Bài tập môn cấu kiện điện tử

Câu 1: Các cách phân loại cấu kiện điện tử:  Phân loại dựa trên đặc tính vật lý gồm 2 loại: cấu kiện điện tử thông thường và cấu kiện quang điện tử.  Phân loại dựa theo lịch sử phát triển của công nghệ điện tử gồm 5 loại: cấu kiện điện tử chân không, cấu kiện điện tử có khí, cấu kiện điện tử bán dẫn, cấu kiện vi mạch và cấu kiện nano.  Phân loại dựa trên chức năng xử lý tín hiệu gồm 2 loại: cấu kiện điện tử tương tự và cấu kiện điện tử số.

docx58 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài tập môn cấu kiện điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài Tập Môn Cấu Kiện Điện Tử Họ và tên : Hoàng Ngọc Phú Lớp D11CQVT02 Mã số sinh viên : N112101104 Phần bài tập Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ Câu 1: Các cách phân loại cấu kiện điện tử: Phân loại dựa trên đặc tính vật lý gồm 2 loại: cấu kiện điện tử thông thường và cấu kiện quang điện tử. Phân loại dựa theo lịch sử phát triển của công nghệ điện tử gồm 5 loại: cấu kiện điện tử chân không, cấu kiện điện tử có khí, cấu kiện điện tử bán dẫn, cấu kiện vi mạch và cấu kiện nano. Phân loại dựa trên chức năng xử lý tín hiệu gồm 2 loại: cấu kiện điện tử tương tự và cấu kiện điện tử số. Phân loại dựa vào ứng dụng của cấu kiện điện tử gồm 2 loại: cấu kiện điện tử thụ động và cấu kiện điện tử tích cực. Câu 2: Các tính chất vật lý- điện cơ bản của chất cách điện: Tính chất vật lý: Chất cách điện có điện trở suất cao vào khoảng 107: 1017 Ωm ở nhiệt độ phòng. Chất cách điện gồm phần lớn các vật liệu vô cơ cũng như hữu cơ. Chúng có thể ở thể khí, thể lỏng và thể rắn. Tính chất điện: Độ thẩm thấu điện tương đối( KH: ε): biểu thị khả năng phân cực của chất điện môi. ε = Độ tổn hao điện môi( Pa): là công suất điện chi phí để làm nóng chất điện môi khi đặt nó trong điện trường. Pa = U2ωCtgδ Độ bền về điện của chất điện môi( Ed.t): Ed.t = Nhiệt độ chịu đựng: là nhiệt độ cao nhất mà ở đó chất điện môi giữ được các tính chất lý hóa của nó. Dòng điện trong chất điện môi( I): gồm 2 dòng điện: dòng điện chuyển dịch và dòng điện rò. I = IC.M + Irò Điện trở cách điện của chất điện môi: xác định theo trị số của dòng điện rò Rc. đ = Câu 3: Thông thường chất cách điện được chia làm 2 loại là chất điện môi thụ động và chất điện môi tích cực Chất điện môi thụ động còn gọi là vật liệu cách điện và vật liệu tụ điện. Chất điện môi tích cực là các vật liệu có thể điều khiển được như: Về điện trường gồm có: gốm, thủy tinh Về cơ học có chất áp điện như thạch anh áp điện Về ánh sáng có chất huỳnh quang Electric hay cái châm điện là vật chất có khả năng giữ được sự phân cực lớn và lâu dài. Câu 4: Các tính chất vật lý- điện cơ bản của chất dẫn điện là: Tính chất vật lý: là vật liệu có độ dẫn điện cao. Điện trở suất của chất dẫn điện nằm trong khoảng 10-8: 10-5Ωm. Trong tự nhiên chất dẫn điện có thể là chất rắn, chất lỏng hoặc chất khí. Tính chất điện: Điện trở suất: ρ = R [ Ω.mm]; [μΩ] Hệ số nhiệt của điện trở suất( α): biểu thị sự thay đổi của điện trở suất khi nhiệt độ thay đổi 1˚C. Khi nhiệt độ tăng thì điện trở suất cũng tăng lên theo quy luật: ρt = ρ0(1 + αt) Hệ số dẫn nhiệt( λ): lượng nhiệt truyền qua diện tích bề mặt S trong thời gian t là: Q = Công thoát của điện tử trong kim loại (Ew): là năng lượng cần thiết cấp thêm cho điện tử để nó thoát ra khỏi bề mặt kim loại. Điện thế tiếp xúc: EAB= Ew2 – Ew1 Câu 5: Chất dẫn điện được chia làm 2 loại là chất dẫn điện có điện trở suất cao và chất dẫn điện có điện trở suất thấp Chất dẫn điện có điện trở suất thấp( hay độ dẫn điện cao) thường dùng làm vật liệu điện. Vd: bạc( Ag) Chất dẫn điện có điện trở suất cao: các hợp kim có điện trở suất cao dùng để chế tạo các dụng cụ đo điện, các điện trở, biến trở, các dây may so, các thiết bị nung nóng bằng điện. Vd: Manganhin Câu 6: Những yếu tố ảnh hưởng đến độ dẫn điện của chất bán dẫn là: nhiệt độ và nồng độ tạp chất có trong chất bán dẫn. Câu 7: Trong chất bán dẫn thuần chỉ có một loại tinh thể nên nồng độ electron và lỗ trống bằng nhau. Câu 8: Chất bán dẫn tạp loại N( chất bán dẫn tạp loại cho): Ta thêm một ít tạp chất là nguyên tố thuộc nhóm 5 của bảng tuần hoàn Mendeleep vào chất bán dẫn Gecmani( Ge) hoặc Silic( Si) nguyên chất. Các nguyên tử tạp chất sẽ thay thế một số các nguyên tử của Ge( hoặc Si) trong mạng tinh thể và nó sẽ đưa 4 điện tử trong 5 điện tử hóa trị của mình tham gia vào liên kết cộng hóa trị với 4 nguyên tử Ge( hoặc Si) ở bên cạnh, còn điện tử thứ 5 sẽ thừa ra nên liên kết của nó trong mạng tinh thể là rất yếu. Muốn giải phóng điện tử thứ 5 này thành điện tử tự do ta chỉ cần cung cấp một năng lượng rất nhỏ khoảng 0,01eV cho Ge hoặc 0,05eV cho Si. Các tạp chất hóa trị 5 được gọi là tạp chất cho điện tử ( Donor) hay tạp chất N. Đặc điểm của chất bán dẫn tạp loại N là: nồng độ hạt dẫn điện tử ( nn) nhiều hơn nhiều nồng độ lỗ trống pn và điện tử được gọi là hạt dẫn đa số, lỗ trống được gọi là hạt dẫn thiểu số nn >> pn Câu 9: Chất bán dẫn tạp loại P ( chất bán dẫn tạp loại nhận): khi ta đưa một ít tạp chất là nguyên tố thuộc nhóm 3 của bảng tuần hoàn Mendeleep vào chất bán dẫn nguyên tính Gecmani (hoặc Silic). Nguyên tử tạp chất sẽ đưa 3 điện tử hóa trị của mình tạo liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử Ge (hoặc Si) bên cạnh còn mối liên kết thứ 4 để trống. Điện tử của mối liên kết gần đó có thể nhảy sang để hoàn chỉnh mối liên kết thứ 4 còn để dở. Nguyên tử tạp chất vừa nhận thêm điện tử sẽ trở thành ion âm và ngược lại ở nguyên tử chất chính vừa có 1 điện tử chuyển đi sẽ tạo ra một lỗ trống trong dãy hóa trị của nó. Các tạp chất hóa trị 3 được gọi là tạp chất nhận điện tử ( Acceptor) hay tạp chất loại P. Đặc điểm của tạp chất loại P là: nếu tăng nồng độ tạp chất nhận thì nồng độ của các lỗ trống tăng lên trong dải hóa trị, nhưng nồng độ điện tử tự do trong dải dẫn không tăng. Vậy chất bán dẫn loại này