Bài tập nhóm số 2 quản trị hoạt động

1. Phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp và đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: a. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. b. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. c. Phân tích hiệu quả hoạt động. d. Phân tích khả năng sinh lời. 2. Nếu anh/chị là CEO của doanh nghiệp, căn cứ vào thực trạng tài chính của Doanh nghiệp và bối cảnh vĩ mô hãy xác định mục tiêu ngắn hạn của Doanh nghiệp. a. Nên thúc đẩy kinh doanh, đầu tư thêm dự án, đầu tư vào Công ty con để mở rộng doanh số và thu nhập. b. Nên cơ cấu lại tài sản, nguồn vốn để doanh nghiệp ổn định khả năng thanh toán. 3. Hãy đưa ra các giả định (số năm hoạt động, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chiết khấu…) và định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E, P/B và DCF. Giả sử Anh/chị là CEO của doanh nghiệp , hay đưa ra quyết định có nên mua hay không cổ phiếu của doanh nghiệp làm cổ phiếu quỹ?

doc15 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2492 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập nhóm số 2 quản trị hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP NHÓM SỐ 2 QUẢN TRỊ HOẠT ĐỘNG DANH SÁCH NHÓM 6. LỚP MBA M0410 1. Bùi Trọng Huy 2. Đào văn Dũng 3. Mai Thành Đồng 4. Lê Công Tuấn 5. Nguyễn Thuận Mai 6.  Nguyễn Thị Mỹ Lệ 7.  Trịnh Nguyên Tùng ĐỀ BÀI 1. Phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp và đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu: a. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp. b. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. c. Phân tích hiệu quả hoạt động. d. Phân tích khả năng sinh lời. 2. Nếu anh/chị là CEO của doanh nghiệp, căn cứ vào thực trạng tài chính của Doanh nghiệp và bối cảnh vĩ mô hãy xác định mục tiêu ngắn hạn của Doanh nghiệp. a. Nên thúc đẩy kinh doanh, đầu tư thêm dự án, đầu tư vào Công ty con để mở rộng doanh số và thu nhập. b. Nên cơ cấu lại tài sản, nguồn vốn để doanh nghiệp ổn định khả năng thanh toán. 3. Hãy đưa ra các giả định (số năm hoạt động, tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ chiết khấu…) và định giá cổ phiếu theo phương pháp P/E, P/B và DCF. Giả sử Anh/chị là CEO của doanh nghiệp , hay đưa ra quyết định có nên mua hay không cổ phiếu của doanh nghiệp làm cổ phiếu quỹ? BÀI LÀM Để thực hiện bài tập nhóm số 2 này nhóm chúng tôi xin được lựa chọn Công ty cổ phần Nhựa thiếu niên Tiền Phong có mã chứng khoán giao dịch là NTP. Thông qua các báo cáo tài chính của Công ty năn 2010 và 2011 để thấy được tình hình tài chính của Công ty qua các năm cũng như đánh giá tỷ lệ tăng trưởng của Công ty. I. Giới thiệu về Công ty cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong Công ty cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tiền thân là Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong, được thành lập từ năm 1960 với quy mô gồm 4 nhà xưởng chính: Phân xưởng cơ khí, phân xưởng nhựa trong (polystyrol) và phân xưởng bóng bàn, đồ chơi. Ngày 19/05/1960, Nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền phong chính thức khánh thành đi vào hoạt động với nhiệm vụ chủ yếu: Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ thiếu niên nhi đồng. Ngày 29/4/1993 với Quyết định số 386/CN/CTLD của Bộ Công Nghiệp Nhẹ (nay là Bộ Công Thương), nhà máy Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được đổi tên thành Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong. Theo