Bài tập ôn thi học kỳ môn Vi xử lý– AY1112-S2
Chú ý:
Trong các bài tập sau giả sử dùng 8051 với thạch anh (XTAL) là 12 MHz
Hệ số có dấu là hệ có số âm được biểu diễn bằng số bù 2.
Khi đề bài chỉ nói viết chương trình thì ngầm hiểu là viết bằng hợp ngữ 8051.
1. Cho biết cách định địa chỉ của các toán hạng trong mỗi lệnh của chương trình sau:
MOV R0, #40H
INC SP
MOV A, @R0
MOV ACC.0, C
DJNZ R1, $
Viết mã máy cho đoạn chương trình trê
8 trang |
Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 1577 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập ôn thi học kỳ môn Vi xử lý – AY1112 - S2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐHBK Tp HCM – Khoa ĐĐT
BMĐT
GVPT: Hồ Trung Mỹ
Bài tập ôn thi học kỳ môn Vi xử lý– AY1112-S2
Chú ý:
Trong các bài tập sau giả sử dùng 8051 với thạch anh (XTAL) là 12 MHz
Hệ số có dấu là hệ có số âm được biểu diễn bằng số bù 2.
Khi đề bài chỉ nói viết chương trình thì ngầm hiểu là viết bằng hợp ngữ 8051.
1. Cho biết cách định địa chỉ của các toán hạng trong mỗi lệnh của chương trình sau:
MOV R0, #40H
INC SP
MOV A, @R0
MOV ACC.0, C
DJNZ R1, $
Viết mã máy cho đoạn chương trình trên.
2. Cho biết nội dung của thanh ghi A sau khi thực thi mỗi đoạn chương trình sau:
(a) (b) (c) (d) (e)
MOV 20h,#75h MOV R1,#2 MOV A,#0FFH XRL A,ACC MOV A,#56H
MOV R1,#20H MOV A,1 CLR C ADD A,#0F7H SWAP A
MOV A,@R1 ORL A,#40H MOV ACC.7,C SETB C RR A
ANL a,#0FH XRL A,#0FH CPL C MOV R1,#89H RR A
MOV ACC.0,C ADDC A,R1
3. Cho biết nội dung của các thanh ghi A, R0, R1, R2, R3, SP, PC, các ô nhớ trong ROM có địa chỉ là 0001H
và 0A8FH, và ô nhớ trong RAM nội có địa chỉ là 02H sau khi 8051 thực thi lệnh “add A, R2”:
4. Tính độ dời (offset) (theo số hex) cho các lệnh có mã máy có byte ghi “??” trong đoạn chương trình sau:
VXL _BTOTHK–1/8
5. a) Viết chương trình hợp ngữ để sao chép khối dữ liệu 10 byte (của RAM ngoài) có địa chỉ đầu là 8020H
đến khối dữ liệu có địa chỉ đầu là 8040H.
b) Viết chương trình hợp ngữ để sao chép khối dữ liệu 10 byte (của RAM nội) có địa chỉ đầu là 20H đến
khối dữ liệu (ở RAM ngoài) có địa chỉ đầu là 8040H.
6. Viết chương trình con hợp ngữ tìm phần tử nhỏ nhất của 1 mảng các số 8 bit không dấu trong RAM dữ liệu
bên ngoài với số phần tử N (N 255) của mảng trong ô nhớ 7FFFH và phần tử đầu tiên của mảng có địa chỉ là
8000H. Giá trị của phần tử nhỏ nhất được đặt trong R6 và chỉ số của nó (bắt đầu từ chỉ số 0) được đặt trong
R7. Khi áp dụng cùng chương trình này cho mảng các số 8 bit có dấu thì ta phải chỉnh sửa hoặc thêm các lệnh
nào?