có lỗ trống là hạt dẫn đa số và điện tử là hạt dẫn thiểu số Pp >> Pn Câu 10: Chất bán dẫn quang điện có đặc điểm khác với chất bán dẫn thông thường là: chất bán dẫn quang là vật bán dẫn có cấu trúc điện tử đặc biệt để có thể bức xạ quang từ quá trình tái hợp của các hợp dẫn( biến đổi điện sang quang) hoặc hấp thụ quang để tạo ra các hạt dẫn điện( biến đổi điện sang quang). Câu 11: Các tính chất cơ bản của vật liệu từ là: Độ từ thẩm tương đối(μr) Từ trở( RM) Tổn hao từ trễ Câu 12: Vật liệu từ được chia làm 2 loại: vật liệu từ cứng và vật liệu từ mềm Vật liệu từ mềm có độ từ thẩm cao và lực kháng từ nhỏ( Hc nhỏ và μ lớn). Vd: sắt, hợp kim của sắt- silic Vật liệu từ cứng có độ từ thẩm nhỏ và lực kháng từ cao( Hc lớn và μ nhỏ). Vd: Ferit Câu 13: Câu 14: Những tính chất đặc biệt của thạch anh áp điện là: Câu 15: B Câu 16: D Câu 17: B Chương 2: CÁC CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ THỤ ĐỘNG Câu 1: Các tham số cơ bản của điện trở là: Tỷ số điện trở và dung sai: Tỉ số của điện trở là tham số cơ bản và được tính theo công thức: R= Dung sai hay sai số của điện trở biểu thị mức độ chênh lệch giữa trị số thực tế của điện trở so với trị số danh tính và được tính theo % Công suất tiêu tán danh định (Pt.tmax): là công suất cao nhất mà điện trở có thể chịu đựng được trong điều kiện bình thường, làm việc trong thời gian dài không bị hỏng. Pt.tmax=RI2max= Hệ số nhiệt của điện trở TCR: biểu thị sự thay đổi trị số của điện trở theo nhiệt độ môi trường. TCR= Câu 2: Cách phân loại điện trở và ứng dụng: Phân loại điện trở có nhiều cách. Thông dụng nhất là phân chia điện trở thành hai loại: điện trở có trị số cố định và điện trở có trị số thay đổi được( hay biến trở). Điện trở có trị số cố định thường được phân loại theo vật liệu cản điện như: điện trở than, điện trở than nhiệt giải hoặc than màng, điện trở dây quấn, điện trở màng kim, điện trở cermet. Điện trở có trị số thay đổi được: có hai dạng: dạng kiểm soát dòng công suất lớn dùng dây quấn, chiết áp. Ứng dụng: ứng dụng của điện trở rất đa dạng: để giới hạn dòng điện, tạo sụt áp, dùng để phân cực, làm gánh mạch, chia áp, định hằng số thời gian, Câu 3: Các tham số cơ bản của tụ điệlà: Trị số dung lượng và dung sai: Trị số dung lượng (C): trị số dung lượng tỉ lệ với tỉ số giữa diện tích hữu dụng của bàn cực S với kgoảng cách giữa 2 bản cực. C= Dung sai của tụ điện: là tham số chỉ độ chính xác của trị số dung lượng thực tế so với trị số danh định của nó. Điện áp làm việc: điện áp cự đại có thể cung cấp cho tụ điện thường thể hiện trong thuật ngữ “ điện áp làm việc một chiều”. Hệ số nhiệt: đánh giá sự thay đổi của trị số nhiệt dung khi nhiệt độ thay đổi. TCC= [ppm/0C] Câu 4: Các cách phân loại tụ điện: có 2 cách: Tụ điện có trị số điện dung cố định. Vd: tụ mica, tụ gốm Tụ điện có trị số điện dung thay đổi được. Vd: tụ Trimcap Câu 5: Định nghĩa cuộn cảm: là cấu kiện điện tử dùng để tạo thành phần cảm kháng