Bài tập lớn môn Công pháp quốc tế

Hiến chương Liên hợp quốc ra đời, cùng với những quy định cơ bản về mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức hoạt động của liên hợp quốc, quy chế thành viên, các cơ quan chính của Liên hợp quốc, Hiến chương cũng đã xác lập hệ thống biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều 33 Hiến chương liên hợp quốc quy định

doc7 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3661 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn môn Công pháp quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BIỆN PHÁP HÒA BÌNH GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUỐC TẾ. Khái niệm Hiến chương Liên hợp quốc ra đời, cùng với những quy định cơ bản về mục đích, nguyên tắc, cơ cấu tổ chức hoạt động của liên hợp quốc, quy chế thành viên, các cơ quan chính của Liên hợp quốc, Hiến chương cũng đã xác lập hệ thống biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Điều 33 Hiến chương liên hợp quốc quy định: “Trong mỗi vụ tranh chấp nếu kéo dài có thể đe dọa sự duy trì hòa bình và an ninh quốc tế, các đương sự phải tìm giải pháp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian hòa giải, trọng tài, bằng con đường tư pháp, bằng việc sử dụng những cơ quan hoặc các hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn...”8. Như vậy, theo Hiến chương liên hợp quốc, hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế là một nghĩa vụ pháp lý của tất cả các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế. “Về phương diện khoa học luật quốc tế, hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế là những cơ chế, biện pháp hoặc phương thức được các chủ thể luật quốc tế thỏa thuận sử dụng để giải quyết các tranh chấp quốc tế nhưng không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực”3. Phân loại các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế. Căn cứ vào bản chất, thẩm quyền và thủ tục giải quyết tranh chấp, các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế quy định tại Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc bao gồm: Đàm phán trực tiếp; Giải quyết tranh chấp thông qua bên thứ ba: môi giới, trung gian, hòa giải, ủy ban điều tra, ủy ban hòa giải; Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế hoặc điều ước quốc tế khu vực; Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế . Ý nghĩa của hòa bình giải quyết TCQT. Hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế có ý nghĩa to lớn về phương diện pháp lý và thực tiễn quan hệ quốc tế. Thứ nhất, làm chấm dứt các tranh chấp, xung đột, bất đồng giữa các bên liên quan, đồng thời bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, đặc biệt là bên yếu thế trong tranh chấp (quốc gia có tiềm lực kinh tế, quân sự yếu,vị thế quốc tế, ảnh hưởng chính trị trong quan hệ quốc tế không lớn..) Thứ hai, góp phần thúc đẩy các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế tuân thủ và thực hiện luật quốc tế triệt để hơn. Qua đó góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh quốc tế, ngăn ngừa tiến tới loại bỏ việc sử dụng và đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Để hiểu rõ hơn về một trong các biện pháp hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, trong bài làm của mình em sẽ đi tìm hiểu về nội dung, ưu nhược điểm cũng như phân tích 1 ví dụ cụ thể trong thực tiễn áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP QUỐC TẾ THÔNG QUA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ. Cơ sở pháp lý: “Cơ quan tài pháp quốc