Đậu tương hay đậu nành (có tên khoa học là GlycineMax Merrill) là loại cây họ đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng protein được làm thức ăn cho người và gia súc. Cây đậu tương là cây lương thực có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu tương đựơc dùng rất đa dạng như sử dụng trực tiếp hạt thô hay chế biến thành những loại thực phẩm quen thuộc như: đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, làm bánh kẹo, sữa đậu nành, nước giải khát, nước chấm đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng ngày của người và gia súc. Ngoài ra, trong cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất, tăng năng suất cây trồng khác. Điều này có được là nhờhoạt động cố định đạm N2 của loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ đậu.
33 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 9202 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập Kỹ thuật sấy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
Y Y
BÀI TẬP KĨ THUẬT SẤY
Soybean Process Dryer
GVHD: Đinh Thành Ngân
LỚP: 031131
NHÓM : VII
TP HỒ CHÍ MINH – 4/2006
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
DANH SÁCH NHÓM 7 VÀ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN
TT HỌ VÀ TÊN PHÂN CÔNG GHI CHÚ
1. Nghiêm Thị Phượng Xắp xếp, tổng hợp TL Nhóm trưởng
2. Nguyễn Đức Lợi
3. Lê Nguyễn Quang Hải Giới thiệu CNS
4. Nguyễn Lê Hoài Nam Giới thiệu VLS
5. Tạ Đăng Khoa
6. Hà Hữu Hiếu Giới thiệu CNS, tính toán
7. Bùi Trọng Hân Giới thiệu VLS
8. Nguyễn Anh Duy Tính toán
ĐỀ BÀI:
Tính toán và thiết kế một buồng sấy tĩnh để sấy hạt đậu nành, năng suất 2 tấn/mẻ, thời
gian sấy là 18h độ ẩm của vật liệu ω1=30%, ω2=12%. Biết to =30oC, ϕo=80%, t1=110oC,
quá trình sấy có hồi lưu 30% khí thải.
BÀI LÀM:
1. GIỚI THIỆU VỀ VẬT LIỆU SẤY:
1.1. Lợi ích của cây đậu nành:
1.1.1. Giá trị dinh dưỡng:
Đậu tương hay đậu nành (có tên khoa học là Glycine Max Merrill) là loại cây
họ đậu (Fabaceae) giàu hàm lượng protein được làm thức ăn cho người và gia súc. Cây
đậu tương là cây lương thực có hiệu quả kinh tế lại dễ trồng. Sản phẩm từ cây đậu
tương đựơc dùng rất đa dạng như sử dụng trực tiếp hạt thô hay chế biến thành những
loại thực phẩm quen thuộc như: đậu phụ, ép thành dầu đậu nành, làm bánh kẹo, sữa
đậu nành, nước giải khát, nước chấm… đáp ứng nhu cầu đạm trong khẩu phần ăn hàng
ngày của người và gia súc. Ngoài ra, trong cây đậu tương còn có tác dụng cải tạo đất,
tăng năng suất cây trồng khác. Điều này có được là nhờ hoạt động cố định đạm N2 của
loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ đậu.
Trong hạt đậu nành có các thành phần hoá học sau:
Chất đạm 40%
Chất béo 20%
Chất đường 7%
Chất bột 5,6%
Chất xơ 3,5%
Hợp chất Pentosanh 4,4%
Tro 4,6%
Các chất khác 14,9%
Như vậy đậu nành có giá trị dinh dưỡng khá cao, hơn hẳn các loại đậu thông dụng
và tương đương, hay vượt hơn cả các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Ngoài
thành phần chất đạm rất lớn, đậu nành còn chứa một tỉ lệ chất béo khá cao, nhiều sinh
tố và muối khoáng cần thiết cho cơ thể.