trong mạch. XL= 2πfL=ωL (Ω) Các tham số chính của cuộn cảm: Điện cảm của cuộn dây ( L): L= μrμ0.N2. Hệ số phẩm chất của cuộn cảm( Q): Một cuộn cảm thực khi có dòng điện chạy qua luôn có tổn thất, đó là công suất điện tổn hao để làm nóng cuộn dây. Các tổn thất này được biểu thị bởi một điện trở Rs nối tiếp với cảm kháng XL của cuộn dây. Q= Câu 6: Đặc điểm của cuộn dây lõi không khí là: Điện cảm phải ổn định ở tần số làm việc. Hệ số phẩm chất cao ở tần số làm việc. Điện dung riêng nhỏ. Hệ số nhiệt của điện cảm thấp. Kích thước và giá thành phải hợp lí. Phạm vi sử dụng của cuộn dây lõi không khí: thường gặp nhất là các cuộn cộng hưởng làm việc ở tần số cao và siêu cao. Câu 7: Đặc điểm của cuộn cảm lõi Ferit: là các cuộn dây làm việc ở tần số cao và trung tần. Lõi Ferit có nhiều hình dạng khác nhau như: thanh, ống, hình chữ E, chữ C,. Lõi trong cuộn dây có thể được chế tạo để điều chỉnh đi vào hoặc đi ra khỏi cuộn dây, Như vậy cuộn cảm của cuôn dây sẽ thay đổi. Tuỳ thuộc vào độ dày của sợi dây sử dụng và vào kích thước vật lý của cuộn dây dòng điện cực đại có thể khoảng từ 50mA đến 1A. Câu 8: Các đặc tính của cuộn dây lõi sắt từ: Lõi của cuộn dây thường là sắt- silic và sắt- niken tuỳ theo mục đích ứng dụng. Đây là các cuộn dây làm việc ở tần số thấp. Dây quấn là dây đồng đã được tráng men cách điện, quấn thành nhiều lớp và được tẩm chống ẩm sau khi quấn. Giá trị cảm ứng của các cuộn dây này nằm trong khoảng từ 50mH đến 20H với dòng điện một chiều đến 10A và điện áp cách điện đến 1000V Câu 9: Biến áp là thiết bị gồm 2 hay nhiều cuộn dây ghép hỗ cảm với nhau để biến đổi điện áp. Cuộn dây đấu vào nguồn là cuộn sơ cấp, các cuộn dây khác đấu vào tải tiêu thụ năng lượng điện là cuộn thứ cấp. Các tham số chính của biến áp: Hệ số ghép biến áp K: số lượng từ thông liên kết từ cuộn sơ cấp sang cuộn thứ cấp được định nghĩa bằng hệ số ghép biến áp K. K= Điện áp cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp: điện áp cảm ứng ở cuộn sơ cấp và thứ cấp quan hệ nhau theo tỉ số: Dòng điện sơ cấp và dòng điện thứ cấp: tỉ số dòng điện cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp là tỉ số nghịch đảo điện áp cuộn sơ cấp và cuộn thứ cấp, nên một biến áp tăng áp cũng chính là một biến áp hạ dòng và ngược lại. Hiệu suất của biến áp: các biến áp thực đều có tổn thất nên người ta đưa ra thông số hiệu suất của biến áp. Η= Câu 10: Biến áp cộng hưởng: Đây là biến áp cao tần( dùng ở trung tần và cao tần) có lõi không khí hoặc sắt bụi hoặc ferit. Các biến áp này ghép lỏng và có một tụ điện mắc ở cuộn sơ cấp hoặc cuộn thứ cấp để tạo cộng hưởng đơn. Thông thường tần số cộng hưởng được thay đổi bằng cách điều chỉnh vị trí của lõi hoặc bao lõi. Nếu dùng hai tụ điện mắc ở hai cuộn dây hai bên thì ta có thể có cộng hưởng kép hoặc cộng hưởng lệch Để mở rộng dải thông tần, ta dùng một điện trở đệm mắc song song với mạch cộng hưởng. Lúc đó thì độ chọn lọc tần số của mạch sẽ kém