Bài tập hóa học thực tiễn phần vô cơ

Từ cơ sở phân loại bài tập hoá học nói chung, chúng ta có thể phân chia bài tập hoá học thực tiễn như sau: - Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập : + Bài tập lí thuyết . + Bài tập thực nghiệm. - Dựa vào tính chất của bài tập . + Bài tập định tính: giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tách, làm khô, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn . Ví dụ: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iôtua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có)

doc124 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 1908 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập hóa học thực tiễn phần vô cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP HÓA HỌC THỰC TIỄN PHẦN VÔ CƠ Từ cơ sở phân loại bài tập hoá học nói chung, chúng ta có thể phân chia bài tập hoá học thực tiễn như sau: - Dựa vào hình thái hoạt động của học sinh khi giải bài tập : + Bài tập lí thuyết . + Bài tập thực nghiệm. - Dựa vào tính chất của bài tập . + Bài tập định tính: giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn; lựa chọn hoá chất cần dùng cho phù hợp với tình huống thực tiễn, nhận biết, tách, làm khô, tinh chế, đề ra phương hướng để cải tạo thực tiễn. Ví dụ: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iôtua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) + Bài tập định lượng: tính lượng hoá chất cần dùng, pha chế dung dịch. Ví dụ: Muối ăn khi khai thác từ nước biển, mỏ muối, hồ muối thường có lẫn nhiều tạp chất như MgCl2 , CaCl2 , CaSO4. khiến muối có vị đắng chát và dễ bị chảy nước nên cần loại bỏ. Qua phân tích một mẫu muối thô thu được bằng phương pháp bay hơi nước biển vùng Bà Nà- Ninh Thuận thấy có thành phần khối lượng : 96,525% NaCl; 0,190% MgCl2; 1,224% CaSO4 ; 0,010% CaCl2 ; 0,951% H2O. Để loại bỏ các tạp chất nói trên trong dung dịch nước muối người ta dùng hỗn hợp gồm Na2CO3, NaOH, BaCl2. a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng ion rút gọn khi dùng hỗn hợp A gồm Na2CO3 , NaOH, BaCl2 để loại bỏ tạp chất ở mẫu muối trên. b.Tính khối lượng hỗn hợp A tối thiểu cần dùng để loại bỏ hết các tạp chất có trong 3 tấn muối có thành phần như trên . Ruộng muối Muối mỏ c.Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp A. + Bài tập tổng hợp : bao gồm cả kiến thức định tính lẫn định lượng. Ví dụ: Trong các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước ngọtnước là một nguyên liệu quan trọng, chất lượng của nước ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sản phẩm. Nước được khử trùng bằng clo thường có mùi khó chịu do lượng nhỏ clo dư gây nên. Do vậy mà các nhà máy đó đã sử dụng phương pháp khử trùng nước bằng ozon để nước không có mùi vị lạ. Ozon được bơm vào trong nước với hàm lượng từ 0,5 - 5 g/m3 . Lượng dư được duy trì trong nước khoảng 5 – 10 phút để diệt các vi khuẩn cỡ lớn (như vi khuẩn Kock gây bệnh lao, amip..). A.Vì sao ozon lại