Công việc thiết kế sáng tạo,
với mục tiêu thỏa măn tối đa các yêu cầu của
đối tượng sửdụng sản phẩm thiết kế,
cũng có thể được coi nhưmột nghiên cứu khoa học,
bởi vì trong quá trình đó,
người thiết kếluôn phải có định hướng,
luôn đặt ra các câu hỏi
và gian khổ đi tìm các phương án trảlời,
hay nói một cách khác,
người thiết kếphải có tưduy của một nhà nghiên cứu khoa học
và có một phương pháp thiết kế-
phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn.
Trong bài tập này,
học viên trình bày quá trình nghiên cứu của mình đểthực hiện một đềtài nhỏ:
Thiết kếmới cho tủbếp.
Đây là bài tham dựcuộc thi thiết kế:
“Kitchen is the Heart of the Home“
do mạng Designboom.com (Italia) tổchức năm 2004
9 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 5684 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập môn Phương pháp nghiên cứu khoa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Lời mở đầu
Công việc thiết kế sáng tạo,
với mục tiêu thỏa măn tối đa các yêu cầu của
đối tượng sử dụng sản phẩm thiết kế,
cũng có thể được coi như một nghiên cứu khoa học,
bởi vì trong quá trình đó,
người thiết kế luôn phải có định hướng,
luôn đặt ra các câu hỏi
và gian khổ đi tìm các phương án trả lời,
hay nói một cách khác,
người thiết kế phải có tư duy của một nhà nghiên cứu khoa học
và có một phương pháp thiết kế -
phương pháp nghiên cứu khoa học đúng đắn.
Trong bài tập này,
học viên trình bày quá trình nghiên cứu của mình để thực hiện một đề tài nhỏ:
Thiết kế mới cho tủ bếp.
Đây là bài tham dự cuộc thi thiết kế:
“Kitchen is the Heart of the Home“
do mạng Designboom.com (Italia) tổ chức năm 2004
Trần Ngọc Hiếu - Lớp: CH04K.
Bài tập môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học.
Nội dung đề tài.
1. Tên đề tài:
Tìm ý tưởng mới cho tủ bếp trên trong hệ thống
bếp nấu ăn gia đình.
2. Lý do nghiên cứu:
Thiết kế tham dự cuộc thi “Kitchen is the Heart of
the Home” (các chữ viết hoa học viên để nguyên theo tên
chính thức của cuộc thi) do mạng Designboom.com-
Italia tổ chức. (Designboom.com là cầu nối giữa người
thiết kế và nhà sản xuất trong lĩnh vực đồ nội thất, tất cả
các cuộc thi do mạng này tổ chức đều hướng tới mục
đích chọn được các thiết kế tốt nhất đưa vào sản xuất
phục vụ cuộc sống. Hàng năm, tùy theo yêu cầu của các
hãng sản xuất, có thể có rất nhiều cuộc thi với các chủ đề
khác nhau, thu hút đông đảo designer trên thế giới, số
lượng trung bình khoảng 2000 người mỗi cuộc thi).
3. Mục tiêu của đề tài:
a. Đưa ra ý tưởng thiết kế tủ bếp treo trên kiểu mới, tiện
lợi cho sử dụng, phù hợp về mặt công năng, mới lạ về
hình thức…Đây là cơ hội thực hành nghiên cứu nghề
nghiệp thuần túy.
b. Đoạt giải thưởng của cuộc thi để có thể đưa thiết kế
vào giai đoạn chi tiết và sản xuất.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: tủ bếp trên trong hệ
thống bếp nấu ăn gia đình. Cần nói thêm, cuộc thi chia ra
3 thể loại:
a. Thiết kế tổng thể bếp.
b. Thiết kế chi tiết phụ kiện - đồ dùng làm bếp.
c. Thiết kế chi tiết riêng tủ trên của bếp.
Học viên tham gia ở thể loại C.
Về độ chi tiết của đề tài: nhấn mạnh về phần ý tưởng tạo
hình (hình dáng-kích thước-vật liệu), công năng sử dụng
(sự thuận tiện, phù hợp nhân trắc học…), ở giai đoạn
này, phần chi tiết kỹ thuật ở mức độ chỉ cần dừng ở mức
độ thấp, chưa cần quá kĩ lưỡng.