tế là những cơ quan do các bên tranh chấp thỏa thuận thành lập hoặc thừa nhận, để trao cho chúng thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa họ với nhau bằng trình tự thủ tụng tố tụng tư pháp”3. Giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế được quy định trong Công ước Lahey năm 1899 và 1907 về hòa bình giải quyết tranh chấp quốc tế, Hiến chương liên hợp quốc, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982... Nội dung: Khi có tranh chấp quốc tế xảy ra các bên tranh chấp có thể áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế như: Tòa án quốc tế (TAQT), trọng tài quốc tế ( TTQT) hoặc cơ quan tài phán được thành lập trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Trong bài làm của mình em sẽ đi tìm hiểu về nội dung của biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế thông qua các cơ quan tài phán quốc tế nói chung dưới góc độ cách nhìn khái quát về toàn bộ 1 quá trình giải quyết tranh chấp giữa các bên tranh chấp từ khi các bên thỏa thuận xác lập việc giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán đến khi thực thi các phán quyết của cơ quan tài phán: Xác lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán. Cơ sở của sự xác lập này dựa trên sự thỏa thuận của các bên tranh chấp hay nói cách khác cơ quan tài phán quốc tế ko có thẩm quyền đương nhiên trong giải quyết các tranh chấp quốc tế. Các cơ quan tài phán quốc tế chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi các bên tranh chấp chấp nhận thẩm quyền của cơ quan tài phán thông qua các thỏa thuận được ký kết trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh. Ví dụ: trong vụ thềm lục địa Biển Bắc năm 1969, để giải quyết tranh chấp về phân định vùng thềm lục địa giữa Đúc- Đan Mạch- Hà lan, hai thỏa thuận đã được kí kết giữa Đức- Đan mạch và giữa Đức- Hà lan nhằm chấp nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án công lý quốc tế. Thủ tục tố tụng tại cơ quan tài phán quốc tế: Việc giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế nói chung phải tuân theo các quy định chặt chẽ về trình tự và thủ tục. Cụ thể: Đối với các thiết chế TAQT: Tranh chấp được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp rất chặt chẽ và chính xác bằng hoạt động xét xử. Ví dụ: Tòa án công lý quốc tế tiến hành giải quyết tranh chấp theo trình tự đầy đủ hoặc rút gọn. Thành phần của một phiên tòa theo trình tự đầy đủ có thể là toàn bộ các thẩm phán, có thể ít hơn nhưng tối thiểu là 9 thẩm phán. Trình tự đầy đủ của tòa gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tiến hành các thủ tục bổ trợ và giai đoạn xét xử về nội dung vụ việc. Đối với thiết chế tòa án Liên minh châu Âu thì cũng tương tự như tòa án công lý quốc tế, bao gồm trình tự các bên đệ trình yêu cầu lên tòa và trình tự xét xử nội dung vụ việc với thủ tục viết và thủ tục tranh tụng công khai. Tòa án Luật biển cũng có nhiều điểm tương đồng về thủ tục tố tụng tại phiên tòa với tòa án công lý quốc tế, thông qua hai thủ tục: thủ tục đoàn thể( bao gồm thủ tục viết và thủ tục tranh tụng công khai) và thủ tục rút gọn, thủ tục đoàn thể đòi hỏi có mặt hầu hết các thẩm phán của tòa là 11 thẩm phán( Điều 13 phụ lục VI công ước Luật Biển). Đối với các thiết chế TTQT nói chung: Do các bên thỏa thuận xây dựng bằng việc ký kết các điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương về trọng tài hoặc các điều khoản về trọng tài . Nếu không thỏa thuận được thì các bên sẽ phải áp dụng thủ tục được quy định tại Công ước Lahaye 1899 và 1907 