có tính sát trùng? B.Hãy nêu phương pháp nhận biết lượng ozon dư trong nước. C.Tính khối lượng ozon cần dùng để khử trùng lượng nước dùng để sản xuất được 400 lít rượu vang. Biết rằng để sản xuất được 1 lít rượu vang cần dùng hết 5 lít nước. - Dựa vào lĩnh vực thực tiễn được gắn với nội dung bài tập. Quặng boxit + Bài tập về sản xuất hoá học : * Xử lí nguyên liệu thô. Ví dụ: Có một mẫu boxit dùng để sản xuất nhôm có lẫn tạp chất là sắt (III) oxit, silic đioxit . Làm thế nào để từ mẫu này có thể điều chế được nhôm tinh khiết? Viết các phương trình phản ứng đã dùng. * Vận dụng lí thuyết phản ứng để nâng cao hiệu suất . Ví dụ: Trong quá trình sản xuất vôi xảy ra phản ứng sau : CaCO3 D CaO + CO2 – Q. a.Làm cách nào để thu được nhiều vôi. Trong sản xuất ta giải quyết như thế nào? b.Nung 1 tấn đá vôi chứa 8% tạp chất. Tính khối lượng vôi sống thu được nếu hiệu suất phản ứng là 95%. * Tính hiệu suất quá trình. Ví dụ: Tại nhà máy giấy Bãi Bằng có xưởng sản xuất xút – clo với công suất lớn nhất trong cả nước. Xút được dùng cho việc nấu bột giấy, clo dùng cho việc tẩy trắng bột giấy. Trong mỗi thùng điện phân, nước muối đi vào có hàm lượng khoảng 316g/lít. Dung dịch thu được sau điện phân có chứa natri hiđroxit với hàm lượng 100g/lít. a.Tính hàm lượng muối ăn còn lại trong dung dịch sau điện phân? b.Tính hiệu suất chuyển hoá muối trong thùng điện phân? Giả sử muối ăn là tinh khiết, thể tích dung dịch điện phân không thay đổi. * Tinh chế sản phẩm. Ví dụ: Sau quá trình điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn, khí clo ra khỏi thùng điện phân có chứa hơi nước gây ăn mòn thiết bị, không thể vận chuyển và sử dụng được . Vì vậy phải tiến hành sấy khô khí clo ẩm rồi hoá lỏng vận chuyển tới nơi tiêu thụ. Hãy lựa chọn trong các hoá chất sau, chất nào có thể dùng để sấy khô khí clo ẩm? Giải thích? a. CaO rắn. b. H2SO4 đặc c.NaOH rắn + Bài tập về các vấn đề trong đời sống, học tập và lao động sản xuất: * Giải quyết các tình huống có vấn đề trong quá trình làm thực hành, thí nghiệm: sử dụng dụng cụ thí nghiệm, sử dụng hoá chất hợp lí; xử lí tai nạn xảy ra, phòng chống độc hại, ô nhiễm trong khi làm thí nghiệm Ví dụ: Trong khi làm thí nghiệm chẳng may em bị vài giọt axit sunfuric đặc dây vào tay. Lúc đó em sẽ xử lí tai nạn này như thế nào một cách có hiệu quả nhất ? Biết rằng trong phòng thí nghiệm có đầy đủ các loại hoá chất . * Sử dụng và bảo quản các hoá chất, sản phẩm hoá học trong ăn uống, chữa bệnh, giặt giũ, tẩy rửa. Ví dụ: Hiđroxianua(HCN) là một chất lỏng không màu, rất dễ bay hơi và cực độc. Hàm lượng giới hạn cho phép trong không khí là 3.10-4 mg/lít. Những trường hợp bị say hay chết vì ăn sắn là do trong sắn có một lượng nhỏ HCN. Lượng hiđroxianua còn tập trung khá nhiều ở phần vỏ sắn. Để không bị nhiễm độc xianua do ăn sắn , theo em khi luộc sắn cần: a.Rửa sạch vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút. b.Bỏ vỏ rồi vỏ. c. Bỏ vỏ rồi luộc, khi nước sôi