Nhóm VII Trang 1
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
- Đạm chất (protein): là chất quan trọng nhất trong thành phần hoá học của hạt đậu
nành. Hàm lượng đạm trong đậu nành gấp đôi cá lóc, gấp 2,5 lần thịt heo mỡ, gấp 3 lần
trứng vịt... Đạm chất đậu nành có đủ các loại axid amin cần thiết cho cơ thế như: arginin,
histidin, lysin, tryptophan, phenyalanin, cystin, merhionin, glycin, valin, prolin,
threanin,...Bổ dưỡng tương đương nhưng đạm chất đậu nành còn có ưu điểm hơn cả
thịt là không sinh ra những độc tố cho cơ thể. Trong đậu nành chứa para-
nucleoalbuminoid, không tạo ra các baz xanthic như ở thịt nên không độc.
- Chất béo: đậu nành chứa một tỷ lệ chất béo khá cao từ 16% đến 20% chỉ thua
đậu phộng. Với các thành phần chất béo chính của đậu nành là:
Axid linoleic: 49-60%
Axid oleic: 21-34%
Axid palmictic: 6,5-12%
Acid linoleic: 2-9%
Acid stearia: 2-5%
Các acid linoleic và linoleic có vai trò chuyển hoá cholesteron (một loại hợp chất
làm cho người mau già và xơ cứng động mạch, thường có trong mỡ động vật) trong cơ
thể, do đó ngăn ngừa được bệnh tim mạch, kéo đài tuổi thọ.
- Chất đường (Hydrat carbon): Đậu nành tương đối chứa ít bột hơn so với các loại
đậu khác. Đường trong đậu nành là loại đường sacaroz lẫn với một loại đường không
kết tinh rất giống với với lactoz trong sữa.
- Các chất vô cơ và sinh tố: đậu nành chứa hầu hết các chất vô cơ cần thiết cho
cơ thể như: Ca, Na, K, Mg, P, S, Fe, Cu, Al... Và các Vitamin A, B1, B2, D, E, F..., nhất
là sinh tố K, một loại sinh tố tương đối hiếm ở các loài thực vật.
- Các phân tố hoá: đậu nành có chứa cá phân tố hoá ureaz, lipoxitaz và một anti
phân tố hoá là antitrypsin.
1.1.2. Sử dụng:
Đậu nành là loại nông phẩm có nhiều công dụng bậc nhất, hầu như các bộ
phận của cây đậu nành đều có lợi ích.
Hình 1- Rất nhiều giống đậu nành phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
- Sử dụng làm thực phẩm: Đậu nành từ ngàn xưa là nguồn cung cấp chất đạm chủ
yếu của nhiều dân tộc ở châu Á. Các thực phẩm thông dụng chế biến từ đậu nành đều
có giá trị bổ dưỡng rất cao. Tài liệu y tế sau đây cho thấy thành phần chính của một số
thực phẩm chế biến từ đậu nành.
Nhóm VII Trang 2
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
Thức ăn Calori
Đạm
(g)
Bột đường
(g)
Chất béo
(g)
Ca
(mg)
Fe
(mg)
Sinh tố A
(mg)
Đậu hũ
Tàu hũ ky
Tương bột
Sữa đậu nành
Sữa bò tươi
114
442
137
28
66
11,5
24
16,5
3,5
3,7
2,7
43,3
3,3
2,5
5,1
6,4
19,2
6,2
0,5
3,5
106
176
136
24
123
8,3
23,9
6,6
2,1
0,1
88
_
_
_
140
Bảng 1- Thành phần dinh dưỡng của các thực phẩm chất tạo từ đậu nành (so sánh với
sữa bò)
+ Bột đậu nành: Khi thêm bột đậu nành (với tỷ lệ đạm 40%) vào để nâng tỉ lệ đạm
lên đế 20%, ta sẽ có được một loại bột thích hợp với trẻ em đang độ tăng trưởng. Bột
đậu nành còn dùng để làm bánh, vì chứa nhiều casein thực vật nên bột đậu nành dùng
để thay thế một phần trứng vào sữa trong việc nấu nướng và làm bánh mứt.
+ Sữa đậu nành: Có giá trị dinh dưỡng như sữa bò , có ưu điểm tránh được những
bệnh truyền nhiễm từ động vật có sữa lây sang. Dùng rất tốt cho người già, những
người bị bệnh đái đường, phong thấp, táo bón... nhờ một số tính chất riêng của sữa đậu
nành.
