Bài tập lớn môn Luật môi trường

Trước khi đi tìm hiểu khái niệm QLCT ta phải hiểu được “chất thải” là gì? Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 LBVMT năm 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.Phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau, chất thải có thể được phân chia thành các loại như sau:

doc10 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4940 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn môn Luật môi trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Khái niệm quản lý chất thải. Khái niệm chất thải. Trước khi đi tìm hiểu khái niệm QLCT ta phải hiểu được “chất thải” là gì? Theo quy định tại khoản 10 Điều 3 LBVMT năm 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.Phụ thuộc vào các tiêu chí khác nhau, chất thải có thể được phân chia thành các loại như sau: Căn cứ vào nguồn phát sinh: có thể chia thành 3 loại: chất thải sinh hoạt, CTYT, chất thải công nghiệp. Căn cứ vào trạng thái tồn tại của chất thải có thể chia thành: CTR, chất thải lỏng, chất thải khí và các chất thải ở dạng khái khác. Căn cứ vào độ độc hại của chất thải, chia thành 2 loại: chất thải thông thường và CTNH. Khái niệm quản lý chất thải. Về khái niệm QLCT thì khái niệm QLCT được định nghĩa lần đầu tiên tại thông tư số 1590/1997/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 03/04/1997 về các biện pháp cấp bách trong quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. Theo đó thì “ QLCT là các hoạt động nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình từ khâu sản sinh chất thải đến thu gom, vận chuyển, xử lý ( tái chế, tái sử dụng), tiêu hủy ( thiêu đốt, chôn lấp) chất thải và giám sát các địa điểm tiêu hủy chất thải”. Thông tư này chỉ áp dụng đối với hoạt động quản lý CTR ở các đô thị và khu công nghiệp. LBVMT 2005 ra đời là một bước tiến mới bằng việc quy định về hoạt động QLCT. Theo khoản 12 Điều 3 LBVMT thì “QLCT là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải”. Xuất phát từ đặc tính của chất thải dù ít hay nhiều luôn chứa đựng những yếu tố không có lợi cho môi trường và sức khỏe con người, việc QLCT là một quy trình khép kín. Những hoạt động này đòi hỏi phải có sự gắn kết chặt chẽ và tuần tự nhằm tiêu hủy triệt để sự nguy hại của chất thải từ giai đoạn phát sinh đến giai đoạn xử lý, tiêu hủy hoàn toàn. Do đặc tính nguy hiểm độc hại của CTNH pháp luật cũng có những quy định riêng về quản lý CTNH tại thông tư số 155/1999/ QĐ-TTg về việc ban hành quy chế quản lý CTNH. Khoản 3 điều 3 quy chế QLCT định nghĩa: “ Quy chế quản lý CTNH là các hoạt động kiểm soát CTNH trong suốt quá trình phát sinh từ thu gom, vận chuyển, quá cảnh, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH”. Mới đây nhất Bộ tài nguyên môi trường đã ban hành thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 quy định về quản lý CTNH (sau đây gọi tắt là thông tư 12/2011/TT-BTNMT),tại Khoản 1 Điều 3 thông tư này định nghĩa: “Quản lý CTNH là các hoạt động liên quan đến việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân định, phân loại, tái sử dụng trực tiếp, lưu giữ tạm thời, vận chuyển và xử lý CTNH”. CTYT cũng là một trong những loại chất thải có đặc tính nguy hại cao và cần được kiểm soát chặt chẽ. Khoản 3 điều 3 quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày  03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) – sau đây gọi tắt là quy chế quản lý CTYT 2007, định nghĩa: “quản lý CTYT là hoạt động quản lý việc phân loại, xử lý ban đầu, thu gom, vận chuyển, lưu giữ, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu huỷ CTYT và kiểm tra, giám sát việc thực hiện” Hiện nay CTR đang chiếm số lượng lớn trong tổng lượng chất thải. Khoản 1 Điều 3 Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 nghị định của chính phủ về quản lý CTR( sau đây gọi tắt là nghị định 59/2007/NĐ-CP) chỉ rõ: “Hoạt động quản lý CTR bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý CTR, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý CTR nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người”. Những quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý CTR rất phù hợp với những