nên mở vung khoảng 5 phút. d.Khi luộc cho thêm một ít nước vôi trong để trung hoà HCN. * Sơ cứu tai nạn do hoá chất. Ví dụ: Khi bị bỏng do axit người ta thường dùng những chất có tính kiềm như: nước vôi trong, dung dịch natri hiđrocacbonat loãng, nước xà phòng, nước pha lòng trắng trứngđể trung hoà axit. Nếu bạn của em bị: a.Bỏng ngoài da do axit đặc bắn vào. b.Uống nhầm dung dịch axit. thì em sẽ cho bạn dùng chất nào ( theo em là có hiệu quả nhất) trong những chất sau để trung hoà axit: 1.Dung dịch natri hiđrocacbonat loãng. 2.Nước pha lòng trắng trứng. 3.Kem đánh răng. Hãy giải thích vì sao bạn chọn phương pháp đó. * An toàn trong lao động sản xuất, an toàn thực phẩm. Ví dụ: Trong cuốn sách “ Những điều cần biết và nên tránh trong cuộc sống hiện đại” có viết rằng: Đồ ăn uống có chất chua không nên đựng trong đồ dùng bằng kim loại mà nên đựng trong đồ dùng bằng thuỷ tinh, sành sứ. Nếu ăn uống đồ ăn có chất chua đựng trong đồ dùng bằng kim loại thì có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Em hãy giải thích vì sao? * Cách sử dụng và bảo quản phân bón hoá học có hiệu quả. Bón phân cho lúa Ví dụ: Ruộng lúa nhà bạn An mới cấy được một tháng . Lúa đã cứng cây và đang trổ giò cần được bón thúc bằng phân đạm (bạn An đã chọn phân Ure). Vậy mà rều xanh đã phủ kín mặt đất cần phải bón vôi để diệt rều. Theo em, bạn An nên lựa chọn phương án nào trong số các phương án dưới đây à tối ưu để diệt được rều và lúa được tốt hơnl 1.Bón vôi toả trước một lát rồi bón đạm. 2.Bón đạm trước một lát rồi bón vôi toả. 3.Trộn đều vôi toả với đạm rồi bón cùng một lúc. 4.Bón vôi toả trước, vài ngày sau mới bón đạm. * Giải thích các hiện tượng, tình huống có vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động sản xuất. Ví dụ: Cùng một giống cây được trồng trên những vùng đất có tính chất khác nhau thì cần phải lựa chọn những loại phân bón khác nhau. Trên vùng đất A (có pH = 4,5 – 5,5) và vùng đất B (có pH = 5,5 – 6,5) cùng được trồng khoai tây (thích hợp trồng trên vùng đất có pH = 5,0 – 6,5). Hãy lựa chọn những loại phân bón thích hợp trong các loại phân bón sau để bón cho khoai tây được trồng trên từng vùng đất trên: 1. canxi nitrat 2. amonisunfat 3. Ure 4. supephôtphat đơn 5. supephôtphat kép 6. tro bếp ( có kali cacbonat) 7. kali clorua ( có tính sinh lí chua) Hãy giải thích lí do để em chọn lựa các loại phân bón đó. +Bài tập có liên quan đến môi trường và vấn đề bảo vệ môi trường: * Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm. Ví dụ: Để kiểm tra tình trạng gây ô nhiễm môi trường của một nhà máy sản xuất supe phôtphat, người ta đã lấy mẫu đất xung quanh nhà máy để phân tích. Kết quả phân tích cho thấy đất đó có pH = 2,5. Như vậy là đất đó đã bị quá chua (đất có pH ³ 6,5 gọi là đất chua). Vậy ta phải xử lí như thế nào để cho đất đỡ chua? Theo em, nguyên nhân nào làm cho đất bị chua? * Xử lí chất thải trong công nghiệp và trong đời sống. Ví dụ: Sau khi phân tích mẫu