3 Bài tập môn luật ngân sách nhà nước
Câu 1: (3đ) Phân tích vai trò chủ đạo của Ngân sách trung ương trong hệ thống Ngân sách
nhà nước. Cho ví dụ minh hoạ.
- Vì sao NSTW lại giữ vai trò chủ đạo?
Ngân sách trung ương chiếm phần lớn ngân sách nhà nước:
+ thu => hưởng 100%: nhiều nguồn, là các nguồn có nguồn thu lớn
+ thu => hưởng theo tỉ lệ phần trăm: tỉ lệ chia cho ngân sách nhà nước không nhỏ, thêm vào đó là
nguồn thu này nhận về từ tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
=> cơ sở để ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN.
Hệ thống NSNN ở VN bao gồm 2 cấp: ngân sách TW và ngân sách địa phương trong đó ngân sách
địa phương gồm có ba cấp là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Mỗi cấp ngân sách đều giữa vai trò nhất định trong hệ thống NSNN. Trong đó, căn cứ vào điểm b
k2 Điều 4 LNSNN thì “NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chiến lược, quan trọng
của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách”.
Sở dĩ có thể nói ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo bởi vì bắt nguồn từ vị trí, vai trò của
chính quyền trung ương được Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị,
xã hội của đất nước.Chính vì vậy ngân sách Trung ương cũng phải giữ vai trò chủ đạo để có thể thực hiện
được những nhiệm vụ của chính quyền Trung ương, đồng thời điều đó thể hiện sự tập trung quyền lực
thống nhất của Nhà nước từ trung ương đến địa phương, đảm bảo sự cầm quyền của Nhà nước, tránh sự
phân tán ở địa phương.Chính vì vậy, ngân sách trung ương phải thực hiện tất cả các chức năng về kinh tế
xã hội của đất nước còn ngân sách địa phương chỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương và phải
chịu sự quyết định trực tiếp của ngân sách trung ương
5 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn luật ngân sách nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Svnhforum.com – Di n đàn sinh viên H c vi n Ngân hàng Page 1
3 Bài tập môn luật ngân sách nhà nước
Câu 1: (3đ) Phân tích vai trò chủ đạo của Ngân sách trung ương trong hệ thống Ngân sách
nhà nước. Cho ví dụ minh hoạ.
- Vì sao NSTW lại giữ vai trò chủ đạo?
Ngân sách trung ương chiếm phần lớn ngân sách nhà nước:
+ thu => hưởng 100%: nhiều nguồn, là các nguồn có nguồn thu lớn
+ thu => hưởng theo tỉ lệ phần trăm: tỉ lệ chia cho ngân sách nhà nước không nhỏ, thêm vào đó là
nguồn thu này nhận về từ tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
=> cơ sở để ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN.
Hệ thống NSNN ở VN bao gồm 2 cấp: ngân sách TW và ngân sách địa phương trong đó ngân sách
địa phương gồm có ba cấp là ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã.
Mỗi cấp ngân sách đều giữa vai trò nhất định trong hệ thống NSNN. Trong đó, căn cứ vào điểm b
k2 Điều 4 LNSNN thì “NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chiến lược, quan trọng
của quốc gia và hỗ trợ những địa phương chưa cân đối được thu, chi ngân sách”.
Sở dĩ có thể nói ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo bởi vì bắt nguồn từ vị trí, vai trò của
chính quyền trung ương được Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị,
xã hội của đất nước.Chính vì vậy ngân sách Trung ương cũng phải giữ vai trò chủ đạo để có thể thực hiện
được những nhiệm vụ của chính quyền Trung ương, đồng thời điều đó thể hiện sự tập trung quyền lực
thống nhất của Nhà nước từ trung ương đến địa phương, đảm bảo sự cầm quyền của Nhà nước, tránh sự
phân tán ở địa phương.Chính vì vậy, ngân sách trung ương phải thực hiện tất cả các chức năng về kinh tế
xã hội của đất nước còn ngân sách địa phương chỉ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương và phải
chịu sự quyết định trực tiếp của ngân sách trung ương.
=> Vai trò chủ đạo của NSTW được thể hiện trên hai phương diện:
Thứ nhất, NSTW được NN sử dụng vào điều tiết các hoạt động ở tầm vĩ mô:
Thể hiện vai trò chủ đạo của mình, NSTW nắm giữ các nguồn thu quan trọng nhất và phải đảm
đương các nhiệm vụ chi chủ yếu của quốc gia:
- Các khoản thu của ngân sách TW bg 2 nhóm lớn là các khoản thu được tập trung toàn bộ vào
NSTW và các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần % giữa NSTW và ngân sách địa phương.