quy định của công ước Basel 1989 về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới CTNH và việc tiêu hủy chúng. Theo công ước “ QLCT là việc thu thập, vận chuyển và tiêu hủy các phế thải nguy hiểm hoặc các phế thải khác, bao gồm cả việc giám sát các địa điểm tiêu hủy”. Theo quy định này, QLCT nói chung là một quy trình khép kín và tuần tự. Chúng luôn chịu sự giám sát chặt chẽ ở tất cả các khâu đảm bảo chất thải được tiêu hủy hoàn toàn. Các biện pháp quản lý chất thải. Biện pháp pháp lý: là việc vận dụng những quy định của pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người trong quá trình QLCT, bảo vệ môi trường. Bằng những quy định cụ thể của pháp luật những hoạt động nhằm QLCT được thể chế hóa thành nghĩa vụ pháp lý mang tính bắt buộc. Điều 7 LBVMT 2005 đã quy định cụ thể những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực môi trường trong đó nghiêm cấm các hành vi xả thải các loại chất thải vào môi trường và dành một chương riêng quy định về QLCT. Bên cạnh đó còn có nhiều văn bản pháp luật liên quan khác quy định về hoạt động QLCT. Biện pháp kinh tế: biện pháp này được thực hiện thông qua các hình thức như là: thu phí chất thải đối với các cơ sở kinh doanh; áp dụng thuế suất cao đối với những sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường hoặc có chứa các CTNH có khả năng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người..đây là biện pháp đánh trực tiếp vào nguồn thu, vào lợi nhuận của doanh nghiệp nên rất có hiệu quả. Biện pháp khoa học công nghệ: vận dụng các thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào quá trình QLCT. Biện pháp chính trị: Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa vấn đề môi trường và QLCT trở thành nhiệm vụ trong cương lĩnh chính chị của mình. Biện pháp giáo dục: tuyên truyền về tác hại của chất thải, phổ biến kiến thức về môi trường để nâng cao nhận thức và tăng cường ý thức của người dân. THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI. Những quy định đối với chủ nguồn thải Theo Điều 66 LBVMT quy định “ tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu hủy, thải bỏ”. Như vậy, chủ nguồn thải có thể hiểu là các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động làm phát sinh chất thải. Trong quá trình QLCT, chủ sở hữu chất thải có nghĩa vụ phân lọai, thu gom, vận chuyển, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải. Tuy nhiên, trên thực tế chủ sở hữu không nhất thiết phải thực hiện tất các các công đoạn kể trên mà có thể ủy quyền cho đối tượng khác thông qua các hợp đồng. Chủ nguồn thải là người trực tiếp thải bỏ chất thải nên về nguyên tắc phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng đối với chất thải. Pháp luật quy định nghĩa vụ của chủ nguồn thải phải “ giảm thiểu, thu gom phân loại nhằm mục đích tái chế, tái sử dụng xử lý và tiêu hủy chất thải” Đối với chất thải thông thường là chất thải không chứa các chất độc hại, gồm chủ yếu là chất thải sinh hoạt. Chủ nguồn thải đa phần là các hộ gia đình, khu dân cư, trường học...do tính chất ít nguy hại của loại chất thải này nên LBVMT không có những quy định cụ thể về việc QLCT sinh hoạt thông thường. Nghĩa vụ của chủ nguồn thải phải “giảm thiểu” chất thải ngay tại nguồn. Đồng thời chủ nguồn phải phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải đến nơi xử lý nhằm bảo đảm chất thải được xử lý triệt để. Riêng đối với CTR thông thường tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh CTR thông thường có trách nhiệm thực hiện việc phân loại ngay tại nguồn vận chuyển theo nhóm đã được phân loại theo những tuyến đường đã đựơc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân luồng giao thông theo quy định. Những CTR thông thường có thể được tái chế, tái sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả QLCT. Nghị định 59/2007/NĐ-CP đưa ra khái niệm về chủ nguồn thải CTR như sau: “ chủ nguồn thải (CTR) là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động làm phát sinh CTR”. Chủ nguồn thải CTR phải quản lý CTR theo các nguyên tắc được quy định điều 4 nghị định và không được thực hiện các hành vi bị cấm tại Điều 6 nghị định này. Chủ nguồn thải