nước rác tại bãi chôn lấp rác Tây Mỗ – Từ Liêm – Hà Nội thu được kết quả sau: Các chỉ tiêu Hàm lượng ở nước rác Tiêu chuẩn cho phép pH 7,71 – 7,88 5,50 – 9,00 NH4+ (mg/lít) 22,3 - 200 1,0 CN – (mg/lít) 0,012 0,100 Hµm l­îng ion amoni (NH4+ ) trong n­íc r¸c qu¸ cao so víi tiªu chuÈn cho phÐp nªn cÇn ®­îc sö lÝ b»ng c¸ch chuyÓn ion amoni thµnh amoniac råi chuyÓn tiÕp thµnh nit¬ kh«ng ®éc th¶i ra m«i tr­êng. ViÕt c¸c ph­¬ng tr×nh chuyÓn ho¸ trªn. * Ph­¬ng ph¸p c¶i t¹o sù « nhiÔm. VÝ dô: §Ó lo¹i bá ion amoni trong n­íc th¶i, tr­íc tiªn ng­êi ta ph¶i kiÒm ho¸ dung dÞch n­íc th¶i b»ng natri hi®roxit ®Õn pH = 11 sau ®ã cho ch¶y tõ trªn xuèng trong mét th¸p ®­îc n¹p ®Çy c¸c vßng ®Öm b»ng sø cßn kh«ng khÝ ®­îc thæi ng­îc tõ d­íi lªn. Ph­¬ng ph¸p nµy lo¹i bá ®­îc kho¶ng 95% l­îng amoni trong n­íc th¶i. a.Gi¶i thÝch c¸ch lo¹i bá amoni nãi trªn? ViÕt ph­¬ng tr×nh ph¶n øng nÕu cã. b.Cã hai mÉu n­íc th¶i sau: Mẫu nước thải Tiêu chuẩn hàm lượng amoni cho phép(mg/lít) Hàm lượng amoni trong nước thải (mg/lít) Nhà máy phân đạm. 1,0 18 Bãi chôn lấp rác. 160 Hai lo¹i n­íc th¶i sau khi ®­îc xö lÝ theo ph­¬ng ph¸p trªn ®· ®¹t tiªu chuÈn ®Ó th¶i ra m«i tr­êng ch­a? Mçi lÜnh vùc thùc tiÔn trªn l¹i bao gåm tÊt c¶ c¸c lo¹i bµi tËp ®Þnh tÝnh, ®Þnh l­îng, tæng hîp; bµi tËp lÝ thuyÕt, bµi tËp thùc hµnh. - Dùa vµo møc ®é nhËn thøc cña häc sinh: + Møc 1: ChØ yªu cÇu häc sinh t¸i hiÖn kiÕn thøc ®Ó tr¶ lêi c©u hái lÝ thuyÕt. VÝ dô: Tr×nh bµy nh÷ng ph¶n øng ho¸ häc khö s¾t (III) oxit thµnh s¾t ë lß cao. Nh÷ng ph¶n øng nµy x¶y ra trong bé phËn nµo cña lß cao? + Møc 2: Yªu cÇu häc sinh vËn dông kiÕn thøc ®Ó gi¶i thÝch ®­îc c¸c sù kiÖn, hiÖn t­îng cña c©u hái lÝ thuyÕt. Kim loại natri được ngâm trong dầu hoả. Natri mềm có thể cắt được bằng dao Ví dụ 1: Khi mới cắt, miếng natri có bề mặt sáng trắng của kim loại. Sau khi để một lát trong không khí thì bề mặt đó không còn sáng nữa mà bị xám lại. Hãy giải thích nguyên nhân và viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có. + Mức 3: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tiễn. Phèn chua Ví dụ : Khi làm bánh từ bột mì không có thuốc nở thì bánh không xốp nhưng nếu trộn thêm vào bột mì một ít nước phèn nhôm – kali { K2SO4. Al2(SO4)3. 24H2O} và xôđa (Na2CO3. 10H2O ) thì bánh nở phồng, xốp sau khi nướng. a.Hãy giải thích hiện tượng trên. b.Cần cho phèn và xôđa theo tỉ lệ khối lượng nào thì hợp lí? c.Nếu ta thay phèn bằng một lượng dung dịch axit clohiđric vừa đủ vào hỗn hợp bột trên có được không? Vì sao? + Mức 4: Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng hoá học để giải quyết những tình huống thực tiễn hoặc để thực hiện một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ, đơn giản, đề ra kế hoạch hành động cụ thể, viết báo cáo. Ví dụ: Làng đá Non Nước trong khu du lịch Ngũ Hành Sơn - Đà Nẵng là một địa điểm thăm quan nổi tiếng đã và đang thu hút một lượng lớn du khách trong và ngoài nước. Khi đến đây, du khách được xem tất cả