Bài tập kiểm tra kỹ thuật tham khảo

Xác định chiều cao nước dâng lên trong ống chân không h, nếu như áp suất tuyệt đối trong bình pB = 0,95 at, áp suất mặt thoáng phía ngoài ống là áp suất khí trời? Cho . Nếu pB = 0 at và chất lỏng là thuỷ ngân ( ) thì độ cao hHg dâng lên trong ống đo áp là bao nhiêu mm?

doc26 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5088 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập kiểm tra kỹ thuật tham khảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM CÂU HỎI 1 Bài 1: Tìm độ chênh mực nước trong ống đo áp , biết áp suất tuyệt đối trên mặt thoáng trong bình là p1 = 1,06 at. Cho . Nếu cho h1 = 1,2 m tìm áp suất tại đáy bình. Bài 2: Xác định chiều cao nước dâng lên trong ống chân không h, nếu như áp suất tuyệt đối trong bình pB = 0,95 at, áp suất mặt thoáng phía ngoài ống là áp suất khí trời? Cho. Nếu pB = 0 at và chất lỏng là thuỷ ngân () thì độ cao hHg dâng lên trong ống đo áp là bao nhiêu mm? Bài 3: Xác định áp suất dư tại điểm O, A, B trong ống dẫn bán kính R = 30cm nếu biết chiều cao cột thuỷ ngân trong ống đo áp h1 = 25 cm. Khoảng cách từ tâm ống đến mặt phân cách nước và thuỷ ngân là h2 = 40 cm. Cho trọng lượng riêng của thuỷ ngân và của nước trong điều kiện này là:;. Xác định áp suất dư tại điểm D nếu h3 = 10 m ? áp suất này là loại áp suất gì? Bài 4: Xác định áp suất dư của nước trong ống theo các số đọc của áp kế thuỷ ngân. Cao trình mực thuỷ ngân trong trục ống z1 = 1,75 dm; z2 = 3 dm; z3 = 1,5 dm; z4 = 2,5 dm. Biết ; Bài 5: Xác định độ cao của mực Hg tại A khi cho biết áp suất chỉ trong các áp kế là p1 = 0,9 at, p2 = 1,86 at và độ cao của các mức chất lỏng biểu diễn như hình vẽ. Biết trọng lượng riêng của dầu và thuỷ ngân là , và . Cho g = 9,81 m/s2; áp suất trên mặt thoáng của ống là áp suất khí trời. Giải thích: Trên hình là kí hiệu cao trình của các mặt chất lỏng: là chiều cao của mặt chất lỏng tính từ một mặt chuẩn cố định đến vị trí mặt chất lỏng đó. Bài 6: Xác định áp suất tuyệt đối tại đầu pittông A khi cho độ cao các mực thuỷ ngân trong ống đo áp chữ U biểu diễn như hình vẽ. Trọng lượng riêng của dầu và thuỷ ngân là và .Cho g = 9,81 m/s2; áp suất trên mặt thoáng của ống là áp suất khí trời. Bài 7: Sơ đồ bên cho thấy điểm B cao hơn điểm A một đoạn z = 15cm. Chất lỏng ở trong ống chữ U ngược là dầu hoả có , xác định: 1/ Độ chênh áp suất: pA – pB khi h = 85 cm trong hai trường hợp: Trong các bình chứa là dầu mỏ có Trong các bình chứa nước có 2/ Độ chênh áp suất là bao nhiêu khi z = 0, các bình chứa dầu mỏ và h = 85 cm. Bài 8: Xác định áp suất của dòng khí trong ống A biết mực nước dâng lên trong ống đo áp là h = 50 cm. Cho , áp suất mặt thoáng là áp suất không khí. Bài 9: Để đo hiệu áp suất hai ống dẫn nước A và B, người ta cắm vào đó một ống đo áp, độ chênh mực thuỷ ngân trong ống là h = 1 m. Tâm A cao hơn tâm B một khoảng