Bài tập thực hành PLC

I. Mục đích: * Hiểu và nắm vững được phần mềm Simatic PLC S7-200, S7- 300. Các thao tác soạn thảo (mở File, lưu File, copy File, bảo quản phần mềm, bảo quản máy tính). * Luyện tập các câu lệnh cơ bản củng cố lý thuyết và nâng cao kỹ năng lập trình PLC S7- 200, S7- 300 bằng các ngôn ngữ STL, FBD, LAD. Từ đó thành thạo các kỹ năng lập trình PLC cho chuyên ngành TĐH. * Chấp hành đúng mọi nội quy, quy định của GV hướng dẫn. II. Yêu cầu: * Mô tả được quá trình công nghệ trước khi lập trình bằng các phương pháp: giản đồ thời gian, vẽ mạch điều khiển có tiếp điểm, bằng cách thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển, điều khiển logic.etc. III. Bài tập: Bài tập 1: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy ở chế độ Y làm việc ổn định ở chế độ (Không dùng Rơle thời gian). Bài tập 2: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy ở chế độ Y làm việc ổn định ở chế độ (dùng Rơle thời gian).

doc8 trang | Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 4969 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập thực hành PLC, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Bài tập thực hành PLC Mục đích: * Hiểu và nắm vững được phần mềm Simatic PLC S7-200, S7- 300. Các thao tác soạn thảo (mở File, lưu File, copy File, bảo quản phần mềm, bảo quản máy tính). * Luyện tập các câu lệnh cơ bản củng cố lý thuyết và nâng cao kỹ năng lập trình PLC S7- 200, S7- 300 bằng các ngôn ngữ STL, FBD, LAD. Từ đó thành thạo các kỹ năng lập trình PLC cho chuyên ngành TĐH. * Chấp hành đúng mọi nội quy, quy định của GV hướng dẫn. Yêu cầu: * Mô tả được quá trình công nghệ trước khi lập trình bằng các phương pháp: giản đồ thời gian, vẽ mạch điều khiển có tiếp điểm, bằng cách thiết kế mạch động lực và mạch điều khiển, điều khiển logic...etc. Bài tập: Bài tập 1: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy ở chế độ Y làm việc ổn định ở chế độ D (Không dùng Rơle thời gian). Bài tập 2: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy ở chế độ Y làm việc ổn định ở chế độ D (dùng Rơle thời gian). Bài tập 3: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy ở chế độ Y làm việc ổn định ở chế độ D quay hai chiều (dùng Rơle thời gian). Bài tập 4: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy ở chế độ Y làm việc ổn định ở chế độ D (Không dùng Rơle thời gian). Bài tập 5: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy ở chế độ Y làm việc ổn định ở chế độ D có hãm động năng. Bài tập 6: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy đổi nối Y/YY. Bài tập 7: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển 4 Đ/C làm việc theo trình tự: Nhấn Start Đ1 làm việc, sau 5s Đ2 dừng, sau 5s Đ3 dừng, sau 5s Đ4 dừng, chương trình được lặp lại 3 chu kỳ rồi dừng hẳn. Bài tập 8: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển đèn giao thông hai luồng: Đèn xanh làm việc 22s đèn vàng 3s và đèn đỏ 25s. Bài tập 9: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển 5 Đ/C làm việc theo trình tự: Nhấn Start cả 5 Đ/C làm việc lần lượt sau 5s thì cắt động cơ ra khỏi lưới : Đ1-> Đ2-> Đ3-> Đ4-> Đ5. Chương trình được lặp lại 3 chu kỳ rồi dừng hẳn. Bài tập 10: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy khởi động Đ/C 3 pha qua 3 cấp điện trở phụ có hãm động năng. Bài tập 11: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển chuyển đổi lưới máy phát: Nút I1.0 là Stop, Nút I1.1 là cầu dao cấp nguồn lưới, Nút