+ Đậu phụ: Đậu phụ là thứ thông dụng nhất. Với giá trị dinh dưỡng và bổ dưỡng
cao tạo ra được nhiều món ăn ngon và bổ dưỡng xứng đáng với danh hiệu “thịt không
xương”. Cách chế biến là làm trầm đạm chất đậu nành từ sữa đậu nành, sau đó rút ép
nước để tạo thành miếng đặc.
+ Nước tương: Bằng các công đoạn chế biến khác nhau, người ta chế biến thành
nước chấm cho các loại thức ăn hằng ngày hay các đặc sản.
+ Tương bột: Là món ăn phổ biến và được ưa thích ở các nước châu Á và cả ở
châu Mỹ, châu Âu. Là món ăn bổ dưỡng, dự trữ đựơc lâu dài, tiện sử dụng và dễ chế
biến.
+ Chao: Là món ăn quen thuộc của người Việt Nam, để dành được lâu, càng lâu
càng ngon.
- Sử dụng trong công nghiệp: Đậu nành còn được sử dụng trong kỹ nghệ làm keo
đậu nành, sojalithe (một loại nhựa dẻo), tơ hoá học, chất tạo nhũ tương trong kỹ nghệ
cao su xốp và đặc biệt là làm keo dán gỗ dùng để dán gỗ và làm ván ép.
- Sử dụng làm thức ăn gia súc: Khô dầu đậu nành còn chứa tới 40-50% đạm,
được rang hay sấy cho chín rồi xay thành bột. Đây là nguồn đạm rất quan trọng trong
chăn nuôi. Bã đậu nành sau khi nhồi lấy sữa cũng còn chứa nhiều chất bổ dưỡng để
nuôi gia súc rất tốt.
- Làm phân bón cải tạo đất: Thân ,rể, lá, vỏ trái khô dầu đậu nành... đều chứa
nhiều đạm, lân và kali hơn các nguồn phân hữu cơ khác. Ở các vùng có tập quán luân
canh cây đậu nành với các cây khác như lúa, bắp, thuốc lá... nông dân đều xác nhận
các cây này trồng sau vụ đậu nành đều rất trúng mùa dù lượng phân đạm bón cho vụ
sau ít hơn so với ruộng không luân canh vụ trước với cây đậu nành vì các cây này được
hưởng một ít đạm do cây đậu nành cung cấp. Điều này là nhờ hoạt động cố định N2 của
loài vi khuẩn Rhizobium cộng sinh trên rễ cây họ Đậu. Đây là biện pháp thâm canh được
các nước tiến bộ áp dụng và ngày càng mở rộng ở Việt Nam.
Nhóm VII Trang 3
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
Các bộ phận của cây N% P2O5% K2O% Ca% Mg%
Thân cây
Lá rụng
Vỏ trái
Rễ
Hạt
Cuống lá
0,70
2,13
0,96
1,86
7,06
0,69
1,07
0,66
0,47
0,32
0,89
0,62
2,30
1,50
4,20
0,43
2,80
3,30
0,47
2,15
0,86
0,46
0,29
1,15
0,25
0,93
0,85
0,24
0,36
0,75
Bảng 2- Thành phần dinh dưỡng trong các bộ phận của cây đậu nành
1.2. Cây đậu nành:
1.2.1. Nguồn gốc và sự phát triển:
Người ta cho rằng cây đậu nành phát nguyên từ miền Đông Bắc Trung Hoa
vào thế kỉ 11 trứơc Công nguyên.Tiếp theo đó là khu vực Mãn Châu. Thuở ấy, cây đậu
nành còn mọc hoang dại có trái nhỏ, hạt nhỏ nên chưa là thức ăn cho người và gia súc.
Sau đó cây đậu nành được du nhập vào Nhật Bản, Triều Tiên, Malayxia và các nước
Đông Dương trong đó có Việt Nam. Ở Châu Âu cây đậu nành được trồng đầu tiên ở
vườn thực vật Pari vào năm 1793. .
