Bài tập kế toán quản trị

1. Kế toán quản trị (KTQT) cung cấp thông tin một cách bình đẳng cho các cổ đông và cho các nhà quản trị của công ty. 2. Các bước để thực hiện các mục tiêu của một tổ chức được vạch ra qua việc lập kế hoạch chiến lược. 3. Trong thực tế việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện không liên quan đến việc ra quyết định. 4. Đánh giá hoạt động là một phần quan trọng của chức năng kiểm soát của quản lý. 5. Tất cả những thông tin mà các nhà quản trị cần biết đều được hệ thống kế toán cung cấp. 6. KTQT tập trung nhiều vào từng bộ phận cụ thể của doanh nghiệp hơn là xem xét doanh nghiệp một cách tổng thể. 7. Cả KTQT và KTTC đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi. 8. KTQT quan tâm nhiều đến sự chính xác của các số liệu hơn là KTTC. 9. KTQT được vận dụng từ nhiều các môn khoa học khác. 10. KTQT chủ yếu hướng vào quá khứ hơn là tương lai. 11. Cả KTQT và KTTC đều bắt buộc phải có trong mỗi tổ chức. 12. Cả KTQT và KTTC đều cùng dựa vào một hệ thống thông tin kế toán. 13. Cả KTQT và KTTC đều tập trung vào việc cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp.

pdf18 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2758 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập kế toán quản trị, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập bổ sung Kế toán quản trị năm 2013 1 Quiz 01 I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai: 1. Kế toán quản trị (KTQT) cung cấp thông tin một cách bình đẳng cho các cổ đông và cho các nhà quản trị của công ty. 2. Các bước để thực hiện các mục tiêu của một tổ chức được vạch ra qua việc lập kế hoạch chiến lược. 3. Trong thực tế việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát việc thực hiện không liên quan đến việc ra quyết định. 4. Đánh giá hoạt động là một phần quan trọng của chức năng kiểm soát của quản lý. 5. Tất cả những thông tin mà các nhà quản trị cần biết đều được hệ thống kế toán cung cấp. 6. KTQT tập trung nhiều vào từng bộ phận cụ thể của doanh nghiệp hơn là xem xét doanh nghiệp một cách tổng thể. 7. Cả KTQT và KTTC đều phải tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi. 8. KTQT quan tâm nhiều đến sự chính xác của các số liệu hơn là KTTC. 9. KTQT được vận dụng từ nhiều các môn khoa học khác. 10. KTQT chủ yếu hướng vào quá khứ hơn là tương lai. 11. Cả KTQT và KTTC đều bắt buộc phải có trong mỗi tổ chức. 12. Cả KTQT và KTTC đều cùng dựa vào một hệ thống thông tin kế toán. 13. Cả KTQT và KTTC đều tập trung vào việc cung cấp thông tin cho nội bộ doanh nghiệp. 14. Nhìn chung các nhà quản trị cần các thông tin chi tiết về các nghiệp vụ hơn là các thông tin tổng hợp được rút ra từ các sổ sách kế toán. 15. KTQT giúp các nhà quản lý quyết định cách thức sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. 16. Báo cáo do KTQT lập đáp ứng cả yêu cầu kịp thời và phù hợp với các quyết định của nhà quản lý. 17. Các báo cáo của KTTC và KTQT phục vụ cùng một đối tượng quan tâm. 18. KTTC liên quan đến việc các báo cáo kế toán sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hành vi của các nhà quản lý. 19. KTQT có thể lập các báo cáo cho kỳ 3 hoặc 5 năm. 20. Các báo cáo KTTC là các báo cáo có mục đích tổng quát. 21. Kiểm soát quản lý đề cập chủ yếu đến việc thiết lập giới hạn chi tiêu tối đa cho doanh nghiệp. 