Q1.0 là tín hiệu báo có nguồn lưới, Nút Q2.0 là tín hiệu đã cấp nguồn cho tải, Nút Q3.0 là tín hiệu đã cấp nguồn dự phòng cho tải, Nút Q4.0 là tải. Bài tập 12: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển Đ/C chạy thuận ngịch có hãm động năng khi dừng máy: Nút I1.0 là Stop, Nút I0.0 là chạy thuận, Nút M0.0 là quận trung gian thuận, Nút M0.1 là quận trung gian nghịch, Nút Q1.0 là quận dây thuận, Nút Q1.1 là quận dây nghịch, Nút Q1.2 là cuận hãm, To cuận thời gian cắt hãm. Bài tập 13: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển mở máy Đ/C 3 pha mở máy ở chế độ Y làm việc ổn định ở chế độ D bằng Rơle thời gian và Rơle trung gian. Bài tập 14: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển Đ/C 3 pha đóng cắt tự động đảo chiều và khống chế thời gian làm việc cho động cơ (dùng 2 Rơle thời gian, Rơle trung gian). Bài tập 15: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển 2 Đ/C 3 pha theo thứ tự có khống chế thời gian làm việc của động cơ chính. Bài tập 16: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển Đ/C 3 pha làm việc thuận ngịch (khi ấn I1.0 động cơ Đ quay thuận, ấn I1.1 động cơ Đ quay ngược, ấn I2.0 thì Đ/C dừng). Bài tập 17: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển 3 Đ/C làm việc theo trình tự: Nhấn Start Đ/C Đ1 quay, sau 5s thì Đ2 quay, sau 5s Đ3 quay, sau 5s Đ1và Đ2 dừng Đ3 quay.Nhấn Stop cả 3 Đ/C dừng. Bài tập 18: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển 4 Đ/C làm việc theo trình tự: Nhấn Start Đ/C Đ1 quay, sau 5s thì Đ2 quay, sau 5s Đ4 quay, sau 5s Đ3 quay và Đ1, Đ2 dừng.Nhấn Stop cả 4 Đ/C dừng. Bài tập 19: Dùng phần mềm S7 – 200, S7 – 300 hãy viết chương trình điều khiển 4 Đ/C làm việc theo trình tự: Nhấn Start Đ/C Đ1 quay, sau 5s thì Đ3 quay, sau 5s Đ3 quay, sau 5s Đ4 quay và Đ1, Đ2, Đ3 dừng.Nhấn Stop cả 4 Đ/C dừng. (nếu không nhấn Stop thì sau 25s mạch tự động dừng). Bài tập 20: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống gồm hai động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc với yêu cầu như sau: Khi mở máy: Động cơ Đ1 mở máy trước có thể quay thuận- quay nghịch. Động cơ Đ2 mở máy sau khởi động gián tiếp qua cuộn điện kháng. Khi dừng: Động cơ Đ2 dừng trước, sau một thời gian động cơ Đ1 tự tắt. Bài tập 21: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống đóng mạch chậm. Khi mở máy: ấn nút mở máy M sau một thời gian thì động cơ làm việc. Khi dừng: Ân nút ấn D thì động cơ dừng. Bài tập 22: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống tự động đóng mạch theo trình tự: Khi mở máy: ấn nút ấn mở máy M thì động cơ Đ1 có điện và sau một thời gian định trước thì động cơ Đ2 có điện. Khi dừng máy: ấn nút dừng D thì động cơ Đ1 và động cơ Đ2 bị ngắt khỏi mạng điện. Bài tập 23: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống mạch điều khiển động cơ quay thuận- nghịch tự động. Khi mở máy: Động cơ quay thuận sau 10 giây tự động chuyển sang quay trái sau 10 giây lại chuyển sang quay thuận. Quá trình cứ lập lại cho tới khi ấn nút dừng. Khi dừng: Nhấn nút D thì động cơ dừng. Bài tập 24: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống mạch quay thuận nghịch trực tiếp không qua nút dừng. Khi mở máy: Để động cơ quay thuận nhấn nút quay thuận MT thì động cơ quay thuận còn muốn động cơ quay trái thì nhấn nút quay trái MN thì lập tức động cơ dừng quay thuận hoặc động cơ đang đứng yên sẽ đảo chiều quay trái. Bài tập 25: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống mạch thay đổi cực của động cơ xoay chiều không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc. Khi mở máy: Để động cơ quay tốc độ thấp nhấn nút mở máy tốc độ thấp M1, để động cơ quay tốc độ cao nhấn nút mở máy tốc độ cao M2. Khi dừng: Nhấn nút D thì động cơ dừng. Bài tập 26: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống hai động cơ khởi động gián tiếp bằng cách đấu sao- tam giác và tắt mở máy theo một trình tự tự động. Viết chương trình điều khiển hệ thống gồm hai động cơ không đồng bộ ba pha rotor lồng sóc với yêu cầu như sau: Khi mở máy: Động cơ Đ1 mở máy trước khởi động gián tiếp bằng cách nhấn nút đổi nối sao tam giác, động cơ Đ2 mở máy sau. Khi dừng: Động cơ Đ1 dừng trước, sau một thời gian động cơ Đ2 tự động dừng máy. Bài tập 27: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống gồm hai động cơ với yêu cầu như sau: Khi mở máy: Động cơ Đ1 mở máy trước khởi động gián tiếp qua cuộn điện kháng, động cơ Đ2 mở máy sau có thể quay thuận nghịch Khi dừng: Động cơ Đ2 dừng máy trước sau một thời gian động cơ Đ1 tự động dừng máy. Bài tập 28: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống hai động cơ khởi động gián tiếp bằng cách đấu sao tam giác và tắt mở máy theo một trình tự bằng tay. Khi mở máy: Động cơ Đ1 mở máy trước khởi động gián tiếp qua nút ấn đổi nối sao tam giác, động cơ Đ2 mở máy sau có thể quay thuận hoặc quay ngược. Khi dừng: Động cơ Đ1 dừng máy trước,động cơ Đ2 dừng máy sau. Bài tập 29: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống gồm hai động cơ không đồng bộ ba pha rôto lồng sóc với yêu cầu sau: Khi mở máy: Động cơ Đ1 mở máy trước có thể quay thuận hoặc quay ngược, động cơ Đ2 mở máy sau khởi động gián tiếp qua cuộn điện kháng. Khi dừng: Động cơ Đ1 dừng máy trước, động cơ Đ2 dừng máy sau. Bài tập 30: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống hai động cơ hoạt động theo chế độ như sau: Động cơ 1 chạy 5 giây rồi ngừng, sau đó đến động cơ 2 chạy 5 giây rồi ngừng 5 giây, động cơ 2 lặp lại 5 lần như vậy. Kế đến chu kì làm việc của hai động cơ lặp lại 10 lần rồi nghỉ. Muốn làm việc nữa thì khởi động lại. Bài tập 31: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống có hai bồn chộn hoá chất, mỗi bồn được kéo bởi một động cơ. Bồn một chộn hoá chất a. Bồn hai chộn hoá chất b. Trên bảng điều khiển có 3 lựa chọn: + Nếu nhấn nút PB thì cả hai bồn đều được chọn làm việc trong 30 giây. + Nếu nhấn nút PB1 thì chỉ có bồn 1 được chọn làm việc trong 30 giây. (bồn 2 nghỉ). + Nếu nhấn nút PB2 thì chỉ có bồn 2 được chọn làm việc trong 30 giây. (bồn 2 nghỉ) Khi đang chộn hoá chất, nếu bồn hoá chất bị hở van thì phải báo động ngay và lập tức dừng quá trình chộn lại. Bài tập 32: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống có một máy bán nước tự động tuỳ thuộc vào số tiền ta đưa vào trong máy thì loại nước tương ứng sẽ được đưa ra. Tiền đưa vào phải tương đương hoặc lớn hơn giá tiền quy định cho mỗi sản phẩm. A,B,C,D: 8 đồng E : 4 đồng F : 2 đồng. Bài tập 33: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống có một động cơ vận hành theo chế độ sau: Nhấn nút ON (động cơ chuẩn bị làm việc), sau đó chọn chế độ làm việc. + Nếu nhấn nút PB1 thì động cơ chạy 50 giây, dừng 10 giây rồi chạy ngược 50 giây, dừng 10 giây và chu kì lập lại 3 lần như ban đầu. + Nếu nhấn nút PB2 thì động cơ chạy 50 giây, dừng 10 giây rồi chạy ngược 50 giây, dừng 10 giây và chu kì lập lại 5 lần như ban đầu. Bài tập 