Hiện nay, đậu nành được trồng nhiều nhất và cho sản lượng cao nhất ở các nước
Mỹ, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indônexia. Đặc biệt là ở Mỹ, chiếm 55% sản lượng đậu
tương trên thế giới: năm 2000 sản lượng là 75 triệu tấn, trong đó có hơn một phần ba là
xuất khẩu. Phần lớn sản lượng đậu tương ở nước này để chăn nuôi gia súc và xuất
khẩu, dù tiêu thụ đậu tương của người ở nước này đang tăng lên.
Hình 2- Sự phân bố diện tích trồng đậu tương trên thế giới
Nước ta có quan hệ giao lưu lâu đời với Trung Quốc về mặt văn hoá và xã hội nên
cũng có khả năng quen thuộc với cây đậu nành từ thời rất xa xưa. Năm 1793 Lourirs đã
đề cập đến canh tác đậu nành ở Việt Nam và Mã Lai.
Nhóm VII Trang 4
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
Cây đậu nành dễ trồng dễ thích nghi với mọi thời tiết, nhất là những vùng đất đai
ấm ướt như ở trong vành đai nhiệt đới nước ta. Khắp từ Bắc tới Nam rất nhiều vùng
trồng được đậu nành.
Trước ngày giải phóng, đậu nành chỉ trồng ở miền nam tập trung ở các nơi như:
Long Khánh, An Giang, Chấu Đốc, Kiến Phong, Bình Định. Trong những thập niên gần
đây, các tỉnh Đông Nam Bộ, các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Daklak và các tỉnh Đồng
Bằng Sông Cửu Long đang ngày càng mở rộng diện tích trồng đậu nành kết hợp xen
canh với các cây trồng khác. Đáng lưu ý là chỉ riêng tỉnh Đồng Nai, sản lượng đạt gần
50% của cả nước. Nhờ vào đất đai màu mỡ, thời tiết thuận lợi, nhất là việc áp dụng
công nghệ sinh học tạo ra giống cao sản làm cho năng suất, sản lượng đậu nành ở
nước ta ngày càng cao hơn không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn cho xuất
khẩu.
Hình 3- Một cánh đồng trồng đậu nành ở huyện Long Khánh, tỉnh Đồng Nai
1.2.2. Hạt đậu nành:
Cây đậu nành gieo trồng thuộc họ Leguminosae, có tên giống là Glycine.
Giống này hiện gồm có 6 loài lưu niên trong giống phụ.
Hình 4- Quả, lá, thân cây đậu nành trồng
Về hạt đậu nành, đa số các giống đậu thương mại thường có dạng bầu dục
hay gần tròn. Hạt đậu nành nằm trong vỏ của nó gọi chung là quả đậu nành. Quả của nó
thuộc loại quả giáp, gồm hai nửa úp vào nhau, dính theo hai đường dọc sóng trái. Ngoài
Nhóm VII Trang 5
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
vỏ có lông bao phủ, khi chín quả chuyển sang màu vàng hoặc xám, trái có dạng hẹp hay
hơi tròn và hơi eo ở giữa. Mỗi quả thường có 1-4 hạt, nhưng thường là hai hạt.
Tuỳ theo giống đậu, độ màu mỡ của đất đai và điền kiện canh tác mà hạt đậu nành
có:
+ Chiều dài 4,8 mm
+ Chiều rộng là 4-7 mm
+ Chiều dày 3,5-7 mm
+ Trọng lượng TB 120-180 mg (Mỹ)
+ Ở nước ta, trọng lượng các hạt thương phẩm có trọng lượng
trung bình là 100-120 mg. Có những giống cho hạt khá nhỏ như cọc chùm trồng ở Miền
Bắc, Đen Tân Phú ở miền Đông Nam Bộ có trọng lượng 60-80 mg. Giống DHA ở vụ hè
thu miền Đông Nam Bộ có thể đạt trọng lượng 210-220 mg.
Trong hạt đậu nành gồm hai phần chính:
+ Phần vỏ hạt: Vỏ hạt bao bọc bên ngoài thường có màu vàng, đen, nâu, cam
để bảo vệ phần phôi bên trong. Có giống vỏ hạt dày, có giống vỏ hạt mỏng. Phần vỏ hạt
chiếm khoảng 8% trọng lượng của hạt.
+ Phần phôi: Phần phôi bên trong chứa hai tử diệp: chất chứa đạm, chất chứa
dầu. Phần phôi chiếm 90% trọng lượng của hạt. Phần này chứa hầu hết chất đạm và
chất béo có trong cây đậu nành
1.2.3. Nhu cầu bảo quản hạt đậu nành:
- Hạt đậu nành phải ít nhất 80% trái đã chuyển sang màu xám hoặc màu xám
đen, hạt đã chín già, đa số các giống, lá đã vàng và rụng thì thu hoạch.
Thu hoạch quả
ω=18-20%
Làm khô sơ bộ
ω=15-17%
Tách vỏ quả
Làm khô bổ
sung
Phân loại Làm sạch
ω<12%
Bảo quản
Sơ đồ xử lí bảo quản hạt đậu nành
- Thuỷ phần hạt đậu (ω): Là tỉ lệ nước chứa trong hạt. Hạt giống phải thật khô tức
thuỷ phần thấp, thì mới đảm bảo duy trì tuổi thọ hạt lâu dài.
Nhóm VII Trang 6
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
Trường hợp
Độ thuỷ phần
hạt đậu nành
Cắn thử hạt đậu
Tình trạng bảo quản
- Lúc thu hoạch
+Mùa mưa
+Mùa nắng
- Trái phơi tách hạt
- Phơi 1-2 nắng
- Phơi 3-4 nắng
- Khả năng phơi
nắng kĩ
28-30%
22-26%
18-22%
15-18%
12-14%
10-12%
4-10%
Hạt còn mộng nước, to
Hạt còn no nước, to
Hạt thật mềm
Hạt mềm
Hạt hơi cứng
Hạt khá cứng
Hạt cứng và dòn
Hạt bị mốc, mọt
Hạt bị mốc, mọt
Hạt bị mốc, mọt
Hạt dễ bị mốc mọt
Bảo quản 1-2 tháng
Bảo quản 3-12 tháng
Bảo quản trên 12
tháng
Bảng 3- Các khả năng bảo quản hạt đậu nành.
- Người ta có nhiều phương pháp làm khô hạt đậu nành sau khi thu hoạch mà biện
pháp người nông dân sử dụng thông dụng nhất là phơi khô bằng nắng trời.Người ta
phơi cả cây 1-2 nắng rồi tuốt hạt bằng máy. Sau đó tiếp tục phơi khô khoảng 2-3 nắng
cho hạt thật khô, cắn thử hạt đậu dòn không dính răng thì chờ cho hạt hả hết hơi nóng
rồi mới gom đống lại. Hạt phải được quạt và sàng sẩy thật sạch sẽ không để lẫn tạp
chất, hạt xanh, hạt lép, hạt nứt vỡ, hạt sâu bệnh sau đó dùng chum, hũ... dùng nylon bịt
kín để tránh sự xâm nhập của không khí ẩm.
Sau đó người ta đặt những chum vại này trong những kho bảo quản. Các kho phải
ngăn ẩm tốt, không bị tạt mưa hạn chế được sự xâm nhập của không khí ẩm và trang bị
quạt thông gió để thay thế không khí nóng ẩm trong kho bằng không khí bên ngoài khô
hơn hay mát hơn.
Để tránh sự gia tăng nguồn nhiệt do chính bản thân hạt đậu nành và các nguồn
nhiệt từ bên ngoài, người ta thường bảo quản trong điều kiện kho lạnh thường là 16oC
làm nhiệt độ thấp xuống để giữ được phẩm chất của hạt. Như thế hạt giống có thể bảo
quản được lâu qua mùa nóng ẩm.
Hình 5- Hạt đậu nành đã qua các công đoạn xử lí đem bảo quản.