đi. Thiết kế các biến áp cộng hưởng phải xét đến mạch cụ thể, nhất là đặc tính của các linh kiện tích cực và phải liên hệ đến điện cảm rò và điện dung phân tán của các cuộn dây. Câu 11: Các yêu cầu và điện áp chính của biến áp âm tần: Biến áp âm tần là biến áp được thiết kế để làm việc ở dải tần số âm thanh khoảng từ 20Hz đến 2000Hz. Do đó biến áp này được dùng để biến đổi điện áp mà không gây méo dạng sóng trong suốt dải tần số âm thanh, dùng để ngăn cách điện một chiều trong mạch này với mạch khác, để biến đổi tổng trở, để đảo pha Các yếu tố ảnh hưởng đến biến áp âm tần cần chú ý: đáp ứng tần số và khả năng truyền tải công suất. Câu 12: Đặc điểm của biến áp nguồn: Điện cảm cuộn sơ cấp cao Hệ số ghép K cao Câu 13: D Câu 14: D Câu 15: C Chương 3: ĐIỐT BÁN DẪN Câu 1: Các tham số của tiếp xúc P- N khi ở trạng thái cân bằng là: lớp tiếp xúc có bề dày ký hiệu là d, điện trở lớp tiếp xúc kí hiệu là RP/N, cường độ điện trường tiếp xúc kí hiệu là E0( hay còn gọi là hàng rào thế năng) và tương ứng với nó có hệ số tiếp xúc lá V0. Câu 2: Các hiện tượng vật lý xảy ra khi tiếp xúc P-N phân cực thuận và phân cực ngược là: Phân cực thuận: chiều tác dụng của điện trường ngoài ngược lại với chiều tác dụng của điện trường tiếp xúc trong lớp tiếp xúc P-N nên lúc này lớp tiếp xúc P-N không còn ở trạng thái cân bằng động nữa. Điện trường trong lớp tiếp xúc giảm xuống, hàng rào thế năng giảm xuống một lượng bằng điện trường ngoài. Do đó phần lớn các hạt dẫn đa số dễ dàng khuếch tán qua tiếp xúc P-N, kết quả là dòng điện qua tiếp xúc tăng kên. Khi điện áp thuận có giá trị xấp xỉ với V0, dòng điện chạy qua tiếp xúc P-N thực sẽ được khống chế bởi điện trở thuận của tiếp xúc kim loại và điện trở khối tinh thể.Do vậy đặc tuyến Vôn- Ampe gần giống một đường thẳng. Phân cực ngược: điện áp ngoài tạo ra một điện trường cùng chiều với điện trường tiếp xúc E0, làm cho điện trường trong lớp tiếp xúc tăng lê, hàng rào thế năng càng cao hơn. Các hạt dẫn đa số khó khuếch tán qua vùng điện tích không gian, làm cho dòng điện khuếch tán qua tiếp xúc P-N giảm xuống so với trạng thái cân bằng. Đồng thời , do điện trường của lớp tiếp xúc tăng lên sẽ thúc đẩy quá trình chuyển động trôi của các hạt dẫn thiểu số và tạo nên dòng điện trôi có chiều từ bán dẫn N sang bán dẫn P. Câu 3: cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điốt bán dẫn là: Cấu tạo: Điốt bán dẫn là cấu kiện gồm có một tiếp xúc P-N và hai chân cực là anốt( kí hiệu là A) và catốt( kí hiệu là K). Anốt được nối với bán dẫn P, catốt được nối với bán dẫn N, được bọc trong vỏ bảo vệ bằng kim loại hoặc nhựa tổng hợp. Nguyên lý hoạt động: hoạt động của điốt dựa trên tính dẫn điện một chiều của tiếp xúc P-N. Khi đưa điện áp ngoài có cực dương vào anốt, âm vào catốt( UAK > 0) thì điốt sẽ dẫn điện và trong mạch có dòng điện chạy qua vì lúc này tiếp xúc P-N phân cực thuận. Khi điện áp ngoài có cực âm đưa vào anốt, cực dương đưa vào