về hòa bình giải quyết các tranh chấp quốc tế. Thủ tục tố tụng trọng tài cũng được quy định trong Quy chế mẫu về thủ tục trọng tài do Ủy ban Luật quốc tế của Liên hợp quốc soạn thảo và được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 1958. Tuy nhiên những quy định của quy chế mẫu chỉ mang tính chất khuyến nghị. “Về thành phần của tòa trọng tài thì do các bên thỏa thuận. Có thể chọn nguyên thủ nước ngoài làm trọng tài nhưng hiện nay phương thức này ít được sử dụng. Nếu bất đồng do một trọng tài viên duy nhất giải quyết thì trọng tài viên phải là một luật gia, một nhà ngoại giao hoặc bất cứ người nào khác có năng lực”3. Cơ quan trọng tài có thể có thành phần ngang số là đại diện của các nước tranh chấp nhưng cơ cấu phổ biến hiện nay gồm 3 thành viên trung lập và 2 thành viên đại diện cho các bên tranh chấp hoặc 1 thành viên trung lập và 2 thành viên đại diện cho các bên tranh chấp. Đối với cơ quan tài phán quốc tế khác: ví dụ như thiết chế tài phán của tổ chức thương mại thế giới, thì trong toàn bộ cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp giữa các thành viên thể hiện rõ tính chất của loại hình tài phán quốc tế. Theo trình tự này, nếu các bên không đạt được thỏa thuận bằng con đường tham vấn hoặc con đường đàm phán khác có quyền đệ trình tranh chấp lên trước DSB14, và PANEL13 gần như được tự động thành lập. Thành phần của nhóm chuyên gia gồm 3 thành viên, trừ trường hợp các bên tranh chấp yêu cầu thành lập nhóm chuyên gia với 5 thành viên. Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp tại cơ quan tài phán quốc tế là các nguyên tắc và quy phạm của Luật quốc tế, cụ thể là các điều ước quốc tế mà các bên ký kết hoặc tham gia và tập quán quốc tế. Trên cơ sở đó cơ quan tài phán sẽ đưa ra phán quyết để dàn xếp tranh chấp. Ngoài các nguyên tắc và quy phạm của luật quốc tế, trong một số trường hợp, nếu điều ước quốc tế hoặc điều khoản về giải quyết tranh chấp mà các bên kí kết có quy định về khả năng viện dẫn các loại nguồn khác như luật quốc gia, nguyên tắc pháp luật chung hoặc một quy định đặc biệt nào đó thì cơ quan tài phán quốc tế có thể áp dụng các nguồn luật này để giải quyết tranh chấp ( pháp luật quốc gia chỉ có thể áp dụng khi các bên giải quyết tranh chấp thông qua TTQT). Ví dụ: Trong vụ Trail Smeltel 1941, tòa trọng tài được thành lập để giải quyết tranh chấp giữa Canada và Mỹ. Để giải quyết tranh chấp này các bên đã thỏa thuận không chỉ áp dụng Luật quốc tế mà còn áp dụng các quy định của pháp luật Mỹ. Cơ quan tài phán quốc tế ra phán quyết và sự thực thi của các bên tranh chấp. Sau khi xem xét vụ việc, trên cơ sở nguồn luật áp dụng, cơ quan tài phán ra phán quyết giải quyết tranh chấp. Phán quyết này là chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành phán quyết này, phán quyết của cơ quan tài phán chỉ được xem xét lại trong trường hợp có những điều kiện mới ảnh hưởng cơ bản đến nội dung phán quyết mà trước đó cơ quan tài phán chưa biết đến. Phán quyết này được thừa nhận và đảm bảo thi hành trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, chứ không thông qua quá trình cưỡng chế do cơ quan tài phán đã giải quyết tranh chấp thực hiện. Hoạt động của cơ quan tài phán thể hiện ở kết quả quá trình vận dụng các quy phạm pháp luật quốc tế dựa trên sự công bằng, công lý để phán xét, phân xử vụ việc với ý nghĩa là để chủ thế tranh chấp tự nguyện chấp nhận và thi hành phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế. Cụ thể: Đối với các thiết chế TAQT: Kết quả giải quyết tranh chấp bằng TAQT thể hiện bằng các phán quyết của tòa án ( bản án và quyết định) có giá trị chung thẩm và bắt buộc các bên liên quan phải tuân thủ và thực hiện. Ví dụ: Tòa án công lý quốc tế: phán quyết của tòa là chung thẩm và bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Nếu một trong các bên không thi hành thì các bên còn lại có quyền yêu cầu hội đồng bảo an can thiệp và cưỡng chế thi hành. Phán quyết của tòa án Luật Biển cũng có giá trị tương tự. Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết thì tòa có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất kỳ bên nào. Đối với TTQT: Phán quyết trọng tài có tính bắt buộc nhưng chỉ có hiệu lực pháp luật tương đối vì chỉ được áp dụng các nước liên quan và chỉ đối với tranh chấp đó. Phán quyết trọng tài không có hiệu lực cưỡng chế thi hành, nghĩa vụ là các nước phải tự mình bảo đảm thực hiện phán quyết một cách thiện chí, mặc dù vẫn có các quy định về khả năng yêu cầu xem xét lại quyết định trọng tài, nhất là giải thích quyết định trọng tài, “nhưng thực tế rất khó vận dụng khả năng này bởi vì một khi cơ quan trọng tài ra phán quyết là đã hoàn thành nhiệm vụ trọng tài và cơ quan này không tồn tài nữa”5. Đối với cơ quan tài phán quốc tế khác: ví dụ như thiết chế tài phán của tổ chức thương mại thế giới, sau khi xem xét tranh chấp, nhóm chuyên gia sẽ đưa ra báo cáo cuối cùng. Các bên tranh chấp có quyền phản đối báo cáo này và kháng cáo lên cơ quan phúc thẩm. Báo cáo của PANEL và cơ quan phúc thẩm sau khi được DSB thông qua sẽ chính thức trở thành các quyết định hay khuyến nghị và sẽ được các bên thực hiện trong một thời hạn nhất định theo quy định của DSU15. Ưu, nhược điểm: Về ưu điểm: Thông thường giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế sẽ được áp dụng khi mà nỗ lực giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán, thương lượng không thu được kết quả mà các bên mong muốn. Ưu nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế thể hiện ở ưu, nhược điểm của các loại hình tài phán quốc tế (TAQT,TTQT) trong sự đối chiếu với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác, cũng như giữa chính các loại hình tài phán quốc tế này với nhau. Thể hiện: Đối với TAQT: Trước hết, tranh chấp được giải quyết theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp rất chặt chẽ và chính xác bằng hoạt động xét xử. Phán quyết của TAQT thường đảm bảo tính công bằng và khách quan đồng thời tranh chấp quốc tế thường được giải quyết triệt để. Hơn thế nữa, cơ chế thực thi tuân thủ các phán quyết của TAQT cao hơn các biện pháp khác vì các phán quyết của Tòa án thưởng đảm bảo thực hiện bằng các cơ quan có thẩm quyền của tổ chức quốc tế thành lập nên nó. Ví dụ, phán quyết của Tòa án công lý quốc tế sẽ được đảm bảo thực hiện bằng sự can thiệp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc nếu một bên không thực thi, tuân thủ phán quyết của Tòa án này. Đối với TTQT: Trước hết, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng TTQT là biện pháp giải quyết tranh chấp rất linh hoạt và mềm dẻo. Bởi lẽ biện pháp này cho phép các bên tranh chấp có quyền lựa chọn trọng tài viên, thỏa thuận xây dựng quy chế trọng tài và các vấn đề liên quan khác trong quá trình chấp thuận giải quyết tranh chấp bằng TTQT ( đặc biệt là trọng tài Ad Hoc). Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng TTQT sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên tranh chấp. Thứ ba, thời gian giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nhanh hơn so với TAQT nên sẽ tránh được nhưng tác động chủ quan và khách quan từ bên ngoài. Hơn thế nữa, với cơ chế “ giải quyết bí mật” TTQT sẽ giữ được bí mật cho các bên tranh chấp. Do đó, giải quyết tranh chấp bằng TTQT sẽ bảo đảm được danh dự và uy tín của các bên tranh chấp( đặc biệt là các bên thua kiện). Đối với cơ quan tài phán quốc tế khác: ví dụ như thiết chế tài phán của tổ chức thương mại thế giới thì cơ chế giải quyết công khai, minh bạch, công bằng và nhanh chóng. Bên cạnh đó, bảo đảm được quyền lợi của các quốc gia nhất là các nước đang phát triển. Vì thế mà hầu như các nước thành viên khi có tranh chấp đều đưa ra giải quyết tại WTO. Nhược điểm: Đối với TAQT: Giải quyết tranh chấp quốc tế tại TAQT có một vài hạn chế. Thứ nhất, thời gian giải quyết 1 vụ tranh chấp thường kéo dài. Thứ hai, quy trình tố tụng cứng nhắc, tính chủ động của các quốc gia tại Tòa án không cao. Mặt khác, tòa án thường xét xử công khai nên không bảo đảm được bí mật cho các bên tranh chấp đặc biệt là bên thua kiện. Chính vì vậy, thực tiễn không có nhiều các vụ tranh chấp giữa các quốc gia được giải quyết tại các TAQT. Đối với TTQT: Bên cạnh những ưu điểm nổi bật biện pháp giải quyết tranh chấp quốc tế bằng trọng tài cũng có những hạn chế về cơ chế đảm bảo thực thi, tuân thủ phán quyết của trọng tài không mạnh như cơ chế thực thi tuân thủ phán quyết của tòa án công lý quốc tế. Thực tế cho thấy, việc thực thi tuân thủ phán quyết của trọng tài quốc tế hoàn toàn phụ thuộc vào sự tận tâm, thiện chí của các bên tranh chấp, bởi lẽ, TTQT không phải là cơ quan tư pháp của Liên hợp quốc nên hội đồng bảo an liên hợp quốc sẽ không thể bảo đảm việc thực thi các phán quyết của TTQT, đặc biệt là các phán quyết của các trọng tài Ad Hoc. Đối với cơ quan tài phán quốc tế khác: ví dụ như đối với thiết chế tài phán của tổ chức thương mại thế giới thì hạn chế lại chính là những bất lợi đối với các nước đang phát triển. Bởi lẽ, các nước đang phát triển thường thiếu đội ngũ chuyên gia, pháp lý giỏi. Mặt khác, các nước đang phát triển phần lớn lại phụ thuộc vào các nước phát triển về vốn cũng như về khoa học công nghệ... Thực tiễn áp dụng biện pháp giải quyết tranh chấp bằng cơ quan tài phán quốc tế. Để hiểu rõ hơn về thực tiễn giải quyết tranh chấp thông qua các cơ quan tài phán quốc tế em xin lấy ví dụ về một vụ tranh chấp quốc tế cụ thể áp dụng biện pháp này để giải quyết tranh chấp. Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp- “vụ CGX”. Guyana và Suriname là hai quốc gia nhỏ bé Nam Mỹ bên bờ Đại Tây Dương. Do là hai quốc gia liền kề nên vùng biển, kể cả thềm lục địa, mà Guyana và Suriname được hưởng theo quy định của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 chồng lấn lên nhau và cần phải phân định. Hai bên tuy chưa tiến hành phân định biên giới biển nhưng đều cho phép các công ty dầu khí nước ngoài tiến hành các hoạt động thăm dò tại vùng biển chồng lấn. Trong số các nhà thầu của Guyana có Tập đoàn CGX của Canada bắt đầu tiến hành thăm dò địa chấn tại khu vực tranh chấp từ năm 1999. Tháng 5.2000, Suriname yêu cầu Guyana chấm dứt toàn bộ các hoạt động thăm dò tại khu vực tranh chấp. Ngày 31/5/2000, Suriname yêu cầu riêng CGX chấm dứt toàn bộ hoạt động thăm dò địa chấn vượt quá một đường được gọi là đường 10o được Suriname sử dụng làm ranh giới cấp phép dầu khí của mình dù Guyana không công nhận đường này. Đỉnh điểm của tranh cãi là vào ngày 03/6/2000 khi hai tàu hải giám của lực lượng hải quân Suriname tiến đến gần tàu C.E. Thornton của CGX, yêu cầu tàu