7. Viết chương trình con hợp ngữ hoặc C để so sánh 2 số 8 bit X và Y trong các thanh ghi R5 và R6 tương
ứng. Kết quả so sánh được đặt trong R7 theo quy ước sau:
X < Y thì R7 = 01H
X = Y thì R7 = 02H
X > Y thì R7 = 04H
Cờ F0 (trong PSW) dùng để chọn so sánh số không dấu (khi F0=0) hay có dấu (khi F0=1).
Áp dụng chương trình con trên để so sánh 2 số 16 bit không dấu đặt trong RAM nội với byte thấp ở địa chỉ
thấp, số thứ nhất bắt đầu từ địa chỉ 30H và số thứ hai bắt đầu từ 40H.
8. Viết chương trình con thực hiện phép toán AND 8 bit ở thanh ghi A và cho kết quả trong cờ C với các cách
sau:
a) Áp dụng lệnh CJNE để tìm kết quả AND.
b) Áp dụng lệnh ANL cho biến Boole
Ứng dụng chương trình con trên để tìm:
i) AND 4 bit thấp của cổng P1 và kết quả xuất ra P1.4
ii) AND 16 bit của DPTR và kết quả để ở cờ C.
9. Viết chương trình con thực hiện phép toán OR 8 bit ở thanh ghi A và cho kết quả trong cờ C với các cách
sau:
a) Áp dụng lệnh JZ hoặc JNZ để tìm kết quả OR.
b) Áp dụng lệnh ORL cho biến Boole
Ứng dụng chương trình con trên để tìm:
i) OR 4 bit thấp của cổng P1 và kết quả xuất ra P1.4
ii) OR 16 bit của DPTR và kết quả để ở cờ C.
10. Viết chương trình con thực hiện phép toán XOR 8 bit ở thanh ghi A và cho kết quả trong cờ C với các
cách sau:
a) Tận dụng cờ parity P để tìm kết quả XOR.
b) Đếm số bit 1 trong thanh ghi A để tìm kết quả XOR.
Ứng dụng chương trình con trên để tìm:
i) XOR 4 bit thấp của cổng P1 và kết quả xuất ra P1.4
ii) XOR 16 bit của DPTR và kết quả để ở cờ C.
11. Viết chương trình con thực hiện các phép tính sau theo nội dung của thanh ghi R0 (nếu R0 >7 thì R3 = 0)
R0 Phép toán R0 Phép toán
0 R3 = R1 + R2 4 R3 = R1 AND R2
1 R3 = R1 – R2 5 R3 = R1 OR R2
2 R3 = R1 * R2 6 R3 = R1 XOR R2
3 R3 = R1 / R2 7 R3 = NOT(R1)
(chỉ lấy thương số)
với các cách sau:
a) Tận dụng lệnh CJNE
b) Tận dụng lệnh JMP @A+DPTR
12. a) Viết chương trình con thực hiện cộng 2 số không dấu nhiều byte. Giả sử trước khi gọi chương trình con
này thì:
R0 chứa địa chỉ đầu của toán hạng thứ nhất (trùng với địa chỉ của byte thấp nhất) N1.
R1 chứa địa chỉ đầu của toán hạng thứ hai (trùng với địa chỉ của byte thấp nhất) N2.
R2 chứa số byte trong mỗi toán hạng (cả 2 toán hạng có cùng chiều dài).
Toán hạng nhiều byte được để trong RAM nội của 8051 với sắp thứ tự byte theo “little endian”.
Kết quả của phép tính được cất lại vào cùng vùng nhớ của toán hạng 1, nghĩa là tính N1 = N1 + N2.
VXL _BTOTHK–2/8
Áp dụng tính cộng 2 toán hạng 5 byte có các địa chĩ đầu là 20H và 30H.
b) Tương tự a) nhưng thực hiện cộng 2 số BCD không dấu nhiều byte với R2 chứa trị số 2k (k > 0).
c) Viết chương trình con thực hiện trừ 2 số không dấu nhiều byte nhiều byte: N1 = N1 – N2.