+ Các khoản thu TW đc hưởng toàn bộ gồm: những khoản thu từ thuế gián thu có liên quan đến
hàng hóa xuất nhập khẩu, từ thuế đánh vào thu nhập của các đơn vị hạch toán toàn ngành; từ các khoản
thuế và thu từ đâu khí; từ tiền thu hồi vốn, thu hồi tiền cho vay của NSTW, thu nhập từ vốn góp của NN
và thu từ viện trợ k hoàn lại cho CPVN.
+Các khoản thu TW và địa phương được hưởng theo tỷ lệ % gồm các loại thuế gián thu k lq đến
hàng hóa xuất nhập khẩu; một vài loại thuế trực thu như thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ phần thuế TW
đã thu 100%), thuế thu nhập cá nhân.
- Các khoản chi của NSTW gồm: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ của CP, chi
viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của TW và chi bổ sung cho NS địa phương.
Hoạt động điều tiết này được thực hiện thông qua việc thu ngân sách từ các nguôn tài nguyên thiên
nhiên như thuế khóa, hoa lợi hành chính và hoa lợi thương mại hay các khoản vay nợ của Nhà từ công
chúng hoặc vay nợ nước ngoài để tài trợ cho các nhu cầu thiết yếu và lớn lao của nhà nước về kt, chính
Svnhforum.com – Di n đàn sinh viên H c vi n Ngân hàng Page 2
trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh và hoạt động của bộ máy nhà nước. Ngoài ra, thông qua việc thu
thuế thu nhập cá nhân, ngân sách TW góp phần điều tiết một phần thu nhập của một nhóm ng này để san
sẻ cho một nhóm ng khác, góp phần đem lại sự công bằng tương đối về thu nhập giữa các giai tầng xã
hội, đồng thời tạo ra các “hàng hóa công cộng” như hệ thống đường xá, cầu cống, công trình phúc lợi
công cộng, hệ thống quốc phòng an ninh.
Thứ hai, ngân sách trung ương điều hòa ngân sách địa phương bằng cách chi bổ sung cho ngân
sách địa phương:
Các khoản chi bổ sung cho ngân sách địa phương gồm: các khoản thu bổ sung để cân đối thu, chi
ngân sách địa phương và các khoản thu bổ sung có mục tiêu giúp cho địa phương thực hiện những nhiệm
vụ mà pháp luật quy định. Mục đích của việc chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới là để gq tình trạng căng
thẳng của ngân sách cấp dưới do nguồn thu k đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu. Qua đó, cân đối được nhiệm vụ
thu chi ở cấp ngân sách địa phương.
Ví dụ:
Câu 2: (3đ) So sánh đối tượng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp và đối tượng nộp thuế Thu
nhập cá nhân theo pháp luật hiện hành.
Điểm giống nhau:
- Đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân là người có nghĩa vụ nộp thuế
hay là người trực tiếp phải gánh chịu thuế
- Cơ sở để xác định đối tượng nộp thuế là dựa vào thực trạng của đời sống kinh tế - xã hội.
- Việc xác định đối tượng nộp thuế nhằm tạo nguồn thu cho NSNN, điều tiết nền kt, điều hòa thu
nhập xã hội.
Điểm khác nhau:
TCPB Đtg nộp thuế TNDN Đtg nộp thuế TNCN
Chủ thể nộp Mọi tổ chức và doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế có phát sinh thu
nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
-> ko phải mọi tổ chức doanh nghiệp cứ
có thu nhập là đối tượng chịu thuế mà
Đối với tổ chức không phải là doanh
nghiệp, hợp tác xã thì chỉ trở thành
người nộp thuế nếu tổ chức có thực hiện
các hoạt động sản xuất kinh doanh có
thu nhập.
Là cá nhân có thu nhập chịu thuế
theo quy định của pháp luật nhằm
thực hiện mục đích điều tiết một phần
thu nhập của họ để thực hiện công
bằng xã hội
cá nhân có thu nhập là thuộc đối
tượng nộp thuế không phân biệt cá
nhân đó có tư cách chủ thể, tức là độ
tuổi hay xác định năng lực trách
nhiệm pháp luật
Cơ sở xác định đối
tượng chịu thuế
- mối quan hệ quốc tịch (nhà nước và
công dân) và mối quan hệ lãnh thổ (nhà
nước và chủ quyền lãnh thổ quốc gia
- có thu nhập phát sinh trong hay ngoài
lãnh thổ việt nam
- thu nhập phát sinh có liên quan đến
hoạt động của cơ sở thường trú tại Việt
- Cá nhân cư trú hay không cư trú:
+ cá nhân cư trú: * Phải hiện diện: Có
mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên
tính trong một năm dương lịch hoặc
tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày
đầu tiên có mặt tại Việt Nam
*Phải có nơi ở thường xuyên: Có nơi
Svnhforum.com – Di n đàn sinh viên H c vi n Ngân hàng Page 3
Nam không ở thường xuyên tại Việt Nam
+ cá nhân không cư trú: không đáp
ứng được những điều kiện trên
- có thu nhập phát sinh trong
hay ngoài lãnh thổ việt nam
Cơ sở pháp lý NĐ 124/2008/NĐ-CP; Luật thuế TNDN
năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi
hành.