Trần Ngọc Hiếu - Lớp: CH04K.
Bμi tËp m«n: Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc.
5. Các mẫu khảo sát:
Các mẫu tủ bếp trên kiểu “cũ” có trên thị trường
Việt Nam và thế giới (xem ảnh minh họa) về mặt chất
liệu và hình dáng rất đa dạng, phong cách trang trí theo
nhiều thời kì và chủ đề khác nhau, kích thước tủ trên và
khoảng cách so với bàn bếp ở dưới thay đổi tùy theo số
đo nhân trắc của mỗi dân tộc. Ví dụ: ở các quốc gia châu
A’, nhất là Việt Nam, các số đo này thấp hơn khoảng
5cm so với số đo ở các quốc gia châu Âu.
Tủ trên có thể để trống, không có cửa, chỉ đơn
thuần là các giá đồ hoặc có cửa đóng kín (bằng gỗ, kính,
nhựa...)
Cách mở cửa: đẩy ngang hoặc cánh mở. Nhìn chung, với
các cánh mở này, người sử dụng thường gặp khó khăn
khi lấy những đồ ở các vị trí cao, dễ gặp chấn thương khi
cố gắng do rướn, với quá mức hoặc bị đồ rơi vào người,
đặc biệt nguy hiểm khi va chạm vào phần mắt, mặt, cổ.
TrÇn Ngäc HiÕu - Líp: CH04K.
Bμi tËp m«n: Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc.
6. Các câu hỏi nghiên cứu:
a. Khoảng cách giữa tủ trên và bàn bếp bao nhiêu là vừa
phải? (tạm gọi là tham số A)
b. Độ cao của tủ trên là bao nhiêu để nằm trong tầm với
an toàn (không phải quá cố gắng) của nguời sử dụng,
không bị đồ rơi vào người? (tạm gọi là tham số B)
c. Vật liệu bằng gì? Vật liệu đó ảnh hưởng như thế nào
đến sự quan sát của người sử dụng?
d. Kết cấu ra sao? Hiện tại, các kết cấu tủ bếp (mà học
viên được biết) đều tĩnh, liệu có giải pháp động - di
chuyển linh hoạt hay không, nó góp phần gì giúp cải
thiện thiết kế?
e. Hình dáng thế nào cho mới lạ?
g. Cách thức tiếp cận hiện tại (lấy, cất đồ từ tủ, quan sát
từ bên ngoài… đã là tối ưu và duy nhất chưa? Liệu còn
có cách thức nào khác?
h. Các vấn đề a, b, c, d tồn tại một cách độc lập, không
có sự tương tác với nhau hay có mối liên hệ nào giữa
chúng, nếu có, với sự kết hợp của các yếu tố trên, ta
được kết quả như thế nào?
7. Luận điểm khoa học
a. Các số liệu nhân trắc học và liên hệ với các kích thước
của tủ bếp: theo Những dữ liệu của kiến trúc sư - Sổ tay
các kiểu công trình xây dựng, tác giả Neufert do nhà xuất
bản Khoa học và kỹ thuật tái bản lần thứ 2 năm 1998
tầm với của một người bình thường là 2160mm (tỷ lệ cân
đối của cơ thể do kiến trúc sư Le Corbusier nghiên cứu
và đưa ra ), các tham số A, B lần lượt là 650 và 700mm,
tầm với khi đứng bếp của phụ nữ là 1850. Đây là các
tiêu chuẩn Âu, Mĩ. Các số đo này ở các châu lục khác có
sự biến đổi, cụ thể như đã nói ở phần 5, sai lệch có thể
lên tới 50mm
b. Quan điểm của học viên - người thiết kế truớc vấn đề
trên:
Rõ ràng có sự khác biệt về mặt cấu trúc và hình dạng, số
đo thể chất giữa các dân tộc trên các vùng miền, giữa các
chủng tộc, không thể nhắm mắt tra sách và áp dụng một
cách máy móc các thông số được. Ví dụ trong tỷ lệ nổi
tiếng của Le Corbusier, chiều cao bình thường đặt ra
(của đàn ông trưởng thành là 1.75), số liệu này đã cũ,
cách đây 40 năm nhưng ở cụ thể Việt Nam, con số tương
tự mới chỉ là 1.67m. Hơn nữa, đây là cuộc thi nhằm mục
đích tìm các thiết kế để sản xuất hàng loạt và bán trên thị
trường toàn cầu vì vậy theo quan điểm của học viên, cần
xử lý vấn đề một các khéo léo, nêu ra một giải pháp tổng
TrÇn Ngäc HiÕu - Líp: CH04K.