13. Viết chương trình bằng hợp ngữ hoặc C để mô phỏng bộ đếm lên/xuống 8 bit với ngõ ra 8 bit ở cổng P2.
Bộ đếm này có các chân điều khiển sau:
P0.0 = RESET = khi có cạnh xuống ở chân này thì ngõ ra P2 là 0. (có ưu tiên cao nhất)
P0.1 = UP = khi có cạnh xuống thì giá trị của P2 được tăng thêm 1 (có ưu tiên nhì)
P0.3 = DOWN = khi có cạnh xuống thì giá trị của P2 được giảm đi 1 (có ưu tiên thấp nhất)
Sửa lại chương trình với chân RESET dùng ngắt ngoài 0 (/INT0).
14. Tận dụng chương trình (bằng hợp ngữ hoặc C) mô phỏng bộ đếm lên/xuống 8 bit ngõ ra nhị phân để mô
phỏng bộ đếm lê/xuống 4 bit có cho phép nạp trị đầu và trị cuối của bộ đếm (giả sử giá trị đầu là 4 bit cao của
P1 và giá trị cuối là 4 bit thấp của P1, giá trị đầu luôn luôn nhỏ hơn giá trị cuối). Bộ đếm này có các chân điều
khiển sau:
P0.0 = RESET = khi có cạnh xuống ở chân này thì nạp trị đầu và cuối vào counter để cho phép trị
bắt đầu đếm là giá trị đầu. (có ưu tiên cao nhất)
P0.1 = UP = khi có cạnh xuống thì giá trị của P2 được tăng thêm 1 (có ưu tiên nhì)
P0.3 = DOWN = khi có cạnh xuống thì giá trị của P2 được giảm đi 1 (có ưu tiên thấp nhất)
15. Viết chương trình tính trị trung bình (không dấu) cùa các số trong các thanh ghi từ R1 đến R4 và kết quả
được đặt trong thanh ghi A (thương số) và B (dư số). Chương trình này được viết theo các cách sau:
a) Dùng cách định địa chỉ thanh ghi cho các thanh ghi R1..R4.
b) Dùng cách định địa chỉ gián tiếp cho các thanh ghi R1..R4.
16. Viết chương trình con tính giai thừa cùa 1 số trong thanh ghi R0 ( 5) bằng các cách sau:
a) Đệ qui (chương trình con gọi chính nó)
b) Tra bảng bằng MOVC
17. Xét 1 mạch 8051 với các công tắc: SW1 được nối với P0.0, SW2 nối với P0.1; và các LED được nối:
LED 1 được nối với P0.2, LED 2 được nối với P0.3. Giả sừ LED có VLED=2V và ILED=10mA. Hãy vẽ sơ đồ
mạch và viết chương trình hợp ngữ hoặc C cho mạch này. Qui luật hoạt động của mạch như sau:
P0.1 P0.0 LED 2 LED 1
0 0 Tắt Tắt
0 1 Tắt Sáng
1 0 Sáng Tắt
1 1 Nhấp nháy chu kỳ 1s Nhấp nháy chu kỳ 1s
ngược pha với LED 2
18. Viết chương trình tạo sóng vuông (TON=TOFF) ở chân P1.1 có tần số theo qui tắc sau:
500 Hz nếu P1.0 = 0
100 Hz nếu P1.0 = 1
Phần tạo thời gian trễ được thực hiện bằng các cách sau:
a) Bằng phần mềm (dùng DJNZ và NOP nếu cần).
b) Bằng timer0 không dùng ngắt.
c) Bằng ngắt timer0
19. Cho trước mạch sau với các chân ra 1Y1 nối với đoạn a,1Y2 nối với đoạn b,..,2Y3 nối với đoạn g của
LED 7 đoạn cathod chung với các R hạn dòng là 330.
Mạch hoạt động như sau: (ưu tiên cao hơn ở P2.0)
VXL _BTOTHK–3/8
Khi có cạnh xuống ở P2.0 thì hiện lần lượt từ 0 đến 9 với thời gian hiện 1 số là 1s và lặp lại.