NĐ 100/2008/NĐ-CP; Luật thuế
TNCN 2007 và các văn bản hướng
dẫn thi hành luật thuế thu nhập cá
nhân;
Câu 3: (4đ) Công ty TNHH Minh Nguyệt chuyên kinh doanh mặt hàng xe ôtô nhập khẩu.
Đầu năm 2009, công ty nhập 100 chiếc xe về Việt Nam để bán, trong đó có 20 xe tải, 5 xe chuyên
dụng thuộc diện trong nước chưa sản xuất được, số còn lại là xe ôtô chở khách từ 4-16 chỗ ngồi.
Giữa năm, công ty đã bán hết số xe trên cho khách hàng trong nước.
Hỏi: Công ty TNHH Minh Nguyệt phải nộp những loại thuế nào? Giải thích tại sao?
Trả lời:
Căn cứ vào thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 ; luật thuế xuất nhập khẩu năm 2005; luật thuế
tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 và các văn bản hướng dẫn thi hành các
luật trên thì công ty Minh Nguyêt phải nộp những loại thuế sau:
* Thuế xuất nhập khẩu:
Theo bài “Đầu năm 2009, công ty nhập 100 chiếc xe về Việt Nam để bán”. Do đó, căn cứ vào
Điều 2 của luật thuế XNK 2005 và Điều 1 NĐ 87/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng chịu thuế thì 100
chiếc ô tô được công ty Minh Nguyệt nhập khẩu cũng thuộc diện đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu.
Mặt khác, công ty Minh Nguyệt trực tiếp nhập 100 chiếc ô tô về để kinh doanh kiếm lời nên căn cứ vào
điều 4 Luật thuế NXK và điểm a khoản 1 Điều 3 NĐ 87/2010/NĐ-CP quy định về đối tượng nộp thuế. Vì
vậy, công ty Minh Nguyệt phải tiến hành đăng kí kê khai nộp thuế XNK.
Trong trường hợp các mặt hàng xe ô tô nói trên thuộc Danh mục thuế xuất, nhập khẩu một số mặt
hàng trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi (Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2007/QĐ-BTC ngày
03/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) thì mức thuế suất đối với 100 chiếc xe trên tùy từng loại sẽ được
áp dụng theo quy định riêng này.
* Thuế tiêu thụ đặc biệt:
Theo bài ”Công ty TNHH Minh Nguyệt chuyên kinh doanh mặt hàng xe ôtô nhập khẩu“. Vì
vây, hoạt động kinh doanh mặt hàng ô tô nhập khẩu là hoạt động thường xuyên, có đăng kí kinh doanh
của công ty Minh Nguyệt. Việc nhập khẩu ô tô để kinh doanh thu lợi nhuận là mục đích kinh doanh hoạt
động của công ty Minh Nguyệt.
Mặt khác, căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 2 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 quy định về đối
tượng chịu thuế thì “Xe ô tô dưới 24 chỗ ngồi, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng có từ hai hàng
ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng”. Mà theo bài thì
“Đầu năm 2009, công ty nhập 100 chiếc xe về Việt Nam để bán, trong đó có 20 xe tải, 5 xe chuyên
dụng thuộc diện trong nước chưa sản xuất được, số còn lại là xe ôtô chở khách từ 4-16 chỗ ngồi”.
Svnhforum.com – Di n đàn sinh viên H c vi n Ngân hàng Page 4
Căn cứ vào Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt quy định về người nộp thuế “Người nộp thuế tiêu thị
đặc biệt là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt”. Thì công ty Minh Nguyệt thuộc diện phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
Như vậy, những loại xe nào đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật sẽ phải chịu thuế TTĐB. Cụ
thể:
+ ĐỐi với loại xe ô tô chở khách từ 4-16 chỗ ngồi sẽ chắc chắn chịu thuế TTĐB;
+ ĐỐi với loại xe tải chỉ chịu thuế TTĐB trong trường hợp có thiết kế như quy định tại điểm d
khoản 1 ĐIều 2 nói trên;
+ Riêng đối với xe chuyên dụng nếu không thuộc quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Thuế TTĐB
(đối tượng không phải chịu thuế) thì vẫn phải chịu thuế TTĐB.