catốt( UAK<0) điốt sẽ khoá vì tiếp xúc P-N phân cực ngược, dòng điện ngược rất nhỏ chạy qua. Câu 4: Giải thích về đặc tính Vôn- Ampe: đặc tuyến Vôn-Ampe của điốt biểu thị mối quan hệ giữa dòng điện qua điốt với điện áp đặt giữa hai chân cực anốt và catốt( UAK). Đây chính là đặc tuyến Vôn-Ampe của lớp tiếp xúc P-N, do vậy dòng điện chạy qua điốt được tính theo công thức sau: I= I0(e- 1) Câu 5: Các tham số tĩnh của điốt bán dẫn: Điện trở một chiều hay còn gọi là điện trở tĩnh: R0 R0= Điện trở động: ri: là một tham số quan trọng và ri tỉ lệ với cotan góc nghiêng của đường tiếp tuyến với đặc tuyến Vôn- Ampe tại điểm làm việc tĩnh M của điốt ri= Điện dung của điốt: Cd điện dung của tiếp xúc P-N gồm có hai thành phần là điện dung rào thế( C0) và điện dung khuếch tán( Ckt) Cd = C0 + Ckt Điện dung rào thế C0 C0= hoặc C0= Điện dung khuếch tán: Ckt chỉ xuất hiện khi hiện tượng khuếch tán xảy ra. Điện áp ngược cực đại cho phép( Unguocmax): là giá trị điện áp ngược lớn nhất có thể đặt lên điốt mà nó vẫn làm việc bình thường Khoảng nhiệt độ làm việc: là khoảng nhiệt độ mà đảm bảo điốt làm việc bình thường. Tham số này quan hệ với công suất tiêu tán cho phép của điốt. Câu 6: các chế độ động của điốt bán dẫn là: khi điốt làm việc trong các chế độ tín hiệu biến đổi ta gọi đó là chế độ động của điốt. Đối với điốt có các sơ đồ tương đương khi nó phân cực thuận và phân cực ngược. Câu 7: Các đặc tính chính của điốt xung là: giá trị dòng điện thuận và dòng điện ngược, thời gian ổn định điện áp thuận t0, thời gian phục hồi khả năng ngắt tp. Ý nghĩa vật lí của thời gian phục hồi khả năng ngắt tp là khoảng thời gian kể từ thời điểm khi điốt dẫn dòng điện ngược cho tới khi dòng ngược đạt giá trị 0,1 lần giá tdạidòng ngược cực đại. Theo trị số tp người ta chia điốt xung làm 3 loại chính: Loại tốc độ cao: tp< 10 nsec Loại tốc độ trung bình: 10nsec<tp < 100 nsec Loại tốc độ thấp có: tp>100 nsec Câu 8: Câu 9: Câu 10: Câu 11: A Chương 4: TRANZITO LƯỠNG CỰC- BJT Câu 1: Cấu tạo và kí hiệu của hai loại tranzito lưỡng cực là: Tranzito lưỡng cực gồm có hai tiếp xúc P-N được tạo nên bởi ba miền bán dẫn loại P và N xếp xen kẽ nhau. Nếu miền bán dẫn ở giữa là bán dẫn loai N thì ta có tranzito lưỡng cực loại P-N-P. Nếu miền bán dẫn ở giữa là bán dẫn loại P thì ta có tranzito lưỡng cực loại N-P-N. Tranzito có ba chân cực là: Cực Phát kí hiệu là chữ E (Emitter) là nguồn phát ra các hạt tải điện trong tranzito. Cực Gốc kí hiệu là chữ B (Base) là cực điều khiển dòng điện. Cực Góp kí hiệu lsf chữ C (Collector) có nhiệm vụ thu nhận tất cả các hạt dẫn từ phần phát E qua phần gốc B tới. Hai tiếp xúc P-N là tiếp xúc phát- gốc kí hiệu là TE (gọi tắt là tiếp xúc phát), và tiếp xúc góp- gốc kí hiệu là TC (gọi tắt là tiếp xúc góp). Kí hiệu: Câu 2: Nguyên lý làm việc của BJT ở chế độ tích cựclà: khi ta cấp điện một chiều sao cho tiếp xúc phát- gốc phân cực thuận và tiếp xúc góp- phát phân cực ngược. Ở chế độ tích