z = 15cm. Xác định hiệu áp suất giữa hai ống A và B ? Biết: gn = 9810 N/m3 ; gtn = 133416 N/m3. Bài 10: Hai ống đứng của một hệ thống sưởi nước nóng được nối với một ống nằm ngang. Trên ống nằm ngang có lắp một khoá nước đường kính d = 0,2m. Nhiệt độ của nước trong ống đứng bên phải là 80oC ( ), trong ống bên trái là 20oC (). Tìm hiệu số áp lực lên khóa từ phía phải Pph và từ phía trái Ptr. Chiều cao mực nước trong ống tính từ trục ống nằm ngang h = 20m. Bài 11: Xác định áp lực dư tổng hợp ( trị số và điểm đặt) và vẽ biểu đồ áp suất của nước tác dụng lên thành chữ nhật phẳng có chiều rộng b = 10 m, đặt nghiêng một góc . Chiều sâu mực nước từ phía trái ( phía trước thành phẳng) h1 = 8 m và từ phía phải h2 = 5m. Khối lượng riêng của nước là . Bài 12: Một phễu thuỷ tinh có bán kính R = 50 cm, cao H = 120 cm, khối lượng G = 25500gam. Bỏ qua chiều dài và đường kính cổ phễu C. Cho g = 9,81 m/s2. Bịt cổ phễu C bằng một nút nhỏ, úp phễu xuống đáy phẳng của một bình hình hộp chứa đầy nước ( có ) với chiều cao L = 200 cm. Khoét một lỗ nhỏ O ở đáy bình để cho áp suất trong phễu là áp suất khí quyển pa. 1/ Tính tổng áp lực dư tác dụng lên phễu. 2/ Tính lực nâng fo nhỏ nhất cần thiết để nâng phễu lên. Bài 13: Xác định áp lực nước lên tấm chắn phẳng và lực cần thiết để nâng tấm chắn lên cao. Chiều rộng tấm chắn b = 1,8m, chiều sâu mực nước trước tấm chắn h = 2,2 m. Trọng lượng tấm chắn G = 15 kN. Hệ số ma sát của cửa van trên trục đỡ f = 0,25. , g = 9,81 m/s2. Bài 14: Tìm áp lực nước lên tấm chắn phẳng hình chữ nhật đặt thẳng đứng, kích thước H = 3,5m ; b = 2m . Chiều sâu nước ở thượng lưu h1 = 3,0 m, ở hạ lưu h2 = 1,2 m. Tính lực nâng ban đầu T nếu tấm chắn nặng G = 6600N và hệ số ma sát giữa tấm chắn và khe trượt f = 0,3. Cho , g = 9,81 m/s2. Bài 15: Một ống tròn đường kính d = 0,06m đặt nằm ngang, dẫn nước từ bể chứa ra ngoài. Đầu ống phía bể chứa được cắt bằng mặt phẳng nghiêng , được đóng bằng nắp vừa với ống và có thể quay quanh bản lề O nằm ngang ở phía trên. Tính lực T ban đầu để mở nắp ra nếu bỏ qua trọng lượng nắp và ma sát ở bản lề. Chiều sâu h = 1 m. Với g = 10m/s2. Cho mô men quán tính của hình elip là: Với: b là bán trục thẳng đứng của hình elip; a là bán trục ngang của hình elip Bài 16: Tính áp lực dư tác dụng lên cánh cửa hình chữ nhật có cạnh song song với mặt thoáng, hai phía là nước. Biết h1 = 3 m; h2 = 2 m; chiều rộng cánh cửa là b = 4 m. Lấy g = 9,81 m2/s; gn = 9810 N/m3. Bài 17: Vẽ biểu đồ áp suất lên mặt cong ngập trong chất lỏng cho các trường hợp dưới đây. Bài 18: Một cửa van chắn ngang kênh được đặt nghiêng dưới một góc và được quay quanh một ổ trục A đặt trên mặt nước. Xác định lực cần thiết F phải đặt vào dây tời để mở cửa. Nếu chiều rộng cửa b = 2m, chiều sâu mực nước trước cửa H1 = 2,5m và sau cửa H2 = 1,5 m. Ổ trục đặt cao hơn mực nước trước cửa một khoảng H3 = 1 m. Bỏ qua trọng lượng cửa van và lực ma sát trong ổ trục. Cho trọng lượng riêng của nước N/m3. Bài 19: Một đường hầm có dạng bán nguyệt, bán kính R = 4m, nằm dưới đáy biển sâu H = 25 m. Tính áp lực nước tác dụng lên 1 m dài đường hầm. Cho trọng lượng riêng của nước biển N/m3. Bài 20: Một van hình nón có chiều cao h và làm bằng thép có N/m3 dùng để đậy lỗ tròn ở đáy bể chứa nước. Cho biết: D = 0,4h, đáy van cao hơn lỗ . Tính lực cần thiết ban đầu để mở cửa van nếu h = 1,0 m? Cho áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời, trọng lượng riêng của nước N/m3 Bài 21: Cánh cống cong là một phần tư trụ tròn có bán kính đáy là r = 2 m; Chiều rộng không đổi L = 4m có thể quay xung quanh khớp quay O như hình vẽ. Đỉnh cống nằm dưới mực nước h = 5,0m. Nếu bỏ qua trọng lượng cánh cống, tính lực để đóng được cánh cống? áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời, trọng lượng riêng của nước N/m3. Bài 22: Một cơ cấu gồm một cửa cống tháo nước được đỡ bởi một thanh đỡ có thể quay xung quanh một trục quay; thanh đỡ đứng thẳng nhờ đối trọng là vật G. Xác định thể tích V nhỏ nhất của vật nặng G đủ để đóng cửa cống có đường kính d = 60 cm. Các kích thước biểu diễn như hình vẽ. Cho vật nặng có trọng lượng riêng . Bỏ qua lực ma sát nếu có. Cho g = 9,81 m/s2, áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời, trọng lượng riêng của nước N/m3 Bài 23: Xác định áp lực lên đáy của bình chứa nước trong các trường hợp a, b, c. Biết chiều cao cột nước h = 60cm. Diện tích đáy các bình đều bằng S = 1250 cm2. Giải thích tại sao áp lực nước lên đáy bình không nhất thiết phải bằng trọng lượng nước trong bình? ChoN/m3 Bài 24: Xác định áp lực thuỷ tĩnh dư tác dụng lên mặt tam giác cân có đỉnh là C cách mặt thoáng một khoảng = 1 m. Cho góc nghiêng của hình phẳng so phương ngang = 45o, chiều cao từ đỉnh đến đáy là a = 1,8 m, đáy rộng b = 1,2m ;Cho mômen quán tính của tam giác được tính theo công thức Jc=; áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời; trọng lượng riêng của nước N/m3. . Bài 25: Van hình trụ có thể quay xung quanh trục nằm ngang O (như hình vẽ). Trọng tâm của van nằm trên đường bán kính tạo thành góc theo phương ngang và cách trục quay O một đoạn OA = . Biết bán kính r = 40 cm, chiều dài L = 100 cm, mực nước trước cửa van luôn cao hơn điểm C, áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời, trọng lượng riêng của nước N/m3. Xác định trọng lượng của van để van ở vị trí cân bằng như hình vẽ. Bài 26: Xác định lực căng của lò xo BC để giữ cánh cửa tròn AB ở vị trí đóng kín ( chỉ tính áp lực dư ). Biết cánh cửa AB có thể quay quanh trục trùng với đường kính vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Cho d = 40 cm, áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời, trọng lượng riêng của nước N/m3 Bài 27: Xác định độ sâu h để nước có thể tràn qua cánh cống AB