đó Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, sản xuất các sản phẩm từ chất dẻo. Với mô hình tổ chức mới, chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trường, Công ty đã mạnh dạn chuyển đổi mặt hàng truyền thống từng nổi tiếng một thời nhưng hiệu quả thấp để chuyển hẳn sang sản xuất ống nhựa PVC, PEHD…Từ những bước đi đúng đắn, vững chắc, sản phẩm của Công ty đã và đang chiếm lĩnh thị trường bằng uy tín về chất lượng cũng như tính cạnh tranh về giá bán. Đến ngày 17/8/2004, công ty Nhựa Thiếu niên Tiền Phong đã được chuyển đổi sang hình thức công ty Cổ phần bằng quyết định số 80/2004/QD-BCN của bộ Công nghiệp. Đánh dấu một bước đi phát triển mới của công ty. Cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Công ty đã mạnh dạn đầu tư, đổi mới nhiều chủng loại sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu thị trường . Mặt hàng ống nhựa U, PVC, PEHD, PPR dung trong lĩnh vực cung cấp nước sạch, tiêu thoát nước thải phục vụ nhu cầu dân dụng và sử dụng trong các ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp…đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.  Với phương châm “Chất lượng là trên hết, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng” thương hiệu Nhựa Tiền Phong đã được khẳng định trên thị trường có sức lan tỏa mạnh mẽ. Tiếp tục duy trì hệ thống kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ, đồng thời lựa chọn đa phương thức phục vụ nhằm tối đa nhu cầu khách hàng. Vì vậy trong những năm tới, công ty chắc chắn sẽ duy trì được tốc độ phát triển cao, giữ vững và ngày càng mở rộng thị trường, không chỉ thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, Công ty cũng đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa 5 nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia và Myanma . Doanh số xuất khẩu sang các thị trường trong khu vực trong thời gian tới sẽ được đẩy mạnh, riêng doanh số xuất khẩu sang nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào sẽ đạt từ 1.200.000 đến 1.800.000 USD/năm. Với mạng lưới tiêu thụ gồm 6 Trung tâm bán hàng trả chậm và gần 300 đại lý bán hàng, sản phẩm Nhựa Tiền phong đã và đang có mặt ở các miền trên cả nước. Đặc biệt tại miền Bắc, sản phẩm Nhựa Tiền Phong sẽ chiếm 70-80% thị phần ống nhựa. Để hòa nhịp tốc độ phát triển của đất nước, công ty phấn đấu doanh thu bán hàng, GTSXCN, lợi nhuận ròng và nộp ngân sách năm sau sẽ tăng hơn năm trước từ 10-15%. Từng bước nâng cao đời sống của CBCNV, qua đó tạo điều kiện để công ty thực hiện tốt công tác từ thiện và an sinh xã hội. Từ những cố gắng và thành công đạt được trong suốt 50 năm qua, Công ty Nhựa Thiếu niên Tiền phong đã đạt được 127 Huy chương vàng tại các kỳ hội chợ hàng công nghiệp Quốc tế và trong nước, được người tiêu dùng bình chọn là “Hàng Việt nam chất lương cao ”; 02 cúp Bạc và 02 giải Quả cầu vàng Bông sen vàng năm 2002, cúp “Vì sự nghiệp xanh Việt nam” năm 2003, cúp “Vì sự phát triển cộng đồng” năm 2004; “Cổ phiếu vàng Việt Nam” năm 2009; Giải thưởng “Top 20 Nhãn hiệu nổi tiếng Việt Nam ” năm 2010. Công ty còn là 1 trong 50 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008; là 1 trong 10 doanh nghiệp tiêu biểu của thành phố Hải phòng năm 2001, 2003, 2004, 2005, 2008, 2009. Đặc biệt năm 2010 Công ty giành giải thưởng Sao Vàng Đất Việt giành cho top 10 thương hiệu nổi tiếng. + Chiến lược phát triển và đầu tư: - Không ngừng nỗ lực phát triển để vươn lên vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực của mình. - Luôn phấn đấu để vươi tới sự hoàn thiện để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng đối với các sản phẩm mang thương hiệu nhựa Tiền phong. - Hướng đến khách hàng: làm tất cả vì khách hàng cả trong suy nghĩ và hành động. - Phát triển hệ thống phân phối sản phẩm rộng khắp, xây dựng công ty thành một công ty hàng đầu về sản phẩm về nhựa. II. Phân tích thực trạng tài chính của Công ty cổ phần nhựa Thiếu niên Tiền Phong. 