửu Long, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản hàng năm khoảng 3 triệu tấn, chiếm khoảng 58% sản lượng thủy sản cả nước. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản toàn vùng khoảng 2,5 tỷ USD, chiếm 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước.
(3) Tỷ trọng (%) sản phẩm của một ngành sản xuất nào đó của vùng chiếm trong toàn bộ sản phẩm của ngành đó trong cả nước(tính theo đơn vị tự nhiên và giá trị)
Ví dụ: Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sản xuất mỗi năm trên 20,7 triệu tấn lúa, chiếm 53,4% sản lượng lúa và 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước
(4) Tỷ trọng (%) giá trị sản lượng của một ngành nào đó của vùng chiếm trong tổng giá trị sản lượng của vùng
Ví dụ : Tổng diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, không kể hải đảo, khoảng 3,96 triệu ha, trong đó khoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản chiếm 65%. Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa trên 90%. Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệp ngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm chiếm trên 320.000 ha, khoảng 8,2% diện tích tự nhiên.
Câu 2: Trình bày, vai trò của thương mại và những chuyển biến trong hoạt động thương mại ở nước ta từ sau đổi mới đến nay, theo anh chị vấn đề nào cần đặc biệt quan tâm đối với hoạt động này trong nền kinh tế thị trường.
* Vai trò của thương mại trong nền kinh tế thị trường
- Thương mại gồm 2 bộ phận nội thương và ngoại thương.
- Thương mại đêm hiệu quả lớn về kinh tế, xã hội và góp phần đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
- Thương mại góp phần hình thành qui mô, cơ cấu và hướng chuyên môn hóa sản xuất của các vùng lãnh thổ, thúc đẩy qấu trình phân công theo lãnh thổ.
- Thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao đời sống người dân
* Những chuyển biến trong hoạt động thương mại ở nước ta từ sau đổi mới đến nay
Mười năm sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam phải đối mặt trước những khó khăn thử thách hết sức nghiêm trọng: nền kinh tế - xã hội lâm vào khủng hoảng gay gắt, an ninh quốc gia bị đe dọa bởi tình trạng vừa có hòa bình, vừa có chiến tranh, các thế lực đế quốc thù địch xiết chặt bao vây cấm vận, quan hệ đối ngoại bị thu hẹp. Bởi vậy, bước vào thời kỳ đổi mới (1986), Việt Nam đứng trước đòi hỏi cấp bách mang ý nghĩa sinh tử là phải tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá được thế bị bao vây cô lập về đối ngoại, tiếp tục phát triển đất nước theo con đường đã lựa chọn.
- Về nội thương: sau đổi mới có nhiều chuyển biến hoạt động nội thương nhộn nhịp cả nước hình thành một thị trường thống nhất, hàng hóa đa dạng phong phú.
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ và tiêu dùng đã tăng từ 94,3 (1995) ngìn tỉ đồng lên 480,3 ngìn tỉ đồng (2005)
+ Hoạt động nội thương chủ yếu tập trung ở khu vực tư nhân cá thể.
+ Hoạt động nội thương diễn ra không đồng điều theo các vùng lãnh thổ, các vùng có kinh tế phát triển là những vùng có hoạt động nội thương phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm buôn bán sầm uất nhất nước(116276,2 ngìn tỉ đồng)
+ Lao động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ cả nước hiện có 1,8 triệu (1995) trong đó 63% hoạt động ở miền nam. Các vùng tập trung nhiều lao động thương mại dịch vụ là ĐBSH 19%, Đông Nam Bộ 20% và ĐBSCL 27%.
- Về ngoại thương
+ Hoạt động xuất nhập khẩu đã có những chuyển biến khá rõ rệt, sau nhiều năm nhập siêu lần đầu tiên nước ta đã xuất siêu vào năm 1992, hiện nay nhập siêu còn lớn nhưng về cơ bản cũng khác trước.
+ Thị trường buôn bán đã được mở rộng theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa. Nước ta có quan hệ buôn bán với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó Trung Quốc, Hoa kì, Nhật Bản và các nước ASEAN là những bạn hàng lớn.