22. So sánh với các báo cáo kế toán quản trị điểm hình, các báo cáo kế toán tài chính có thể chỉ tập trung vào kết quả thực tế của kỳ kinh doanh vừa qua. 23. Không có sự khác biệt quan trọng nào về mặt khái niệm giữa kế toán quản trị cho các đơn vị sản xuất và các đơn vị dịch vụ. 24. Một trong những trở ngại của nhân viên kế toán quản trị chuyên nghiệp là do nghề nghiệp tập trung vào phạm vi hẹp nên rất ít người được đề bạt lên các vị trí quản lý cấp cao trong đơn vị. 25. Một trong những thuận lợi của nhân viên kế toán quản trị chuyên nghiệp là nghề này là một trong số ít nghề có tính ổn định, các kỹ thuật học được hôm nay, 10 năm sau vẫn có thể sử dụng được. II. Chọn câu trả lời đúng 1. Chức năng kiểm soát được thực hiện bởi: (1) các kế toán viên; (2) các nhà quản lý (3) các kiểm toán viên nội bộ (4) hệ thống kế toán 2. Đối với kế toán quản trị, khó khăn chỉ có trong các đơn vị dịch vụ không phải là: (1) nhiều lao động (2) sản phẩm đầu ra đa dạng (3)khó xác định sản phẩm đầu ra (4) không câu nào đúng 3. Người phụ trách kế toán quản trị trong đơn vị có thể được ví như ai trên một con tàu: (1) thuyền trưởng (2) kỹ sư vận hành máy (3) đầu bếp (4) Hoa tiêu (5) thuyền phó _________________________________________________________________________ Bài tập bổ sung Kế toán quản trị năm 2013 2 Quiz 02 I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai: 1. Lương của quản đốc phân xưởng sẽ được xếp vào chi phí nhân công trực tiếp nếu người quản đốc làm việc trực tiếp trong phân xưởng. 2. Tất cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí thời kỳ. 3. Khái niệm chi phí sản xuất và chi phí sản phẩm là đồng nghĩa. 4. Một phần của chi phí sản xuất (thí dụ như khấu hao máy móc thiết bị sản xuất) sẽ ở lại bên Tài sản của Bảng cân đối kế toán khi đến cuối kỳ kinh doanh sản phẩm vẫn chưa hoàn thành hoặc chưa được tiêu thụ. 5. Chi phí chìm có thể là chi phí biến đổi hoặc chi phí cố định. 6. Cách sắp xếp chi phí của doanh nghiệp thành chi phí biến đổi và chi phí cố định theo quan điểm của kế toán có giá trị tại tất cả các mức độ hoạt động của doanh nghiệp. 7. Giải thích về cách ứng xử của chi phí chỉ đề cập tới một nguồn phát sinh chi phí. 8. Phương pháp phân tích tài khoản là phương pháp đo lường chi phí khách quan nhất do nó dựa trên cơ sở các dữ liệu do hệ thống kế toán cung cấp. 9. Phương pháp cực đại – cực tiểu có thể không đáng tin cậy do việc lựa chọn các điểm quan sát là tuỳ ý. 10. Vì là phương pháp khách quan nhất, phân tích hồi qui nên được sử dụng để đo lường tất cả các hàm chi phí. II. Hãy lựa chọn tất cả các câu trả lời đúng: 1. Nếu mức độ hoạt động tăng chi phí khả biến đơn vị sản phẩm sẽ: a)tăng b)giảm c)không thay đổi d)cả ba câu trên đều không đúng. 2. Chi phí nào sau đây không phải là chi phí thời kỳ: a)nguyên vật liệu gián tiếp b)quảng cáo c)lương nhân viên kế toán d)chi phí vận chuyển hàng tiêu thụ e)hoa hồng bán hàng. 3. Thuật ngữ dùng để mô tả sản phẩm hoàn thành từ quá trình sản xuất là: a) giá vốn hàng bán b)nguyên vật liệu c)chi phí thời kỳ d)cả ba câu trên đều không đúng. 4. Nếu mức độ hoạt động tăng 25% chi phí khả biến sẽ: a)tăng tính cho 1 đơn vị sản phẩm b)giảm tính cho 1 đơn vị sản phẩm c)tổng chi phí khẩ biến tăng 25% d)tổng chi phí khả biến không thay đổi. 5. Tất cả những chi phí sau sẽ là chi phí sản phẩm, ngoại trừ: a)nguyên vật liệu gián tiếp b)quảng cáo c)thuê nhà xưởng d)thời gian nhàn rỗi. 6. Một thợ cơ khí được trả 10.000đ/1 giờ lao động. Mỗi tuần anh ta làm việc 40 giờ, trong đó có 5 giờ nhàn rỗi. Tính cho 1 tuần: a)400.000đ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp b)50.000đ được tính vào tiền thưởng làm thêm giờ c)50.000đ được tính vào chi phí sản xuất chung d)425.000đ được tính vào chi phí nhân công trực tiếp và 25.000đ được tính vào chi phí sản xuất chung. 