1. Phân tích các chỉ số tài chính của Công ty. a. Phân tích cơ cấu tài sản, nguồn vốn của Công ty. Tiêu chí  Năm 2010  Năm 2011  Tăng giảm     Số tiền  Tỷ trọng  Số tiền  Tỷ trọng  ±  Tỷ lệ  Tỷ trọng    1/ PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN    A. Tài sản ngắn hạn  995,487  71.0%  960,570  61.7%  -34,917  -3.5%  -9.3%    1.Tiền  68,490  4.9%  49,455  3.2%  -19,036  -28%  -1.7%    2. Các khoản phải thu  433,647  30.9%  454,014  29.2%  20,367  4.7%  -1.7%    3. Hàng tồn kho  478,322  34.1%  453,932  29.2%  -24,390  -5%  -4.9%    4. TSLD khác  15,027  1.1%  3,170  0.2%  -11,858  -79%  -0.9%    B. Tài sản dài hạn  406,511  29.0%  595,110  38.3%  188,600  46%  9.3%    1. TSCĐ  356,655  25.4%  495,436  31.8%  138,781  39%  6.4%    2. Đầu tư TC dài hạn  22,956  1.6%  77,966  5.0%  55,010  -  3.4%    3. TS dài hạn khác  26,900  1.9%  21,708  1.4%  -5,192  -  -0.5%    TỔNG CỘNG  1,401,997  100%  1,555,680  100%  153,683  11%       2/ PHÂN TÍCH CƠ CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA NGUỒN VỐN    A. Nợ phải trả  576,741  41.1%  626,191  40.3%  49,450  8.6%  -0.9%    1. Nợ ngắn hạn  570,099  40.7%  626,191  40.3%  56,092  9.8%  -0.4%    - Vay ngắn hạn  340,572  24.3%  381,310  24.5%  40,738  12.0%  0.2%    - Phải trả người bán  104,829  7.5%  101,403  6.5%  -3,427  -3.3%  -1.0%    - Phải trả khác  124,698  8.9%  143,479  9.2%  18,781  15.1%  0.3%    2. Nợ dài hạn  6,642  0.5%  0  0.0%  -6,642  -100.0%  -0.5%    B. Vốn chủ sở hữu  825,256  58.9%  929,489  59.7%  104,233  12.6%  0.9%    1. Vốn chủ sở hữu  580,952  41.4%  714,142  45.9%  133,190  22.9%  4.5%    2. Nguồn kinh phí và quỹ khác  244,304  17.4%  215,347  13.8%  -28,957  -11.9%  -3.6%    B. Tổng nguồn vốn  1,401,997  100%  1,555,680  100%  153,683  11.0%       3/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG NỢ    A. Các khoản phải thu  441,476  100%  455,373  100%  13,897  3.1%       1. Phải thu của người mua  433,651  98%  455,212  100.0%  21,561  5.0%  1.7%    2. Thuế VAT được khấu trừ  7,824  2%  161  0.0%  -7,663  -  -1.7%    B. Công nợ phải trả  226,779  100%  244,128  100%  17,348  7.6%       1. Phải trả người bán  104,829  46.2%  101,403  41.5%  -3,427  -3.3%  -4.7%    2. Phải trả khác  121,950  53.8%  142,725  58.5%  20,775  17.0%  4.7%    C. Tỷ lệ A/B  195%     187%                          NGUỒN TÀI TRỢ  Số tiền (đv triệu)  Tỷ trọng (%)       1. Giảm các khoản phải thu  -20,367  -11.4%       2. Giảm hàng tồn kho  24,390  13.7%       3. Tăng nợ vay ngắn hạn  40,738  22.9%       4. Tăng vốn chủ sở hữu  133,190  74.8%       Cộng  177,951  100.0%       SỬ DỤNG VỐN  Số tiền (đv triệu)  Tỷ trọng (%)       1. Tăng tiền mặt  -19,036  -14.7%       2. Tăng TSCĐ  138,781  106.9%       3. Giảm phải trả người bán  3,427  2.6%       4. Giảm nợ dài hạn  6,642  5.1%       Cộng  129,815  100.0%                 + Phân tích cơ cấu tài sản: Nhìn vào bảng cơ cấu tài sản ta có thể thấy thấy rằng tổng