* Thuế thu nhập doanh nghiệp:
Theo bài “Công ty TNHH Minh Nguyệt chuyên kinh doanh mặt hàng xe ôtô nhập khẩu”. Để
thực hiện hoạt động kinh doanh này thì công ty Minh Nguyệt tiến hành hoạt động đăng kí kinh doanh mặt
hàng ô tô với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy, kể từ ngày công ty thực hiện việc đăng kí kinh
doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì công ty Minh Nguyệt thỏa mãn dấu hiệu “có hành vi kinh
doanh”.
Việc thực hiện kinh doanh của công ty là hoạt động thường xuyên, công ty nhập khẩu và bán hàng
liên tục, việc nhập hàng và bán hàng rất thuận lợi, điều đó được thể hiện thông qua việc công ty mới nhập
khẩu ô tô 100 chiếc đầu năm mà đến giữa năm đã bán hết số ô tô nhập khẩu đó. Việc kinh doanh ô tô
mang đến lợi nhuận cao cho doanh nghiệp, thu nhập phát sinh từ hoạt động này đã duy trì được hoạt động
cho doanh nghiệp.
Như vậy, căn cứ vào điều 2, điều 3 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định “Chủ thể
có nghĩa vụ nộp thuế là các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập, .”. Vì
vậy, công ty Minh Nguyệt thuộc đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và công ty phải tiến hành
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
* Thuế giá trị gia tăng:
Công ty Minh Nguyệt là công ty chuyên kinh doanh mặt hàng ô tô. Mà ô tô là mặt hàng tiêu dùng
phổ biến, là phương tiện đi lại, phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng hàng ngày của người dân VN.
Mà theo Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng quy định “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh
và tiêu dùng ở VN là đối tượng chịu thế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật
này”. Do đó, mặt hàng ô tô mà công ty Minh Nguyệt tiến hành kinh doanh là mặt hàng thuộc đối tượng
điều chỉnh của luật thuế giá trị gia tăng.
Bên cạnh đó, công ty Minh Nguyệt tiến hành hoạt động kinh doanh nhập khẩu ô tô nhằm mục đích
lợi nhuận, duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nên để đảm bảo về mặt pháp lý cho hoạt động của
mình công ty Minh Nguyệt phải tiến hành hoạt động đăng kí kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền.
Do đó, căn cứ vào Điều 4 Luật thuế GTGT và khoản 1 Điều 2 NĐ 123/2008/NĐ-CP thì đối tượng
nộp thuế là tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức cá
nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
=> Công ty Minh Nguyệt phải tiến hành nộp thuế giá trị gia tăng theo quy định tại luật thuế giá trị
gia tăng 2008.
Svnhforum.com – Di n đàn sinh viên H c vi n Ngân hàng Page 5
* Thuế môn bài:
Theo quy định tại điểm 1 Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 7/5/2003 của Bộ Tài chính, hướng
dẫn bổ sung sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực
hiện Nghị định 75/2002/NĐ-CP ngày 30/08/2002 của Chính phủ thì đối tượng nộp thuế môn bài là: Các
tổ chức kinh tế bao gồm: Các Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn,
Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, tổ chức và cá
nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, các tổ chức
kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn
vị vũ trang nhân dân, các tổ chức đơn vị sự nghiệp khác và tổ chức kinh doanh hoạch toán kinh tế độc lập
khác.
Theo bài, Công ty Minh nguyệt là công ty TNHH nên công ty này phải nộp thuế môn bài theo quy
định của pháp luật môn bài căn cứ vào vốn đăng ký ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc
giấy phép đầu tư. Đông thời, vốn đăng ký phải căn cứ vào vốn điều lệ. Ta có biểu như sau:
Đơn vị: đồng
Bậc
thuế môn bài
Vốn đăng ký Mức thuế Môn bài cả năm
- Bậc 1 Trên 10 tỷ 3.000.000
- Bậc 2 Từ 5 tỷ đến 10 tỷ 2.000.000
- Bậc 3 Từ 2 tỷ đến dưới 5 tỷ 1.500.000
- Bậc 4 Dưới 2 tỷ 1.000.000
* Thuế nhà đất:
Cty Minh Nguyệt là Cty TNHH có tư cách pháp nhân và có trụ sở riêng. Nếu như cty có quyền sở
hữu đối với diện tích đất làm trụ sở thì theo Điều 2 pháp lệnh thuế nhà, đất 1992: “Tổ chức, cá nhân có
quyền sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình là đối tượng nộp thuế đất quy định tại Pháp lệnh này” cty
Minh nguyệt còn phải nộp thuế nhà đất.