hình chữ nhật và tính áp lực dư tác dụng lên cánh cống trong trường hợp đó. Cánh cống này có thể quay xung quanh bản lề O. Bỏ qua lực ma sát và trọng lượng bản thân cánh cống. áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí trời, trọng lượng riêng của nước N/m3 Bài 28: Người ta đậy một lỗ tròn ở đáy bể chứa bằng quả cầu có trọng lượng G; bán kính quả cầu bằng R; mức nước từ mặt thoáng đến đáy bình h = 4R , cho y = R/2. Tính lực Q cần thiết để nâng quả cầu lên. Bỏ qua trọng lượng của quả cầu . Biết thể tích của chỏm cầu tính theo công thức: Bài 29: Tính áp lực thuỷ tĩnh dư của nước tác dụng lên mặt cong phía ngoài của múi cầu có góc ở tâm là 900, bán kính cầu R = 0,5 m và độ ngập sâu của tâm cầu là h = . Biết tâm C của hình phẳng có dạng nửa hình tròn cách tâm hình tròn là y=. Cho, g = 9,81 m/s2 . Bài 30: Tính áp lực thuỷ tĩnh dư của nước tác dụng lên mặt cong bên ngoài của 1/2 hình nón có bán kính đáy R = 0,2 m, chiều cao nón h = 0,4m. Biết nửa hình nón ngập trong chất lỏng có độ sâu H = 0,6m. Cho, g = 9,81 m/s2. Bài 31: Người ta lồng vào thành bình chứa chất lỏng một trụ tròn có khả năng quay không ma sát xung quanh trục đi qua tâm trụ và vuông góc với mặt phẳng hình vẽ. Một nửa của trụ tròn luôn luôn ngập trong chất lỏng. Theo định luật Acsimét, áp lực sẽ tác dụng lên nửa trụ tròn này theo phương thẳng đứng từ dưới lên, vậy trụ tròn có quay được không? tại sao? Tính tổng áp lực chất lỏng tác động vào trụ tròn và tìm điểm đặt của áp lực? Cho: r = 0,5m; h = 2,5 m, . Bài 32: Tính áp lực thuỷ tĩnh dư của nước tác dụng lên bề mặt cong của 1/8 cầu có bán kính R = 0,5 m và độ ngập sâu của tâm cầu là h = . Biết tâm của 1/4 hình tròn nằm dưới độ sâu hc = h – . Cho, g = 9,81 m/s2. Bài 33: Van K đậy kín miệng ống dẫn nếu hệ thống đòn bẩy OAB ở vị trí nằm ngang. Tính xem với áp suất của nước trong ống dẫn bằng bao nhiêu thì van K sẽ mở ra. Biết cánh tay đòn b = 4a, đường kính ống dẫn d = 50 mm, bán kính phao cầu R = 10 cm. Bỏ qua trọng lượng của phao và hệ thống đòn bẩy, trọng lượng riêng của nước 9810 N/m3. Bài 34: Xác định áp lực nước lên cửa van hình cung có bán kính R = 4 m, chiều rộng b = 10 m, chiều sâu nước H = 2 m. NHÓM CÂU HỎI 2 Bài 1 : Tìm chiều cao đặt bơm hs = ? nếu biết bơm ly tâm bơm chất lỏng có lưu lượng Q = 10 l/s, đường kính ống hút dh = 100 mm, chiều dài ống hút lh = 12 m. Tổng hệ số tổn thất cục bộ trên ống hút SxC = 8,5;hệ số tổn thất dọc đường là ; áp suất chân không tại cửa vào của bơm pck = 0,8 at. Chất lỏng có trọng lượng riêng gCL = 9000 N/m3. Bỏ qua vận tốc tại mặt thoáng bể hút, áp suất mặt thoáng bể hút là pa. Bài 2: Xác định lưu lượng nước chảy trong ống Venturi nếu cho chỉ số áp kế thuỷ ngân hHg = 600mm, D = 200mm, d = 75mm. Khoảng cách giữa hai mặt cắt l1-2 = 400m, ống nghiêng một góc , hệ số lưu lượng . Bài 3: Trên trục ống dẫn nước người ta đặt một ống Pitô