tài sản năm 2011 (1,555,680 triệu đồng) đã tăng là: 153,683 triệu đồng (11%) so với năm 2010 (1,401,997 triệu đồng), trong đó, chủ yếu tăng ở khoản mục Tài sản dài hạn thể hiện rõ mục tiêu mở rộng quy mô của Công ty trong năm 2011. + Về tài sản dài hạn, năm 2011 tài sản dài hạn của Công ty đã có sự thay đổi lớn: tài sản dài hạn năm 2011 là: 595,110 triệu đồng, tăng 188,600 triệu đồng ( 46%) so với năm 2010. Nguyên nhân của việc tăng này là do công ty có sự đầu tư về tài sản cố định, tài sản cố định năm 2011 là: 495,436 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 138,781 triệu đồng (39%) thể hiện công ty đang trú trọng đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất, bằng việc đầu tư 97,380 triệu đồng để mua sắm máy móc phục vụ cho sản xuất. + Về tài sản ngắn hạn thì có thể thấy năm 2011 tài sản ngắn hạn của Công ty là: 960,570 triệu đồng đã giảm đi 34,917 triệu đồng tương đương với 3.5% so với tài sản ngắn hạn của Công ty năm 2010. Nguyên nhân của việc giảm này là do công ty đã giảm được các khoản nợ phải thu của năm 2011 là 24.390 triệu đồng đảm bảo an toàn vốn cho Công ty. (Nợ phải thu năm 2010 là: 478.332 và của năm 2011 là: 453.932), ngoài ra còn có khoản TSLĐ khác cũng giảm 5.192 triệu đồng so với năm 2010. + Phân tích cơ cấu nguồn vốn: + Về các khoản nợ phải trả của Công ty năm 2010 là: 576,741 triệu đồng nhưng đến năm 2011 là: 626,191 triệu đồng tăng so với năm 2010 là: 49,450 triệu đồng tương đương với 8.6%. Do công ty tăng nguồn huy động để đáp ứng mở rộng quy mô sản xuất năm 2011, tương ứng với phần tài sản tăng thêm. Việc tăng nợ ngân hàng trong thời điểm thắt chặt tín dụng cũng chứng tỏ Công ty ngày càng có uy tín đối với ngân hàng. + Về vốn chủ sở hữu năm 2010 là: 825,256 triệu đồng năm 2011 đã tăng lên 929,489 triệu đồng, tăng 12.6%, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty ngày càng tăng. b. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tiêu chí  Đvị  Năm 2010  Năm 2011   1. Hệ số thanh toán ngắn hạn  lần  1.75  1.53   2. Hệ số thanh toán nhanh  lần  0.91  0.81   3. Khả năng thanh toán lãi vay  lần  11.70  5.74   4. Chu kỳ hàng tồn kho  ngày  129.9  101.8   5. Thời gian thu hồi công nợ  ngày  78.0  65.9   6. Thời gian thanh toán công nợ phải trả  ngày  27.4  22.5   + Chỉ số khả năng thanh toán ngắn hạn : chỉ số này của Công ty cả hai năm 2010 là 1.75 và năm 2011 là 1.53 đều lớn hơn 1 đó là biểu hiện tốt cho khả năng thanh toán của Công ty cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phòng, chứng tỏ rằng công ty có một khả năng tài chính vững mạnh để thanh toán tất cả các khoản nợ ngắn hạn của mình đối với nhà cung cấp của Công ty. + Chỉ số thanh toán nhanh của công ty năm 2010 là 0,91 và năm 2011 là 0,81 Chỉ tiêu này của công ty cho thấy các tài sản ngắn hạn của công ty trong thời gian tức thời thì số tài sản này chỉ đáp ứng được thanh toán tương ứng được trên 80% nợ vay. Các chỉ số này có xu thế giảm so với năm 2010. Mặt khác điều này cũng cho thấy công ty đang bị hạn chế về tiền mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. + Khả năng thanh toán lãi vay: Công ty có khả năng thanh toán lãi vay tốt, tuy nhiên khả năng này có xu hướng giảm so với năm trước. Hệ số này năm 2010 là 11.7 tuy nhiên năm 2011 chỉ còn 5.74. Nếu so sánh giữa hai năm ta thấy khả năm thanh toán của công ty đã bị giảm khoản 50%. Điều này cho thấy lợi nhuận trước thuế giảm và chi phí tài chính tăng. Chi phí tài chính năm 2010 