Khi có cạnh xuống ở P2.1 thì hiện lần lượt từ 0 đến F với thời gian hiện 1 số là 1s và lặp lại.
a) Hãy viết chương trình hợp ngữ hoặc C cho mạch này.
b) Viết lại chương trình trên dùng ngắt ngoài 0 và ngắt ngoài 1 thay cho các tín hiệu đưa vào P2.0 và
P2.1.
20. Thiết kế mạch 8051 có chức năng sau: (SV tự chọn bất cứ chân nào của cổng I/O cho ngõ vào điều khiển)
Các ngõ ra sáng lần lượt liên tục theo qui luật sau khi ngõ vào điều khiển bằng 0
Đèn LED xanh sáng trong 5 s trong khi các đèn LED khác tắt.
Đèn LED vàng sáng trong 2 s trong khi các đèn LED khác tắt..
Đèn LED đỏ sáng trong 8 s trong khi các đèn LED khác tắt..
Chỉ có đèn LED vàng sáng nhấp nháy với chu kỳ 2 s khi ngõ vào điều khiển bằng 1.
21. Chương trình con sau tạo trễ 1 giây với XTAL=12MHz.
DELAY: MOV R0, #0
MOV R1, #0
MOV R2, #8
LOOP: DJNZ R0, LOOP
DJNZ R1, LOOP
DJNZ R2, LOOP
RET
a) Nếu sử dụng XTAL = 6MHz thì phải sửa các tham số nào trong chương trình trên để vẫn có trễ 1 giây?
b) Chương trình con trên có sai số bao nhiêu? Hãy sửa lại chương trên để có độ chính xác cao nhất có thể
được.
22. Viết chương trình tìm giá trị của y (trong thanh ghi R7) bằng 2 cách: dùng các lệnh MUL và lệnh MOVC,
với giá trị y cần tính là
a) y = x2+ 2x + 5 với x (trong thanh ghi A) có giá trị từ 0 đến 9
b) y = x2 – 2x + 3 với x (trong thanh ghi A) có giá trị từ 0 đến 9
23. Viết chương trình con đếm số bit 0 trong thanh ghi R2 với kết quả đặt trong thanh ghi R3. Áp dụng
chương trình con này đếm số bit 1 trong thanh ghi R2.
24. Viết chương trình đọc từ 32 byte từ cổng nối tiếp và cất vào 32 byte trong RAM nội từ địa chỉ 20H đến
3FH. Giả sử cổng nối tiếp có tốc độ baud là 4800. Thực hiện công việc bằng các cách sau:
a) Hỏi vòng với kiểm tra cờ RI.
b) Ngắt cổng nối tiếp.
25. Một mạch dùng 8051 để tạo hiệu ứng trên LED với các kết nối LED và công tắc/khóa như sau:
Các LED đươc nối vào P1.0, P1.1 và P1.2, còn công tắc được nối vào P0.0. Giả sử điện trở kéo lên ở P0.0
là 10K và các điện trở hạn dòng cho LED là 330.
Viết chương trình hợp ngữ hoặc C để thực hiện công việc sau:
Nếu P0.0 = 1 thì các bit ở P1.2..1.0 có trị nhị phân thay đổi từ nhỏ nhất đến lớn nhất và lặp lại (mỗi
trị được duy trì trong 0.25s).
Nếu P0.0 = 0 thì các bit ở P1.2..1.0 có trị nhị phân thay đổi từ lớn nhất đến nhỏ nhất và lặp lại (mỗi
trị được duy trì trong 0.25s).
26. Hãy thiết kế mạch nhấp nháy LED (3 LED với 3 R hạn dòng được gắn vào các chân P1.2..P1.0) với quy
luật sau:
Nếu P1.3=0 thì P1.2..1.0=000, 001, 010, 011, 100, 101, 110, 111 và lặp lại (thời gian trễ giữa 2 số
đếm là 200ms)
Nếu P1.3=1 thì P1.2..1.0=000, 001, 011, 010, 110, 111, 101, 100 và lặp lại (thời gian trễ giữa 2 số
đếm là 200ms)
Hãy viết chương trình bằng hợp ngữ hoặc C cho mạch này.