với vi áp kế thuỷ ngân. Xác định vận tốc nước chảy trong ống umax nếu hiệu số mực thuỷ ngân trong áp kế . Cho N/m3; N/m3. Bài 5: Hãy xác định nước dâng lên ở độ cao nào trong ống , nếu một đầu của ống được nối với mặt cắt thu hẹp của ống dẫn, còn đầu kia được thả vào nước. Lưu lượng ở trong ống Q = 0,025 m3/s; áp suất dư tại ống đo áp (h1) là p1 = 49.103 Pa(Pa = N/m2), các đường kính d1 = 100 mm, d2 = 50mm. Cho N/m3. Bài 6: Xác định lưu lượng Q trong ống có đường kính d = 125mm, D = 250 mm. Nếu số đọc của ống đo áp thứ nhất là h1= 50cm, ống hai h2= 30cm. Lấy g = 9,81 m/s2 ,N/m3 Bài 7: Để đo lưu lượng nước chuyển trong ống ( đường kính D), người ta lắp trên đó một thiết bị đo áp được gọi là ống Venturi , tại chỗ thu hẹp có đường kính d < D. Cho biết các đường kính ống D = 200mm, d = 100mm, h = 600mm. 1/ Bỏ qua tổn thất cột nước, thiết lập hệ thức : Q = f(h). 2/ Tính lưu lượng Q cho hai trường hợp: a/ Khi bỏ qua tổn thất cột nước. b/ Khi tính đến tổn thất cột nước với hệ số lưu lượng của ống . Cho g = 9,81 m/s2 ,N/m3 Bài 8: Nước chảy trong ống A và B có cùng đường kính d1 = d2 = d = 100mm. Để đo độ chênh áp suất giữa hai đường ống , người ta nối vào đó một ống đo áp . Xác định vận tốc và lưu lượng trong ống A nếu tỷ năng E ở ống A và ống B bằng nhau. Biết z = 1cm; QB = 11,8l/s. Cho hệ số , g = 9,81 m/s2 ,N/m3 Bài 9: Xác định tổn thất áp suất khi dầu chuyển động trong máy tản nhiệt, nếu lưu lượng dầu Q = 2.10-4 m3/s. Đường kính ống thu do = 0,03m; đường kính ống dẫn d = 0,01 m; chiều dài l = 1m. Mật độ của dầu = 900kg/m3; độ nhớt động học . Biết hệ số tổn thất tại cửa vào các ống thu là : Bài 10: Nước chảy ổn định từ bể A qua bể B theo đường ống dẫn có đường kính d1 = 60 mm, dài l1 = 10 m. Từ bể B nước lại chảy vào khí trời qua vòi trụ tròn có đường kính d2 = 80 mm, dài l2 = 70 cm. Hệ số tổn thất cục bộ do uốn cong ξCG = 0,3; do khoá K ξK = 4; do đột thu ξĐT = 0,5; hệ số ma sát dọc đường l = 0,03 hệ số điều chỉnh động năng Criôlít α = 1. Bỏ qua lưu tốc trên mặt thoáng, lấy áp suất trên mặt thoáng là áp suất khí quyển và gia tốc trọng trường g = 9,81 m/s2. Hãy xác định cột áp H ở bể A để mức nước ở bể B có độ cao h = 1,5 m ? Bài 11: Xác định tổn thất áp suất trong đường dẫn nước nóng gồm 6 ống thép ruột gà. Đường kính ống d = 0,75m; chiều dài đoạn ống thẳng l = 3m. ống ruột gà được nối băng các khuỷu tròn có bán kính R = 0,1 m. Lưu lượng nước Q = 0,01 m3/s, độ nhớt , hệ số cản dọc đường ; Hệ số sức cản khi ngoặt 180o . Bài 12: Một bình chứa có tiết diện lớn nối tiếp với các ống có các đường kính d1 = 75mm, d2 = 100mm, d3 = 50mm, h = 1,0m. Giả thiết chỉ kể tổn thất cục bộ dòng chảy dừng. Tính lưu lượng chảy qua các ống. Vẽ đường năng, đường đo áp. Nếu bỏ qua đoạn ống thứ 3 thì đường năng và đường đo áp có gì thay đổi. Bài 13: Một bình kín A với áp suất tuyệt đối tại mặt thoáng là pot = 1,2at, cấp