này không được thăm dò địa chấn và áp giải tàu này rời khỏi khu vực mà CGX đã được Guyana cấp phép. Một Tòa trọng tài gồm năm luật gia quốc tế nổi tiếng được thành lập để giải quyết tranh chấp phân định biển theo đề nghị của Guyana. Phân tích: Trong vụ tranh chấp trên thể hiện toàn bộ nội dung, cũng như ưu, nhược điểm của việc giải quyết tranh chấp thông qua cơ quan tài phán quốc tế đã được phân tích ở phần (2)( cụ thể cơ quan tài phán ở đây là tòa trọng tài quốc tế về Luật biển). Thể hiện: Xác lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp: Sau 1 quá trình dài diễn ra tranh chấp giữa 2 bên đỉnh điểm là vụ việc ngày 31/5/2000, vào năm 2004, Guyana đã đề nghị tòa trọng tài quốc tế về Luật biển giải quyết tranh chấp giữa hai bên và đã được Suriname thỏa thuận chấp nhận Thủ tục tố tụng trọng tài: thủ tục này được bắt đầu bằng một thông báo bằng văn bản của Guyana gửi cho Suriname. Trong thông báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách và các lý do làm căn cứ cho các yêu sách đó( ví dụ: Guyana, yêu cầu về trách nhiệm quốc gia, yêu cầu Suriname bồi thường thiệt hại nảy sinh sau Vụ CGX...) Luật áp dụng để giải quyết tranh chấp:Hiến chương Liên hợp quốc, Công ước Luật biển do cả Guyana và Suriname đều đã là thành viên của Công ước Luật biển. Phán quyết của tòa: Trong phán quyết ngày 17-9-2007, Toà trọng tài cho rằng trong sự kiện CGX, Suriname đã vi phạm nguyên tắc cấm đe doạ sử dụng vũ lực theo Công ước Luật biển, Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật pháp quốc tế nói chung. Hơn nữa, toà cũng cho rằng việc vi phạm nguyên tắc cấm đe doạ sử dụng vũ lực cũng dẫn đến việc vi phạm nghĩa vụ không được cản trở việc đạt được thoả thuận phân định theo quy định điều 74(3) và 83(3) của Công ước Luật biển 1982. Phán quyết này có giá trị chung thẩm. Ưu, nhược điểm: trong việc giải quyết tranh chấp giữa Guyana và Suriname, tòa trọng tài quốc tế về luật biển đã thể hiện được những ưu thế của mình. Đó là: hai bên được chủ động trong việc lựa chọn thành phần trọng tài viên (ở đây là 5 trọng tài) cũng như các quy định có liên quan đến nhiệm vụ và thủ tục xét xử của tòa, qua đó thể hiện được sự linh hoạt, mềm dẻo của một thiết chế TTQT, đảm bảo được uy tín và danh dự của cả 2 bên, nhất là đối với Suriname. Bên cạnh đó, cũng bộc lộ một hạn chế chung của TTQT là việc thực thi phán quyết của tòa phụ thuộc và sự thiện chí hợp tác của bên thua kiện- Suriname. MỞ RỘNG VẤN ĐỀ VỀ VAI TRÒ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA CÁC CƠ QUAN TÀI PHÁN QUỐC TẾ TRONG THỰC TIỄN. Có thể thấy trong thực tiễn quan hệ quốc tế, việc sử dụng các cơ quan tài phán để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể luật quốc tế tương đối nhiều, với nhiều vụ tranh chấp nổi tiếng. Sự tranh chấp giữa các chủ thể Luật quốc tế đặc biệt là tranh chấp quốc tế về biển đã, đang và sẽ xảy ra là tương đối phổ biến. Gần đây nhất ở Việt Nam, là sự việc tàu Bình Minh 02 khi đang tiến hành khảo sát tại lô 148 trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của Việt Nam đã bị ba tàu hải giám số 12, 17 và 84 của Trung Quốc cắt cáp thăm dò vào ngày 26-5-2011. Việc em đưa vụ “CGX” vào làm ví dụ của mình bởi lẽ cá nhân em cũng đồng ý với nhiều ý kiến cho rằng “Nhìn vẻ bên ngoài, những diễn biến của Vụ tàu Bình Minh 02 có nhiều điểm tương đồng với vụ CGX và như thế phán quyết của Tòa trọng tài trong Án lệ Guyana - Suriname có thể áp dụng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc”, nên chăng Việt Nam
Tài liệu liên quan