34: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống dây chuyền sản xuất bia, sau khi đổ bia vào chai thì các chai này được đưa vào một băng tải, dọc băng tải có 4 trạm kiểm tra. Trạm 1: kiểm tra chai có bị mẻ hay không Trạm 2: kiểm tra nhãn chai. Trạm 3: kiểm tra nút chai. Trạm 4: kiểm tra bia có đầy hay không. Nếu chai bia nào không đảm bảo bất cứ tiêu chuẩn nào thì sẽ bị loại bỏ khi qua 4 trạm. Bài tập 35: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống rót vật liệu vào bồn chứa. Mô tả hoạt động của công nghệ trên như sau: So để khởi động, đèn Ho chỉ báo chế độ làm việc khi động cơ có sự cố đèn H chớp tắt với tần số 1 Hz. Khi nhấn S1, động cơ M1 có điện và xe di chuyển lên phía trên, khi xe lên phía trên gặp công tắc hành trình S4 thì động cơ bị ngắt mạch. Nhấn S2 động cơ có điện trở lại và di chuyển xuống dưới, đèn H2 chớp tắt với tần số 1 Hz khi xe đến vị trí cuối cùng gặp công tắc hành trình S3 thì động cơ bị ngắt mạch. Quá trình lập lại như ban đầu. Bài tập 36: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống dây chuyền sản xuất sản phẩm gồm 8 motor hoạt động như sau: Mỗi lần hoạt động chỉ có một động cơ trong số 8 động cơ vận hành, bắt đầu khởi động thì động cơ 0 chạy trước. + Nếu nhấn nút PBR thì motor đang vận hành ngừng hoạt động và motot ở phía bên phải của nó vận hành. + Nếu nhấn nút PBL thì Motor đang vận hành ngừng hoạt động và motot ở phía bên trái của nó vận hành. Bài tập 37: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống bộ đếm sản phẩm mì gói từ 0 đến 9999 bằng các nút nhấn của các đầu vào từ Xo.o đến X1.1(tương ứng các số từ 0 đến 9), giá trị đặt này được hiển thị trên các ngõ ra( LED T đoạn). Khi đặt xong ta nhấn nút SET thì việc đặt sẽ hoàn thành, khi đang đém muốn sửa lại giá trị thì ta ấn nút chỉnh định ADJUST. Bài tập 38: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống dây chuyền sấy động cơ như sau: Khi động cơ đã được sơn xong thì được đưa vào buồng sấy, thời gian sấy được đặt trước nhờ người sử dụng. Sau khi sấy xong thì báo đèn và ngừng quá trình sấy. Hãy viết chương trình kích hoạt buồng sấy khi sản phẩm đã được đưa vào buồng và thời gian sấy có thể đặt trước nhờ 10 phím số thập phân từ bên ngoài, giá trị thời gian được hiển thị ở dạng BCD tại ngõ ra (chỉ hiển thị số phút). Bài tập 39: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống điều khiển đèn giao thông cho ngã tư Trần Hưng Đạo TP Nam Định, đèn hoạt động như sau: Đèn xanh sáng trong 50 giây. Đèn vàng sáng trong 10 giây. Đèn đỏ sáng trong 60 giây. Bài tập 40: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống điều khiển một chuông báo tiết học theo yêu cầu sau: Từ 7h00’00’ đến 7h’00’10 chuông kêu báo vào tiết học. Từ 9h00’00’ đến 7h’00’08 chuông kêu báo giờ giải lao.. Từ 9h15’00’ đến 9h15’10 chuông kêu báo vào tiết học. Từ 11h00’00’ đến 11h’00’20 chuông kêu báo giờ học kết thúc. Bài tập 41: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống cho 3 động cơ A,B,C với chế độ vận hành như sau: Động cơ A chạy 3 phút, sau đó động cơ B tự động chạy, 5 phút sau động cơ C tự chạy. Khi dừng thì ngược lại. Bài tập 42: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống động cơ ba pha có yêu cầu như sau: Chạy thuận 50s. Ngừng 10s. Nghịch 50s. Khi cấp điện phải nhấn nút start và sau đó nhấn nút chu kì làm việc của động cơ. Số chu kì có thể chọn là 5,10,15,20,25,30 khi hoạt động đúng với chu kì đặt trước phải nhấn nút RESET rồi mới đặt thông số khác. Nhấn STOP để dừng khẩn cấp. Bài tập 43: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống mạch rửa xe tự động làm việc theo quy trình như sau: Khi xe đến nhờ băng chuyền đưa xe đến cảm biến L1, động cơ M1 lau và val 1 phun nước. Khi đến cảm biến L2 thì val 2 thổi hơi. khi đến cảm biến L3 thì đưa xe ra ngoài. Bài tập 44: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống mạch đếm lên 10 trạng thái với tần số đếm 1 Hz. Bài tập 45: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống trên băng điều khiển sử dụng một nút ấn vừa ON vừa OFF. Hãy viết chương trình cho nút nhấn ON/OFF. Ví dụ: nhấn lấn đầu là ON. Nhấn lần hai là OFF. Bài tập 46: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống băng tải gồm 5 động cơ hoạt động theo 3 hướng. Hướng S1: mở Đ2 rồi mở Đ1, tắt Đ1 rồi tắt Đ2. Hướng S2: mở Đ4 rồi mở Đ3, sau đó Đ1; tắt Đ1, Đ3 rồi tắt Đ4. Hướng S3: mở Đ5 rồi mở Đ3, sau đó Đ1; tắt Đ1,Đ3 rồi tắt Đ5. Mỗi lần hoạt động chỉ theo một hướng, khi muốn chuyển sang hướng khác phải thông qua nút dừng. Bài tập 47: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống chương trình cho công nghệ đổ nguyên liệu. Yêu cầu: Nhấn LV cần bơm chạy từ A à B, khi đến B thì cần dừng lại và bơm vào bồn nhờ bơm 1. khi đầy bồn mở van V1 và bơm nguyên liệu ra khỏi bồn nhờ bơm 2. Bồn cạn bơm 2 dừng đóng V1, cần bơm di chuyển về A. LS1, LS2: công tắc hành trình. S1, S2: báo bồn đầy và cạn. S3, S4: báo bồn nguyên liệu đầy và cạn. Bài tập 48: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống đóng thùng rác tự động. Yêu cầu: Dây chuyền đóng thùng rác gồm hai động cơ Đ1 và Đ2 kéo băng tải kéo và băng tải thùng. Đ1 động cơ ba pha mở máy Y sau 5 giây chạy tam giác, Đ2 mở máy trực tiếp. Nhấn nút start băng tải thùng Đ1 chạy 5 phút đưa thùng vào rồi dừng và băng tải báo chạy 10 phút đưa báo vào thùng. Sau đó băng tải thùng hoạt động. Bài tập 49: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống trộn sơn theo thời gian. Yêu cầu: Quy trộn hai loại sơn màu khác nhau diễn ra như sau: Nhấn ON: Hai van mở ra cho sơn vào bình sau 5 giây hai van đóng lại. Đ1 kéo quay quạt để trộn sơn trong 6 giây rồi dừng, V3 mỏ tháo sơn. Quy trình lập lại 5 lần rồi dừng Nhấn OFF: hết sơn mới được dừng. Bài tập 50: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống 8 đèn sáng dần sau đó tắt dần từ trên xuống thời gian trễ 2s, sau 3 chu kỳ lặp lại thì hệ thống tự động dừng. Bài tập 51: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống 8 đèn sáng dần sau đó tắt hết từ trên xuống thời gian trễ 5s, sau 3 chu kỳ lặp lại thì hệ thống tự động dừng. Bài tập 52: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống 8 đèn sáng tắt xen kẽ thời gian trễ 2s, sau 3 chu kỳ lặp lại thì hệ thống tự động dừng. Bài tập 53: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống băng tải dừng thuận có công nghệ sau: Nhấn Strart: Đ/C Đ1 quay 5s-> Đ2 quay5s -> Đ3 quay. Nhấn Stop: Đ/C Đ1 dừng 5s-> Đ2 dừng5s -> Đ3 dừng. Bài tập 54: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ thống băng tải dừng thuận có công nghệ sau: Nhấn Strart: Đ/C Đ1 quay 5s-> Đ2 quay5s -> Đ3 quay. Nhấn Stop: Đ/C Đ3 dừng 5s-> Đ2 dừng5s -> Đ1 dừng. Bài tập 55: Dùng phần mềm S7- 200, S7- 300 hãy viết chương trình điều khiển một hệ 6 đèn có công nghệ sau: Nhấn Strart: Đ1 sáng 5s-> Đ2 sáng 5s -> Đ3 sáng, Đ4 sáng 5s-> Đ5 sáng 5s -> Đ6 sáng 5s -> tắt hết, sau đó lặp lại từ đầu. Nhấn Stop: 6 đèn dừng.
Tài liệu liên quan