nước cho bình hở B qua hệ thống đường ống có d = 100mm, đường kính ống lắng D = 200mm, một khoá K có , có ba đoạn uốn cong, mỗi đoạn có . Bỏ qua tổn thất dọc đường và vận tốc trên mặt thoáng của hai bình, bỏ qua tổn thất tại cửa ra. Tính lưu lượng chảy qua ống. Biết H1 = 10m, H2 = 2m, . Bài 14 : Từ bình A, áp suất tuyệt đối tại mặt thoáng trong bình là pt = 1,5 at, chất lỏng chảy vào bình hở B. Xác định độ cao chênh mực nước H, nếu Q = 0,15 m3/s, đường kính ống d=200mm, chiều dài l = 8m; hệ số cản ở khoá , tại 3 chỗ uốn cong đều có , hệ số nhớt của chất lỏng , khối riêng của chất lỏng . Bỏ qua tổn thất ở cửa vào và cửa ra của ống .Cho g = 9,81 m/s2; ; áp suất trên mặt thoáng bình B là áp suất khí trời. Trường hợp dòng chảy là dòng chảy rối tính theo công thức: Bài 15: Trong một đám cháy, muốn dập tắt được ngọn lửa thì tia nước phun thẳng đứng từ vòi hình nón cụt lên cần phải đạt độ cao h =10m (vòi dài l = 1m). Tại mặt cắt cuối ống có đường kính D áp suất dư là 1 at, đường kính D = 75mm, Xác định lưu tốc Q và đường kính d của miệng vòi, nếu hệ số điều chỉnh động năng và hệ số cản của vòi ứng với vận tốc tại cửa ra là . Sức cản không khí không đáng kể, bỏ qua tổn thất dọc đường trong vòi phun. Cho . Bài 16: Chất lỏng có , chảy từ thùng kín A sang bể chứa hở B theo hệ thống ống dẫn có kích thước khác nhau. Biết áp suất dư tại mặt thoáng pdA = 1,2 at; HA = 1,0m; HB = 5,0m; l1 = 20m; l2 = 30m; d1 = 150m; d2 = 200m. Tính lưu lượng Q trong ống biết hệ số cản dọc đường và ; . Dòng chảy dừng. Bài17: Xác định áp suất máy bơm B1 cần phải đạt được để đưa xăng từ bể chứa C theo hệ thống đường ống qua bơm B2 đến động cơ . Biết rằng lưu lượng cần đạt là G = 20kg/phút, đường ống dài l = 5 m, có đường kính d = 15mm, dọc ống có 3 chỗ uốn =1,2; một van một chiều = 7; một khoá = 1,5; một bộ phận lọc dầu = 2; áp suất của máy bơm B2 p2 = 1,9 at, độ nhớt của xăng = 0,045 cm2/s và . Bỏ qua tổn thất năng lượng dòng chảy từ bể qua bơm và coi như độ cao hai bơm bằng nhau. Trong trường hợp chảy rối thì tính . Bài 18: Xác định lưu lượng nước Q chảy ra từ bình theo hai ống nối tiếp nhau có độ dài và đường kính lần lượt là l1 = 20m, d1 = 100mm; l2 = 100 m, d2 = 200 mm. Độ chênh mặt thoáng bình với cửa ra là H = 5m. Độ cao trung bình các mô nhám trong ống là . Bỏ qua tổn thất cục bộ. Biết dòng chảy ở khu sức cản bình phương và hệ số tính theo công thức Frăng – Nicurat: ; hệ số . Cho, g = 9,81 m/s2. Nếu cho góc nghiêng của ống là 30o so với phương ngang, hãy tìm áp suất trung bình tại khu vực tiếp giáp của hai ống (mặt cắt A-A). Bài 34: Tại độ sâu cách mặt thoáng bình một khoảng là 10m, người ta nối một ống dài có miệng phun ở độ sâu 30m so với mặt thoáng bình chứa. Ống có đường kính D = 8 cm, đầu ống có lắp một vòi phun T có đường kính miệng phun là d = 4cm. Giả thiết bỏ qua tổn thất và cho g =10 m/s2. a/ Xác định