Bμi tËp m«n: Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc.
thể mang hiệu quả cao, linh hoạt nhờ một khả năng biến
đổi nào đó…
c. Trả lời các câu hỏi và đề xuất giải pháp mới (giả
thuyết nghiên cứu)
Để trả lời các câu hỏi-các vấn đề nêu ở phần 6, học viên
đưa ra phuơng án làm tủ bếp theo kiểu vỏ diêm dựng
đứng, mặt ngoài bằng nhựa trong có các lỗ nhỏ để có thể
quan sát bên trong và thông khí, phần ruột có thể trượt
lên và xuống được như một ngăn kéo. Do có thể kéo
xuống sát mặt bàn bếp nên tham số A có thể được nâng
lên 1000mm, tạo độ thông khí và chiếu sáng đáng kể cho
khu bếp, tạo sự liên hệ “cởi mở” hơn với các không gian
sinh hoạt xung quanh. Tham số B vẫn giữ nguyên. Chiều
cao của người đứng bếp trở nên ít quan trọng hơn trong
cân nhắc khi thiết kế, chỉ cần đảm bảo độ cao đến tay
nắm để kéo xuống là 1900 (đây là độ cao của người cao
1450 có thể dễ dàng với tới). Thiết kế đã thể hiện ý đồ
qua hình vẽ.
TrÇn Ngäc HiÕu - Líp: CH04K.
Bμi tËp m«n: Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc.
8. Chứng minh tính khả dụng của giả thuyết:
Các phương pháp chứng minh:
. thực địa
- phỏng vấn
- điều tra
- hội thảo
- thực nghiệm thí điểm
Do không có điều kiện thời gian, kinh phí và quy mô của
đề tài nên học viên chỉ có thể thực hiện được phương
TrÇn Ngäc HiÕu - Líp: CH04K.
Bμi tËp m«n: Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc.
pháp phỏng vấn, trên nhiều độ tuổi, hình thể, nghề
nghiệp, trình độ học vấn, mức độ sử dụng bếp … tuy
nhiên cũng chỉ ở một quy mộ nhỏ hẹp.
Đối tượng phỏng vấn và các ý kiến:
• Mẹ: đã nghỉ hưu, nghề nghiệp trước đây: đầu bếp,
hiện tại: nội trợ gia đình, 57 tuổi, trình độ: tốt nghiệp
phổ thông trung học, cao 1.55m.
Ý kiến: có vẻ hợp lý, không gian giữa tủ trên và bàn
bếp sẽ thoáng hơn, không phải bắc ghế hay cố gắng
với khi lấy đồ ở trên cao.
• Chị gái: nhà báo, 29 tuổi, trình độ: cử nhân báo chí
và ngoại ngữ chuyên ngành phiên dịch tiếng Nga, đã
lập gia đình, có 1 con trai, thường xuyên làm công
việc nội trợ cao 1.50m.
Ý kiến: được, mới lạ, tiện lợi vì không phải bắc ghế
hay cố gắng với khi lấy đồ ở trên cao (do hơi thấp).
• Em gái (em họ): sinh viên năm cuối ĐH. Bách Khoa
Hà Nội, 23 tuổi, ít khi vào bếp do bận học và lười,
cao 1.65m
Ý kiến: mới lạ, tuy nhiên không quan tâm lắm.
• Bạn gái của em trai: kiến trúc sư, trình độ: đại học,
25 tuổi, ít khi vào bếp do công việc quá bận, gần đây
thường xuyên hơn do đang đi học nấu ăn, cao 1.63m.
Ý kiến: mới lạ, cần quan tâm hơn đến kết cấu và khả
năng chịu tải.
