Bài tập Tài chính chương 32

chương 32 Câu1. Các bạn có đồng ý với phát biểu sau đây hay không và hãy giải thích. ”NPV của các công ty mới khởi sự thường là lớn hơn 0” Đối với hầu hết các sản phẩm, các giai đoạn đầu đưa sản phẩm ra bán cũng là những lúc dòng tiền chi là âm là rất lớn, vì chi phí giai đoạn đầu đòi hỏi rất cao. Nhưng tại sao chúng ta có thể nói NPV của các công ty giai đoạn đầu thường lớn hơn 0, vì bên cạnh dòng tiền âm ở hiện tại thì công ty đang có các cơ hội tăng trưởng rất cao. Chính hiện giá của các cơ hội tăng trưởng có thể cải thiện dòng tiền âm hiện tại của công ty, với ưu thế của một sản phẩm mới, những đặc tính mới có thể đưa đến NPV của các dự án sắp tới cao, chính sự kỳ vọng này có thể đưa đến NPV công ty dương. Nhưng đó là khả năng xảy ra trong tương lai, còn hiện tại các tài sản làm cơ sở cho doanh nghiệp thế chấp là vô hình và xác suất để xuất hiện dòng tiền âm là rất lớn, chỉ cần huy động một tỷ lệ nợ vay thấp cũng có thể dẫn đến một rủi ro rất cao do phá sản hoàn toàn.

doc3 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Tài chính chương 32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BT chương 32 Câu1. Các bạn có đồng ý với phát biểu sau đây hay không và hãy giải thích. ”NPV của các công ty mới khởi sự thường là lớn hơn 0” Đối với hầu hết các sản phẩm, các giai đoạn đầu đưa sản phẩm ra bán cũng là những lúc dòng tiền chi là âm là rất lớn, vì chi phí giai đoạn đầu đòi hỏi rất cao. Nhưng tại sao chúng ta có thể nói NPV của các công ty giai đoạn đầu thường lớn hơn 0, vì bên cạnh dòng tiền âm ở hiện tại thì công ty đang có các cơ hội tăng trưởng rất cao. Chính hiện giá của các cơ hội tăng trưởng có thể cải thiện dòng tiền âm hiện tại của công ty, với ưu thế của một sản phẩm mới, những đặc tính mới có thể đưa đến NPV của các dự án sắp tới cao, chính sự kỳ vọng này có thể đưa đến NPV công ty dương. Nhưng đó là khả năng xảy ra trong tương lai, còn hiện tại các tài sản làm cơ sở cho doanh nghiệp thế chấp là vô hình và xác suất để xuất hiện dòng tiền âm là rất lớn, chỉ cần huy động một tỷ lệ nợ vay thấp cũng có thể dẫn đến một rủi ro rất cao do phá sản hoàn toàn. Câu 2. Bảng cáo bạch là một tài liệu tiếp thị cho việc thu hút vốn đầu tư trên thị trường vốn trong giai đoạn công ty sung mãn. Nhưng tại sao khác với các hàng hóa khác, một bản cáo bạch phải được định vị đúng thời điểm phát hành? Hãy giải thích vấn đề trên. Có thể một vài hàng hóa khác để tiếp thị chúng ta có thể khuyến mãi, giới thiệu về công ty qua truyền thông và vấn đề thời gian để tung ra chiến lược tiếp thi cũng quan trọng. còn đối với hàng hóa chứng khoán thì bảng cáo bạch như là một tài liệu quan trọng để giới thiệu cho chứng khoán của công ty, vấn đề lựa chọn thời điểm phát hành lại vô cùng quan trọng so với các hàng hóa khác. Vì hàng hóa chứng khoán có độ nhạy cảm rất cao, cho dù bảng cáo bạch có tốt, hoàn mỹ nhưng khi ta tung ra vào lúc không hợp lý có thể đưa đến một thất tại cho lần phát hành. Chẳng hạn một công ty đang làm ăn phấn khởi, lợi nhận cao, nhưng lại phát hành vào thời điểm thị trường đi xuống, do tâm lý thị trường …có thể đưa đến phát hành không như ý muốn. Câu 3. Bạn có thấy mâu thuẫn không, nếu theo lý thuyết trật tự phân hạng, thì nguồn vốn cổ phần được xếp hạng sau cùng, sau đó là lợi nhuận giữ lại và nợ. Nếu như vậy, tại sao trong giai đoạn tăng trưởng công ty phát hành cổ phần trên thị trường vốn. Chiến lược này có làm tăng rủi ro cho công ty tăng trưởng hay không? Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì nguồn vốn từ lợi nhuận giữ lại và nợ được xếp trên cùng, sau đó cuối cùng mới đến phát hành cổ phần. Nhưng trong giai đoạn tăng trưởng thì công ty lại phát hành cổ phần mới ra thị trường vốn. Điều này có vẻ như mâu thuẫn với lý thuyết trên. Thực ra trong giai đoạn tăng trưởng, rủi ro kinh doanh có giảm nhưng vẫn còn rất cao trong suốt thời gian doanh số tăng trưởng nhanh. Do vậy cần phải xác định nguồn tài trợ thích hợp để giữ mức độ rủi ro tài chính thấp, tức là tiếp tục phát hành cổ phần. Hơn nữa, trong giai đoạn chuyển tiếp từ khởi sự lên tăng trưởng này, công ty cần phải hướng tới các nhà đầu tư tiềm năng để thay thế cho các nhà đầu tư mạo hiểm chỉ quan tâm tới phần lãi vốn đang dần rút khỏi công