CTNH là các “tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc điều hành cơ sở sản xuất, kinh doanh có phát sinh CTNH”(khoản 8 Điều 3 thông tư 12/2011/TT-BTNMT ). Chủ nguồn thải CTNH ngoài việc tuân thủ những quy định của pháp luật về QLCT nói chung còn phải tuân thủ những quy định của pháp luật về quản lý CTNH. Chủ nguồn thải CTNH phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 25 thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Đối với việc quản lý CTYT, chủ nguồn CTYT chính là các cơ sở khám chữa bệnh, nhà hộ sinh, trạm y tế....chủ nguồn CTYT phải thực hiện trách nhiệm của chủ nguồn thải theo đúng quy định của pháp luật. Biện pháp tốt nhất để hạn chế sự ảnh hưởng của CTYT là giảm thiểu ngay tại nguồn. Giảm thiểu CTYT là các hoạt động làm hạn chế tối đa sự phát thải CTYT, bao gồm: giảm lượng CTYT ngay tại nguồn, sử dụng các sản phẩm có tái chế, tái sử dụng, quản lý tốt, kiểm soát chặt chẽ quá trình thực hành và phân loại chất thải chính xác( khoản 4 điều 3 quy chế quản lý CTYT 2007). Nhận xét: Những quy định của pháp luật đối với chủ nguồn thải là những quy định đối với người sản sinh chất thải, đảm bảo người sản sinh chất thải phải chịu trách nhiệm về việc QLCT do hành vi “thải bỏ” chất thải của mình. Chủ nguồn thải thực hiện tốt trách nhiệm của mình sẽ tạo điều kiện cho các chủ thế khác thực hiện nghĩa vụ, đồng thời bảo vệ môi trường và sức khỏe con người. Những quy định đối với chủ thu gom, vận chuyển chất thải. Chủ thu gom vận chuyển chất thải là những chủ thế phát sinh sau chủ nguồn thải, ký hợp đồng thu gom, vận chuyển chất thải với chủ nguồn thải. LBVMT 2005 không định nghĩa thế nào là chủ thu gom, vận chuyển chất thải nhưng căn cứ vào khoản 10 điều 3 thông tư 12/2011/TT-BTNMT có thể hiểu chủ vận chuyển chất thải là các tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép hành nghề vận chuyển chất thải. Thu gom chất thải là việc thu gom, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm thời chất thải tại các địa điểm hoặc cơ sở được chấp thuận. Vận chuyển chất thải là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh chất thải đến nơi lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải. Đối với CTR thông thường, nếu chủ nguồn thải chưa phân loại thì chủ thu gom, vận chuyển CTR thông thường phải tiến hành kiểm soát, phận loại tại nguồn và khu giữ chất thải đã phân loại trong các túi hoặc hoặc thùng đã được phân biệt, không được để lẫn CTR thông thường và CTR nguy hại. Nếu để lẫn thì hỗn hợp CTR đó phải đươc thu gom, vận chuyển và xử lý như CTR nguy hại. Theo khoản 1 điều 24 Nghị định 59/2007/NĐ-CP thì “Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường do các công ty dịch vụ, hợp tác xã dịch vụ hoặc hộ gia đình (sau đây gọi tắt là chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn) thông qua hợp đồng thực hiện dịch vụ”.Đồng thời khoản 1 điều 26 nghị đinh này cũng quy định rõ: “Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn phải có trách nhiệm bảo đảm thường xuyên yêu cầu nhân lực và phương tiện nhằm thu gom, vận chuyển toàn bộ chất thải rắn tại những địa điểm đã quy định” Việc vận chuyển CTNH được pháp luật quy định cụ thể tại quy chế QLCT nguy hại 1999. Hiện nay, theo quy định tại khoản 10 điều 3 thông tư 12/2011/TT-BTNMT thì “Chủ vận chuyển CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT”. Điều 27 thông tư này đã quy định cụ thể trách nhiệm của chủ vận chuyển CTNH. Việc vận chuyển CTNH được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quản lý CTNH. Đối với chủ thu gom, vận chuyển CTR nguy hại thì phải thực hiện đúng đầy đủ trách nhiệm của mình theo quy định tại điều 27 Nghị định 59/2007/NĐ-CP. CTYT là loại chất thải được thu gom và vận chuyển theo quy chế riêng, đặc thù của loại rác thải này. Việc thu gom được tiến hành tại các sơ sở y tế. Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom CTYT thông thường và CTYT nguy hại từ nơi chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất là một ngày. CTYT sau khi được thu gom sẽ được vận chuyển về nơi lưu giữ của cơ sở y tế. Việc vận chuyển chất thải y tế phải tuân theo các quy định tại điều 15 quy chế quản lý CTYT 2007. Việt Nam là thành viên của công ước Basel 1989, do đó theo quy định tại khoản 10 điều 25 thông tư 12/2011/TT-BTNMT thì “chủ nguồn CTNH phải có trách nhiệm tuân thủ công ước Basel về kiểm soát, vận chuyển xuyên biên giới các CTNH và việc tiêu hủy chúng”. Tại khoản 9 điều 7 LBVMT 2005 quy định “ cấm nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức”. Như vậy pháp luật Việt Nam có những quy định nghiêm ngặt hơn trong việc nhập khẩu, quá cảnh chất thải, điều này thể hiện quan điểm của nhà nước ta trong việc bảo vệ môi trường, đảm bảo môi trường luôn được bảo vệ. Những quy định đối với chủ lưu giữ chất thải. Lưu giữ chất thải là giai đoạn trung gian trước khi chất thải được đưa đi xử lý, tiêu hủy. Chủ lưu giữ là các tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc lưu giữ chất thải. LBVMT 2005 không có những quy định cụ thể về lưu giữ chất thải thông thường. Đối với CTR thông thường thì thời gian lưu giữ thường không quá hai ngày( điều 24 nghị định 59/2007/NĐ-CP). Điều 71 LBVMT quy định về việc lưu giữ tạm thời CTNH. Theo đó“chất thải phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyện dụng đảm bảo không rò rỉ, rơi vãi phát tán ra môi trường”. Chủ nguồn thải CTNH có nghĩa vụ “ bố trí khu vực lưu giữ tạm thời CTNH đáp ứng yêu cầu kĩ thuật..” Đối với CTYT, sau khi được thu gom, phân loại sẽ được vận chuyển tới nơi xử lý ban đầu. Sau khi được xử lý ban đầu, CTYT sẽ được lưu giữ tạm thời tại cơ sở y tế trước khi chuyển chất thải ra ngoài cơ sở y tế để tiêu hủy. CTYT nguy hại và CTYT thông thường phải được lưu giữ tại các buồng riêng biệt. Nơi lưu giữ phải đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật: ví dụ như cách xa nhà ăn, buồng bệnh...( khoản 3 điều 16 quy chế quản lý CTYT 2007). CTYT chỉ được lưu giữ tạm thời trong cơ sở y tế, thời gian không quá 48 giờ. Nhận xét: việc lưu giữ chất thải tuy chỉ trong một thời gian ngắn nhưng lại có ý nghĩa rất quan trọng. Lưu giữ chất thải sẽ tập trung được khối lượng chất thải lớn với những điều kiện nhất định cho đến khi được vận chuyển đến nơi xử lý. Việc pháp luật môi trường quy định về những quy định đối với chủ lưu giữ chất thải là cần thiết. Những quy định đối với chủ xử lý, tiêu hủy chất thải. Đây là hoạt động cuối cùng của quá trình QLCT. Hoạt động xử lý chất thải nhằm mục đích giảm về số lượng, khối lượng, trọng lượng và độ độc hại của chất thải nhằm mục địch phát triển bền vững. LBVMT hiện hành không đưa ra khái niệm về xử lý chất thải. Có thể tham khảo định nghĩa về xử lý CTNH tại khoản 3 Điều 3 thông tư 12/2011/TT-BTNMT. Theo quy định tại Khoản 11 điều 3 thông tư này thì “Chủ xử lý CTNH là tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép hành nghề xử lý, tiêu huỷ CTNH còn giá trị sử dụng theo quy định tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT”. Xử lý chất thải thông qua việc làm thay đổi các tính chất và thành phần chất thải nhằm “ tạo lại giá trị chất thải”. Những chất thải tái sinh sau quá trình xử lý có thể được dùng làm nguyên liệu hoặc vật liệu chính cho chu trình sản xuất đó hoặc chu trình khác, ví dụ như bã mía sau quá trình sử dụng có thể làm nguyên liệu cho ngành làm giấy hoặc được sử dụng để trồng nấm. Tất nhiên không phải mọi chất thải sau quá trình xử lý đều có thể sử dụng phục vụ cuộc sống con người. Đối với loại chất thải này, phải thực hiện các biện pháp công nghệ hoặc kĩ thuật để làm giảm độ độc hại của chất thải trước khi thải vào môi trường. LBVMT cũng không đưa ra khái niệm tiêu hủy chất thải. Dựa vào quy chế QLCT nguy hại 1999 có thể hiểu “ tiêu hủy chất thải là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập( bao gồm cả chôn lấp) chất thải làm mất khả năng gây nguy hại đối với môi trường và sức khỏe con người”. Vì đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình QLCT trước khi đưa vào môi trường nên pháp luật có những quy định chặt chẽ nhằm kiểm soát chất thải. Chủ xử lý, tiêu hủy chất thải phải tiến hành lập báo cáo ĐTM trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Đối với chủ xử lý CTNH có trách nhiệm theo quy định tại Điều 28 thông tư 12/2011/TT-BTNMT, đối với chủ xử lý CTR thì trách nhiệm này được quy định cụ thể tại điều 32 Nghị định 59/2007/NĐ-CP. Hiện nay có ba phương pháp xử lý chất thải chính là xử lý bằng phương pháp lý tính, xử lý bằng phương pháp hóa học và phương pháp sinh học tương ứng với ba công nghệ xử lý: công nghệ chế biến phân hữu cơ; công nghệ thiêu đốt và công nghệ chôn lấp. Đối với CTR, theo điều 29 nghị định 59/2007/NĐ-CP thì có 7 công nghệ xử lý CTR, việc lựa chọn công nghệ nào phải căn cứ vào tính chất và thành phần của chất thải và các điều kiện cụ thể của từng địa phương. Đối với CTYT, sau khi xử lý ban đầu CTYT sẽ được tiêu hủy theo một trong ba mô hình tiêu hủy sau: mô hình 1: trung tâm xử lý và tiêu hủy CTYT nguy hại tập trung; Mô hình 2: cơ sở xử lý và tiêu hủy CTYT nguy hại cho cụm cơ sơ y tế; Mô hình 3: xử lý và tiêu hủy chất thải y tế tại chỗ. Tùy vào quy hoạch, yếu tố địa lý điều kiện kinh tế và môi trường các cơ sở y tế sẽ áp dụng một trong 3 mô hình trên. Hiện nay công nghệ xử lý CTYT nguy hại bao gồm: công nghệ thiêu đốt trong lò đạt tiêu chuẩn môi trường; khử bằng hơi nóng ẩm; công nghệ vi sóng và các công nghệ xử lý khác. Đối với CTNH, căn cứ vào quy định tại Điều 20 quy chế QLCT nguy hại việc xử lý được thực hiện như sau: địa phương phát hiện ra vị trí ô nhiễm tồn lưu có trách nhiệm xử lý, tiêu hủy theo thẩm quyền của mình, nếu vượt quá khả năng giải quyết của địa phương thì báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước môi trường trung ương và các cơ quan có chứng năng liên quan phối hợp giải quyết. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác. Trách nhiệm bảo vệ môi trường, quản lý chất thải là trách nhiệm của toàn dân. Các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, các tỏ chức kinh tế, xã hội trước hết cần có trách nhiệm nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật về QLCT, bảo vệ môi trường, tổ chức tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật về QLCT nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức, trách nhiệm của các thành viên cũng như của cộng đồng dân cư, đồng thời có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường nói chung và QLCT nói riêng trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình. Trong trường hợp phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, các tổ chức, cá nhân phải kịp thời thông báo để các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp xử lý thích hợp. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoải môi trường có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật ( khoản 5 điều 4 LBVMT)...mọi người dân phải có ý thức giám sát, phát hiện tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật môi trường, góp phần nâng cao hiệu quả QLCT và giữ gìn môi trường trong lành “ coi bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội”. Nhận xét: có thể thấy những quy định của pháp luật môi trường hiện hành đã quy định rõ và cụ thể trách nhiệm của từng chủ thể trong việc QLCT. Các quy định của pháp luật về đánh giá tác động môi trường liên quan đến chất thải. Theo quy định tại Khoản 20 Điều 3 LBVMT thì “đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”. Như vậy, bất cứ một tổ chức, cá nhân cụ thể nào, dù đã hoạt động hoặc đang chuẩn bị tiến hành miễn là các dự án hoạt động phát triển đó liên quan đến lĩnh vực chất thải, có khả năng gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nhất định thì đều phải có trách nhiệm thực hiện ĐTM. Căn cứ vào phụ lục II ( danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM ban hành kèm theo nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của chính phủ) các dự án liên quan đến chất thải mà phải tiến hành lập ĐTM gồm: Tất cả Dự án xây dựng cơ sở tái chế, xử lý, chôn lấp hoặc tiêu hủy chất thải tập trung; Dự án xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung Công suất thiết kế từ 500 m3 nước thải/ngày đêm trở lên đối với nước thải sinh hoạt; Dự án sơ chế phế liệu (kể cả phế liệu nhập khẩu) Công suất từ 3.000 tấn/năm; tất cả các Dự án xây dựng cơ sở phá dỡ tàu cũ, vệ sinh súc rửa tàu. Nhận xét: Có thể thấy so với các dự án liên quan đến chất thải phải tiến hành lập ĐTM theo phụ lục I - danh mục cá