Bài tập Hóa 9: Oxit

Cu 1. Có những oxit sau : Fe2O3 , Na2O , BaO , SO2 , MgO , Al2O3 , P2O5 , CuO , SO3 , SiO2. Những oxit nào tác dụng được với : a. Nước b. axit HNO3 c. Dung dịch KOH Cu 2. Viết PTPƯ chứng tỏ : a. Na2O là oxit bazơ b. P2O5 là oxit axit c. Fe2O3 là oxit bazơ d. SiO2 là oxit axit Cu 3. Có những chất : H2O , K2O , SO3 , KOH , Fe2O3 , H2SO4 , Al2O3 , CO2 , CO. Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một. Viết PTPƯ. Cu 4. Xác định công thức của các oxit có thành phần như sau :a. S chiếm 40% b. P chiếm 56,36% Cu 5. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức R2Ox phân tử khối của oxit là 102 đvC, biết thành phần khối lượng của oxi là 47,06%. Xác định R.

pdf2 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 904 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Hóa 9: Oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0983.732.567 1 OXIT BÀI TẬP CƠ BẢN : Câu 1. Có những oxit sau : Fe2O3 , Na2O , BaO , SO2 , MgO , Al2O3 , P2O5 , CuO , SO3 , SiO2. Những oxit nào tác dụng được với : a. Nước b. axit HNO3 c. Dung dịch KOH Câu 2. Viết PTPƯ chứng tỏ : a. Na2O là oxit bazơ b. P2O5 là oxit axit c. Fe2O3 là oxit bazơ d. SiO2 là oxit axit Câu 3. Có những chất : H2O , K2O , SO3 , KOH , Fe2O3 , H2SO4 , Al2O3 , CO2 , CO. Những chất nào có thể tác dụng với nhau từng đôi một. Viết PTPƯ. Câu 4. Xác định công thức của các oxit có thành phần như sau :a. S chiếm 40% b. P chiếm 56,36% Câu 5. Oxit cao nhất của một nguyên tố có công thức R2Ox phân tử khối của oxit là 102 đvC, biết thành phần khối lượng của oxi là 47,06%. Xác định R. Câu 6. Một oxit sắt có PTK bằng 232. Hãy xác định CTHH của oxit biết %O = 27,59% Câu 7. Xác định CTHH của một oxit của đồng biết tỉ số khối lượng của 2 ngtố đồng và oxi là 8 : 1 Câu 8: Hợp chất với oxi của nguyên tố X có dạng XaOb gồm 7 nguyên tử trong phân tử. Đồng thời tỉ lệ khối lượng giữa X và oxi là 1 : 1,29. Xác định X và công thức oxit. Câu 9. Một số oxit được dùng làm chất hút ẩm (chất làm khô) trong phòng thí nghiệm. Hãy cho biết những oxit nào sau đây có thể dùng làm chất hút ẩm: CuO , BaO , CaO , P2O5 , Al2O3 , Fe3O4. Giải thích. Viết PTPƯ. Câu 10. Trong PTN , người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn các khí này đi qua các bình đựng các chất háo nước nhưng không có phản ứng với các chất khí cần làm khô. Có các chất làm khô sau : H2SO4 đặc , CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây : SO2 , O2 , CO2 . Hãy giải thích. Câu 11. Có hỗn hợp gồm Na2O và Fe2O3 . Làm thế nào để tách riêng Al2O3. Câu 12. Hỗn hợp khí gồm NO, NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45% NOV ; 15% 2NOV và 40% x yN OV . Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Hãy xác định oxit NxOy. Câu 13: Có 1 oxit sắt chưa biết. Hoà tan m gam oxit cần 150 ml HCl 3M. Khử toàn bộ m gam oxit bằng CO nóng, dư thu được 8,4 gam sắt. Tìm công thức oxit. Câu 14. Cho 800ml dung dịch HCl 1M hòa tan vừa đủ với 24g hỗn hợp CuO và Fe2O3. Tính thành phần % mỗi oxit trong hỗn hợp Câu 15. Đốt cháy hết 2,7g nhôm bằng khí oxi rồi lấy sản phẩm thu được hòa tan trong dd HCl 14,6% a. Tính thể tích oxi đã dùng (đktc) b. Tính khối lượng dd HCl tham gia phản ứng Câu 16. Khử 3,6g hỗn hợp hai oxit kim loại Fe2O3 và CuO