các giai đoạn( cưa, xẻ, đục, đẽo đá, mài giũa, đánh bóng tượng) để làm ra một sản phẩm thủ công mĩ nghệ từ đá( tượng Phật, hươu nai, mỹ nhân ngư). Trong quá trình mài giũa, đánh bóng tượng, những người thợ ở đây đã hoà axit sunfuric vào nước rồi đổ trực tiếp lên tượng, như vậy đã rút ngắn được thời gian và công sức một cách đáng kể. Nước axit tràn xuống sân rồi chảy ra ngoài đường. a.Theo em, việc sử dụng axit như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến môi trường? b.Em hãy đề nghị cách làm giảm lượng axit sunfuric thải ra môi trường cho từng hộ dân trong làng nghề đó? Tượng đá Sự ô nhiễm do axit Từng mức độ trên có thể được chia làm nhiều mức độ nhỏ hơn nữa để phù hợp với trình độ của học sinh đồng thời cũng thể hiện sự phân hoá học sinh trong cùng một bài, trong hệ thống bài tập thực tiễn. Trên đây là một số cách phân loại bài tập thực tiễn. Tuy nhiên, có nhiều bài tập thực tiễn lại là tổng hợp của rất nhiều loại bài. 5. Một số nguyên tắc khi xây dựng bài tập thực tiễn. 5.1. Nội dung bài tập thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính hiện đại. Trong một bài tập hoá học thực tiễn, bên cạnh nội dung hoá học nó còn có những dữ liệu thực tiễn. Những dữ liệu đó cần phải được đưa vào một cách chính xác không tuỳ tiện thay đổi nhằm mục đích dễ tính toán được.Ví dụ: Bể mạ đồng – xianua thường có nồng độ CN- = 5 – 10 g/l ( khoảng 0,19 – 0,39M), nước thải sau khi mạ có nồng độ CN- = 58 – 290 mg/l (khoảng 0,0022- 0,011M). Không vì số bé khó tính mà ta có thể tuỳ tiện cho nồng độ ion xianua trong nước thải nên tới 0,2M được. Làm như thế là phi thực tế, không chính xác khoa học. Hoặc theo thông tin về hoá học thì hàm lượng flo có trong nước có ảnh hưởng đến chất lượng, vẻ đẹp của hàm răng. Nhưng hàm lượng đó là bao nhiêu? Có phải càng nhiều thì càng tốt không? Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì hàm lượng flo trong nước tối ưu trong khoảng 1,5 mg/lít. Nếu ít hơn thì phải cho thêm vào, nếu nhiều hơn thì phải khử bớt đi không sẽ làm hỏng men răng. Trong một số bài tập về sản xuất hoá học nên đưa vào các dây chuyền công nghệ đang được sử dụng ở Việt Nam hoặc trên thế giới, không nên đưa các công nghệ đã quá cũ và lạc hậu hiện không dùng hoặc ít dùng. 5.2. Bài tập thực tiễn phải gần gũi với kinh nghiệm của học sinh. Những vấn đề thực tiễn có liên quan đến hoá học thì rất nhiều, rất rộng. Nếu bài tập hoá học thực tiễn có nội dung về những vấn đề gần gũi với kinh nghiệm, với đời sống và môi trường xung quanh học sinh thì sẽ tạo cho họ động cơ và hứng thú mạnh mẽ khi giải. Ví dụ: Đối với học sinh sống ở vùng nông thôn khi gặp bài tập có nội dung nói về cách bảo quản và sử dụng phân bón hoá học thì sẽ thấy quen thuộc hơn vì các em đã và đang tham gia thực hiện công việc này, các em sẽ làm bài tập với kinh nghiệm của bản thân hoặc tham khảo ý kiến của ông bà, bố mẹ và rất muốn biết những kinh nghiệm đó có hoàn toàn đúng hay chưa dưới góc độ của khoa học hoá học. Ví dụ: Theo em, thời điểm nào là thích hợp nhất để bón đạm Ure cho lúa? Vì sao? 1.Buổi sáng sớm sương còn đọng trên lá lúa. 2.Buổi trưa nắng. 3.Buổi chiều tối mặt trời vừa lặn. Học sinh với kinh nghiệm có được trong quá trình tham gia sản xuất và kiến thức hoá học đã có sẽ lựa chọn phương án trả lời, giải thích sự lựa chọn của mình. Học sinh sẽ có sự háo hức chờ đợi thầy cô đưa ra đáp án đúng để khẳng định mình. Trong bài tập này khi học sinh giải sẽ có một số khả năng xảy ra như sau: - Học sinh lựa chọn và giải thích đúng. Đây sẽ là niềm vui rất lớn đối với học sinh vì kinh nghiệm của mình rất đúng theo khoa học hoá học. - Học sinh lựa chọn phương án đúng nhưng không giải thích được hoặc giải thích chưa đúng. - Học sinh lựa chọn và giải thích chưa đúng. Trong khả năng 2, 3 học sinh sẽ cảm thấy tiếc nuối vì mình đã gần tìm ra câu trả lời từ đó có động lực để quan sát thực tiễn và vận dụng kiến thức hoá học một cách linh hoạt hơn để giải thích thực tiễn hoặc thay đổi việc làm theo thói quen chưa đúng khoa học của mình vì những kinh nghiệm đúng thường có gắn với sự chính xác khoa học. 5.3. Dựa vào nội dung học tập. Các bài tập thực tiễn cần có nội dung sát với chương trình mà học sinh được học. Nếu bài tập thực tiễn có nội dung hoàn toàn mới về kiến thức hoá học thì sẽ không tạo được động lực cho học sinh để giải bài tập đó. 5.4. Phải đảm bảo logic sư phạm. Các tình huống thực tiễn thường phức tạp hơn những kiến thức hoá học phổ thông trong chương trình nên khi xây dựng bài tập thực tiễn cho học sinh phổ thông cần phải có bước xử lí sư phạm để làm đơn giản tình huống thực tiễn. Các yêu cầu giải bài tập thực tiễn cũng phải phù hợp với trình độ, khả năng của học sinh. 5.5. Bài tập thực tiễn phải có tính hệ thống, logic. Các bài tập thực tiễn trong chương trình cần phải sắp xếp theo chương, bài, theo mức độ phát triển của học sinh. Trong mỗi chương, bài nên có tất cả các loại, dạng bài tập thực tiễn. Trong quá trình dạy học, thông qua kiểm tra, đánh giá, cần phải xây dựng những bài tập thực tiễn ở mức độ vừa và cao hơn một chút so với mức độ nhận thức của học sinh để nâng dần trình độ, khả năng nhận thức của học sinh. Biến hoá nội dung bài tập thực tiễn theo tiếp cận mođun. Xây dựng một số bài tập thực tiễn điển hình (xây dựng theo tiếp cận mođun) và từ đó có thể lắp ráp chúng vào các tình huống thực tiễn cụ thể, nội dung bài học cụ thể, hoặc tháo gỡ bài toán phức tạp thành những bài toán đơn giản, tạo ra những bài tập mới. 6. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn. 6.1. Các bước thiết kế bài tập hoá học thực tiễn. Bước 1: - Phân tích mục tiêu của chương, bài để định hướng cho việc thiết kế bài tập. - Nghiên cứu kĩ nội dung các tài liệu giáo khoa, tài liệu tham khảo về nội dung hoá học và các ứng dụng hoá học của các chất trong thực tiễn, tìm hiểu các công nghệ, nhà máy sản xuất có liên quan đến nội dung hoá học của bài. - Nghiên cứu đặc điểm, trình độ nhận thức của học sinh, kinh nghiệm sống của học sinh để thiết kế bài tập thực tiễn cho phù hợp, tạo hứng thú cho học sinh khi giải các bài tập thực tiễn đó. Bước 2: - Thiết kế bài tập thực tiễn phù hợp với những yêu cầu ở bước 1. - Giải và kiểm tra lại bài tập thực tiễn. Dự kiến các cách giải của từng bài tập, dự kiến các cách giải của học sinh, dự kiến những sai lầm dễ mắc của học sinh trong quá trình giải và đưa ra cách khắc phục. Bước 3: Dự kiến thời điểm và phương pháp sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất. 6.2. Ví dụ minh họa: Xây dựng bài tập thực tiễn cho bài “Một số hợp chất quan trọng của canxi” trong chương trình lớp 12 bậc THPT. Bước 1: - Mục tiêu của bài: Các hợp chất của canxi không phải là mới đối với học sinh vì vậy mục tiêu của bài này là tìm hiểu các hợp chất này dưới ánh sáng của lí thuyết về cấu tạo chất, sự điện li, thuyết cân bằng hoá học, lí thuyết về phản ứng oxi hoá - khử Từ đó phải vận dụng những kiến thức đã biết để giải thích những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên, trong đời sống, cải tạo thiên nhiên, nâng cao hiệu suất lao động, bài trừ mê tín dị đoan, nâng cao chất lượng cuộc sống - Tham khảo tài liệu về các vấn đề thực tiễn có liên quan đến các hợp chất của canxi như : sản xuất vôi, sử dụng vôi trong nông nghiệp, xây dựng, công nghiệp; tài liệu về natri hiđrocacbonat, đá vôi, thạch cao, thạch nhũ trong hang động. - Các hợp chất của canxi rất quen thuộc đối với học sinh. Nhiều học sinh đã từng tham gia sử dụng chúng trong nông nghiệp, xây dựng, thuốc uống, phụ gia thực phẩmĐối với học sinh vùng nông thôn sẽ rất quen thuộc đối với việc dùng vôi cùng với các loại phân bón hoá học để bón ruộng. Bước 2: Thiết kế bài tập: xây dựng bài tập ở hai mức 3, 4. Ví dụ 1: Trong các hang động của núi đá vôi nhiều chỗ nhũ đá tạo thành bức rèm đá lộng lẫy nhiều chỗ lại tạo thành rừng măng đá, có chỗ lại tạo thành các cây cột đá vĩ đại (do nhũ đá và măng đá nối với nhau) trông rất đẹp. Bằng sự hiểu biết của mình em hãy giải thích sự tạo thành nhũ đá, măng đá. Viết phương trình phản ứng xảy ra nếu có. Dự kiến cách giải: Trên đỉnh các hang động, núi đá vôi có các kẽ nứt rất nhỏ khiến nước mưa thấm dần xuống kết hợp với đá vôi và khí cacbonic trong không khí tạo thành muối canxi hiđrocacbonat tan chảy xuống: CaCO3 + CO2 + H2O ® Ca(HCO3)2 Một phần muối canxi hiđrocacbonat chuyển lại thành đá vôi, ngày qua ngày tạo thành nhũ đá. Một phần muối canxi hiđrocacbonat rơi xuống đất rồi mới chuyển thành đá vôi, qua nhiều ngày tạo thành măng đá. Ca(HCO3)2 ® CaCO3 ¯ + CO2­ + H2O­ Dự kiến những sai lầm của học sinh : - học sinh có thể khó hiểu khái niệm măng đá nên cần có hình ảnh minh họa. - học sinh viết được phương trình nhưng giải thích có thể không mạch lạc. Giáo viên cần hướng dẫn các em cách trình bày ý nghĩ, lập luận của mình một cách có khoa học. Bài tập này nên sử dụng để luyện tập hoặc giao bài về nhà. Ví dụ 2: