Ngày nay, trong các mối quan hệ quốc tế, với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, không một quyết định chính trị nào có thể trở thành niềm hy vọng và mang ý nghĩa trong đời sống quốc tế nếu nó không được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia là nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
2 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3336 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn Luật quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC:
Cơ sở của nguyên tắc:
1
Cơ sở pháp lý:
1
2. Cơ sở thực tiễn:
1
II. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc
* Nội dung của nguyên tắc trong Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng LHQ
* Làm rõ khái niệm vũ lực
* Các trường hợp ngoại lệ trong nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
- Thứ nhất là trường hợp tự về chính đáng
- Thứ hai là trường hợp sử dụng vũ lực theo quyết định của Hội đồng Bảo an LHQ
- Thứ ba, trường hợp sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia "thù địch" trong Chiến tranh thế giới thứ II
III. Đánh giá thực tiễn áp dụng nguyên tắc:
* Nhận xét chung.
* Một số trường hợp vi phạm nguyên tắc.
- Trường hợp Mĩ và liên quân Phát động cuộc chiến tranh nhằm vào I-rắc diễn ra vào năm 2003
- Vấn đề đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân ở Triều Tiên
- Nguyên nhân có những hành vi vi phạm nguyên tắc
* Ý nghĩa của nguyên tắc
III. Kết luận - Một số khuyến nghị:
Tài liệu tham khảo
Phụ lục:
Ngày nay, trong các mối quan hệ quốc tế, với xu thế toàn cầu hóa, các quốc gia ngày càng xích lại gần nhau, không một quyết định chính trị nào có thể trở thành niềm hy vọng và mang ý nghĩa trong đời sống quốc tế nếu nó không được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề tranh chấp giữa các quốc gia là nguyên tắc không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Nguyên tắc này được áp dụng để giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ, khai thác sử dụng biển, nhân quyền... Do bất cứ lĩnh vực nào trong quan hệ giữa các quốc gia hiện nay đều có thể bị đe dọa bởi việc sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực nên việc tuân thủ nguyên tắc này là điều hết sức cần thiết cho sự ổn định, phát triển trong hòa bình an ninh của thế giới ngày nay.
Cơ sở của nguyên tắc:
Cơ sở pháp lý:
Là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế được ghi nhận ở nhiều văn bản khác nhau. Như Khoản 2 Điều 4 Hiến chương LHQ quy định: “Tất cả các nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ”. Như vậy Hiến chương LHQ đã khẳng định nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Cùng với sự phát triển của xã hội loài người, các văn kiện của LHQ sau này đã góp phần bổ sung, làm sáng tỏ hơn những tư tưởng tiến bộ của nguyên tắc nói trên thông qua một số văn kiện như Khoản 2 Điều 4 hiến chương Liên Hợp Quốc được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 24 tháng 10 năm 1970, nghị quyết của Liên Hợp Quốc về định nghĩa xâm lược 1974, Định ước Hen-xing-ki 1975, Tuyên bố Băng Đung 1955, các văn kiện của phong trào không liên kết, các tuyên bố chung của Việt Nam – Malaixia, Việt Nam – Singapore, Việt Nam – Philippines và nhiều văn kiện quốc tế khác cũng đề cập đến nguyên tắc này.
2. Cơ sở thực tiễn:
Luật quốc tế trước cách mạng tháng 10 Nga thừa nhận các quốc gia có quyền dùng chiến tranh như một phương tiện để giải quyết tranh chấp quốc tế, nhưng trên thực tế không phải tất cả các quốc gia mà chỉ quốc gia “văn minh” mới lợi dụng quy định này để thực hiện âm mưu bành trướng xâm lược. Do đó thời kỳ này không có nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực. Việc xây dựng nguyên tắc này bắt đầu từ sau cách mạng tháng Mười Nga, bắt đầu từ đề nghị của Liên Xô về cấm chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên mãi tới sau chiến tranh thế giới thứ 2 trước sự đấu tranh mạnh mẽ của của các lực lượng chống chiến tranh xâm lược, bảo vệ hòa bình thế giới, cùng với những thảm họa kinh hoàng của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai (1939 –1945) mà loài người đã phải trải qua, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực mới bắt đầu được xây dựng trong luật pháp quốc tế hiện đại . Sau sự kiện đó, các quốc gia trên thế giới đã lập ra một tổ chức quốc tế lấy tên là Liên Hiệp Quốc (LHQ). Với mục tiêu cao cả là “phòng ngừa cho thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh”, Hiến chương LHQ không chỉ dừng lại ở mức cấm chiến tranh xâm lược mà nâng lên thành nguyên tắc “cấm sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực trong quan hệ quốc tế”. Khoản 2 Điều 4 Hiến chương LHQ quy định: “Tất cả các nước thành viên LHQ từ bỏ đe dọa bằng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế nhằm chống lại sự bất khả xâm phạm về lãnh thổ hay nền độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào cũng như bằng cách khác trái với những mục đích của LHQ”. Như vậy Hiến chương LHQ đã khẳng định nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế”.
II. Nội dung chủ yếu của nguyên tắc
* Nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế được ghi nhận cụ thể trong Tuyên bố 1970 của Đại hội đồng LHQ: “Mỗi quốc gia có nghĩa vụ từ bỏ việc đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng vũ lực để vi phạm biên giới quốc gia của các nước khác hoặc dùng nó làm phương tiện để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đến biên giới các nước”. Theo quy định này nội dung của nguyên tắc bao gồm:
+ Cấm xâm chiếm lãnh thổ quốc gia hoặc sử dụng lực lượng vũ trang vượt qua biên giới tiến vào lãnh thổ quốc gia khác.
+ Cấm cho quân vượt qua biên giới quốc tế, trong đó có giới tuyến hoà giải.
+ Cấm các hành vi đe doạ, trấn áp bằng vũ lực.
+ Không cho phép quốc gia khác sử dụng lãnh thổ của mình để tiến hành xâm lược chống nước thứ ba.
+ Không tổ chức khuyến khích xúi giục giúp đỡ hay tham gia vào nội chiến hay các hành vi khủng bố tại quốc gia khác.
+ Không tổ chức hoặc giúp đỡ các băng đảng vũ trang, nhóm vũ trang, lính đánh thuê đột nhập vào phá hoại trong lãnh thổ quốc gia khác.
+ Nội dung của nguyên tắc không chỉ bao gồm việc cấm sử dụng lực lượng vũ trang mà còn bao gồm cả việc cấm sử dụng các biện pháp khác nhằm chống lại chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia.
* Để hiểu rõ nội dung thực chất của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực trước tiên chúng ta cần xem xét khái niệm vũ lực được đề cấp đến trong nguyên tắc này. Có thế nói khái niệm này hiện này còn nhiều tranh cãi. Theo một số nhà luật gia phương Tây họ cho rằng khái niệm vũ lực ở đây chỉ đơn thuần là vũ lực vũ trang. Họ lập luận nếu như vũ lực còn gồm cả sức ép về kinh tế và chính trị thì sẽ có nguy cơ lạm dụng quyền tự về được quy định trong điều 51 Hiến chương Liên hợp quốc. Tuy nhiên quan điểm phổ biến hiện nay và được nhiều quốc gia công nhận đó là khái niệm vũ lực bao gồm cả các loại sức mạnh phi vũ trang khác như sức mạnh về kinh tế, chính trị, sử dụng lực lượng vũ trang không nhằm tấn công xâm lược quốc gia khác nhưng để gây sức ép, đe dọa đến quốc gia đó. Tuy nhiên hành vi đó chỉ được coi là vũ lực trong nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực khi hành vi đó có khả năng dẫn tới việc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Đó là cách hiểu theo nghĩa rộng, theo cách hiểu đó ta có thể khái quát nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe doa sử dụng vũ lực ở những nội dung sau:
Thứ nhất là cấm sử dụng vũ lực là cấm sử dụng lực lượng vũ trang để chống lại quốc gia độc lập, có chủ quyền: Nội dung của cấm sử dụng vũ trang được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, trong định nghĩa xâm lược 14/2/1974 và trong một loạt các văn kiện, hiệp ước quốc tế quan trọng khác, mà nội dung cụ thể của nó là cấm:
+ Cấm sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực để phá hoại đường biên giới quốc tế đang tồn tại của quốc gia này hay quốc gia khác để giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó có tranh chấp lãnh thổ và các vấn đề có liên quan đến biên giới quốc gia hoặc để xâm phạm đường giới tuyến quốc tế trong đó có đường đình chiến.
+ Cấm những hành động trả đũa có dính líu tới sử dụng vũ lực.
+ Cấm tổ chức hoặc khuyến khích việc tổ chức các lực lượng không chính quy hoặc nhóm vũ trang trong đó quân đánh thuê để đi xâm nhập lãnh thổ nước khác.
+ Cấm tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hoặc tham gia vào các cuộc nội chiến hoặc hành động nổi loạn trong nước hoặc đồng ý những việc như tổ chức vây trong lãnh thổ nước đó khi những hành động này dính líu đến việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực.
+ Cấm chiếm đóng lãnh thổ nước khác bằng việc sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực.
+ Cấm những hành động vũ trang cưỡng bức đã tước đoạt quyền tự do tự quyết và độc lập của nhân dân.
+ Sau này nội dung của việc cấm sử dụng vũ trang được phát triển thêm trong việc giải trừ quân bị, cấm vĩnh viễn sử dụng vũ khí hạt nhân trên mọi môi trường được ghi trong điều 1, điều 4 của dự thảo Hiệp ước toàn thế giới về không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế do Liên Xô đưa ra ngày 28/9/1976.
Thứ hai là cấm sức ép về kinh tế: Vấn đề áp lực kinh tế trong luật quốc tế hiện đại vẫn chưa có những quy định rõ ràng và đầy đủ. Tuy nhiên vấn đề này đã được đề cập đến trong rất nhiều văn kiện pháp lý quốc tế và trong điều 41, 42 của Hiến chương Liên hợp quốc, và theo định nghĩa xâm lược do Liên Xô đưa ra năm 1953 thì sẽ coi là có hành động xâm lược kinh tế (sử dụng sức ép về kinh tế) khi tiến hành một trong những hành động sau:
+ Tiến hành những biện pháp, sức ép kinh tế vi phạm chủ quyền của một nước, vi phạm độc lập kinh tế của nước đó.
+ Tiến hành những biện pháp đối với nước khác, ngăn cản nước này khai thác tài nguyên thiên nhiên của nước mình hoặc quốc hữu hóa tài nguyên đó.
+ Tiến hành bao vây phong tỏa kinh tế đối với một đất nước.
Thứ ba là cấm sử dụng sức ép chính trị: Nội dung này cũng không được quy định cụ thể như nội dung cấm sử dụng vũ trang nhưng cũng có thể hiểu nội dung này như sau: “Tất cả các nước phải từ bỏ việc tổ chức giúp đỡ, thành lập, cấp tiền, khuyến khích hoặc cho phép hoạt động vũ trang lật đổ hoặc đàn áp nhằm thay đổi chế độ của nước khác bằng sức ép cũng như không can thiệp vào công cuộc đấu tranh trong nội bộ một nước” hoặc khuyến khích các hoạt động lật đổ một quốc gia khác hoặc thúc đẩy việc đảo chính trong nội bộ một nước khác hay đảo chính về chính trị có lợi cho bọn xâm lược.
Thứ năm là cấm xâm lược về tư tưởng: Xâm lược về tư tưởng là hiện tượng một quốc gia khuyến khích hành động tuyên truyền chiến tranh, gây hằn thù dân tộc, tuyên truyền ca tụng các loại vũ khí giết người hàng loạt nhằm gây hoang mang lo sợ, thù hằn trong nhân dân. Những hành đó đẽ tạo ra nguy cơ chiến tranh đe dọa hòa bình và an ninh của các dân tộc.
Thứ sáu là cấm đe dọa sử dụng vũ lực: Những hành vi sau được coi là hành vi đe dọa sử dụng vũ lực và bị cấm:
+ Các hình thức tuyên bố trực tiếp hay hữu ý về dùng lực lượng vũ trang dưới hình thức tuyên truyền hay gửi tối hậu thư.
+ Hình thức cắt đứt quan hệ ngoại giao
+ Tổng động viên.
+ Tập trung quân đội.
+ Tiến hành phô trương các hoạt động hải, lục, không quân.
+ Tập trận chuẩn bị chiến tranh.
Các hành vi trên được coi là hành vi đe dọa sử dụng vũ lực vì trước khi xảy ra bất cử cuộc chiến tranh hay sử dụng vũ lực nào việc chuẩn bị những hành vi trên phải là những hành động đầu tiên. Nó là gianh giới của việc chưa sử dụng vũ lực chuyển sang vũ lực (theo Lê Nin).
* Các trường hợp ngoại lệ trong nguyên tắc cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực.
Do việc sử dụng vũ lực đã bị nghiêm cấm, mọi thành viên của LHQ trong quan hệ đối ngoại của mình, đều không được phép sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực. Tuy nhiên cùng với xu thế phát triển của thời đại, các quan hệ quốc tế ngày càng phức tạp. Nhằm đối phó với tình hình, bảo vệ nền hòa bình và an ninh quốc tế, bên cạnh nguyên tắc “cấm dùng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực”, tại khoản 4 Điều 2, Hiến chương LHQ còn đưa ra những quy định ngoại lệ đối với việc sử dụng vũ lực, được quy định tại điều 42 đến 47 và điều 50 quy định về những trường hợp được sử dụng vữ trang hợp pháp; điều 41 và 50 lại quy định về các trường hợp sử dụng hợp pháp sức mạnh phi vũ trang. Đó là các trường hợp:
Thứ nhất là trường hợp tự về chính đáng, sử dụng lực lượng vũ trang để tự vệ chỉ được Hiến chương cho phép khi có sự tấn công vũ trang chống lại quốc gia. Hiến chương cấm một quốc gia sử dụng lực lượng vũ trang chống lại quốc gia khác khi quốc gia này chỉ sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc chính trị (hành vi tự vệ phải tương xứng với hành vi tấn công).
Ví dụ như, trường hợp Việt Nam thực hiện sử dụng vũ lực đối với Campuchia vào những năm 1975 trong hoàn cánh các nhà lãnh đạo Đảng “Khơme đỏ” tiến hành xâm lấn biên giới Tây Nam Việt Nam. Từ ngày 24/9/1977, Khơme đỏ mở một chiến dịch lớn đánh vào vùng biên giới Việt Nam dài 240 km, gây nhiều vụ thảm sát dã man. Ngày 22/12/1978 các sư đoàn tinh nhuệ của Pôn Pốt, được xe tăng, pháo binh yểm trợ đã đánh vào tỉnh Tây Ninh, nhằm mở đường tiến sâu vào miền Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh biên giới của Pôn Pốt làm cho 79.860 người Việt Nam chết và bị thương, gây mất ổn định miền Nam Việt Nam. Do đó, Việt Nam đã thực hiện quyền tự vệ chính đáng và theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết các dân tộc cứu nước Campuchia, ngày 25/12/1978 quân đội Việt Nam đã tiến thẳng vào các tỉnh lỵ Stung treng, Kratié, KKompong Cham ở phía Bắc và tiến đến Takeo, Kampot ở phía Nam Campuchia, cùng với nhân dân Campuchia giải phóng Phnôm Pênh, chiếm Tà Sanh, tổng hành dinh của Khơme đỏ…Như vậy, cuộc phản công tự vệ của Việt Nam và việc Việt Nam tiến quân vào Campuchia đã kịp thời giúp nhân dân Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng… Và đây được coi là một trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc cấm sử vũ lực và đe doạ sử dụng vũ lực…
Trong trường hợp ngoại lệ này bao gồm cả trường hợp các dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết có thể sử dụng vũ trang để giành quyền độc lập tự chủ cho dân tộc mình. Ví dụ như trường hợp Việt Nam năm 1945, có quyền dùng vũ lực để chống lại sự xâm lược của đế quốc Pháp, Mĩ, giành quyền độc lập cho dân tộc mình.
Thứ hai là trường hợp sử dụng vũ lực theo quyết định của Hội đồng Bảo an LHQ, “Hội đồng Bảo an được áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế”; và “Hội đồng Bảo an xác định thực tại mọi sự đe dọa hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng” (Điều 39). Như vậy, Hiến chương cho phép lực lượng liên quân đội của LHQ được sử dụng vũ lực theo quyết định của Hội đồng Bảo an (HĐBA) LHQ để thủ tiêu mối đe dọa hòa bình và an ninh thế giới. Tuy nhiên, HĐBA sẽ không áp dụng các biện pháp trừng phạt bằng việc sử dụng lực lượng vũ trang, nếu như hành vi của bên vi phạm chưa đến mức đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. Trong trường hợp này cộng đồng quốc tế sẽ thông qua LHQ, và chỉ có quyền sử dụng sức mạnh phi vũ trang trong quan hệ với quốc gia vi phạm như cấm vận kinh tế, phong tỏa, cắt đứt một phần hay toàn bộ quan hệ kinh tế, đường giao thông bộ, biển, hàng không, cắt đứt quan hệ ngoại giao...Tuy nhiên trong trường hợp nếu thấy biện pháp phi quân sự được khuyến nghị không đủ để giải quyết tranh chấp thì HĐBA có thể tiến hành các biện pháp cần thiết như sử dụng lực lượng không quân, hải quân, hoặc lục quân để duy trì hoặc lập lại hòa bình và an ninh quốc tế. Những biện pháp này bao gồm cả biểu dương lực lượng, bao vây phong tỏa và tiến hành chiến dịch bằng không quân, hải quân hoặc lục quân. Ví dụ: Trường hợp Liên Hợp Quốc thông qua quyết nghị số 678 ngày 29 tháng 11 năm 1990 với 11/15 phiếu, cho phép các nước thành viên sử dụng mọi biện pháp cần thiết, kể cả hành động quân sự chống lại các lực lượng Iraq đang chiếm đóng Kuwait, và yêu cầu Iraq phải rút toàn bộ quân đội ra khỏi Kuwait trước ngày 15 tháng 1 năm 1991. Do hành động xua quân lấn chiếm Kuwaitt của Iraq lúc 2 giờ ngày 2 tháng 8 năm 1990. Khi Saddam Hussen không tuân theo yêu cầu của Liên Hợp Quốc, Chiến tranh vùng Vịnh (Chiến dịch "Bão táp sa mạc") bắt đầu vào ngày 17 tháng 1 năm 1991 (3 giờ sáng theo giờ Iraq), với đội quân liên minh 28 nước, dẫn đầu là Hoa Kỳ tung ra những cuộc ném bom vào Baghdad. Cuộc chiến tranh gây ra thảm hoạ cho Iraq chỉ kéo dài sáu tuần, một trăm bốn mươi nghìn tấn vũ khí đã được đem ra sử dụng tại Iraq, tương đương với bảy quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima. Có lẽ khoảng 100.000 lính Iraq và hàng chục ngàn dân thường đã thiệt mạng. Như vậy, rõ ràng việc liên quân của 28 nước ném bom vào Iraq là một hành vi sử dụng vũ lực, tuy nhiên đây là một trường hợp sử dụng vũ lực hợp pháp, theo quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc.
Thứ ba, trong thực tiễn quan hệ quốc tế chúng ta còn có thể nói đến trường hợp sử dụng vũ lực chống lại các quốc gia "thù địch" trong Chiến tranh thế giới thứ II: Hiến chương Liên hợp quốc quy định : "Không một điều khoản nào của Hiến chương này làm trở ngại hoặc ngăn cấm một hành động mà những chính phủ có trách nhiệm sẽ thực hiện hay được phép thực hiện do hậu quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ II đối với một nước đã là thù địch của bất kỳ một nước nào trong những nước ký Hiến chương này trong cuộc chiến tranh thế giới ấy" (Điều 107). Đây là một ngoại lệ cho phép các "chính phủ có trách nhiệm" được thực hiện các biện pháp, trong đó có biện pháp vũ lực, chống lại các quốc gia "thù địch" (tức các quốc gia phe trục phát xít trước đây) trong Chiến tranh thế giới thứ II mà không cần phải có sự cho phép của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tuy nhiên, ngoại lệ trên thực tế không được áp dụng và ngày nay không còn ý nghĩa thực tế bởi tất cả các quốc gia vốn "thù địch" trong Chiến tranh thế giới thứ II, hiện cũng là những thành viên của Liên hợp quốc.
III. Đánh giá thực tiễn áp dụng nguyên tắc:
Kể từ khi được hình thành đến nay nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng trong luật quốc tế cũng như trong quan hệ luật quốc tế. Trong báo cáo trình bày lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc của Ủy ban soạn thảo tuyên ngôn các nguyên tắc của Luật quốc tế đã xác nhận, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hòn đá tảng của luật pháp quốc tế hiện đại và quan hệ hợp tác hữu nghị, cùng tồn tại hòa bình giữa các quốc gia. Và sau đó được xếp ở vị trí đầu tiên trong bảy nguyên tắc của Luật quốc tế, được xếp ở vị trí thứ hai trong định ước Hen-xinh-ki…Ngày nay, nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực không chỉ là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc, của Luật Quốc tế mà là nguyên tắc cho quan hệ quốc tế nói chung. Nó luôn được ưu tiên và đề cập đến trong các tuyên bố chung, thông cáo chung, hiệp ước tay đôi và hiệp ước nhiều bên giữa các quốc gia.
Có thể nói việc quy định nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế là hoàn toàn phù hợp. Thực tế đã cho thấy tôn trọng và thực hiện nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa vũ lực có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ quốc tế. Trước khi nguyên tắc này được quy định cụ thể trong hiến chương và được các chủ thể luật quốc tế thừa nhận, việc tôn trọng thực hiện nguyên tắc này bị vi phạm nghiêm trọng, mà tiêu biểu là dẫn tới hai cuộc chiến tranh thế giới, gây tổn thất lớn cho loài người. Ngày nay, trước xu thế hòa bình hợp tác của thế giới nguyên tắc này được các quốc gia tôn trọng và thực hiện nghiêm túc hơn, hơn 50 năm qua, chưa có sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc này trên phạm vi toàn thế giới, thế giới không phải chịu những thảm họa nghiêm trọng do sự vi phạm nguyên tắc này như trong hai cuộc chiến tranh thế giới gây ra, nó góp phần ổn định hòa bình an ninh thế giới, tạo môi trường hợp tác, phát triển kinh tế xã hội cho các quốc gia, thúc đấy sự phát triển văn hóa, xã hội, khoa học kỹ thuật trên phạm vi toàn thế giới, mối liên hệ và sự phụ thuộc giữa các nước và khu vực trên thế giới không ngừng sâu sắc hơn, số lượng tổ chức quốc tế không ngừng tăng, hợp tác giữa các nước không ngừng mở rộng, trở thành nhân tố quan trọng chi phối các quan hệ quốc tế.
Thực tế đã cho thấy vai trò ngày càng tăng của nguyên tắc cấm sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực trong mỗi khu vực, mà khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một ví dụ điển hình, ở khu vực này trong những năm qua đã đạt tốc độ phát triển kinh tế thương mại nhanh chóng và đ