cực, tín hiệu ra biến thiên theo sự biến thiên của chế độ vào nên ta còn gọi là chế độ khuếch đại. Câu 3: Nguyên lý làm việc của BJT ở chế độ ngắt và chế độ bão hoà là: Ở chế độ ngắt: Tranzito làm việc ở chế độ ngắt là khi ta cấp điện cho các chân cực sao cho hai tiếp xúc P-N đều phân cực ngược. Ở chế độ ngắt tranzito không dẫn điện, cực góp coi như được nối tắt với nguồn cung cấp và tranzito như một chuyển mạch ở trạng thái hở. Ở chế độ bãn hoà: Tranzito hoạt động ở chế độ bão hoà khi ta cung cấp điện áp vào các chân cực sao cho cả hai tiếp xúc P-N đều phân cực thuận. Ở trạng thái này, cực phát và cực góp của tranzito coi như được nối tắt, dòng điện qua tranzito khá lớn, sụt áp giữa cực góp- phát gần bằng không vôn và tranzito như một chuyển mạch ở trạng thái đóng. Câu 4: Sơ đồ mắc cực gốc chung: Các đặc điểm của sơ đồ mắc cực gốc chung: Tín hiệu vào và tín hiệu ra đồng pha nhau Trở kháng vào ZV nhỏ khoảng vài chục đến vài trăm Ôm Zvào= ≈ 30 ÷ 300 Ω Trở kháng ra lớn Zra= RC= 100KΩ ÷ 1MΩ Hệ số khuếch đại dòng điện cực phát α= < 1 (α≈ 0,95 ÷ 0,999) Như vậy tranzito trong sơ đồ mắc cực gốc chung không có khuếch đại dòng điện. Hệ số khuếch đại điện áp: Ku = Hệ số khuếch đại điện áp phụ thuộc vào điện trở gánh. Câu 5: Cách mắc cực phát chung: tín hiệu đưa vào giữa cực gốc và cực phát, tín hiệu lấy ra từ giữa cực gốc và cực phát. Do đó, cực phát là chân cực chung của mạch vào và mạch ra và ta có sơ đồ mắc cực phát chung. Đặc điểm của sơ đồ mắc cực phát chung: Tín hiệu vào và tín hiệu ra ngược pha nhau. Trở kháng vào nhỏ nhưng lớn hơn so với trở kháng vào trong sơ đồ mắc cực gốc chung. Trở kháng ra lớn nhưng lớn hơn so với trở kháng ra trong sơ đồ mắc cực gốc chung. Hệ số khuếch đại dòng điện cực gốc là tỉ số giữa dòng điện ra với dòng điện vào: Hệ số khuếch đại điện áp: Hệ số khuếch đại công suất: Dòng điện rò cực góp ICeo nhỏ nhưng lớn hơn trong sơ đồ mắc cực gốc chung. Tần số làm việc giới hạn tương đối cao nhưng thấp hơn so với sơ đồ mắc cực gốc chung vì điện dung thông thường lớn hơn. Được sử dụng rộng rãi, đồng thời mạch khá ổn định về nhiệt độ và có tần số làm việc giới hạn khá cao. Ngoài ra mạch có trở kháng vào và trở kháng ra không chênh lệch nhiều nên trong việc ghép các mạch với nhau, ta có thể dùng kiểu ghép bằng điện trở và tụ điện rất đơn giản trong tính toán lại đơn giản trong lắp ráp và giá thành rẻ. Câu 6: Cách mắc cực góp chung: tín hiệu đưa vào giữa cực gốc và cực góp, tín hiệu lấy ra trên RE đặt giữa cực phát và cực góp, nên cực góp là chân cực chung của mạch vào và mạch ra. Khi cấp nguồn, dòng điện IE xuất phát từ dương nguồn EB qua điện trở tải RE về cực phát và đến lớp tiếp xúc phát TE. Tại đây nó chia thành hai thành phần là dòng điện cực gốc IB chạy qua RB về đất và thành phần dòng điện cực góp IC chạy qua cực góp xuống đất. Đặc điểm của sơ đồ mắc cực góp chung: Tín hiệu điện vào và tín hiệu điện ra đồng pha. Trở khá
Tài liệu liên quan