VXL _BTOTHK–4/8
27. a) Thiết kế mạch dùng 8051 mô phỏng bộ đếm lên/xuống BCD 2 ký số với hiển thị LED 7 đoạn có dồn
kênh sau:
Kết nối với 8051 theo qui ước sau:
P1 được nối với các chân a đến g và dp của mạch hiển thị LED.
P2.0 và P2.1 được nối với các chân /DIGIT1 và /DIGIT2 của mạch hiển thị LED.
Bộ đếm này có các chân điều khiển sau:
P0.0 = RESET = khi có cạnh xuống ở chân này thì ngõ ra P2 là 0. (có ưu tiên cao nhất)
P0.1 = UP = khi có cạnh xuống thì giá trị của P2 được tăng thêm 1 (có ưu tiên nhì)
P0.3 = DOWN = khi có cạnh xuống thì giá trị của P2 được giảm đi 1 (có ưu tiên thấp nhất)
b) Sửa lại chương trình ở a) với chân RESET dùng chân ngắt ngoài 0 (/INT0).
28. Thiết kế mạch định thì đơn giản với hiển thị trên LED 7 đoạn (như mạch ở câu trên) cho thấy số đếm từ 0s
đến 60s. Mạch hoạt động theo nguyên tắc sau:
Khi có cạnh xuống ở tín hiệu STOP/RUN (được nối vào chân ngắt ngoài /INT0) thì sẽ hiển thị thời
gian từ 0 đến 60s và lặp lại (chế độ RUN), và khi có cạnh xuống ở STOP/RUN lần nữa thì nó sẽ dừng
(chế độ STOP) với số hiển thị đứng yên không tăng nữa.
Sau khi reset hệ thống thì mạch ở chế độ STOP và hiển thị 0s.
Hãy viết chương trình hợp ngữ cho mạch này với định thì 1s dùng ngắt timer 0 và chế độ STOP/RUN dùng
ngắt ngoài /INT0 kích cạnh xuống.
29. Cho trước mạch hiển thị sau:
Các kết nối ngoại vi với 8051 như sau:
các đoạn a đến g và dp (dấu “.” trong hình) được nối với P0 (bắt đầu từ a nối với P0.0) với điện trở
hạn dòng là 330, thí dụ khi ở cổng P0 có P0.1=0 và P1.1=0 còn các chân khác là 1 và ở cổng P1
có P1.0 =0 và các chân khác là 1 thì sẽ hiện số 1 ở LED số 4.
các khóa điện tử PNP có số hiệu là 2N2907 với điện trở ở cực nền là 1K
các chân P1.0 đến P1.3 được nối với các LED 7 đoạn số 4 đến 1, trong ứng dụng này ta dùng LED
7 đoạn số 4 cho hiện số hàng đơn vị, LED 7 đoạn số 3 cho hiện số hàng chục, và LED 7 đoạn số 2
cho hiện số hàng trăm.
Hãy viết chương trình hợp ngữ hoặc C để đổi 1 số nhị phân 8 bit trong thanh ghi A ra số BCD 3 ký số và
hiển thị kết quả với mạch trên.
30. Viết chương trình hợp ngữ (bằng 2 cách: lệnh logic với biến Boole và lệnh rẽ nhánh với biến Boole) hoặc
C để mô phỏng mạch tổ hợp sau khi chưa rút gọn hàm Boole và sau khi rút gọn hàm Boole.