+ Cơ chế hoạt động xuất nhập khẩu cũng đã thay đổi với việc xóa cơ chế tập trung bao cấp chuyển sang cơ chế thị trường và việc mở rộng quyền hoạt động xuất nhập khẩu cho các ngành và địa phương.
+ Tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng nhanh: 1985 là 2.555,9 triệu USD, đến năm 2005 tăng lên 69.419,9 triệu USD, đến năm 2010 là 156993,1 triệu USD.Trong đó xuất khẩu đã tăng từ 689,9 triệu USD (1985 ) lên 72191,9 triệu USD (2010) và nhập khẩu tương ứng là 1857,4 triệu USD ( 1985 ) lên 84801,2 triệu USD (2010).
Trong đó hàng xuất khẩu chính của nước ta là :
+ Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, hàng nông lâm thủy sản. Hàng nhập khẩu gồm tư liệu sản xuất (trên 90%) và hàng tiêu dùng.
+ Hiện nay có 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD như: dầu thô, hàng may mặc, giày da, thủy sản, gạo, cà phê.... + Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm buôn bán sầm uất nhất cả nước (116 276,2 nghìn tỷ đồng ).
- Các cửa khẩu trao đổi buôn bán với bên ngoài: trong việc buôn bán với nước bên ngoài, thì vận tải đường biển có ý nghĩa hàng đầu. với các nước láng giềng và vùng biên giới thì đường bộ có tầm quan trọng nhất định
- Đến năm 2008 Việt Nam đã mở 16 cửa khẩu Quốc Tế, 13 cửa khẩu Quốc Gia, 29 cửa khẩu địa phương và 62 chợ biên giới.
Vấn đề nào được quan tâm đối với hoạt động này trong nền kinh tế thị trường.
Vấn đề ngoại thương được quan tâm đối với hoạt động thương mại trong nền kinh tế thị trường bởi trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu có nhũng chuyển biến khá rõ rệt từ một Nước nhập siêu lần đầu tiên Nước ta trở thành Nước xuất siêu 1992. Hiện nay Việt Nam đã bước vào một giai đoạn hội nhập quốc tế sâu sắc và toàn diện hơn bao giờ hết. Tính đến năm 2011, chúng ta đã có quan hệ ngoại giao với 179 quốc gia, có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007 đã đưa quá trình hội nhập của đất nước từ cấp độ khu vực (ASEAN năm 1995) và liên khu vực (ASEM năm 1996, APEC năm 1998) lên đến cấp độ toàn cầu. Việt Nam đã đảm nhận thành công vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an, cơ quan quyền lực hàng đầu của Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2008 - 2009. Việt Nam cũng đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN trong năm ASEAN 2010. Chặng đường hơn 25 năm đổi mới và hội nhập quốc tế là một quá trình nỗ lực bền bỉ của đất nước.
Trong 9 tháng đầu năm 2012 Việt Nam đã xuất siêu khoảng 34 triệu USD. Cụ thể, tổng kim ngạch xuất khẩu (KNXK) ước đạt 83,78 tỉ USD, tăng 18,9%; tổng kim ngạch nhập khẩu (KNNK) đạt 83,75 tỉ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011. Kinh ngạch xuất khẩu bình quân mỗi tháng đạt 9,3 tỉ USD, là mức cao nhất từ trước đến nay. Thị trường châu Á mà đặc biệt là Tây Á có mức tăng trưởng cao nhất, tăng 83,5%. Trong 9 tháng đầu năm nay có thêm 3 mặt hàng đạt KNXK trên 1 tỉ USD là sắt thép, chất dẻo và nhóm sản phẩm túi xách, va li, mũ, ô dù. Như vậy hiện nay Việt Nam có 22 mặt hàng đạt KNXK trên 1 tỉ USD. “Nếu không có yếu tố đột biến, khả năng xuất khẩu cả năm sẽ đạt khoảng 113 tỉ USD (k