Đó là khi thu hoạch vào những mùa nắng. Nhưng nếu thu hoạch đậu nành vào vụ
1 vào khoảng tháng 7-8 dương lịch, khi gặp mưa liên tục nhiều ngày nên cách phơi phổ
biến thuờng rất bị động. Hơn nữa, với quy mô sản xuất lớn, cách phơi nắng tốn công lao
Nhóm VII Trang 7
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
động, lại không đảm bảo chất lượng hạt đậu. Biện pháp thông gió cưỡng bức (trong thời
gian liên tục vài ngày) cũng không phù hợp với điều kiện khí hậu ở các tỉnh phía nam vì
độ ẩm không khí tương đối cao (khoảng 80-90%) vào vụ thu hoạch. Ẩm độ không khí
cao sẽ tăng độ thuỷ phần của hạt và tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển mạnh hạt đậu
sẽ mau hư. Nhiệt độ quanh năm ở các tỉnh phía nam tương đối cao: 25-28oC và độ ẩm
lại lớn gây khó khăn cho công tác bảo quản. Trong khi yêu câu bảo quản là yêu cầu thuỷ
phần của hạt đậu khoảng 11-12%, có độ ẩm không khí cân bằng với thuỷ phần khoảng
65-70%.
Và để đảm bảo cho việc bảo quản tốt hơn, người ta dùng biện pháp sấy khô đậu
nành bằng các máy sấy. Có hai hướng: dùng máy sấy công suất lớn và mấy sấy công
suất nhỏ.
- Hướng dùng máy sấy công suất lớn: Tập trung tại các nhà máy chế biến, các
trung tâm thu mua. Điển hình là máy sấy DUT ICO ở Tp Hồ CHí Minh từ năm
1979 đã sấy với năng suất 10-12 tấn/mẻ 8 giờ, hạ độ ấm từ 18% xuống 11%.
- Hướng dùng các nành máy cỡ nhỏ, đơn giản (sấy không đảo lớp trộn hạt), để
sử dụng và bảo trì, có thể phân tán tại các địa điểm sản xuất xa. Năm 1982,
khoa cơ khí ĐH Nông Nghiệp 4 đã chế tạo 2 mẫu máy sấy loại nhỏ này, được
sử dụng có kết quả tốt tại nông trường Đồng Phú và xí nghiệp Giống Cây Trồng
I. Khái quát như sau:
+ Năng suất: 2,5 tấn hạt/mẻ
+ Thời gian sấy mỗi mẻ:
Hạ độ ẩm từ 20-22% xuống 13-14%: 8 giờ
Hạ độ ẩm từ 30-32% xuống 13-14%: 14 giờ.
+ Nhiệt độ sấy 40-43oC (dùng nhiệt độ thấp khi ẩm độ hạt lớn)
+ Chi phí chất đốt: dầu hôi 2,3l hoặc củi: 10kg/giờ
+ Nguồn lực kéo quạt: Động cơ điện 3 mã lực hoặc động cơ xăng dầu
5-7 mã lực.
2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG NGHỆ SẤY VÀ THIẾT BỊ SẤY:
2.1. Sấy vật liệu:
Sấy vật liệu là quá trình làm bốc hơi nước ra khỏi vật liệu rắn bằng nhiệt gọi là sấy.
Bản chất cuả quá trình sấy là quá trính khuếch tán, bao gồm quá trình khuếch tán ẩm từ
lớp bên trong vật liệu ra lớp mặt bên ngoài và quá trình chuyển hơi ẩm từ bề mặt vật
liệu ra môi trường xung quanh.
Quá trình sấy là chuyển lượng hơi nước bên trong vật liệu từ pha lỏng sang pha
hơi. Quá trình chuyển pha này chỉ xảy ra khi áp suất hơi trên bề mặt vật liệu lớn hơn áp
suất riêng phần của hơi trong môi trường xung quanh.
Tuỳ theo tính chất cung cấp của nguồn nhiệt mà người ta sấy tự nhiên hay sấy
nhân tạo.