31. Cho trước chương trình con tạo sóng vuông có chu kỳ nhiệm vụ 50%:
MOV TMOD, #01h
SQWAV: MOV TL0, #00
MOV TH0, #80h
CPL P1.0
ACALL TIMER0
SJMP SQWAV
TIMER0: SETB TR0
JNB TF0,$
CLR TF0
CLR TR0
RET
Hãy tìm tần số và chu kỳ của dạng sóng này khi 8051 hoạt động với XTAL có trị số là:
a) 11.0592 MHz b) 12 MHz c) 16 MHz
32. Mạch sau dùng để đo tốc độ của trục quay theo số vòng trên phút (rpm) dựa trên công tắc hiệu ứng Hall.
Trên trục người ta gắn 1 đĩa có gắn các nam châm cách đều nhau, khi nam châm trên đĩa đi ngang qua công
tắc hiệu ứng Hall thì nó sẽ tạo 1 xung dương ở đầu ra. Như vậy nếu trên đĩa có gắn N nam châm cách đều
nhau thì khi quay xong 1 vòng thì ngõ ra sẽ có N xung. Ngõ ra của công tắc hiệu ứng Hall này sẽ được gắn
vào ngõ vào T0 của timer 0 của 8051. Viết chương trình tìm tốc độ theo rpm của trục quay này nếu N = 16.
33. Viết chương trình hợp ngữ hoặc C để tạo sóng vuông (TON=TOFF) ở chân P2.0. Chu kỳ T của sóng vuông
này phụ thuộc vào giá trị đọc được từ cổng P1, nếu trị số đọc từ P1 là N thì sóng vuông có chu kỳ là N ms
(trường hợp N=0 thì không có sóng vuông ở đầu ra).
34. a) Viết chương trình con có tên DELAY_3S dùng để tạo thời gian trễ 3 giây bằng các cách sau: không
dùng timer và dùng timer 0.
b) Một hệ thống có 2 công tắc S1 và S2 được nối lần lượt vào các chân P1.6 và P1.7. Khi có cạnh xuống ở
P1.6 thì hệ thống trễ ở a) hoạt động.
VXL _BTOTHK–6/8
Viết chương trình đếm số lần có cạnh xuống ở P1.7 khi hệ thống đang trễ 3 s. Số đếm được sẽ được đặt
trong RAM nội ở địa chỉ 40H. Việc đếm số lần có cạnh xuống của P1.7 được viết theo cách hỏi vòng trạng
thái của P1.7 khi có trễ 3 s.
Chú ý: Với giản đồ định thì sau thì tại thời điểm t1 ta có (40H) = 3 và tại thời điểm t2 ta có (40H) = 2.
Công tắc S1 (P1.6)
Hệ thống trễ
Công tắc S2 (P1.7)
c) Viết lại b) khi S1 được nối vào ngát ngoài 0 /INT0 và S2 được nối vào T0 của timer 0
35. Viết chương trình tạo sóng vuông 125 Hz có chu kỳ nhiệm vụ là 25% theo các cách sau:
a) Không dùng timer
b) Dùng timer 0 chế độ 2 và không dùng ngắt timer 0.
c) Dùng timer 0 chế độ 1 và không dùng ngắt timer 0.
d) Dùng timer 0 chế độ 2 và dùng ngắt timer 0.
e) Dùng timer 0 chế độ 1 và dùng ngắt timer 0.
36. a) Người ta dùng 1 nguồn xung vuông 1Hz nối với chân T0 của 8051. Viết chương trình sẽ cập nhât các
biến SS(giây), MM(phút), HH(giờ) được đặt tương ứng trong các ô nhớ trong RAM nội tại các địa chỉ 30H,
31H và 32H. Nội dung của các biến là HH, MM, và SS là các số BCD 2 ký số biểu diễn các giá trị giờ (tối đa
23H), phút (tối đa 59H) và giây (tối đa 59H) tương ứng. Tín hiệu RESET được nối vào chân /INT0, khi có
cạnh xuống tại /INT0 thì các biến HH, MM, và SS có trị đầu là 0.
b) Hiển thị giờ, phút, và giây với bộ hiển thị LED 7 đoạn dồn kênh 6 ký số.