33,951,890,417 đồng, năm 2011 là: 76,312,829,751 đồng. + Thời gian thu hồi nợ của công ty là: 78 ngày năm 2010 và 65.9 ngày năm 2011. Điều này chứng tỏ rằng năm 2011 công ty đã tích cực đưa gia các giải pháp để thu hồi công nợ. Thời gian thu hồi nợ của năm 2011 đã giảm gần 11 ngày so với năm 2010. + Chỉ số vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2010 là: 129.92 ngày và năm 2011 là: 101.8 ngày, thời gian hàng tồn kho tuy đã giảm so với năm 2010 tuy nhiên vẫn còn cao, điều này cho thấy việc lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa được tốt, hàng tồn kho dài ngày dẫn đến ứ đọng vốn. Với tỷ trọng hàng tồn kho qua các năm đều có tỷ trọng lớn chiếm trến 29% tổng tài sản của công ty. Công ty cần phải có kế hoạch sản xuất và bán hàng hợp lý để giảm lượng hàng tồn kho, tránh rủi ro do hàng hóa có thể có sự thay đổi về kiểu dáng. + Thời gian thanh toán công nợ phải trả của công ty năm 2010 là: 27.4 ngày và năm 2011 là: 22.5 ngày như vậy công ty luôn phải trả nợ các khoản nợ dưới một tháng và năm sau có su thế giảm hơn năm trước như vậy công ty không có khả năng chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp bạn, hoặc không vay được các khoản vay trung và dài hạn để sản xuất. c. Phân tích hiệu quả hoạt động. Tiêu chí  Đvị  Năm 2010  Năm 2011   1. Hệ số vòng quay tổng tài sản  lần  1.43  1.56   2. Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu  %  29.4%  21.2%   3. Tỷ suất lợi nhuận gộp = lợi nhuận gộp /Tổng doanh thu thuần  %  33.8%  32.0%   4. Tỷ số nợ = Tổng nợ /Tổng nguồn vốn  %  41%  40%   5. Suất sinh lời của tài sản (ROA)  %  22.1%  18.7%   6. Suất sinh lời của vốn CSH (ROE)  %  37.5%  31.5%   + Vòng quay tổng tài sản: chỉ số này đo lường, đánh giá khả năng doanh nghiệp tạo ra doanh thu từ việc đầu tư vào tài sản. Vòng quay tổng tài sản của năm 2010 là 1.43 lần, tức là mỗi đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 1.4 đồng doanh thu, năm 2011 là 1.56 lần tức là mỗi đồng đầu tư vào tài sản sẽ tạo ra được 1.56 đồng doanh thu. Như ta đã biết năm 2011 công ty đã đầu tư vào tài sản cố định nhiều hơn năm 2010 và việc đầu tư này đã có hiệu quả hơn năm 2010. Chứng tỏ việc đầu tư của công ty vào tài sản cố định năm 2011 đã có hiệu quả và khẳng định việc đầu tư là cần thiết. + Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của công ty năm năm 2011 giảm hơn năm 2010 với tỷ lệ của năm 2010 là 29.4% nhưng năm 2011 tỷ lệ này chỉ còn 21.2%. tương ứng với doanh thu năm 2011 đạt: 2,425,536,668,719 đồng. + Lợi nhuận gộp năm 2010 của công ty là: 33.8% có nghĩa là đối với mỗi đồng doanh thu công ty bán sẽ cho mức lợi nhuận là 0.338 đồng; năm 2011 là 32% có nghĩa là đối với mỗi đồng doanh thu công ty được sẽ có mức lợi nhuận là 0.32 đồng. + Tỷ số nợ trên tổng vốn: cho thấy tỷ lệ nợ được sử dụng trong tổng cấu trúc vốn của Công ty. Tỷ số nợ trên tổng vốn của Công ty năm 2010 là 41% và của năm 2011 là 40% điều này cho thấy công ty đang có sự tự chủ cao về nguồn vốn và không bị lệ thuộc vào nguỗ vốn đi vay. Hai tỷ số này của Công ty thấp chứng tỏ rằng công ty là một doanh nghiệp có nền tài chính vững mạnh. + ROA: tỷ suất này của công ty qua các năm 2010 là 22.1% và năm 2011 là 18.7% (năm 2011 giảm so với năm 2010 là 3.4%). Tỷ số này của công ty đều có tỷ lệ đều lớn hơn 15%, chứng tỏ rằng qua các năm công ty đều làm ăn có lãi. Tuy nhiên, tỷ lệ lãi của năm 2011 giảm so với năm 2010. Do đó, Công ty cần phải đẩy mạnh sản xuất kinh doanh cũng