bằng hiđro ở nhiệt độ cao thu được 2,64g hỗn hợp hai kim loại. Hòa tan hỗn hợp hai kim loại trên trong dd HCl dư thu được V lít khí bay ra (đktc). Tính KL mỗi oxit trong hỗn hợp và tính giá trị bằng số của V. Câu 17. Hoà tan hoàn toàn 12,1 gam hỗn hợp bột gồm CuO và một oxit của kim loại hoá trị II khác cần 100 ml dung dịch HCl 3M. Biết tỉ lệ mol của 2 oxit là 1 : 2. a. Xác định công thức của oxit còn lại. b. Tính % theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu. 0983.732.567 2 OXIT BÀI TẬP NÂNG CAO Câu 1. Người ta tiến hành 2 thí nghiệm sau : TN1 : Lấy m gam đá vôi đem nung trong không khí . TN2 : Lấy m gam sắt đem nung trong không khí . Sau đó đem cân 2 mẫu thu được sau khi nung của 2 thí nghiệm trên thì thấy có hiện tượng gì ? Giải thích hiện tượng trên. Câu 2. Đốt cháy hoàn toàn 2,709 gam một đơn chất R trong ôxi rồi cho toàn bộ sản phẩm tạo thành hấp thụ hết vào bình chứa 100ml dung dịch NaOH 25% (d=1,28g/ml) , thu được dung dịch A. Nồng độ NaOH trong A giảm đi 4% so với ban đầu và nó có khả năng hấp thụ tối đa 17,92 lit khí CO2 (ddktc). Hãy xác định đơn chất R đã được đốt cháy. Câu 3. Tính thể tích dung dịch NaOH 0,5M đủ để hấp thụ hết 5,6 lit CO2 (đktc) để thu được dung dịch hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3 có tỉ lệ mol là 7 : 3 Câu 4. Cho các dung dịch natri hiđroxit , axit clohiđric. Viết các phương trình phản ứng (nếu có) với : CO2 ; CO ; Fe3O4 ; Al2O3 ; SiO2 ; P2O5 ; BaO. Câu 5. Chỉ có bình khí CO2 và dung dịch NaOH, cốc chia độ và bếp đun. Hãy trình bày hai phương pháp điều chế xoda (Na2CO3) tinh khiết . Câu 6. Có hỗn hợp A (gồm MgO + CaO) và hỗn hợp B (gồm MgO + Al2O3) , cả hai hỗn hợp A và B đều có khối lượng là 9,6 gam. Cho A và B đều tác dụng với 100ml dung dịch HCl 19,87% (d=1,047g/ml) . Số gam MgO trong B bằng 1,125 lần số gam MgO trong A. a) Tính thành phần % về khối lượng của các chất trong A . Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau khi A tan hết trong dung dịch HCl, biết rằng sau đó cho tác dụng với Na2CO3 thì thể tích khí thu được là 1,904lit (đktc). *b) B có tan hết trong dung dịch HCl đó không ? Câu 7. Xác định khối lượng anhiđrit sunfuric (SO3) và dung dịch H2SO4 49% cần dùng điều chế 450 gam dung dịch H2SO4 83,3%. Câu 8. Khi hoà tan một oxit kim loại hoá trị II bằng một lượng vừa đủ H2SO4 10% thu được dung dịch muối có nồng độ 11,8%. Xác định tên của kim loại. Câu 9. Cĩ một loại oleum X trong đĩ SO3 chiếm 71% theo khối lượng. Lấy a (gam) X hồ tan vào b (gam) dung dịch H2SO4 c% được dung dịch Y cĩ nồng độ d%. Xác định cơng thức oleum X. Lập biểu thức tính d theo a, b, c. Câu 10. Hỗn hợp M gồm CuO và Fe2O3 cĩ khối lượng 9,6 gam được chia làm hai phần bằng nhau. Phần 1 : cho tác dụng với 100ml dung dịch HCl, khuấy đều. Sau khi phản ứng kết thúc, hỗn hợp sản phẩm được làm bay hơi một cách cẩn thận, thu được 8,1 gam chất rắn khan. Phần 2 : Cho tác dụng với 200ml dung dịch HCl đã dùng ở trên và khuấy đều. Sau khi kết thúc phản ứng lại làm bay hơi hỗn hợp sản phẩm như lần trước, lần này thu được 9,2gam chất rắn khan. a) Viết các phương trình hĩa học. Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng. b) Tính thành phần % về khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp M.
Tài liệu liên quan