vận tốc vT của dòng nước ra khỏi vòi; b/ Tính lưu lượng của ống; c/ Xác định áp suất tĩnh tại các điểm E và S là điểm ở trong vòi phun có đường kính d. Bài 19: Ống xi phông đưa nước từ bình A sang bình B. Với độ chênh mức chất lỏng H là bao nhiêu để đảm bảo lưu lượng qua ống là Q = 4 l/s. Cho trọng lượng riêng của chất lỏng ( 1kG =9,81N), độ nhớt động học . Ống có đường kính không đổi d = 50 mm và dài l = 20m. Hệ số tổn thất cục bộ ở cửa vào ống ; cửa ra là ; ở chỗ uốn là . Tính áp suất chân không tại điểm cao nhất trong ống nếu từ đó đến bể A chiều dài ống là l = 15 m, h =2m. Áp suất tại mặt thoáng là áp suất không khí, coi mặt thoáng không dịch chuyển. Bài 20: Đường ống gồm 3 ống nối song song dẫn lưu lượng Q = 80l/s. Chiều dài và đường kính như sau: l1 = 500m, d1 = 150mm, l2 = 350, d2 = 150mm, l3 = 1000m, d3 = 200mm. Tìm lưu lượng nước chảy trong từng ống ( Q1, Q2, Q3) và tổn thất cột nước giữa hai điểm nút A, B. Biết ống là ống thường. Bài 21: Đường kính ống nước gồm 4 đoạn nối với nhau, trong đó có hai đoạn nối song song, có chiều dài lần lượt là l1 = 200m, l2 = 200m, l3 = 150m và l4 = 300m, đường kính các ống lần lượt như sau d1 = d4 = 300mm, d2 = 250mm, d3 = 200mm. Hãy xác định áp lực cần thiết của máy bơm để chuyển lưu lượng nước Q = 75l/s đến cuối ống. Biết rằng cao độ trục máy bơm là Z = 5m, cột áp cuối đường ống là 20m. Cho ống là ống thường. Bài 22: Nước chảy từ tháp A ở cao độ 21,2m sang điểm B ở cao độ 14,5m dọc theo hai ống nối song song. ống thứ nhất có đường kính d1 = 150mm, dài l1 = 620m, ống thứ hai có đường kính d2 = 200mm, dài l2 = 700m được bố trí phân phối đều lưu lượng q = 23,0dọc theo chiều dài. Yêu cầu: 1/ Xác định lưu lượng chảy tại điểm B. 2/ Xác định cao độ mực nước ở A để lưu lượng tại điểm B tăng gấp đôi song lưu lượng phân phối dọc đường và cao độ đường đo áp ở điểm B không thay đổi. Bài 23: Cho hệ thống đường ống dài như hình vẽ . Tính chiều cao H =? Cho QB=5 l/s ; QC=15 l/s ; q=0,05 l/s.m ; l1=300m ; d1=150mm ; K1=186 l/s ; l2=300m ; d2=125mm ; K2=115 l/s ; l3=400m ; d3=125mm ; K3=115 l/s Bài 24: Cho hệ thống đường ống dài như hình vẽ . Tính chiều cao H =? .Cho QD=15 l/s ; q=0,05 l/s.m ; l1=100m ; d1=150mm ; K1=186 l/s ; l2=200m ; d2=125mm ; K2=115 l/s ; l3=200m ; d3=100mm ; K3=64 l/s ; l4=250m ; d4=100mm ; K4=64 l/s Bài 25: Cho hệ thống đường ống dài như hình vẽ . Tính chiều cao H =? .Cho : QAB=20 l/s ; q=0,06 l/s.m ; l1=200m ; d1=150mm ; K1=186 l/s ; l2=200m ; d2=125mm ; K2=115 l/s ; l3=250m ; d3=125mm ; K3=115 l/s ; l4=300m ; d4=125mm ; K4=115 l/s. Bài 26: Xác định cột nước H cần thiết ở tháp chứa theo sơ đồ và các số liệu cho như sau: l1 = 300m, d1 = 200mm, l2 = 200m, d2 = 150mm, l3 = 100m, d3 = 100mm. Với lưu lượng ra ở điểm B là: QB = 10 l/s; lưu lượng phân phối đều dọc theo đường ống CD là: q = 0,1 . Biết các đường ống là ống sạch.
Tài liệu liên quan