7. Câu nào sau đây không đúng: Chúng ta luôn giả định rằng một khoản chi phí biến đổi (a) chỉ liên quan tới một mức độ hoạt động, (b) có mối quan hệ tuyến tính với mức độ hoạt động, (c) không thay đổi tính trên một đơn vị tại tất cả các mức độ hoạt động, (d) thay đổi theo một tỷ lệ nhất định với các hoạt động. 8. Khi khối lượng sản xuất giảm trong phạm vi phù hợp, chi phí cố định sẽ: (a) không thay đổi khi tính cho một đơn vị sản phẩm (b) giảm khi tính cho một đơn vị snả phẩm (c) tăng khi tính cho một đơn vị sản phẩm, (d) không thay đổi tính theo tổng chi phí. III. Điền vào chỗ trống với từ thích hợp: 1. Thành phẩm tồn đầu kỳ + _____________ - thành phẩm tồn cuối kỳ = giá vốn hàng bán 2. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN là chi phí _________________ . 3. Theo cách ứng xử của chi phí, chi phí được chia thành ______________ và _________________ . 4. Những khoá chốt và các thứ vật liệu lặt vặt khác sử dụng để sản xuất ô tô được gọi là _______________________________ và được tính vào chi phí sản xuất chung. Bài tập bổ sung Kế toán quản trị năm 2013 3 5. Tổng chi phí ______________ thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi. 6. Chi phí chìm không bao giờ là chi phí _____________________ với việc ra quyết định. 7. Theo cách ứng xử của chi phí, hoa hồng bán hàng được coi là chi phí ______________________. 8. Để áp dụng các phương pháp ___________ cần có các kiến thức về thống kê. 9. Phương pháp cực đại – cực tiểu có thể không đáng tin cậy do ____________. ________________________________________________________________________________ Quiz 03 I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai: 1. CPSX chung thực tế được tính trực tiếp vào tàI khoản CPSXKD dở dang ngay khi chúng phát sinh. 2. Một công ty sản xuất kinh doanh đồ nội thất có thể sử dụng phương pháp xác định chi phí theo công việc. 3. Theo phương pháp FIFO, CP trong sản phẩm dở dang đầu kỳ được giữ tách rời với CP phát sinh trong kỳ. 4. Phương pháp xác định CP theo công việc được áp dụng ở các đơn vị có sản phẩm đầu ra đồng nhất. 5. Hầu hết CPSX chung là các CP trực tiếp nên có thể xác định dễ dàng cho từng công việc cụ thể. 6. Nói chung tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính được xác định hàng tháng hơn là hàng năm với mục đích tăng độ chính xác của các chi phí đơn vị sản phẩm. 7. Theo phương pháp FIFO, số SP hoàn thành đưa ra khỏi phân xưởng được chia thành 2 bộ phận riêng biệt: một bộ phận bao gồm các sp dở dang từ kỳ trước chuyển sang được tiếp tục chế biến hoàn thành trong kỳ này và một bộ phận bao gồm các sp bắt đầu SX và hoàn thành trong kỳ này. 8. Phiếu theo dõi CP theo công việc được sử dụng để ghi chép tất cả các khoản CP tính cho một công việc cụ thể. 9. CP bán hàng và CPQLDN được cộng vào tàI khoản CPSX chung. 10. Tất cả NVL mua trong kỳ đều nằm trong giá trị sản phẩm hoàn thành. 11. TàI khoản CPSX chung có số dư Nợ cuối kỳ nghĩa là CPSX chung đã bị phân bổ thiếu trong kỳ. 12. Phân bổ phần CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) vào các tàI khoản CPSXKD dở dang, thành phẩm, và giá vốn hàng bán là phương pháp chính xác hơn phương pháp kết chuyển hết phần CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) vào tàI khoản giá vốn hàng bán. 13. Công ty Điện lực, nhà máy nước là những đơn vị sử dụng phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất. 14. Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, việc xác định CP NVL trực tiếp, CP nhân công trực tiếp và CPSX chung cho từng đơn đặt hàng cụ thể là quan trọng giống như phương pháp xác định chi phí theo công việc. 15. Với phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, người ta sử dụng báo cáo CPSX chứ không sử dụng phiếu theo dõi chi phí theo công việc. 16. Xác định chi phí theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất khó hơn phương pháp xác định chi phí theo công việc. 17. Theo phương pháp xác định chi phí theo quá trình sản xuất, tàI khoản CPSXKD dở dang được mở chi tiết cho từng phân xưởng. 18. Thông tin về chi phí sản xuất sản phẩm là số liệu phản ánh quá khứ nên nó ít được các nhà quản trị sử dụng. 19. Phương pháp FIFO và phương pháp bình quân sẽ cho các kết quả rất khác nhau. 20. Số dư cuối kỳ của tàI khoản CPSXKD dở dang được chuyển hết sang tàI khoản giá vốn hàng bán. 21. Đứng trên quan đIểm kiểm soát CP, phương pháp bình quân có tính ưu việt hơn p.pháp FIFO. II. Hãy chọn câu trả lời đúng: Bài tập bổ sung Kế toán quản trị năm 2013 4 1. Số dư Nợ tàI khoản CPSX chung 31/12 là 10.000.000, các tàI khoản khác có số dư như sau: NVL – 50.000.000; CPSXKD dở dang – 40.000.000; Thành phẩm – 60.000.000; Giá vốn hàng bán – 100.000.000. Nếu công ty phân bổ số CPSX chung phân bổ thiếu vào các tàI khoản thì phần CPSX chung phân bổ cho tàI khoản CPSXKD dở dang sẽ là: a)2.000.000 b)4.000.000 c)1.600.000 d)Cả 3 câu trên đều không đúng. 2. Công ty Delta xác định tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính trên cơ sở số giờ máy chạy. Năm 2011 công ty ước tính CPSX chung là 60.000.000 và ước tính số giờ máy chạy là 40.000 giờ. Số liệu thực tế năm 2011 như sau: CPSX chung 65.100.000, số giờ máy chạy 42.000 giờ. CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) năm 2011 sẽ là: a) thiếu 2.100.000 b) thừa 3.000.000 c)thừa 5.100.000 d)Cả 3 câu trên đều không đúng. 3. Năm 2011, công ty A ước tính CPSX chung là 100 triệu, CPSX chung thực tế phát sinh là 90 triệu và CPSX chung đã phân bổ là 92 triệu. CPSX chung của công ty năm 2011 là: a)Phân bổ thiếu 10 triệu. b) Phân bổ thiếu 8 triệu. c)Phân bổ thừa 2 triệu. d) Phân bổ thừa 10 triệu. 4. Ngày 1/1 tàI khoản CPSXKD dở dang của công ty Beta có số dư 18.000.000. Trong năm công ty mua 40.000.000 NVL và xuất cho SX 75.000.000 NVL. Tổng số thù lao lao động cho phân xưởng trong năm là 70.000.000, trong đó 60.000.000 là trả cho lao động trực tiếp. Tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính trong năm là 150% CP nhân công trực tiếp. Tổng CPSX chung tt trong năm là 92.000.000. Tổng chi phí của các công việc hoàn thành trong năm là 190.000.000. Ngày 31/12 số dư tàI khoản CPSXKD dở dang sẽ là: a)13.000.000 b)18.000.000 c)15.000.000 d)Cả 3 câu trên đều không đúng. 5. CPSX chung được phân bổ thừa trong kỳ nghĩa là: a)tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính thấp quá b)CPSX chung phát sinh thực tế nhiều hơn CPSX chung đã phân bổ c)Quá nhiều CP đã được tính cho sản phẩm SX d)Cả 3 câu trên đều không đúng. 6. Công ty M có 6.000.000 CP NVL trực tiếp trong sp dở dang đầu kỳ. Trong kỳ CP NVL trực tiếp phát sinh là 75.000.000. Công ty có 20.000 sp tương đương tính theo CPNVL trực tiếp trong kỳ và công ty áp dụng phương pháp FIFO. CP NVL trực tiếp tính cho đơn vị sp tương đương sẽ là: a)3,75 b)40,05 c)0,30 d) ) Cả 3 câu trên đều không đúng. 7. Trong phương pháp xác định chi phí theo công việc, tàI liệu cơ bản để ghi chép CP của từng công việc là: a)Phiếu xuất kho vật tư. b) Phiếu CP công việc c)Phiếu theo dõi thời gian lao động d)Cả 3 câu trên đều không đúng. 8. Công ty D áp dụng phương pháp bình quân. Sản phẩm dở dang đầu kỳ có CP chế biến là 8.000.000; CP chế biến phát sinh trong kỳ là 64.000.000. Trong kỳ công ty có 40.000 sản phẩm tương đương tính theo CP chế biến. Nếu công ty có 10.000 sản phẩm dở dang cuối kỳ với mức độ hoàn thành 30% (CP chế biến) thì CP chế biến tính cho sản phẩm dở dang cuối kỳ là: a)12.600.000 b)4.800.000 c)11.200.000 d)5.400.000. 