• Một em gái hàng xóm: bán phở, trình độ: lớp 7/12,
20 tuổi, làm bếp chuyên nghiệp, cao 1.67m.
Ý kiến: mới lạ, tuy nhiên chưa hiểu lắm, cần có mẫu
thật để thử nghiệm trực tiếp. Hiện tại không thấy có
vấn đề gì với tủ bếp trên đang sử dụng.
• Bố: nhân viên kĩ thuật đường sắt đã nghỉ hưu, 62
tuổi, ít khi phải làm bếp, cao 1.60m.
Ý kiến: lạ, tiếp cận dễ dàng, kết cấu ray trượt như thế
nào để đảm bảo và khả năng chịu tải.
• Em trai: kiến trúc sư, trình độ: đại học, 24 tuổi, chưa
bao giờ phải làm bếp một cách đúng nghĩa, cao
1.68m.
Ý kiến: cách đặt vấn đề khác lạ.
• Bạn cùng cơ quan, nam giới,kiến trúc sư, 27 tuổi, nấu
ăn khá ngon, cao 1.72m
Ý kiến: OK! Thích ý tưởng trên,mới lạ, cần đẩy kỹ
hơn.
9. Luận cứ lý thuyết:
Về mặt lý thuyết, tuy ý tưởng-giả thuyết đưa ra là mới
mẻ nhưng hết sức đơn giản về mọi khía cạnh: sự sẵn có
của vật liệu, đơn giản của kết cấu, tương đối hợp lý trong
TrÇn Ngäc HiÕu - Líp: CH04K.
Bμi tËp m«n: Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc.
cách lập luận nên học viên tin vào khả năng hiện thực
của đồ ăn, có thể đạt được mục tiêu đề ra ở phần 3.
10. Các quan sát thực tế để củng cố, chứng minh tính
thiết thực của phương án thiết kế:
Cuộc thi ở giai đoạn tìm ý tưởng nên học viên lúc này
chưa vạch ra giải pháp cụ thể cho phần kỹ thuật (phần có
nhiều ý kiến băn khoăn nhất) nhưng theo quan sát, các
kết cấu tương tụ, có thể chỉnh sửa và đưa vào áp dụng
trong trường hợp này là: cửa gara đẩy tay lên phía trên –
rất phổ biến ở các nước Âu, Mĩ. Để đưa vào thực tế, thiết
kế cần hoàn thiện nhiều nhưng có thể chắc, ý tưởng có
thể trở thành hiện thực
11. Kết quả cuộc thi:
a. Các nghiên cứu gần giống đã có và đang tiến hành
trong cùng thời gian: đây là một thiết kế ý tưởng - tham
dự một cuộc thi, được đánh giá bởi hội đồng các nhà sản
xuất, designer chuyên nghiệp, sự đánh giá của họ, phần
nào thể hiện tính đúng đắn trong định hướng nghiên cứu.
Trong 3000 bài dự thi, nghiên cứu của học viên lọt vào
vòng 2 (100 bài). Giải 1 cuộc thi, cùng thể loại cũng là
một ý tưởng về sự linh hoạt của tủ bếp, trong phương án
mang tên LIFT (nâng) này tủ bếp cũng được bố trí trượt
lên và xuống
b. Nhận xét và đánh giá của bản thân.
Trong 2 mục tiêu đề ra, nghiên cứu chỉ có được
cơ hội cọ xát, nghiên cứu học hỏi về nghề nghiệp trong
cách đặt vấn đề và giải quyết vấn đề (gồm cả giải quyết
vấn đề bằng nhạy cảm và năng lực trong thiết kế).
Bài tập này sử dụng một đồ án cũ để rèn luyện
phương pháp nghiên cứu khoa học - phương pháp làm
việc, thiết kế có định hướng và hiệu quả.
Bài thi giải 1 (cùng thể loại) mang tên LIFT (nâng)
của michel cornu + jean-pierre schoch + mattia brianza +
andrea guarisco
TrÇn Ngäc HiÕu - Líp: CH04K.
Bμi tËp m«n: Ph−¬ng ph¸p nghiªn cøu khoa häc.
Thụy Sĩ
TrÇn Ngäc HiÕu - Líp: CH04K.