c) Hiển thị giờ, phút, và giây với LCD
37. Ở địa chỉ 200H trong ROM nội (bộ nhớ chương trình) có để chuỗi ký tự (TD: “This is a test!”) được kết
thúc bằng ký tự NULL (=00H). Viết chương trình chép chuỗi ký tự này vào RAM ngoài từ địa chỉ 2000H và
đồng thời gửi ra cổng nối tiếp. Giả sử 8051 dùng XTAL=11.0592 MHz và cổng nối tiếp có tốc độ baud là
9600. Truyền dữ liệu ra cổng nối tiếp được viết bằng 2 cách: hỏi vòng TI và dùng ngắt nối tiếp với TI.
38. a) Mạch sau cho thấy cách sử dụng cổng nối tiếp chế độ thanh ghi dịch để mở rộng cổng xuất của 8051:
Viết chương trình xuất nội dung của R2 ra cổng xuất mở rộng này. Giả sử cổng nối tiếp có tốc độ baud là 2400
và XTAL = 11.0592 MHz.
b) Với mạch ở a), hãy ghép thêm các thanh ghi dịch 74LS164 để có thêm 2 cổng xuất. Hãy viết chương
trình xuất 3 byte trong các ô nhớ ở RAM nội có địa chỉ là 30H, 31H và 32H.
39. Xét 1 hệ thống gồm 2 vi xử lý 8051 M1 và M2: M1 có nhiệm vụ đọc liên tục cổng P1 và xuất nối tiếp đến
M2, M2 có nhiệm vụ nhận liên tục dữ liệu nối tiếp và hiển thị nội dung của P1 ra 2 LED 7 đoạn được gắn vào
các cổng P1 và P2. Thí dụ nếu P1 của M1 có trị là 27H thì ở M2 ta sẽ thấy 2 LED 7 đoạn hiển thị số 27. Cả 2
VXL đều sử dụng cổng nối tiếp có tốc độ baud là 4800 và XTAL = 11.0592 MHz.
40. a) Vẽ mạch kết nối 8051 với LCD (có 2 hàng, mỗi hàng 20 ký tự) dùng giao tiếp dữ liệu 8 bit
b) Viết chương trình hiển thị chuỗi “Hello the world!” ở hàng thứ nhất của LCD.
VXL _BTOTHK–7/8
c) Tạo hiệu ứng dịch sang trái mỗi lần 1 ký tự của chuỗi ký tự ở b). Sau khi dịch hết thì hiện này chuỗi này
như cũ. Thời gian giữa 2 lần dịch là 200ms.
d) Xuất ra chuỗi “Test: ” ở hàng thứ 2 và xuất tiếp các con số ở cùng 1 vị trí trên hàng 2 các số từ 0 đến 9
và lặp lại, thời gian hiện cho 1 số là 1s.
41. Cho biết nội dung của SP và RAM nội sau khi thực thi đoạn chương trình sau:
Địa chỉ
Trước khi thực thi Sau khi thực thi
MOV SP, #49h RAM
MOV 4AH,#5AH SP 07H
MOV 48H,#0A5h 4AH 08H
XRL 48H,#63h 49H 07H
POP 00h 48H 06H
00H 05H
42. Hãy tìm dải địa chỉ cho ROM0, ROM1 và RAM ở mạch sau và viết các lệnh đọc 1 byte từ RAM vào R2.
43. Cho trước mạch giao tiếp 8051 với bàn phím và chương trình sau:
MOV P2,#0FH
MOV A,#11110111B
MOV R0,#30H
LOOP:
MOV P1,A
MOV @R0,P2
INC R0
RR A
JB ACC.7,LOOP
Giả sử 2 phím số 4 và 2 được nhấn đồng thời. Hãy cho biết nội dung của các ô nhớ 30H đến 33H trong RAM
nội là bao nhiêu?
VXL _BTOTHK–8/8