2.2. Công nghệ sấy:
Như ta biết quá trình sấy là quá trình giảm ẩm trong vật liệu ẩm đến độ ẩm như
mong muốn. Từ ngàn xưa, loài người đã biết dựa vào nguồn nhiệt từ ánh nắng mắt trời
để làm khô những loaị thực phẩm và những vật dụng sinh hoạt mà họ kiếm được để có
thể để được lâu. Ngày nay, con người sản xuất ngày càng nhiều thực phẩm thì nhu cầu
chế biến và dự trữ là rất lớn. Với sự phát triển vượt bậc của nền công nghiệp với những
sản phẩm công nghệ của cuộc sống cần qua quá trình làm mất nước thì công nghệ sấy
càng cần thiết. Trong nông nghiệp chế biến nông sản (lúa, ngô, khoai, sắn, đậu...), lâm
Nhóm VII Trang 8
Bài tập kĩ thuật sấy GVHD: Đinh Thành Ngân
sản (gỗ, dược liệu...), hải sản (tôm, cá, cua...) thì giai đoạn sấy cực kì quan trọng sau khi
thu hoạch để thành sản phẩm cuối cùng. Trong công nghiệp, đặc biệt là vật liệu xây
dựng thì giai đoạn sấy là không thể thiếu.
Quá trình sấy không chỉ đơn giản chỉ làm mất nước trong vật liệu mà đòi hỏi sau
khi sấy thì vật liệu phải đảm bảo chất lượng cao, chi phí vận hành thấp, tiêu tốn ít năng
lượng đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật cũng như tính kinh tế. Thí dụ, khi sấy nông sản
phải đảm bảo giữ nguyên được các tính chất về hình dạng, màu sắc, hương vị, các
thành phần hoá học của nó.
Mỗi loại vật liệu sấy có tính chất riêng về hoá học, sinh học,vật lí khác nhau nên
đòi hỏi quy trình sấy khác nhau. Vật liệu sấy rất đa dạng: dạng hạt, dạng bột, dạng nhũ
tương, dạng bánh, lát, cục, dạng rau, quả... nên mỗi loại thích hợp với một số phương
pháp sấy và một số kiểu thiết bị sấy nhất định. Nên có nhiều loại hệ thống sấy khác
nhau. Ví dụ: các vật liệu dạng hạt như đậu, lúa, bắp... thích hợp với nhiều kiểu thiết bị
sấy như sấy kiểu tháp, sấy thùng quay..., còn các dung dịch thì thích hợp với kiểu sấy
phun hay sấy tiếp xúc với bề mặt nóng, rắn.
Để thực hiện quá trình sấy người ta sử dụng một hệ thống gồm nhiều thiết bị là
các thiết bị sấy, thiết bị đốt nóng (calorifer) và các thiết bị phụ cần thiết khác như: thiết bị
gia nhiệt không khí, quạt gió, thiết bị khử bụi, bơm, các cánh cửa... Tất cả hợp thành
một hệ thống sấy hoàn chỉnh mà tuỳ từng loại vật liệu ta chọn hệ thống sấy phù hợp đáp
ứng các yêu cầu chất lượng sản phẩm, khả năng chế tạo, mặt bằng lắp đặt, nguồn năng
lượng, năng suất, vốn đầu tư, điều kiện lắp đặt...
Các phương pháp sấy hiện nay:
- Phương pháp sấy nóng: Là phương pháp mà TNS và VLS được đốt nóng. Hệ
thống sấy nóng được phân loại theo phương pháp cung cấp nhiệt:
+ HTS đối lưu.
+ HTS tiếp xúc.
+ HTS bức xạ.
+ Các hệ thống sấy khác: dùng dòng điện cao tần hoặc dùng năng lượng điện
từ trường để đốt nóng vật.
- Phương pháp sấy lạnh: Là phương pháp tạo ra độ chênh phân áp suất hơi nước
giữa VLS và TNS chỉ bằng cách giảm phân áp suất hơi nước trong TNS nhờ giảm lượng
chứa ẩm d. Phân loại hệ thống sấy lạnh:
+ HTS lạnh ớ nhiệt độ t>0.
+ HTS thăng hoa.
+ HTS chân không.
2.3. Hệ thống, thiết bị sấy phổ biến:
Thông thường một hệ thống sấy thường có các thiết bị chính sau đây: calorifer,
thiết bị sấy, quạt, xyclon, buồng đốt.
Phânloại HTS:
- HTS tiếp xúc:
+ HTS lô: Chuyên dùng để sấy hoặc là các VLS dạng tấm như: vải, giấy ,
carton...
+ HTS tang: Chuyên dùng để sấy các vật liệu dạng bột nhão.
- HTS bức xạ: Dùng để sấy các vật liệu dạng tấm mỏng như vả