9. Năm 2012 công ty E bắt đầu SX 8000sp. Ngày 1/1/12 công ty có 2000sp dở dang với mức độ hoàn thành 60% và ngày 31/12/12 có 3000sp dở dang với mức độ hoàn thành 50%. Trong năm công ty đã SX hoàn thành 7000sp. Công ty áp dụng phương pháp FIFO, số lượng sp tương đương tính riêng cho năm 2011 là: a)8300 b)7700 c)7300 d)700 e) Cả 4 câu trên đều không đúng. 10. Với số liệu trên nếu công ty áp dụng phương pháp bình quân, số lượng sp tương đương của công ty sẽ là: a)8200 b)8500 c)9200 d)9500 e) Cả 4 câu trên đều không đúng. III. ĐIền từ thích hợp vào chỗ trống: 1. NVL sẽ được đưa ra khỏi kho vật tư khi có chứng từ là __________________. 2. CPSX chung phân bổ cho từng công việc cụ thể sẽ được ghi Nợ vào tàI khoản ________________ và ghi Có vào tàI khoản _______________________. 3. Một công ty chuyên in các đơn đặc hàng đặc biệt nên sử dụng phương pháp xác định CP ____________________ hơn là phương pháp xác định CP ________________________. Bài tập bổ sung Kế toán quản trị năm 2013 5 4. ______________________ được sử dụng để tổng hợp các CP xác định cho một công việc cụ thể. 5. Nếu CPSX chung phân bổ vào tàI khoản CPSXKD dở dang ít hơn CPSX chung thực tế phát sinh nghĩa là CPSX chung đã được phân bổ __________________. 6. Cách chính xác nhất để xử lý phần CPSX chung phân bổ thừa (thiếu) là phân bổ nó vào các tàI khoản _________________, ______________________ và ______________________. 7. TàI khoản CPSX chung có số dư Nợ nghĩa là CPSX chung đã được phân bổ ___________, và nếu có số dư có nghĩa là CPSX chung đã được phân bổ ____________________. 8. Theo phương pháp _______________________ sản phẩm dở dang đầu kỳ được xử lý giống như những sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. 9. Theo phương pháp ________________________ sản phẩm dở dang đầu kỳ được giữ tách biệt với các sản phẩm bắt đầu sản xuất và hoàn thành trong kỳ. 10. Trong báo cáo sản xuất, CP nhân công trực tiếp và CPSX chung được cộng lại với nhau và gọi là chi phí _________________________. 11. Tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính có thể được xác định bằng cách chia _____________ cho tổng số giờ ____________ hoặc các tiêu thức phân bổ khác. __________________________________________________________________________ Quiz 04 I. Hãy xem xét các câu sau đúng hay sai: 1. Nếu sp A có lợi nhuận góp đơn vị sản phẩm lớn hơn sp B thì SP A sẽ luôn luôn có tỷ lệ lợi nhuận góp cao hơn SP B. 2. Điểm hoà vốn xảy ra khi lợi nhuận góp bằng với CP khả biến. 3. Một trong những giả thiết của phân tích đIểm hoà vốn hàng tồn kho không có sự thay đổi. 4. Nếu cơ cấu sp tiêu thụ thay đổi thì điểm hoà vốn đã xác định trong quá khứ không còn giá trị nữa. 5. Khi doanh thu vượt qua khỏi điểm hoà vốn thì tỷ lệ lợi nhuận góp cao sẽ tạo ra lợi nhuận thấp hơn tỷ lệ lợi nhuận góp thấp. 6. Tại cùng một mức doanh thu đạt được, doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận góp cao sẽ có đòn bẩy hoạt động lớn hơn doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận góp thấp. 7. Nếu doanh thu tăng 8%, độ lớn đòn bẩy hoạt động bằng 4 thì lợi nhuận sẽ tăng thêm 12%. 