như xem xét lại cơ cấu chi phí giá thành cho hợp lý để hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả hơn nữa và thu được nhiều lợi nhuận hơn nữa tương ứng với những đồng vốn mình đầu tư. Do mặt hàng của công ty chủ yếu phục vụ cho các ngành xây dựng dân dụng, nông nghiệp với số lượng lớn. Mà năm 2011 cũng là năm mà thị trường xây dựng và bất động sản hoạt động kém và thua lỗ, nên kéo theo năm 2011 công ty làm ăn cũng kém hiệu quả. Vì vậy trong những năm tới Công ty cần phải có những cải tiến về sản phẩm để phục vụ đa ngành để tránh những rủi ro. + Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh (ROE) năm 2010 là: 37.5% năm 2011 là: 31.5%. tỷ số này của năm 2011 thấp hơn năm 2010. Chứng tỏ rằng khả năng sinh lợi của vốn năm 2011 thấp hơn năm 2010, hay nói chính xác thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp năm 2011 đã giảm đi so với năm 2010, những đồng vốn mà công ty đầu tư vào năm 2011 không đem lại được hiệu quả cao. 2. Nếu anh/chị là CEO của doanh nghiệp, căn cứ vào thực trạng tài chính của Doanh nghiệp và bối cảnh vĩ mô hãy xác định mục tiêu ngắn hạn của Doanh nghiệp: Nếu là CEO của Công ty cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong căn cứ vào tình hình tài chính của doanh nghiệp và bối cảnh kinh tế vĩ mô mô tôi nghĩ rằng Công ty nên cơ cấu lại tài sản và nguồn vốn để Công ty ổn định. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay Công ty cần phải có một kế hoạch thu hồi công nợ, để tránh bị chiếm dụng vốn nhiều, cũng như giảm số ngày bình quân của hàng tồn kho. Để giảm được số ngày bình quân hàng tồn kho thì công ty cần phải có một kế hoạch sản xuất cũng như bán hàng hợp lý hơn hiện tại. Như chúng ta đều biết năm 2011 là một năm hết sức khó khăn khi Chính phủ thực hiện chính sách vĩ mô về cắt giảm chi tiêu công nhằm về kịp chế lạm phát. Lãi suất ngân hàng tăng cao. Các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc khối xây dựng và bất động sản, đây là khối khách hàng chính của công ty nên hoạt động sản xuất kinh doanh cuả công ty cung bị ảnh hưởng rất lớn. Nhìn vào khoản mục chi phí tài chính ta nhận thấy rất rõ điều đó khi mà lãi suất Ngân hàng tăng cao thì chi phí của doanh nghiệp ảnh hưởng như thế nào. Chi phí tài chính của công ty năm 2010 chỉ có: 33,959,890,417 đồng thì sang năm 2011 là: 76,312,829,751 đồng tăng trên 224% so với năm 2010. Chi phí tăng cao dẫn đến doanh thu năm 2011 cao hơn năm 2010 nhưng lợi nhuận của Công ty năm 2011 lại thấp hơn năm 2010. Lợi nhuận năm 2010 là: 309,565,139,595 đồng, nhưng lợi nhuận năm 2011 chỉ đạt 276,179,774,219 đồng. Trong khi đó doanh thu năm 2011 là: 2,425,536,668,719 đồng và năm 2010 là: 2,001,814,892,109 đồng. Tương đương với lợi nhuận năm 2011 giảm so với năm 2010 là 89.2% . Công ty nên cơ cấu lại tài sản vì qua hai năm các khoản phải thu ngắn hạn của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản năm 2010 chiếm 30.9% và năm 2011 chiếm 29.7%, Công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn, trong khi đó nguồn vốn vay ngắn hạn của Công ty có chiều hướng gia tăng năm 2010 vốn vay là: 340,571,623,931 đồng năm 2011 là 381,309,759,058 đồng tốc độ tăng so với năm 2010 là 12%, dẫn đến chi phí lãi vay tăng làm giảm lợi nhuận. Để đảm bảo trong thời gian ngắn hạn công ty cần có biện pháp để thu hồi các khoản phải thu ngắn hạn này và giảm lượng hàng tồn kho. 3. Hãy đưa ra các giả định (số năm hoạt động, tăng trưởng doanh thu, l
Tài liệu liên quan