Bài tập luật ngân hàng chương 2: Địa vị pháp lý của Ngân hang Nhà nước Việt Nam

. CÂU HỎI TỰ LUẬN: 1) Trình bày địa vị pháp lý của NHNNVN, chức năng tương ứng với từng địa vị pháp lý đó. 2) Anh (chị) hãy lý giải tại sao Việt Nam lại chọn mô hình NHTƯ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ.(không thuộc Quốc hội hay Bộ Tài chính). 3) Anh (chị) có nhận xét gì về mục tiêu hoạt động của NHNNVN hiện nay được quy định tại điều 1 luật NHNNVN. 4) Tại sao pháp luật ngân hàng Việt Nam lại quy định: “NHNNVN là một pháp nhân”. Hãy chứng minh? 5) Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các TCTD và các tổ chức khác thực hiện hoạt động ngân hàng, NHNNVN còn quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác?

pdf8 trang | Chia sẻ: hoang16 | Lượt xem: 1750 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập luật ngân hàng chương 2: Địa vị pháp lý của Ngân hang Nhà nước Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập luật ngân hàng chương 2: Địa vị pháp lý của Ngân hang Nhà nước Việt Nam I. CÂU HỎI TỰ LUẬN: 1) Trình bày địa vị pháp lý của NHNNVN, chức năng tương ứng với từng địa vị pháp lý đó. 2) Anh (chị) hãy lý giải tại sao Việt Nam lại chọn mô hình NHTƯ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ.(không thuộc Quốc hội hay Bộ Tài chính). 3) Anh (chị) có nhận xét gì về mục tiêu hoạt động của NHNNVN hiện nay được quy định tại điều 1 luật NHNNVN. 4) Tại sao pháp luật ngân hàng Việt Nam lại quy định: “NHNNVN là một pháp nhân”. Hãy chứng minh? 5) Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các TCTD và các tổ chức khác thực hiện hoạt động ngân hàng, NHNNVN còn quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác? 6) Chứng minh NHNNVN là ngân hàng trung ương của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 7) Trình bày cơ cấu tổ chức, lãnh đạo, điều hành NHNNVN. Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia có phải là một bộ phận thuộc NHNN hay không? Chức năng của cơ quan này? 8) Có ý kiến cho rằng: Việc quy định thành lập chi nhánh NHNNVN ở mỗi tỉnh, thành phố như hiện nay là không cần thiết, làm cho bộ máy quản lý hành chính cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả. Anh (chị) có đồng ý với quan điểm trên hay không? Giải thích? 9) Anh (chị) có nhận xét gì về vị trí pháp lý và vai trò của NHNNVN hiện nay? Có ý kiến cho rằng nên nâng cao hơn nữa vị thế và tính độc lập của NHNN trong bộ máy nhà nước ta hiện nay để NHNN có thể phát huy tích cực hiệu quả hoạt động của mình. Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình? 10) NHNNVN có được phép tiến hành hoạt động ngân hàng không? Tại sao? Lợi nhuận có được xử lí như thế nào? 11) Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Việc thực hiện chính sách tiền tệ này như thế nào? Bằng hiểu biết của mình, anh (chị) hãy cho ví dụ thực tiễn. 12) Tái cấp vốn là gì? Cách thức vận hành công cụ này thế nào ? Thực tế việc sử dụng công cụ này hiện nay ? 14) Tại sao nói ‘Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm’. Chứng minh ? 15) Khái niệm lãi suất ? Hiện nay NHNN sử dụng công cụ lãi suất để điều tiết nền kinh tế như thế nào ? 16) Lãi suất cơ bản là gì ? Ý nghĩa của lãi suất cơ bản ? Có ý kiến cho rằng nên bỏ quy định về lãi suất cơ bản vì nó hạn chế quyền tự do kinh doanh của các TCTD và tổ chức khác thưc hiện hoạt động ngân hàng. Anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề này ? 17) Dự trữ bắt buộc là gì ? Tại sao NHNN lại quy định các TCTD phải dự trữ bắt buộc ? Việc quy định dự trữ bắt buộc như thế nào ? Cách thức vận hành công cụ này ? Thực tế việc sử dụng công cụ này ? 18) Hiểu thế nào là tỷ giá hối đoái ? Tỷ giá được hình thành như thế nào ? NHNN sử dụng công cụ tỷ giá như thế nào, nhằm mục đích gì ? 19) Theo anh(chị), tỷ giá hiện nay ở nước ta đã phản ánh đúng thực tế giá trị đồng tiền Việt Nam hay chưa ? Nếu chưa thì tại sao ? 20) Khái niệm nghiệp vụ thị trường mở (theo luật NHNNVN đã sửa đổi, bổ sung)? So sánh với khái niệm cũ(luật chưa sửa đổi). Rút ra nhận xét và lý giải tại sao quy định này lại được sửa đổi. 21) Cách thức vận hành công cụ nghiệp vụ thị trường mở như thế nào ? Ưu và nhược điểm của công cụ này, từ đó rút ra nhận xét về công cụ này so với các công cụ thực hiện CSTT khác. 22) Trình bày hoạt động phát hành tiền của NHNNVN. Khi nào NHNN phát hành tiền ? Nguyên tắc phát hành tiền ? 23) NHNNVN phát hành tiền qua những phương thức nào ? Ưu và nhược điểm từng phương thức phát hành ? 24) Hoạt động tín dụng của NHNN khác gì với hoạt động tín dụng của các TCTD ? Lý do dẫn đến sự khác biệt đó ? 25) Trình bày các phương thức hoạt động tín dụng của NHNN ? So sánh phương thức tái cấp vốn với phương thức cho vay cứu cánh ( cho vay nhằm phục hồi khả năng thanh toán). 26) Giải thích tại sao mục tiêu hoạt động của NHNN là không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng khi thực hiện hoạt động tín dụng (ví dụ cho vay) NHNN lại quy định lãi suất ? 27) Tại sao NHNN lại không bảo lãnh cho các tổ chức, cá nhân thông thường vay vốn trừ khi có chỉ định của Chính Phủ ? 28)Việc quy định NHNN chỉ bảo lãnh cho các tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại không bảo lãnh cho các tổ chức thông thường vay vốn nước ngoài phải chăng đã tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các tổ chức này ? (đều là doanh nghiệp). 29) Tại sao NHNN lại phải quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối ? Việc quản lý được thực hiện như thế nào ? 30) II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH: 1) NHNNVN là cơ quan duy nhất được quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động ngân hàng cho các TCTD. 2) Chủ tịch Hiệp hội ngân hàng có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. 3) Mọi TCTD đều được phép vay vốn từ NHNN dưới hình thức tái cấp vốn. 4) NHNN là cơ quan quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ. 5) NHNN phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần chênh lệch thu chi tài chính của mình. 6) Bộ tài chính là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. 7) NHNNVN là cơ quan trực thuộc Quốc Hội. 8) Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một pháp nhân. 9) Thống đốc ngân hàng là thành viên của Chính phủ. 10) NHNNVN chỉ cho TCTD là ngân hàng vay vốn. 11) NHNNVN bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn khi có chỉ định của Thủ tướng Chính phủ. 12) NHNN cho NSNN vay khi ngân sách bị thiếu hụt do bội chi. 13) Mọi tổ chức thực hiện hoạt động ngân hàng đều phải thực hiện dự trữ bắt buộc. 14) Hội đồng chính sách tiền tệ quốc gia là đơn vị trực thuộc NHNNVN. 15) Mọi TCTD đều được phép thực hiện hoạt động kinh doanh ngoại tệ.