8. Độ lớn đòn bẩy hoạt động là cố định cho tất cả các mức độ doanh thu đạt được. 9. Khi đã đạt được tới điểm hoà vốn, thu nhập thuần sẽ tăng với mức bằng với lợi nhuận góp đơn vị sp cho mỗi sp bán thêm được. 10. Nếu cơ cấu CP của công ty dịch chuyển theo hướng nhiều CP cố định hơn thì tỷ lệ lợi nhuận góp sẽ giảm. 11. Một cách để xác định điểm hoà vốn là chia tổng doanh thu cho tỷ lệ lợi nhuận góp. 12. Một giả thiết quan trọng trọng phân tích điểm hoà vốn là cơ cấu sp tiêu thụ không thay đổi. II. Hãy lựa chọn câu trả lời đúng: 1. Điểm hoà vốn sẽ giảm khi có sự tăng lên của: a)tỷ lệ CP khả biến/doanh thu b)tỷ lệ lợi nhuận góp c)tổng CP cố định d)Cả 3 câu trên đều không đúng. 2. Nếu tổng lợi nhuận góp tăng và CP cố định không thay đổi thì thu nhập thuần sẽ: a)tăng cùng mức độ với lợi nhuận góp b)giảm cùng mức độ với lợi nhuận góp c)tăng = tỷ lệ lợi nhuận góp *mức tăng lợi nhuận góp d) Cả 3 câu trên đều không đúng. 3. Nếu một công ty tiến xa hơn khỏi điểm hoà vốn, thì độ lớn đòn bẩy hoạt động sẽ: a)giảm b)tăng c)không thay đổi d) Cả 3 câu trên đều không đúng. 4. Các con số sau đây được trích từ BCKQKD của công ty P: thu nhập thuần: 30.000.000; CP cố định: 90.000.000; doanh thu: 200.000.000; tỷ lệ lợi nhuận góp: 60%. Doanh thu an toàn của công ty sẽ là: a)150.000.000 b)30.000.000 c)50.000.000 d) Cả 3 câu trên đều không đúng. Bài tập bổ sung Kế toán quản trị năm 2013 6 5. Nếu doanh thu tăng từ 400.000.000 lên tới 450.000.000 và độ lớn đòn bẩy hoạt động bằng 6, thì thu nhập thuần sẽ tăng: a)12,5% b)75% c)67% d) Cả 3 câu trên đều không đúng. 6. Có các số liệu sau: Giá bán: 60.000; tỷ lệ lợi nhuận góp: 30%; CP cố định: 150.000.000; tổng chi phí khả biến tại điểm hoà vốn sẽ là: a)350.000.000 b)150.000.000 c)500.000.000 d) Cả 3 câu trên đều không đúng. _______________________________________________________________________ Quiz 05 I. Xem xét các câu sau đây đúng hay sai: 1. Cách tốt nhất để thiết lập các con số dự toán là sử dụng các dữ liệu về CP và hoạt động thực tế của năm trước như là các ước tính dự toán của năm nay. 2. Nói chung, lập dự toán hầu như không có giá trị đối với các đơn vị qui mô nhỏ. 3. Thông thường điểm khởi đầu của lập dự toán là lập dự báo về sản lượng tiêu thụ của cả ngành. 4. Dự toán tiêu thụ là đồng nghĩa với dự báo tiêu thụ. 5. Khấu hao không phải là một phần của dự toán tiền mặt. 6. Nói chung, các dự toán tác nghiệp có thể lập kéo dài cho 30 năm hoặc lâu hơn nữa. 7. Nói chung, các số liệu dự toán do ban giám đốc lập và đưa xuống cho các bộ phận của tổ chức để yêu cầu thực hiện. 8. Mục tiêu chủ yếu của dự toán tiền mặt là chỉ ra số dư tiền mặt mong muốn tại cuối kỳ dự toán. 9. Mặc dù dự toán SXKD là có hiệu quả trong việc kiểm soát sản xuất nhưng nó không có hiệu quả trong việc kiểm soát chi phí. II. Hãy chọn tất cả các câu trả lời đúng: 1. Các số liệu dự toán chi tiết thường do ai lập? A) Phòng kế toán. B) Ban giám đốc. C) Các nhà quản lý cấp thấp hơn thuộc các bộ phận trong tổ chức. D) không câu nào đúng. 2. Dự toán KD của một công ty thương mại thường bao gồm: A)Báo cáo KQKD cho một kỳ. B)Bảng cân đối kế toán vào cuối kỳ. C)Báo cáo lưu chuyển tiền cho một kỳ. D)Lịch sản xuất. E)Lịch mua hàng. F)Lịch mua các TSCĐ. 3. Dự toán SXKD A)Tăng cường phương pháp quản lý bằng trực giác. B)Thắt chặt mối quan hệ giữa các hoạt động khác nhau trong một mục tiêu chung. C) Xác định cụ thể các phương tiện để đạt được mục tiêu. D)Tạo ra sự không cần thiết phải xem xét lại các mục tiêu ban đầu. E)chỉ có thể áp dụng trong các đơn vị sản xuất. 4. Việc so sánh giứa số liệu dự toán và kết quả thực tế là A) Cơ sở cho việc đánh giá hoạt động B)Hiếm khi được thực hiện trong thực