ty. Việc phát hành cổ phần mới cộng với một tỷ lệ chi trả cổ tức thấp cho thấy tập trung chủ yếu tài trợ vào các cơ hội tăng trưởng trong tương lai. Nếu như các cổ đông tiềm năng tin tưởng vào công ty dẫn đến việc phát hành thành công sẽ cho phép công ty bán cổ phần với một tỷ số P/E cao. Một lý do khác nữa là trong giai công ty cần vốn để tăng trưởng, việc thiếu tài sản đảm bảo chưa chắc nợ là nguồn có chi phí rẻ nhất. Việc phát hành cổ phần trong giai đoạn tăng trưởng không làm tăng rủi ro tổng thể của công ty vì rủi ro kinh doanh phụ thuộc tính chất đặc thù của công ty còn rủi ro tài chính lại do phát hành nợ.Công ty sẽ điều chỉnh sao cho rủi ro kinh doanh là ổn định cho từng thời kỳ phát triển. Câu 4. Trong giai đoạn sung mãn, dòng tiền của công ty rất ổn định, do đó tìm cách sử dụng nguồn tiền có hiệu quả là một vấn đề không đơn giản. Một giải pháp cho vấn đề này là công ty mua lại cổ phần của minh. Bạn có đồng ý với đề xuất trên hay không? Trong giai đoạn sung mãn, dòng tiền của công ty rất ổn định, do đó tìm cách sử dụng nguồn tiền có hiệu quả là một vấn đề không đơn giản. Do đó việc mua lại cổ phần của mình trong giai đoạn này được xem là có thể hợp lý. Mua lại cổ phần trong giai đoạn này nhằm mục đích đạt tới một cấu trúc vốn tối ưu. Khi đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp chưa đạt cấu trúc vốn tối ưu, thay vì vay nợ thêm để đạt được một tỷ lệ nợ thích hợp thì công ty có thể mua lại cổ phần của chính mình. Chính sách cổ tức này sẽ làm giảm tỷ trọng vốn cổ phần do đó hổ trợ doanh nghiệp đạt đến một cấu trúc vốn tối ưu. Điều này có được là do giai đoạn dòng tiền khá cao trong khi các cơ hội đầu tư hấp dẫn giảm dần, việc vay nợ không hiệu quả. Mua lại cổ phần còn là một phương thức phân phối bằng tiền mặt gián tiếp cho các cổ đông. Thay vì chi trả tiền mặt trực tiếp cho các cổ đông, công ty có thể mua lại cổ phần cho các cổ đông này.Cách làm này có thể dẫn đến một tác động tích cực trong tương lai do số lượng cổ phần thấp hơn, làm cho thu nhập trên mỗi cổ phần cao hơn. Khả năng này có thể làm hấp dẫn các cổ đông tìm năng và do đó giá cổ phần cao hơn nhờ vào tác động này Tuy nhiên công ty có thể chi trả cổ tức cao cho cổ đông hoặc bắt đầu đầu tư các nguồn vốn này vào các lĩnh vực này khác với hy vọng triển khai các cơ hội tăng trưởng mới và lợi thế cạnh tranh lâu dài để khai thác các cơ hội tăng trưởng này Câu 5. Các thông số trong bảng 32.9 về một công ty suy thoái có một nghịch lý trái với suy nghĩ của nhiều người là: công ty suy thoái phải có rủi ro kinh doanh cao. Các thông số trong bảng này cho thấy điều ngược lại, là rủi ro kinh doanh trong giai đoạn này lại ở mức trung bình so với rủi ro kinh doanh ở các giai đoạn khác. Bạn có thấy vô lý hay không? Và hãy phân tích vấn đề này. Rủi ro nói lên tính bất ổn, tính không chắc chắn, hay độ nhạy cảm về những kết quả dự tính đạt được trong tương lai của nhà đầu tư. Rủi ro kinh doanh là tính khả biến hay tính không chắc chắn trong EBIT của một doanh nghiệp, rủi ro kinh doanh do nhiều yếu tố gây ra, như tính biến động của thị trường, khả năng quản lý, tiếp thị sản phẩm, khả năng cạnh tranh chiếm hữu thị phần… Một công ty trong giai đoạn khởi sự đối đầu với rất nhiều rủi ro trong kinh doanh, về khả năng quản lý, tên tuổi, thị phần, chất lượng sản phẩm mọi thứ đều là thử thách đối với công ty, trong giai đoạn này dòng tiền của công ty không ổn đinh. Nhưng một doanh nghiệp trong giai đoạn suy thoái vấn đề là không phải đối đầu với những khó khăn như giai đoạn đầu vì lúc này sản phẩm đã được người tiêu dùng biết đến nhưng sản phẩm không còn phù hợp với thị trường, nhu cầu sản phẩm sẽ giảm, đưa đến EBIT cũng giảm nhưng sự giảm ở đây không phải là do tính bất ổn của thị trường, do sự quản lý, tiếp thị…, mà là do chính nội tại sản phẩm gây ra. Nó như một quy luật tất yếu mà không một CEO tài năng nào có thể vực lại những gi mà công ty đạt được như trước đây. Như vậy trong giai đoạn này không phải là giai đoạn mà rủi ro kinh doanh gia tăng mà nó chỉ là một rủi ro có hệ thống. Do đó mà giai đoạn này khi mà EBIT đến đà giảm sút mà doanh nghiệp lại chi cổ tức cao, gia tăng tỷ lệ nợ, tức gia tăng rủi ro tài chính. Đây thực chẩt là một hành động để bảo vệ cổ đông.
Tài liệu liên quan